BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGUYỄN MINH NGỌC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH
Hà Nội, 2023
i
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơc lập - Tư do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, xuất phát từ
thực tiễn tại địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội và chưa từng được
sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đều đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày …… tháng …….. năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Minh Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể
trong và ngồi nhà trường.
Trước hết, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy,
các cô đang công tác, giảng dạy tại Trường Lâm nghiệp đã tận tình truyền đạt
cho tơi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hoàng Oanh đã
dành nhiều thời gian và cơng sức trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội cùng các cán bộ, công chức trong cơ quan đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và
những người thân đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên
cứu và hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày …… tháng …….. năm 2023
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Minh Ngọc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM........................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ...................... 5
1.1.1. Những vấn đề chung về an toàn thực phẩm ..................................... 5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm ........................................................................................... 8
1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm .. 12
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm......................... 16
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm . 20
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm...................... 22
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở một số
địa phương ...................................................................................... 22
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội ........ 25
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Chương Mỹ ............................................. 27
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 27
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................. 28
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Chương Mỹ31
iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 33
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra.................... 33
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 34
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 35
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................... 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 38
3.1. Thực trạng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn
uống trên địa bàn huyện Chương Mỹ .......................................................... 38
3.2. Thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm trên địa
bàn huyện Chương Mỹ ................................................................................ 40
3.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm................................................... 40
3.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm ................................................................................................. 43
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về an tồn
thực phẩm ................................................................................................. 48
3.2.4. Cơng tác cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm ................... 52
3.2.5. Công tác tuyên truyền, giáo dục về an tồn thực phẩm ................. 54
3.2.6. Cơng tác kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm ................ 58
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm .... 63
3.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về hệ thống QLNN về ATTP...................... 63
3.3.2. Ý thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm ......... 68
3.3.3. Nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm ........................... 70
3.4. Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa
bàn huyện Chương Mỹ ................................................................................ 70
3.4.1. Kết quả đạt được............................................................................. 70
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 72
3.5. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trên địa bàn huyện Chương Mỹ ................................................................... 75
iv
v
3.5.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên
địa bàn huyện Chương Mỹ ....................................................................... 75
3.5.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên
địa bàn huyện Chương Mỹ ....................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC
v
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
ATTP
An toàn thực phẩm
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm
CQQLNN
Cơ quan quản lý nhà nước
FAO
Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc
GATS
Hiệp định về thương mại dịch vụ
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
KTXH
Kinh tế - xã hội
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSNN
Ngân sách nhà nước
NTM
Nông thôn mới
OCOP
Mỗi xã phường một sản phẩm
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QCVN
Quy chuẩn kỹ thuật
QLNN
Quản lý nhà nước
SPS
Hiệp định về áp dụng các biện pháp ATTP và kiểm dịch động,
thực vật
SXKD
Sản xuất, kinh doanh
TBT
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thương mại
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TRIPS
Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
TTYT
Trung tâm y tế
UBND
Ủy ban nhân dân
VBQPPL
Văn bản quy phạm pháp luật
WHO
Tổ chức y tế thế giới
WTO
Tổ chức Thương mại thế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố mẫu điều tra ...................................................................... 35
Bảng 3.1. Số lượng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ
ăn uống trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2020 – 2022 .................... 38
Bảng 3.2. Nguồn nhân lực QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ
giai đoạn 2020 – 2022 ..................................................................................... 48
Bảng 3.3. Cơ cấu đội ngũ cán bộ QLNN về ATTP huyện Chương Mỹ giai
đoạn 2020 – 2022 ............................................................................................ 50
Bảng 3.4. Công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ QLNN về ATTP
trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2020 – 2022.................................. 51
Bảng 3.5. Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận ATTP trên địa bàn huyện
Chương Mỹ giai đoạn 2020 – 2022 ................................................................ 53
Bảng 3.6. Chủ đề tháng hành động vì ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ
giai đoạn 2020 - 2022 ...................................................................................... 54
Bảng 3.7. Công tác tuyên truyền về ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ
giai đoạn 2020 - 2022 ...................................................................................... 56
Bảng 3.8. Đánh giá của các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm
trên địa bàn huyện Chương Mỹ về công tác tuyên truyền .............................. 58
Bảng 3.9. Kết quả công tác kiểm tra ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ
giai đoạn 2020 - 2022 ...................................................................................... 60
Bảng 3.10. Kết quả xử lý vi phạm ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai
đoạn 2020 – 2022 ............................................................................................ 61
Bảng 3.11. Các nội dung vi phạm ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai
đoạn 2020 - 2022 ............................................................................................. 62
Bảng 3.12. Đánh giá của các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực
phẩm trên địa bàn huyện Chương Mỹ về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm... 63
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát cán bộ QLNN về hệ thống văn bản, chính sách
viii
về ATTP ...................................................................................................... 66
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát về đội ngũ cán bộ QLNN về ATTP .................. 67
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát cán bộ QLNN về ATTP về cơ sở vật chất, trang
thiết bị .............................................................................................................. 68
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát về nhận thức của các cơ sở sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm về ATTP ..................................................................... 69
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ huyện Chương Mỹ .............................................................. 27
Hình 3.1. Cơ cấu cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn
uống trên địa bàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2020 – 2022......................... 39
Hình 3.2. Bộ máy QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ ............. 44
Hình 3.3. Sơ đồ QLNN về ATTP các cấp theo đề xuất ................................. 84
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
An tồn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối
với sức khỏe con người và xã hội. Thực phẩm an tồn đóng góp to lớn trong
việc cải thiện sức khỏe con người, nâng cao chất lượng cuộc sống và chất
lượng giống nịi. ATTP khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức
khỏe, mà còn liên quan chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch
và an sinh xã hội. Đảm bảo ATTP sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát
triển kinh tế và góp phần đẩy nhanh cơng cuộc xóa đói giảm nghèo.
Trong những năm qua Đảng, Chính phủ và Nhà nước đã quan tâm chỉ
đạo, lãnh đạo các Bộ, ngành: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN&PTNT), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), UBND các địa
phương tích cực, chủ động triển khai các hoạt động quản lý nhà nước
(QLNN) trong lĩnh vực đảm bảo ATTP cho người dân. Thể chế, tổ chức tổ
chức bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ, tài chính cơng đã từng bước được
củng cố, đáp ứng về cơ bản yêu cầu QLNN và hội nhập quốc tế về bảo đảm
công tác ATTP.
Thực hiện chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường trách nhiệm QLNN về ATTP; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày
13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm
QLNN về ATTP trong tình hình mới, UBND huyện Chương Mỹ đã chú trọng
quan tâm đến công tác QLNN về ATTP trên địa bàn.
Thống kê trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 815 cơ sở sản xuất, chế
biến thực phẩm, 1.681 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 929 cơ sở kinh doanh
dịch vụ ăn uống, 148 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, 23 chợ, 2 siêu thị
(Phòng Y tế, huyện Chương Mỹ, 2022). Việc phát triển nhanh về kinh tế và
sự gia tăng dân số trong những năm gần đây làm tăng thêm nhu cầu về tiêu
dùng thực phẩm, tăng thêm áp lực cho công tác quản lý ATTP trên địa bàn.
2
Để thực hiện công tác QLNN về ATTP, Ban Chỉ đạo công tác QLNN
về ATTP từ huyện tới xã được củng cố, kiện tồn hoạt động; cơng tác truyền
thơng giáo dục, tuyên truyền về ATTP được đẩy mạnh; công tác kiểm tra vệ
sinh ATTP được tăng cường; công tác vệ sinh ATTP đã có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ban ngành đồn thể từ huyện tới xã; cơng tác phát thanh, tuyên
truyền, tập huấn kiến thức về ATTP được tăng cường và phát huy có hiệu
quả; nhận thức của nhân dân và các hộ sản xuất kinh doanh thực phẩm được
nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về ATTP trên địa
bàn huyện Chương Mỹ vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: lực lượng làm
công tác kiểm tra vệ sinh ATTP chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo
chuyên sâu vào lĩnh vực quản lý công tác vệ sinh ATTP; một số cơ sở kinh
doanh thực phẩm chưa thực hiện tốt các quy định về ATTP; hành vi vi phạm
trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm vẫn còn tồn tại; nhận thức
của người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đã được nâng lên
nhưng vẫn còn một số cơ sở kinh doanh chạy theo lợi nhuận bất chấp sự nguy
hại trong việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây khơng ít khó
khăn cho nhà quản lý. Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, tác giả đã lựa
chọn “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Chương
Mỹ, thành phố Hà Nội” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác QLNN về ATTP trên địa
bàn huyện Chương Mỹ và các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Chương
Mỹ trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về QLNN về ATTP.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn huyện
Chương Mỹ.
3
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về ATTP trên địa bàn huyện
Chương Mỹ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường QLNN về ATTP trên địa
bàn huyện Chương Mỹ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLNN về ATTP trên địa
bàn huyện Chương Mỹ.
- Đối tượng điều tra, khảo sát là: các hộ dân, cơ sở kinh doanh thực
phẩm và cán bộ làm công tác QLNN về ATTP của huyện.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác QLNN về ATTP trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, gồm các nội dung: ban hành, tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về QLNN về ATTP; xây dựng tổ chức bộ máy các cơ
quan QLNN về ATTP; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về ATTP;
công tác cấp giấy chứng nhận về ATTP; công tác tuyên truyền, giáo dục về
ATTP; công tác thanh tra, xử lý vi phạm về ATTP.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện
Chương Mỹ.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn 2020 - 2022.
+ Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2023.
+ Giải pháp đề xuất đến năm 2025.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về ATTP.
- Thực trạng QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ
- Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về ATTP trên địa bàn huyện
Chương Mỹ.
4
- Giải pháp tăng cường QLNN về ATTP trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về ATTP;
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
5
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
1.1.1. Những vấn đề chung về an toàn thực phẩm
1.1.1.1. Khái niệm thực phẩm
Theo Điều 2, Luật ATTP năm 2010 thì: “Thực phẩm là sản phẩm mà
con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo
quản”. Tại Điều 2, Luật ATTP năm 2010 [9] được sửa đổi năm 2018 [10],
ngoài khái niệm thực phẩm còn đưa ra một số khái niệm cụ thể khác liên
quan đến thực phẩm, như:
+ Thực phẩm tươi sống: là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt,
trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.
+ Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng: là thực phẩm được bổ sung
vitamin, chất khống, chất vi lượng nhằm phịng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các
chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.
+ Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ
thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm
bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức
khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
+ Thực phẩm biến đổi gen: là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần
nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen.
+ Thực phẩm đã qua chiếu xạ: là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng
nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm.
+ Thức ăn đường phố: là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống
ngay, trong thực tế được thực hiện thơng qua hình thức bán rong, bày bán trên
đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
+ Thực phẩm bao gói sẵn: là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hồn
6
chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để
ăn ngay.
1.1.1.2. Khái niệm an toàn thực phẩm
Theo Điều 2, Luật ATTP năm 2010 thì: “ATTP là việc bảo đảm để
thực phẩm khơng gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người” [9]. Trước đây,
theo Pháp lệnh Vệ sinh ATTP năm 2003 [22] thì sử dụng thuật ngữ “vệ sinh
ATTP”. Theo đó, “Vệ sinh ATTP là các điều kiện và biện pháp cần thiết để
bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người”.
Tóm lại, với hai cách gọi khác nhau là “ATTP” hay “Vệ sinh ATTP” đều
được hiểu là một quá trình bao gồm việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ
thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do
thực phẩm gây ra.
Phân biệt giữa ATTP và chất lượng thực phẩm cho thấy: ATTP là một
phần của chất lượng thực phẩm hay chất lượng thực phẩm là khái niệm rộng
hơn, nó bao gồm cả ATTP. Bên cạnh ATTP, chất lượng thực phẩm cịn bao
hàm các tiêu chí khác như giá trị dinh dưỡng, mùi vị, kích thước của sản
phẩm thực phẩm…
Hiện nay, trên các phương tiện thông tin truyền thông thường hay được
tiếp cận hai khái niệm “thực phẩm bẩn” và “thực phẩm khơng an tồn” để nói
lên tình trạng khơng bảo đảm an toàn của thực phẩm. Tuy nhiên, theo phương
diện khoa học nghĩa hai cụm từ này là khác nhau.
- Thực phẩm bẩn chủ yếu được sử dụng để nói đến q trình sản xuất,
chế biến và phân phối khơng bảo đảm vệ sinh. Vì vậy, để giải quyết thực
phẩm bẩn chỉ cần khắc phục được yếu tố điều kiện vệ sinh trong quá trình sản
xuất thực phẩm trước khi đưa vào tiêu thụ.
- Thực phẩm khơng an tồn là một khái niệm rộng hơn, ngồi yếu tố
trên cịn việc xuất hiện các chất, vi sinh vật gây hại trong thực phẩm với một
hàm lượng đủ để gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Không thể giải
7
quyết thực phẩm khơng an tồn bằng việc nâng cao vệ sinh như thực phẩm
bẩn, vì các yếu tố khơng an toàn nằm ngay bên trong của nguyên vật liệu
được sử dụng đầu vào của quá trình sản xuất.
Qua các khái niệm trên có thể khái quát nội dung của ATTP không chỉ
nêu lên các điều kiện vệ sinh của thực phẩm, các dụng cụ, vật liệu bao gói,
chứa đựng thực phẩm mà còn là các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực
phẩm không xảy ra các vấn đề do vi khuẩn, hóa chất, tình trạng vật lý hay các
nguy cơ nhiễm bệnh gây ra trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản
và sử dụng thực phẩm nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng con người.
1.1.1.3. Ý nghĩa của an toàn thực phẩm
- Đối với phát triển KTXH: với việc tạo ra nhiều sản phẩm an toàn là
một trong những yếu tố quyết định tạo nên thương hiệu, giá trị cho một doanh
nghiệp, một tổ chức. Bên cạnh đó, khi con người được sử dụng thực phẩm an
toàn sẻ tăng gia tăng sức khỏe và sẻ tạo được nhiều giá trị cho xã hội, thúc
đẩy nền kinh tế ngày một phát triển. Đảm bảo vệ sinh ATTP sẽ làm tăng lợi
thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, để có thể cạnh tranh trên thị trường
quốc tế, thực phẩm cần phải đảm bảo vệ sinh trong tất cả các khâu từ sản xuất,
chế biến, bảo quản, vận chuyển, đảm bảo khơng chứa các chất hóa học hay
các chất tự nhiên không vượt quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn quốc tế
hay quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Những thiệt hại
khi không đảm bảo vệ sinh ATTP gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ các
bệnh cấp tính, mãn tính, tử vong. Thiệt hại do chính các bệnh gây ra từ thực
phẩm đối với cá nhân là chi phí khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, hay
thậm chí là mất sức lao động suốt đời. Đối với các nhà sản xuất, đó là chi phí
do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, tiêu hủy sản phẩm và quan trọng hơn là
mất lòng tin từ người tiêu dùng, có khi phải tuyên bố phá sản. Quan trọng
nhất là đối với mặt hàng xuất khẩu sẽ làm mất uy tín của cả quốc gia đối với
toàn thế giới.
8
- Về môi trường: sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng thực phẩm
sạch sẽ góp phần kiểm sốt được nguy cơ ơ nhiễm thực phẩm, góp phần hạn
chế ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường do thực phẩm gây ra.
- Về mặt xã hội: ATTP sẽ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng một
cách lâu dài, bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Về phương diện QLNN: ATTP góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
trong QLNN về ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
- Khái niệm QLNN
QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện
những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng
CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN [7]. Bản chất của QLNN là quyền lực nhà
nước. Quyền lực nhà nước được ghi nhận, củng cố bằng pháp luật và được
thực hiện bởi bộ máy nhà nước với cơ sở vật chất – tài chính to lớn, bằng
phương pháp thuyết phục và cưỡng chế.
- Khái niệm QLNN về ATTP
Thơng qua khái niệm đã nêu, có thể hiểu: QLNN về ATTP là việc các
cơ quan QLNN tác động bằng nhiều biện pháp lên các đối tượng quản lý
nhằm mục đích bảo đảm xã hội được tiếp cận, sử dụng thực phẩm an toàn,
chất lượng. Nhà nước sử dụng quyền lực được nhân dân giao cho để trực tiếp
điều hành, tác động lên các chủ thể quản lý mà ở đây cụ thể là các đối tượng
SXKD thực phẩm và người tiêu dùng thông qua các công cụ chính sách, pháp
luật, kế hoạch và các quy định khác của pháp luật về ATTP. Quyền lực nhà
nước được bảo đảm bằng khả năng áp dụng, cưỡng chế thông qua chủ yếu ở
9
các văn bản cụ thể cá biệt. Bên cạnh đó, trong hoạt động quản lý của mình,
nhà nước cịn là chủ thể chấp hành, thực hiện trên thực tế các luật và các văn
bản dưới luật đã được ban hành.
QLNN về ATTP từ góc độ xã hội chính là việc phân loại thực phẩm
giữa an tồn và khơng an tồn bằng cơng cụ pháp lý. Mục đích của việc phân
loại là giúp loại bỏ thực phẩm nguy hiểm khỏi thị trường trước khi chúng
được tiêu thụ. Việc phân loại này do Nhà nước đảm nhiệm và được cơ quan
chuyên trách tiến hành.
1.1.2.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
QLNN về ATTP là một bộ phận của QLNN về y tế với mục tiêu là bảo
đảm, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong QLNN có thể thấy mỗi lĩnh vực,
mỗi ngành đều có sự tác động nhất định đến các đối tượng quản lý của mình
thì QLNN về ATTP tác động lên các đối tượng SXKD thực phẩm và người
tiêu dùng, hướng các đối tượng này đi đến mục tiêu chung là bảo đảm chất
lượng thực phẩm, bảo đảm sức khoẻ nhân dân.
Xét về đối tượng quản lý, QLNN về ATTP chủ yếu tập trung vào các
đối tượng có liên quan đến q trình SXKD thực phẩm và người dân. Trong
nền KTXH ngày nay, công tác QLNN về ATTP là một bộ phận cần thiết
khơng những góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội mà còn tác
động đến các lĩnh vực khác như: việc con người được bảo đảm về sức khỏe
làm nâng cao năng suất lao động từ đó có đóng góp nhất định đến kết quả
hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, văn hố, giáo dục. Ngồi ra, trong cơng
tác QLNN về ATTP còn định hướng các nhà SXKD thực phẩm phát triển
bền vững trên cơ sở SXKD thực phẩm chất lượng, an tồn qua đó góp phần
vào phát triển kinh tế của xã hội.
Công tác QLNN về ATTP hiện nay ở nước ta là quản lý theo ngành do
nhiều cơ quan thực hiện. Việc bảo đảm ATTP là trách nhiệm của toàn xã hội
nhưng trên hết vẫn là trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước đã được
10
quy định tại Luật ATTP năm 2010. Theo quy định tại Điều 61, Chính phủ
thống nhất QLNN về ATTP; Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực
hiện QLNN về ATTP; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện QLNN về
ATTP; UBND các cấp thực hiện QLNN về ATTP trong phạm vi địa phương.
1.1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Trong những năm gần đây các tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP đang
diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp,
gây thiệt hại nhiều đến tính mạng con người và tiền của. Trước những diễn
biến đó thì nhà nước có vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn, quản lý và
kiểm tra, giám sát.
Trước hết, nhà nước hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có
liên quan đến ATTP để hướng dẫn các doanh nghiệp SXKD thực phẩm có
định hướng để sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP. Ngoài ra, căn cứ vào
các văn bản chính sách, nhà nước phân cơng, phân quyền quản lý của từng Bộ,
ngành và các cấp chính quyền về vấn đề ATTP. Bên cạnh đó, nhà nước ban
hành và tổ chức thực thi các VBQPPL, các chương trình, kế hoạch có liên
quan đến ATTP. Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát kết quả thực hiện về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của
tất cả các mặt hàng thực phẩm.
Để đảm bảo thực phẩm có chất lượng, khơng ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân, nhà nước kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện về sản xuất, chế
biến cũng như tiêu dùng của các mặt hàng thực phẩm bằng các công cụ pháp
luật cũng như đội ngũ thanh tra các cấp vấn đề ATTP. Các bộ phận này có
trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự SXKD theo đúng
yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước. Các Bộ, ngành có liên quan phối
hợp với Bộ Y tế để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến ATTP.
Các cơ quan nhà nước, công chức quản lý về lĩnh vực này có trách