Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Btn Tthcm Nhóm 3 .Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.21 KB, 18 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM 3 - K10K
MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ
ĐỘC LẬP DÂN TỘC. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH
VIÊN TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN DÂN TỘC VIỆT
NAM HIỆN NAY.
Thành viên:
1. Lê Ngọc Ánh Quỳnh
2. Hoàng Thị Hiếu Giang
3. Trần Thị Thanh Nga

4. Nguyễn Lý Hoàng Phương
5. Đàng Tấn Sinh
6. Bùi Khánh An

HÀ NỘI – 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHĨM
Kính gửi: Giảng viên bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nội dung đề tài thảo luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc.
Trách nhiệm của sinh viên trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ độc lập chủ
quyền dân tộc Việt Nam hiện nay.
1. Thời gian, địa điểm, thành phần:


- Thời gian:
Lần 1: 19h ngày 23/09/2023
Lần 2: 19h ngày 24/09/2023
Lần 3: 19h ngày 25/09/2023
Lần 4: 19h ngày 31/09/2023
- Phương thức thảo luận: thảo luận trực tiếp.
- Thành phần tham gia: tất cả thành viên nhóm 3.
2. Mục đích buổi họp:
- Nghiên cứu vấn đề nhóm được giao, xác định rõ các yêu cầu của đề bài.
- Phân công công việc cho từng thành viên.
3. Nội dung buổi họp:
- Các thành viên trong nhóm cùng nhau làm việc, trao đổi, phân chia cơng việc, tìm
hiểu và thống nhất hồn thiện bài tập nhóm.
4. Kết quả buổi họp :
- Phân chia công việc cho từng thành viên được hồn thành.
Bảng phân cơng cơng việc các thành viên:
STT
1

Họ và tên
Lê Ngọc Ánh Quỳnh

Lớp
K10
K

Cơng việc
- Xây dựng nội dung.

Ghi chú

Nhóm
trưởng


2

Hoàng Thị Hiếu Giang

3

Trần Thị Thanh Nga

4

K10
K
K10
K

Nguyễn Lý Hoàng

K10

Phương

K

5

Đàng Tấn Sinh


6

Bùi Khánh An

K10
K
K10
K

- Xây dựng nội dung.
- Xây dựng nội dung.

- Xây dựng nội dung.

- Xây dựng nội dung.
- Xây dựng nội dung.

Thư ký
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ
Hoàn thành
nhiệm vụ

Nhận xét: Các thành viên đều nghiêm túc thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kết luận: Các thành viên trong nhóm đều đồng ý với sự phân cơng. Các thành

viên đều sơi nổi có trách nhiệm và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thư ký

Nhóm Trưởng

Hồng Thị Hiếu Giang

Lê Ngọc Ánh Quỳnh


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU............................................................................................ 5
B. NỘI DUNG........................................................................................ 6
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc:.........................6
1.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất
cả các dân tộc:................................................................................... 6
1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân
dân:.................................................................................................... 8
1.3 Độc lập phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để:.......10
1.4 Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ:................................................................................................... 12
2. Liên hệ:.......................................................................................... 13
C. KẾT LUẬN...................................................................................... 17
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................18


A. MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một chiến sĩ cách mạng quốc tế, anh hùng giải phóng
dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
chủ tịch Hồ Chí Minh là một huyền thoại, đầy sức hấp dẫn, được nhân dân ta

và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, kính u. Có thể tiếp cận cuộc đời và tưởng Hồ
Chí Minh ở nhiều góc độ, người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô
cùng quý giá, và ở phương diện nào Bác cũng để lại những bài học giản dị mà
sâu sắc. Trong tâm khảm của mọi người dân Việt Nam và những người tiến
bộ trên toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một nhà tư
tưởng lớn, một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của người đã để lại dấu ấn không thể phai mờ
trong q trình phát triển của nhân loại, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hịa
bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong toàn bộ di sản về tư
tưởng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, vấn đề độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội luôn là một trong những vấn đề trung tâm và
được thể hiện rõ ràng, xuyên suốt qua quá trình hoạt động thực tiễn của cách
mạng trong nước và trên thế giới. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết thực
hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho
độc lập dân tộc. Không giành được độc lập dân tộc thì khơng có điều kiện để
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc thật sự địi hỏi xóa bỏ áp bức, nơ
dịch của dân tộc này với dân tộc khác, gắn liền độc lập dân tộc với tự do, bình
đẳng, hạnh phúc của nhân dân, do đó chỉ có thể gắn liền với sự phát triển xã
hội xã hội chủ nghĩa. 78 năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập
non trẻ năm 1945. Giá trị của độc lập là vơ giá, khơng gì có thể so sánh được.
Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả đích thực mà nền độc lập đem lại cho
người dân là gì? Với câu hỏi ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng trả lời rất thấu
đáo và chính xác: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh
phúc, tự do thì độc lập cũng khơng có ý nghĩa gì" - Thư gởi Ủy Ban nhân dân
các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945).


B. NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc:
Độc lập dân tộc là gì?

Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến với tồn nhân loại.
Với dân tộc Việt Nam, đó cịn là một giá trị thiêng liêng, được bảo vệ và
giữ gìn bởi máu xương, sức lực của biết bao thế hệ người Việt Nam. Với Hồ
Chí Minh, độc lập dân tộc bao hàm trong đó cả nội dung dân tộc và dân
chủ. Đó là nền độc lập thật sự, độc lập hồn tồn, chứ khơng phải là thứ độc
lập giả hiệu, độc lập nửa vời, độc lập hình thức. Trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước, độc lập dân tộc bao giờ cũng gắn với tự do, dân chủ,
ấm no hạnh phúc của nhân dân lao động.
Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc:
1.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất
cả các dân tộc:
Hồ Chí Minh đã khẳng định độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất
khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Con người khi sinh ra có quyền sống,
quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Họ lao động và đấu tranh cũng nhằm hướng
đến những quyền đó. Trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn, con người gắn bó
với nhau trong một vùng địa lí nhất định, hình thành nên những vùng lãnh thổ
riêng với những phong cách lối sống riêng. Sự xâm lược của nước ngoài với
những chính sách thống trị, đàn áp khiến họ trở thành nô lệ, mất độc lập, tự
do và họ phải phụ thuộc vào nước ngoài. Lịch sử loài người đã chứng kiến
biết bao cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của của các nước đế quốc của
các dân tộc trên thế giới để giành lại độc lập, tự do – quyền thiêng liêng, bất
khả xâm phạm.
- Độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất. Người
đã từng khẳng định: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do,
Tổ quốc tôi được độc lập”. Câu nói đó thể hiện được khát vọng mãnh liệt tìm
lại nền độc lập dân tộc cho nhân dân.


Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Hồ Chí Minh đã

gửi tới Hội nghị Vecxay bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” với 8 điểm và
hai nội dung chính:
+ Địi quyền bình đẳng về mặt pháp lý
+ Đòi các quyền tự do, dân chủ của nhân dân Đông Dương.
-> Tuy không được Hội nghị chấp nhận (vì đã phơi bày bản chất, dã
tâm lừa bịp nhân dân thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc) nhưng qua sự kiện trên
cho thấy lần đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thuộc
địa mà trước hết là quyền bình đẳng và tự do đã hình thành.
Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (1930), trong “Chánh cương vắn tắt của Đảng” , Hồ Chí
Minh xác định mục tiêu chính trị của cách mạng Việt Nam nhằm:
+ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến
+ Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập
Tháng 5/1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban
Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng
minh (Mặt trận Việt Minh) lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ
giải phóng dân tộc. Hội nghị đề ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, nhấn
mạnh tầm quan trọng của vấn đề độc lập dân tộc “Trong lúc này quyền lợi của
bộ phận, của giai cấp, phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân
tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng,
khơng địi được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc thì chẳng những tồn thể
quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai
cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được”.
Tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã đúc kết chí đấu tranh cho độc lập
tự do của nhân dân ta trong một câu nói bất hủ: “dù có phải đốt cháy cả dãy
Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập ”… Như vậy, lúc


này trong tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập tự do đã trở thành quyết tâm của cả
dân tộc.

- Độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của một dân tộc. Bởi vậy, khi giành được độc lập
dân tộc năm 1945, Hồ Chí Minh tun bố: “Nước Việt Nam có quyền hưởng
tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể
dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải
để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Nhưng chỉ được 21 ngày, thực dân
Pháp một lần nữa trở lại xâm lược nước ta. Để bảo vệ quyền thiêng liêng của
dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi vang dậy núi sông: “Không! Chúng ta
thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ”.
Những năm 60 của thế kỷ XX, khi Đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng
chiến tranh ra miền Bắc hòng khuất phục ý chí độc lập, tự do của nhân dân ta,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời bằng chân lý bất hủ: “Khơng có gì q hơn
độc lập tự do”. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta phải chiến đấu
qt sạch nó đi. Chính bằng tinh thần, nghị lực này, cả dân tộc ta đã dứng dậy
đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc. Chính phủ Mỹ phải cam kết: Hoa kỳ và các nước khác phải tơn trọng
độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như
Hiệp định Giơ – ne – vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.
- Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do, bình đẳng nhưu bất cứ
Dân tộc nào khác trên thế giới. Năm 1945, tiếp thu những nhân tố có giá trị
trong tư tưởng và văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã khái quát chân lý:
Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
=> Với tư tưởng Hồ Chí Minh về nền độc lập dân tộc, nhân dân Việt
Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng sự xâm lược của thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ để dành lại được nền độc lập thiêng liêng của dân tộc.


1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân

dân:
- Độc lập phải đi tới tự do, hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh
khẳng định: “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết
rét thì tự do, độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của
độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Bởi vậy, “nước được độc lập mà
dân khơng hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Dân
tộc giành được độc lập phải đi đến:
1. Làm cho dân có ăn
2.Làm cho dân có mặc
3. Làm cho dân có chỗ ở
4. Làm cho dân có học hành
Đi đến những mục tiêu đó để “dân nước ta xứng đáng đúng với tự do
độc lập và giúp sức được cho tự do, độc lập”.
- Trên cương vị đứng đầu Đảng, Nhà nước, dù bận nhiều cơng việc,
nhưng để hiểu dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn bố trí tiếp dân tại Phủ Chủ
tịch; dành thời gian để đi xuống cơ sở, tìm hiểu, “lắng tai nghe ý kiến của
đảng viên, của nhân dân, của những người không quan trọng”.
- Vào cuối đời, ngày 14/7/1969, khi trả lời nhà báo Cu-ba, Người nói
"Tơi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi". Trên giường bệnh, trước phút lâm chung,
Người vẫn đau đáu chờ tin chiến thắng trên chiến trường miền nam, Người
vẫn hỏi về đời sống nhân dân, nhất là nông dân ở nông thôn trong những ngày
đê vỡ, lũ lụt. Người vẫn quan tâm tới Tết Trung thu của các cháu thiếu nhi và
việc chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới của các cháu. Trong Di chúc
ở những dòng cuối cùng, Người ra đi khơng có gì phải hối hận vì đã sống hết
mình, đã phục vụ hết mình cho dân, cho nước. Người chỉ có điều tiếc nuối,
"khơng được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".


- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, Người
ln coi độc lập gắn liền với tự do, hạnh phúc cho nhân dân.

1.3 Độc lập phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để:
- Hồ Chí Minh khẳng định, một dân tộc khơng những có quyền bình
đẳng với các dân tộc khác trên thế giới mà còn phải được hưởng nền độc lập
thực sự, độc lập hoàn toàn. Quyền độc lập dân tộc là quyền tự nhiên, là quyền
thiêng liêng, quý giá nhất, bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc, chứ không phải
là thứ “độc lập giả hiệu”, “độc lập nửa vời”, “độc lập hình thức”, độc lập mà
khơng có tự do và chỉ khi được hưởng độc lập hoàn toàn, độc lập thật sự thì
dân tộc đó mới thực sự có quyền bình đẳng.
+ Độc lập thật sự, độc lập hồn tồn theo Hồ Chí Minh phải đảm bảo
các ngun tắc: Dân tộc đó có đầy đủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an
ninh và tồn vẹn lãnh thổ. Trong lời kêu gọi nhân kỉ niệm ngày độc lập
2/9/1948, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta quyết kháng chiến đến cùng,
tranh cho kì được thống nhất và độc lập, thống nhất và độc lập thực sự, chứ
không phải là cái thứ thống nhất và độc lập bán lẻ mà thực dân vừa thí cho
bọn bù nhìn. Thống nhất là bị chia sẻ thành “nước Nam kì”, “Nước Tân kì”,
“Liên bang Thái”…Độc lập mà khơng có qn đội riêng, ngoại giao riêng,
kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc
lập giả hiệu ấy”.
Trong đó, trước hết và quan trọng nhất là độc lập thực sự, độc lập
hồn tồn về chính trị (quyền dân tộc tự quyết). Mọi vấn đề thuộc chủ quyền
quốc gia phải do chính nhân dân của dân tộc đó tự quyết định, khơng có sự
can thiệp của nước ngồi. Thực tế chứng minh, sau cách mạng tháng 8, cách
mạng Việt Nam rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc, chọn giải pháp thương
lượng với Pháp để buộc quân Tưởng rút ngay về nước. Lập trường của ta
trong các cuộc tiếp xúc, đàm phán kiên quyết địi Pháp cơng nhận Việt Nam
là một quốc gia độc lập, dựa trên nguyên tắc độc lập về chính trị, nhân
nhượng về kinh tế nhưng khơng được Chính phủ Pháp chấp nhận. Cuối cùng,
khơng địi được hai từ độc lập thì chúng ta chấp nhận là quốc gia tự do trong
Hiệp định Sơ bộ.



+ Nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn của một dân tộc phải được
thực hiện một cách triệt để. Theo ngun tắc đó thì nước Việt Nam là của
người Việt Nam; mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do
người Việt Nam tự giải quyết; mọi sự ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam đấu tranh
cho độc lập, tự do…đều được nhân dân Việt Nam hoan nghênh, ghi nhớ song
nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp thô bạo nào.
Và trên thực tế, Hồ Chí Minh ln đấu tranh để thực hiện và ln tơn
trọng quyền dân tộc tự quyết. Ví dụ :
+ Khi bàn về vấn đề Đơng Dương, Hồ Chí Minh cũng đứng trên tinh
thần “dân tộc tự quyết”. Theo quan điểm của Người, Đông Dương bị thực
dân Pháp xâm lược và bị liên kết một cách “cưỡng bức” trong liên bang nên
sự nghiệp đấu tranh của 3 dân tộc có liên quan mật thiết với nhau nhưng rõ
ràng ở Đơng Dương có 3 quốc gia dân tộc. Người phân biệt 2 vấn đề:
1. Phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết của
mỗi dân tộc.
2. Thực hiện đoàn kết 3 dân tộc để chống kẻ thù chung.
Vì vậy, khi chủ trì Hội nghị Trung Ương 8 (tháng 5/1941), Người đưa
ra 2 quyết định quan trọng thể hiện tinh thần tự quyết.
Thứ nhất: Quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc riêng
rồi trên cơ sở đó lập ra Đơng Dương độc lập đồng minh.
Thứ hai: Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật thì “Việt Nam sẽ tách ra khỏi
liên bang Đơng Dương, cịn Lào và Campuchia có thể liên kết thành liên
bang hay tách riêng tùy ý”. Người còn viết: “Sự tự do, độc lập của mỗi dân
tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng… Mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết”.
Trong Lời kêu gọi Liên hợp quốc (12/1946), Hồ Chí Minh khẳng định: “Đối
với Lào và Miên, nước Việt Nam tơn trọng nền độc lập của 2 nước đó và
mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ
quyền”.



+ Người cũng ln có quan điểm: Đảng ở mỗi nước phải thuộc về từng
dân tộc nên trước sau Người ln thực hiện quan điểm đó.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc phải gắn với quyền dân
tộc tự quyết.
- Hồ Chí Minh ln giương cao ngọn cờ đấu tranh giành và bảo vệ độc
lập, chủ quyền quốc gia; đồng thời Người cũng là hiện thân của khát vọng hịa
bình trong độc lập, tự do. Sau khi chúng ta giành được độc lập, thực dân Pháp
một lần nữa trở lại xâm lược nước ta. Ý đồ của chúng là chia cắt Nam Bộ ra
khỏi đất nước Việt Nam. Quan điểm có tính ngun tắc của Hồ Chí Minh là
Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam nên Người tìm
cách bảo vệ chính quyền còn non trẻ, tránh đụng độ với các thế lực có ý định
xâm lược, bảo vệ nền hịa bình lâu dài cho đất nước. Người chủ trương hòa
với quân Tưởng để kìm qn Pháp, rồi hịa với Pháp để đuổi quân Tưởng;
Người đã kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, kí Tạm ước 14/9 với Chính phủ Pháp
mong muốn giải quyết cuộc tranh chấp bằng con đường hịa bình.
Khi chiến tranh nổ ra, trên cơ sở kiên quyết kháng chiến đến cùng để
bảo vệ chủ quyền quốc gia, Hồ Chí Minh vẫn luôn bày tỏ mong muốn sẵn
sàng đàm phán với Chính phủ Pháp để kết thúc chiến tranh, lập lại hịa bình,
tránh làm tổn hại thêm tiền của, xương máu của cả hai dân tộc. Người khẳng
định: “Chính Phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập
và thống nhất của nước Việt Nam thì ngay lập tức chiến tranh sẽ chấm dứt,
hịa bình sẽ trở lại”.
1.4 Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ:
Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và chính phủ các nước
sau thời gian cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố:
“Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hồ bình. Nhưng nhân dân chúng
tơi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng
nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”.



Khi thực dân Pháp quay lại Việt Nam và quyết tách Nam Bộ ra khỏi lãnh
thổ đất nước, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ (6/1946), Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam.
Sơng có thể cạn, núi có thể mịn nhưng chân lý ấy khơng bao giờ thay đổi”.
Tháng 10/1946 sau khi đi Pháp về, Người tuyên bố với quốc dân:
“Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta đều chung một tổ tiên
dòng họ. Cũng như nước Pháp có vùng Noocmăngđi, Prơvăngxơ, Bơxơ…
Khơng ai có thể chia rẽ con một nhà, khơng ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì
cũng khơng ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”. Và cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp bùng nổ cũng là để bảo vệ quyền tồn vẹn lãnh thổ đó. Thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đã dẫn đến việc ký kết hiệp định
Giơnevơ với điều khoản quan trọng nhất: “Các nước tham gia Hội nghị cam
kết tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3
dân tộc Đông Dương”.
Trước âm mưu chia cắt lâu dài Nam Bắc của đế quốc Mỹ, Người đã lãnh
đạo dân tộc tiến hành kháng chiến để bảo về độc lập dân tộc và thống nhất
nước nhà. Ngày 8/8/1963, trả lời câu hỏi của nhà báo nổi tiếng của Úc W.
Bơcset: “Xin Chủ tịch cho biết có đúng là cuộc kháng chiến vũ trang ở miền
Nam được miền Bắc ủng hộ hay không?” thì Người đã trả lời: “Về mọi mặt
địa lý, lịch sử, văn hóa, chủng tộc, dân tộc Việt Nam là một…Sự thống nhất
của nước Việt Nam và của dân tộc Việt Nam đã được thừa nhận và ghi trong
Hiệp định Giơnevơ. Cũng vì vậy mà cuộc đấu tranh của đồng bào tơi ở miền
Nam được tồn thể nhân dân Việt Nam, ở cả bắc và nam vĩ tuyến 17 đồng
tình, ủng hộ”.
Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đem quân viễn
chinh đánh phá miền Nam, đồng thời phá hoại miền Bắc, Hồ Chí Minh nêu
lên chân lý lớn nhất thời đại: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”. Đấu tranh
vì chân lý đó, dân tộc Việt Nam đã buộc được kẻ thù của mình ký kết hiệp

định Pari lịch sử với điều 1- chương I như một điều quan trọng nhất: “Hoa Kỳ
và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam dân chủ cộng hòa”.


=> Có thể khẳng định rằng, tư tưởng độc lập gắn liền với thống nhất Tổ
quốc, toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của Hồ Chí Minh
2. Liên hệ:

 Nhận thức của chúng ta đối với việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay:
- Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ xuyên suốt trong các giai
đoạn lịch sử của Việt Nam, từ thời vua Hùng dựng nước đến nay. Khi đất
nước còn chiến tranh, vừa phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược, giành
độc lập dân tộc và vừa xây dựng hậu phương lớn phục vụ tiền tuyến. Tiếp đó
là, thời kỳ đất nước được hồ bình, thống nhất bên cạnh nhiệm vụ to lớn đưa
nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, sau đó là nâng vị thế của đất nước trên trường
quốc tế thì bảo vệ Tổ quốc vẫn luôn được xác định là trọng yếu, thường
xuyên.
- Bác Hồ đã căn dặn: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó là mệnh lệnh thiêng liêng của đất nước
và dân tộc mà tất cả các thế hệ người Việt nói chung và đặc biệt mỗi sinh viên
chúng ta - những “công dân tiềm năng” của đất nước, phải ra sức giữ gìn, xây
dựng và phát triển để cho Tổ quốc thân yêu ngày càng giàu đẹp và trường tồn.
- Ngày nay, trước sự tác động mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị trường,
hội nhập quốc tế do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi
bất chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến.
Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục,
những nhận thức lệch lạc về việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự chống phá

của các thế lực phản động quốc tế đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo
đức công dân, ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh
viên, thanh niên tri thức. Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt
niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, khơng có trí lập thân, lập
nghiệp: chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách
nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào lối sống lệch chuẩn, thiếu trung


thực,... Vì vậy, việc quan trọng và cấp thiết là phát huy vai trị xung kích, sáng
tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn, lòng nhiệt huyết của
mỗi sinh viên chúng ta nhằm đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc

 Trách nhiệm của sinh viên trong việc góp phần xây dựng và bảo
vệ độc lập chủ quyền dân tộc Việt Nam hiện nay:
- Sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xun tìm hiểu, tuyên truyền
tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói
đi đơi với làm, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành
trong sinh viên.
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Thực hiện tốt
mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, đồng thời vận
động mọi người cùng nhau thực hiện.
- Phát huy truyền thống tốt đẹp, hoàn thiện bản thân, nâng cao đời sống
xã hội, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Trung thành với tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình
thức khác trái quy định của pháp luật, tuyên truyền những thông tin khơng
chính thống và chưa được kiểm duyệt.
- Phát huy tinh thần tự giác học tập, rèn luyện bản thân để góp phần
nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng u cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong

tình hình mới.
- Mỗi sinh viên phải làm tốt chức trách nhiệm vụ của mình bằng cách
trung thành với chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước, học tập tốt,
chấp hành quy định của nhà trường, rèn luyện đạo đức, thân thể của bản thân.
- Tích cực tham gia những hoạt động, phong trào nâng cao nhận thức
về chủ quyền an ninh tổ quốc, lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân
tộc.


- Tự trang bị kĩ năng, kiến thức, phương pháp để tự phòng ngừa, tự đấu
tranh, phòng chống các luận điệu xun tạc, âm mưu “diễn biến hịa bình” từ
các thế lực thù địch, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ
vào các hoạt động gây rối, biểu tình gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự,
an tồn xã hội.
- Hưởng ứng các hoạt động hướng về biển, đảo quê hương, tham gia
bảo vệ chủ quyền biển đảo.
- Nâng cao nhận thức trong việc sự dụng mạng xã hội, công nghệ cao,
không chia sẻ hay tung tin sai sự thật.
- Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đồn Thanh niên, Hội
Sinh viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu "Sinh viên 5
tốt" với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt,
Hội nhập tốt.


C. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nếu nước độc lập mà dân được
hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập khơng có ý nghĩa gì”. Cũng như bao nhà
Nho yêu nước khác có cùng quan điểm "ái quốc là ái dân" nhưng trong tư
tưởng Người không dừng lại ở ý thức mà trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện
đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, dân tộc. Hơn thế nữa, độc lập dân tộc

ở tư tưởng Hồ Chí Minh ln gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Giành được độc lập thôi chưa đủ, trong nền độc lập đó mọi người đều phải
được hưởng ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có nghĩa lý gì.
Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy
giá trị của độc lập khi ăn no mặc đủ ấm”. Mặc dù hiện nay đất nước ta trong
môi trường hịa bình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhưng các lực lượng thù
địch đang ra sức dùng nhiều con đường, bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ
kinh tế đến văn hóa, khoa học, cơng nghệ, dân tộc và tơn giáo, nhằm thay đổi
bản chất của chế độ chúng ta. Hơn lúc nào hết mỗi cán bộ, đảng viên và nhân
dân phải luôn nâng cao cảnh giác cách mạng, đồng thuận trong nhận thức và
hành động để hiện thực hóa và phát huy tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về độc
lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc và Chủ nghĩa xã hội, bước vào thế kỷ XXI, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta tiếp tục tiến lên để gặt hái thêm nhiều thắng
lợi to lớn hơn trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố, xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, tiến kịp và sánh
vai cùng các nước giàu có trong khu vực và trên thế giới.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB CTQGST 2021, chương 3.
[2]. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia và sự thật, 1996,
trang 517.
[3]. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia và sự thật, tập 15, trang
615.
[4]. Báo Quân đội nhân dân, Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - tư tưởng
lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thứ năm, 03/06/2021, truy cập tại:
/>[5]. Cổng thông tin điện tử Thị xã Quế Võ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập
dân tộc, 25/05/2022, truy cập tại: />22344/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-oc-lap-dan-toc-39641985




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×