Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY CA CAO doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.38 KB, 10 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC
CÂY CA CAO

Hiện nay, nhu cầu ca cao trên thế giới vẫn đang
tăng mạnh. Đầu tháng 5 năm 2007 tập đoàn tài
chính Hà Lan Fortis đã điều chỉnh tăng dự báo
về lượng ca cao thiếu hụt trên toàn cầu trong
năm 2007 từ 215.000 tấn lên 238.000 tấn. Giá
ca cao thế giới ngày 9/5 tại thị trường New York là 1.885 USD/tấn. Theo dự báo
giá ca cao có thể tăng đáng kể đến tháng 10. Việt Nam là nước có tiềm năng phát
triển cây ca cao rất lớn, cả về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, trình độ canh tác
cũng như chất lượng hạt. Để ca cao có năng suất cao, bà con nông dân cần thực
hiện tốt từ khâu giống, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến. Bài viết dưới đây xin
giới thiệu kỹ thuật trồng, chăm sóc ca cao nhằm đạt năng suất cao và chất lượng
tốt. 1- Đặc điểm chung và yêu cầu ngoại cảnh: Cây ca cao thích hợp với khí hậu
nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều. Thích hợp với nhiệt độ trung bình 25
o
C, độ ẩ
m 85%,
lượng mưa bình quân trên 1500 mm/năm.Ca cao thích hợp với khí hậu có mùa khô
không kéo dài quá 3 tháng, nhiệt độ trung bình 25
o
C, không có gió mạnh thường
xuyên. Ca cao là cây ưa ánh sáng tán xạ (50-60% cường độ ánh sáng tự nhiên) nên
thích hợp trồng dưới tán cây ăn trái hoặc cây che bóng. Cây ca cao thích hợp với
nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ, đất xám, đất phù sa cổ, song thích hợp nhất với
đất có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, pH từ 5,5- 5,8, tầng canh tác dày 1-
1,5 m, dễ thoát nước, có khả năng giữ nước cao, giàu chất hữu cơ. Tuy nhiên bằng
biện pháp canh tác (bón vôi, bón phân hữu cơ…) có thể giúp cây ca cao đạt năng
suất cao trên vùng đất kém mầu mỡ. Ở nước ta, ca cao được trồng ở nhiều vùng
sinh thái khác nhau từ Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Miền Đông Nam


Bộ và Đồng Bằng Sông cửu Long. Ca cao là cây công nghiệp lâu năm, tuổi thọ có
thể kéo dài hơn 30 năm. Sau khi trồng khoảng 12-14 tháng là cây ra hoa, kết trái,
đến tháng thứ 18 cho thu hoạch lứa đầu tiên, sau đó sẽ cho năng suất ổn định từ 3-
4
tấn/ha. Năng suất cao nhất có thể đạt vào năm thứ 5 và duy trì đến 30 năm sau, vì
vậy người trồng cây ca cao phải quan tâm đầu tư giống tốt. Đặc tính cây ca cao là
cây giao phấn, trạng thái dị hợp tử ở cây bố mẹ rất cao. Nhờ những tiến bộ công
nghệ sinh học phục vụ trong công tác chọn giống, giúp xác định bố mẹ phù hợp
trong các phép lai cũng như kiểm tra con lai từ trong giai đoạn vườn ươm nhằm
xác định độ đồng đều của con lai, loại bỏ những con lai không mong muốn trước
khi đưa ra trồng. Qua nhiều năm theo dõi và đánh giá, Viện KHKT NLN Tây
Nguyên đã chọn được 5 cây đầu dòng từ 500 cây thực sinh của tập đoàn giống ca
cao địa phương và nhập nội được trồng năm 1978 và 1980 để cung cấp giống ra
sản xuất. Các cây đầu dòng này thỏa mãn các tiêu chí chọn lọc chính như: Sinh
trưởng tốt, năng suất trung bình 5 vụ đạt 3,9 kg hạt khô/cây và khả năng kháng
bệnh thối quả (Phytophthora palmivora) từ trung đến cao. Các cây đầu dòng này
(TC5, TC7, TC11, TC12 và TC13) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn công nhận vào năm 2005. Thời vụ trồng ca cao: tùy theo điều kiện thời tiết
khí hậu mà chọn cho phù hợp, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa. Trên đất tốt
mật độ trồng 3x3m, trên đất kém mầu mỡ khoảng cánh trồng 3x2,5m. Trước khi
trồng nên chuẩn bị hố có kích thước 50x50x50cm, khi đào hố, lớp đất mặt và đất
sâu để riêng. Tốt nhất nên chuẩn bị hố trồng trước 2 tuần. 2- Kỹ thuật trồng ca
cao: Đất trồng ca cao cần chọn loại đất có tầng canh tác dầy, có mực nước ngầm
sâu và có thể thoát nước tốt, tránh nước đọng khi mưa. Làm đất kỹ, đảm bảo đấ
t tơi
xốp. Sau khi đào hố theo mật độ cần thiết cần bón lót cho mỗi hố 10-15 kg phân
chuồng hoai + 0,5 kg vôi bột và 0,5 kg phân lân Đầu Trâu, kết hợp xử lý mối bằ
ng
thuốc Confidor hay Admire với nồng độ 0,1-0,2% phun đều dưới hố và thành hố
vài ngày trước khi trồng. Khi trồng ca cao cần moi đất ở giữa hố, đặt bầu và dùng

dao sắc rạch bầu, tránh làm vỡ bầu. Ca cao là cây không chịu được nước đọng nên
khi trồng phải đặt mặt bầu ngang với mặt đất. Trong điều kiện tự nhiên của vùng
đồng bằng sông Cửu Long, ca cao trồng xen trong vườn dừa, vườn cây ăn trái là rấ
t
thích hợp vì vừa tận dụng được ánh sáng tán xạ, vừa hạn chế được các yếu tố giới
hạn của sinh thái như mùa hạn kéo dài, ngập lũ, thủy cấp cao, tầng canh tác mỏng.
Nếu ca cao trồng thuần cần phải trồng cây che bóng hoặc làm dàn che nhất là trong
năm đầu trồng mới và giai đoạn kiến thiết cơ bản. Giai đoạn này cây ca cao cần
cây che bóng từ 50-75% để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sau trồng cần tưới
nước thường xuyên đủ ẩm và tránh đọng nước gây úng. Sau trồng 1 tháng cần
phun thuốc trừ mối lần 2 bằng thuốc Confidor hay Admire. Nên phun thuốc xung
quanh hố và toàn bộ cây. 3- Bón phân cho cây ca cao: 3.1- Nhu cầu dinh dưỡng
của cây ca cao: Cây ca cao là cây hút nhiều dinh dưỡng, trong đó kali cao nhất.
Với 1 tấn nhân ca cao ở miền tây Malayxia đã lấy đi 31kg N +11,2kg P
2
O
5
+
64,8kg K
2
O + 8kg CaO + 6,8kg MgO. Ngoài dinh dưỡng đa lượng, ca cao có nhu
cầu khá cao về trung, vi lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của ca cao tăng theo tuổi cây
và mức năng suất. Ca cao thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ
bản và cây trong vườn ươm. Ca cao kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so
với ca cao mới thu bói (bảng 1).
3.2- Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây ca cao - Thiếu đạm: lá có màu xanh
vàng hay xanh nõn chuối. Thiếu nặng lá rụng nhiều, năng suất giảm. Hiện tượng
thiếu đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng và bón không đủ lượng đạm
cây cần. - Thiếu lân: lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng và
cành chết. - Thiếu kali: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô,

lá rụng nhiều. - Thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ
gân chính ra mép lá.
- Thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính. - Thiếu kẽm: các lá và
chồi đầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn. Hiện tượng thiếu
kẽm cũng khá phổ biến trên các vùng ca cao nổi tiếng của thế giới.
3.3- Qui trình bón phân cho cây ca cao: Cây ca cao cần được cung cấp đầy đủ
các
nguyên tố đa, trung và vi lượng. Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều
ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây. Nhu cầu
phân bón của ca cao tùy theo tuổi cây và năng suất. Ca cao kinh doanh cần bón
nhiều phân hơn ca cao kiến thiết cơ bản. Năng suất ca cao càng cao, càng cần phải
bón nhiều phân hơn. * Bón phân cho ca cao trong vườn ươm: - Bón lót 2 kg phân
hữu cơ + 0,5kg compomix Đầu Trâu cho mỗi m2 liếp ương hoặc 0,2 m
3
đất làm
bầu trước khi gieo hạt. - Bón thúc bằng cách hòa tan 20-30 gam phân NPK-20-20-
15+TE Đầu Trâu trong 10 lít nước, tưới định kỳ 2-3 tuần/lần. Phun phân bón lá
Đ

u Trâu 007
định kỳ 7-10 ngày/lần. * Bón
phân cho ca cao kiến thiết cơ bản: - Bón lót cho
mỗi hố trồng từ 10-15kg phân hữu cơ và 0,3-
0,5kg lân Đầu Trâu trước trồng 10-15 ngày. -
Bón thúc: Ca cao kiến thiết cơ bản cần nhiều
đạm, lân, một ít kali và trung vi lượng để cây phát triển bộ rễ, thân lá. Phân bón
cho cây ca cao trong giai đoạn kiến thiết cơ bản là phân NPK-20-20-15+TE hoặc
16-16-8+TE Đầu Trâu, lượng bón tuỳ theo tuổi cây như sau: Năm thứ nhất : 0,2-
0,3kg/cây. Năm thứ hai : 0,5-0,6kg/cây Năm thứ ba : 0,6-0,8kg/cây. Lượng phân
này chia làm 4 đợt vào đầu, giữa, cuối mùa mưa và 1 lần trong mùa khô. Cây ca

cao kiến thiết cơ bản, mỗi cây chỉ để 1-2 thân chính và cắt bỏ những cành vượt,
cành yếu, loại bỏ những chồi nằm dưới mắt ghép đối với vườn ca cao trồng bằng
cây ghép. Đối với cây ca cao kinh doanh nên cắt tỉa cành vượt, cành sà, đồng thời
cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh mỗi năm 3 lần. * Bón phân cho
cây ca cao kinh doanh: Ca cao kinh doanh có nhu cầu kali cao nhất, đến đạm, lân
và trung vi lượng. Ở Malayxia, phân bón được dùng phổ biến cho ca cao kinh
doanh là NPK-12-12-17, NPK-15-15-6-4, NPK-10-10-15. Ở nước ta, ca cao được
trồng chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Tây nguyên và miền Trung, do vậy
phân bón thích hợp nhất cho ca cao kinh doanh ở những vùng đất này là Phân
“Đầu Trâu Ca Cao”. Đây là phân bón Đầu Trâu chuyên dùng cho ca cao với hàm
lượng: 12% N, 14% P
2
O
5
, 18% K
2
O và các trung vi lượng phù hợp; đặc biệt có bổ
sung Penac P của Đức. Lượng bón thay đổi tùy theo loại đất, tuổi cây và năng suất,
bón: 1,5-2,5 kg Đầu Trâu ca cao cho cây/năm, lượng phân trên chia ra bón làm 3
lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Do đặc điểm bộ rễ cây ca cao ăn nông (80% rễ
tập trung ở tầng 0-30cm) nên cần bón phân trong lớp đất mặt. Rải phân bằng cách
theo đường chiếu của vanh tán rồi vùi lấp để giảm bớt thất thoát do bay hơi, rửa
trôi. Vào thời kỳ kinh doanh, cây đã giao tán, có thể chịu hạn và cho năng suấ
t khá.
Tuy nhiên đối với vùng Tây Nguyên, miền Trng và Đông Nam Bộ khi tưới 1-2 lần
trong năm thì cây ca cao sinh trưởng và cho năng suất cao hơn nhiều. 4- Phòng trừ

sâu bệnh hại ca cao: Cây ca cao có một số sâu bệnh hại nguy hiểm làm ảnh hưở
ng
đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng hạt ca cao. * Sâu hại: Sâu hại thường

thấy xuất hiện trong vườn ca cao tập trung chủ yếu ở nhóm côn trùng chích hút
thuộc 2 bộ cánh đều Homoptera và bộ cánh nữa Hemiptera đây là nhóm sâu gây
hại chính gây hại mọi thời kỳ sinh trưởng của cây. - Sâu ăn lá ca cao chủ yếu vào
ban đêm, ban ngày chúng ẩn náo ở gốc cây hoặc chuyển đi nơi khác. Trong đó có
loài ăn lá rất mạnh làm cho vườn ca cao bị sơ xác trơ gân lá, sâu thường tấn công
vườn ca cao năm trồng mới và giai đoạn kiến thiết cơ bản. Phòng trừ, khi sâu hại lá
nhiều phun những loại thuốc như: Sherpa 25ND, Supracide 40EC, Polytrin 440ND
phun ở nồng độ 0,2 0,3%. - Bọ xít muỗi (Helopeltis spp) thường chích vào chồi
non hay lá non gây ra những vết thâm đen, lá non bị chính sẽ bị biến dạng sau đó
chết khô. Trái lớn bị bọ xít muỗi chích thì nứt vỏ, sau đó bị thối; trái non bị chính
thường bị thâm héo và khô đi. Cách phòng trừ: Khi mật số bọ xít phải phun thuốc
phòng trừ vào lúc sáng sớm hay buổi chiều tối bằng thuốc Subatox 75EC, Polytrin
440ND với nồng độ 0,2-0,3%. - Rệp muội gây hại chủ yếu trên lá non, chồi non,
quả non, chùm hoa…Khi lá non bị chích hút sẽ quăn queo, chùm hoa bị hại không
phát triển, nếu quả bị chính phát triển không bình thường, quả ít hạt. Phòng trừ:
Cắt bỏ các các chồi vượt không hiệu quả hạn chế nơi cư trú của rệp, nếu mật số
cao
phun các loại thuốc như: Pyrinex 20EC, Subatox 75EC, Suprathion 40EC với nồng
độ 0,2-0,3% để trừ. - Rệp sáp (Pseudococus sp.), rệp vải xanh (Coccus viridis)
thường gây hại trên cuống quả, trên bề mặt vỏ quả và trên các chồi lá non. Phòng
trừ: Cần phát hiện kịp thời để phun thuốc phòng trừ như: Selecron 500ND,
Supracide 40EC Confidor với nồng độ từ 0,2-0,3% để phun phòng trừ. Thời gian
cách ly từ lúc phun lần cuối đến thu hoạch trái khoảng 3 tuần lễ. * Bệnh hại:
Những bệnh hại nguy hiểm trên cây ca cao, trong giai đoạn vườn ươm như: - Bệnh
lở cổ rễ (Rhizoctoni sp), bệnh thối cháy lá (Collectotrichum gloesponiodes), bệnh
thối thân (Phytophthora sp.), bệnh thối ngọn (Fusarium spp, Collectotrichum sp),
bệnh thối cuống lá (Rhizoctonia solani). Biện pháp phòng trừ, phát hiện sớm các
cây bị bệnh loại ra khỏi vườn, nếu máy che vườn ươm quá dày nên tháo bớt cho
vườn thông thoáng. Không để vườn quá ẩm. Khi bị bệnh nặng phun thuốc Zineb
75% ở nồng độ 0,3% và Oxyt Chlorur đồng 50% pha nồng độ 0,5% để phun hay

tưới cho cây bị bệnh. - Bệnh thối thân và cành do nấm
Ceratocystis fimbriata, bệnh chết ẻo do nấm
Verticillium dahide, bệnh cháy lá do nấm
Colletotrichum sp, bệnh thối đen rễ do nấm Rosellinia
pepo, bệnh thối nứt cổ rễ do nấm Armillaria mellea. -
Bệnh thối trái do nấm Phytophthora spp: Bệnh thối trái
do nấm Phytophthora spp, gây hại phổ biến và nghiêm trọng nhất ở các nước trồng
ca cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh làm khô và thối trái với tỷ lệ rất
cao, thường từ 30-80% cá biệt có những cây bị nặng 100%, bệnh gây hại từ khi
quả còn non đến khi chín. Cách phòng trừ, vệ sinh đồng ruộng là biện pháp đầu
tiên phải thực hiện nhất là đối với các vườn đã có nguồn bệnh. Giảm bớt ẩm độ
không khí trong vườn và phun thuốc Aliette 80WP với nồng độ 0,2-0,3%, Ridomil
nồng độ 0,3% sau khi hoa đã nở, phun 3-4 tuần/lần đến khi đường kính trên 3mm. -

Bệnh virus gây xoắn lá; biện pháp phòng là tiêu diệt các côn trùng truyền bệnh như
loại bọ xít, bọ cánh tơ, rệp… bằng những loại thuốc nêu trên. Cần theo dõi vườn
cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời để liên hệ với cơ quan chuyên
môn nhằm định danh và hướng dẫn cách phòng trị kịp thời. 5- Thu hoạch ca cao:
Chất lượng hạt ca cao chủ yếu phụ thuộc vào 3 yếu tố: giống, kỹ thuật chăm sóc và
cách thu hái bảo quản, khi áp đúng kỹ thuật sẽ tạo ra được sản phẩm có chất lượng
cao mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất ca cao. Dưới đây là kỹ thuật thu hái
và bảo quản để hạt đạt được chất lượng cao. Chỉ thu hoạch những quả đã chín,
không thu quả xanh. Sau khi thu hoạch cần chế biến ngay không được để quá 4
ngày (dùng dao, kéo cắt cành để cắt cuống quả khi thu hoạch). Dùng 1 đoạn gỗ để
đập vỏ quả lấy hạt đem đi cho lên men. Hiện tại ở thị trường tiêu thụ trong nước,
bà con nông dân có thể sơ chế và bán cho các nhà máy chế biến ca cao hoặc các
công ty chuyên thu mua để xuất khẩu. Công nghiệp chế biến ca cao ở nước ta đang
phát triển, như các nhà máy chế biến ca cao ở Quảng Ngãi và TP.HCM hiện cũng
chưa đủ nguyên liệu nên phải nhập nguyên liệu bột và bơ ca cao do trong nước sản
xuất còn quá ít không đủ cung cấp cho thị trường nội địa. Hàng năm các nhà máy

chế biến bánh kẹo, thức uống của Việt Nam phải nhập khoảng 1.000 tấn ca cao bột
và một số ít bơ ca cao tương đương khoảng 2.700 tấn hạt ca cao khô. Thời gian gầ
n
đây giá ca cao liên tục biến động, nhưng mức giá thấp nhất cũng là 700USD/tấn và
cao nhất có thể lên đến mức 3.000 USD/tấn.
KÍNH CHÚC BÀ CON NÔNG DÂN TRÚNG MÙA, TRÚNG GIÁ

×