Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

CÁCH LÀM TRONG NƯỚC TRONG AO HỒ NUÔI THỦY SẢN. pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.97 KB, 3 trang )

CÁCH LÀM TRONG NƯỚC TRONG AO HỒ NUÔI
THỦY SẢN.

Trong rất nhiều trường hợp nước cần được làm trong trước khii đưa vào
ao nuôi. Hoặc là loại bớt độ đục trong ao đang nuôi. Để loại bỏ độ đục
trước khi đưa nước vào ao nuôi, biện pháp hiệu quả là sử dụng bể lắng,
trong trường hợp sau thì dùng chất keo tụ để làm trong nước.

Hồ sơ lắng:

Nước trước khi đưa vào ao từ các nguồn khác nhau: nước mưa chảy tràn,
nước từ nơi khác cần được lắng trước. Hồ lắng thường được thiết kế với
mức nước cao hơn mức nước hồ nuôi để nước tự chảy nhờ chênh lệch độ
cao. Hồ lắng có thể thiết kế sâu 2 – 4m để tiết kiệm diện tích. Thể tích
của hồ lắng quyết định đến độ trong của nước khi ra khỏi hồ lắng. Nước
được lưu giữ lâu trong ao lắng có độ trong tốt hơn. Thời gian lưu giữ
thủy lực được định nghĩa là tỉ lệ giữa thể tích hồ lắng (m
3
) với lưu lượng
nước chảy vào (m
3
/giờ) khi dòng vào hồ lắng liên tục. Ví dụ một hồ lắng
có thể tích là 50m
3
, tốc độ nước chảy vào hồ (và ra liên tục) là 5m
3
/giờ
thì thời gian lưu thủy lực là 10 giờ. Hiểu đơn giản thì nó là thời gian mà
nước được lưu giữ lại trong hồ lắng. Thời gian lưu của hồ lắng cần
không ít hơn 6 giờ, tốt nhất là từ 2 – 3 ngày. Hồ lắng cần được thiết kế
theo các đặc trưng sau: khoảng cách giữa nước đầu vào và đầu ra là xa


nhất. Nước vào và ra khỏi hồ lắng được phân bố đều trên toàn bộ tiết
diện , tránh phân bố nước theo kiểu” điểm” ví dụ cho vào và lấy ra từ
đầu cống, nước ra khỏi hồ là nước trên bề mặt. Ví dụ hồ lắng hình chữ
nhật ABCD co chiều rộng là AB, chiều dài là BC. Nước đầu vào nên bố
trí một máng dọc theo AB và chảy tràn qua cả chiều rộng AB vào hồ
lắng, tốt hơn cả là dòng nước vào không xối thẳng vào mặt nước mà dẫn
tới lớp nước sâu. Nước chảy ra khỏi hồ lắng là nước chảy tràn qua toàn
bộ chiều rộng CD trước khi vào hồ nuôi. Cách phân bố nước như vậy
cho hiệu quả lắng cao, không tạo ra các vùng “chết”.

Để dễ vận hành, hồ lắng được thiết kế có độ cao lớn hơn ao nuôi, sử
dụng bơm để bơm nước vào hồ lắng.

Có thể sử dụng các kênh dẫn nước vào các ao nuôi lớn làm hồ lắng.
Kênh dẫn dễ bị bồi, mất tác dụng lắng và khi được nạo vét thì dễ gây ra
dòng chảy đục vào ao nuôi. Tốt nhất là tại đầu mương dẫn nên đào một
hồ sơ lắng và nối kênh dẫn nước vào ao nuôi. Ở những nơi không thể
xây dựng hồ lắng rộng, hoặc quá trình lắng xảy ra nhanh thì nên thiết kế
2 hồ lắng để khi hồ khác hoạt động thì hồ này được làm vệ sinh. Kích
thước của hồ lắng được xác định trên cơ sở diện tích ao nuôi, độ sâu của
hồ lắng, tốc độ lắng bùn, lượng nước cần sử dụng. Với các dòng nước
chảy tràn vào ao qua các vùng đất trống thì biện pháp trồng cỏ trên bờ
ao là hữu hiệu để ngăn chặn bùn đất thâm nhập vào hồ nuôi.

Giảm độ đục trong ao nuôi:

Các hạt huyền phù gây đục có kích thước lớn, dễ gây lắng trong môi
trường nước lặng. các hạt huyền phù có kích thước nhỏ gọi là các hạt
keo khó lắng, để thúc đẩy tốc độ lắng của các hạt keo thì cần phải tập
hợp chúng co cụm lại thành các tập hợp lớn bằng phương pháp keo tụ,

tức là cần sử dụng các hóa chất gọi là keo tụ và trợ keo tụ.

Chất keo tụ thông dụng là phèn nhôm (nhôm sulfat, Al
2
(SO
4
)
3
) poly
nhôm clorua, muối sắt, FeCl
2
, FeCl
3
, FeSO
4
. Các chất này khi hòa trộn
vào nước sẽ làm cho các hạt keo nhỏ mịn cụm lại và dễ lắng. Có thể bổ
sung thêm các chất trợ keo tụ, chủ yếu là các loại polymer hữu cơ để tạo
ra các tập hợp lớn hơn nhiều so với trường hợp chỉ sử dụng chất keo tụ.

Một điều cần chú ý là độ đục của nước gây ra bởi nhiều thành phần khác
nhau: dạng vô cơ như đất sét, đất, dạng hữu cơ nhu tảo, xác vi sinh vật.
Đặc trưng của các chất vô cơ là tính kị nước cao, các chất hữu cơ là loại
keo ưa nước.

×