Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN PHƯƠNG HIỀN

NHU CẦU, THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỐT LÕI TRONG ĐÀO TẠO
THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN PHƯƠNG HIỀN

NHU CẦU, THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ NĂNG LỰC CỐT LÕI TRONG ĐÀO TẠO


THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Ngành: Quản lý y tế
Mã số: 972 08 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Anh Tuấn
2. PGS.TS. Lê Văn Bào

HÀ NỘI - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ một cơng trình nào khác. Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Nguyễn Phương Hiền


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng hiện nay ............. 3
1.1.1. Thực trạng và nhu cầu nhân lực điều dưỡng, thạc sĩ điều dưỡng
hiện nay .................................................................................................................. 3
1.1.2. Thực trạng và nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ..................................... 11
1.2. Năng lực và nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng .......................... 17
1.2.1. Năng lực và các năng lực cốt lõi của người thạc sĩ điều dưỡng ................. 17
1.2.2. Chuẩn năng lực người điều dưỡng và năng lực cốt lõi của thạc sĩ
điều dưỡng ............................................................................................................ 20
1.3. Chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ...... 25
1.3.1. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ............................................................. 25
1.3.2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và các năng lực cốt lõi đào tạo
thạc sĩ điều dưỡng của các trường đại học quốc tế ............................................... 27
1.3.3. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của một số
trường đại học tại Việt Nam ................................................................................. 34
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 39
2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ................................................. 39
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 39
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 41
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................................. 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 42
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu ............................................................... 42
2.2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 45



iii
2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................................................... 49
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 53
2.3. Sai số và biện pháp khống chế sai số .............................................................. 54
2.4. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................................ 55
2.4.1. Xử lý và phân tích số liệu sẵn có ................................................................ 55
2.4.2. Xử lý và phân tích thơng tin định tính ........................................................ 55
2.4.3. Xử lý và phân tích số liệu khảo sát định lượng .......................................... 55
2.5. Đạo đức nghiên cứu.......................................................................................... 60
2.6. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 61
3.1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay........ 61
3.1.1. Thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học
đến năm 2020 ........................................................................................................ 61
3.1.2. Nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học
đến năm 2025 và 2030 .......................................................................................... 63
3.2. Các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo. .............................................................................................. 70
3.2.1. Đặc điểm của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp .......................................... 70
3.2.2. Thực trạng mức độ được đào tạo một số nhóm năng lực của thạc sĩ
điều dưỡng đã tốt nghiệp ...................................................................................... 72
3.2.3. Đánh giá mức độ thành thạo các nhóm năng lực cốt lõi chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng............................................................... 81
3.2.4. Đánh giá mức độ cần thiết đưa vào chương trình giảng dạy thạc sĩ
điều dưỡng với từng nhóm năng lực nghiên cứu .................................................. 89
3.2.5. Xác định mức độ ưu tiên của 4 nhóm năng lực nghiên cứu trong
chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng............................................................... 95
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 98
4.1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay........ 98
4.1.1. Thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng của các cơ sở giáo dục đại học

Việt Nam đến năm 2020 ....................................................................................... 98
4.1.2. Nhu cầu đào tạo thạc sĩ điều dưỡng .......................................................... 100
4.2. Đánh giá các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn
đầu ra chương trình đào tạo ................................................................................ 107
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................. 107


iv
4.2.2. Thực trạng mức độ được giảng dạy một số nhóm năng lực của thạc sĩ
điều dưỡng đã tốt nghiệp .................................................................................... 109
4.2.3. Mức độ thành thạo của các thạc sĩ với từng nhóm năng lực nghiên cứu ...... 117
4.2.4. Mức độ cần thiết đưa vào chương trình giảng dạy thạc sĩ điều dưỡng
với từng nhóm năng lực nghiên cứu ................................................................... 120
4.2.5. Mức độ ưu tiên của các nhóm năng lực nghiên cứu trong chương
trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng .......................................................................... 126
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 128
1. Nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay ........... 128
2. Các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo chuẩn đầu ra chương
trình đào tạo của hiện nay đều rất cần thiết và có tính tương quan đồng biến
giữa mức độ giảng dạy và mức độ thành thạo ........................................................ 128
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN ................................................................ 130
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................... 132
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

1

ADB

Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á)

2

ASEAN

Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á)

3

BS

Bác sĩ

4

BV

Bệnh viện


5

CA

Cronbach’s Alpha

6

CBE

Competency-Based Education (Đào tạo dựa trên năng lực)

7



Cao đẳng

8

CĐR

Chuẩn đầu ra

9

CITC

Corrected Item - Total correlation (Hệ số tương quan biến

- tổng)

10

CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

11

CSGD

Cơ sở giáo dục

12

CSĐT

Cơ sở đào tạo

13

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

14

CTĐT


Chương trình đào tạo

15

ĐD

Điều dưỡng

16

GDĐH

Giáo dục đại học

17

GDSK

Giáo dục sức khỏe

18

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

19

ĐH


Đại học

20

HCM

Hồ Chí Minh

21

HS

Hộ sinh

22

MDGs

Millennium Development Goals (Mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ)


vi

TT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ


23

NNL

Nguồn nhân lực

24

NLCT

Năng lực chi tiết

25

RN

Registered Nurses (Điều dưỡng thường trú)

26

TB

Trung bình

27

TP

Thành phố


28

THPT

Trung học phổ thông

29

TTYT

Trung tâm y tế

30

TTSL

Thu thập số liệu

31

WB

World Bank (Ngân hàng Thế giới)

32s

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)



vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Nguồn lực điều dưỡng của một số quốc gia .................................................. 3

1.2.

Dự báo nhu cầu nhân lực theo loại cán bộ tới năm 2020 ............................... 6

1.3.

Các cơ sở đào tạo ngành điều dưỡng theo các trình độ ............................... 14

1.4.

Các cơ sở đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ .................................. 15

1.5.

Ban hành chuẩn đầu CTĐT thạc sĩ điều dưỡng các cơ sở đào tạo .................. 35


2.1.

Số lượng người tham gia phỏng vấn sâu và phát vấn .................................. 43

2.2.

Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu đối với
mục tiêu 1 ..................................................................................................... 49

2.3.

Biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu đối với
mục tiêu 2 ..................................................................................................... 50

2.4.

Điểm các mức độ đánh giá chung theo các thang đo ................................... 57

2.5.

Điểm mức độ ưu tiên.................................................................................... 57

3.1.

Giới tính và tuổi tốt nghiệp* của thạc sĩ điều dưỡng theo từng cơ sở
đào tạo .......................................................................................................... 62

3.2.

Giới tính và tuổi tốt nghiệp trung bình theo giới ......................................... 62


3.3.

Nhận định của cán bộ quản lý (đại diện đơn vị sử dụng) về vị trí cơng
tác của thạc sĩ điều dưỡng ............................................................................ 63

3.4.

Thực trạng và nhu cầu đội ngũ giảng viên thạc sĩ điều dưỡng tại các
cơ sở giáo dục đang đào tạo trình độ cao đẳng và đại học ngành điều
dưỡng năm 2020 .......................................................................................... 65

3.5.

Ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện và cán bộ quản lý
điều dưỡng tại các bệnh viện về các nhóm năng lực cần đưa vào
giảng dạy trong CTĐT thạc sĩ ĐD (n=21) ................................................... 67

3.6.

Mức độ ưu tiên trong CTĐT thạc sĩ điều dưỡng của từng nhóm năng
lực theo ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD bệnh viện và cán bộ
quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện (n=21)............................................... 67


viii
3.7.

Nhóm năng lực ưu tiên theo ý kiến tham vấn từ các giảng viên, ĐD
bệnh viện và cán bộ quản lý điều dưỡng tại các bệnh viện (n=21) ............. 68


3.8.

Một số đặc điểm chung của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt nghiệp (n=240) ....... 70

3.9.

Vị trí cơng việc và nhiệm vụ chính của thạc sĩ điều dưỡng đã tốt
nghiệp (n=240) ............................................................................................. 71

3.10.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 chung và theo vị trí cơng tác
(n=240) ......................................................................................................... 73

3.11.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 chung và theo vị trí cơng tác
(n=240) ......................................................................................................... 75

3.12.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 chung và theo vị trí cơng tác
(n=240) ......................................................................................................... 76

3.13.


Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ giảng dạy các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 chung và theo vị trí cơng tác
(n=240) ......................................................................................................... 78

3.14.

Đánh giá về mức độ giảng dạy các nhóm năng lực của thạc sĩ điều
dưỡng theo vị trí cơng tác (n=240) .............................................................. 80

3.15.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 chung và theo vị trí công việc
(n=240) ......................................................................................................... 81

3.16.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 chung và vị trí cơng việc (n=240) ........ 83

3.17.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 chung và vị trí cơng việc (n=240) ........ 84

3.18.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ thành thạo các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 chung và vị trí cơng việc (n=240) ........ 86


3.19.

Điểm đánh giá về mức độ thành thạo các nhóm năng lực của thạc sĩ
điều dưỡng theo vị trí cơng tác (n=240) ...................................................... 88


ix
3.20.

Hệ số tương quan (R) và hệ số xác định (R2) mức độ thành thạo và
mức độ giảng dạy của từng nhóm năng lực (n=240) ................................... 89

3.21.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 1 (n=240) ................................................. 90

3.22.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 2 (n=240) ................................................. 91

3.23.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng
lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 3 (n=240) ................................................. 92

3.24.

Điểm đánh giá của thạc sĩ điều dưỡng về mức độ cần thiết các năng

lực chi tiết thuộc nhóm năng lực 4 (n=240) ................................................. 93

3.25.

Điểm đánh giá trung bình chung và tỉ lệ đạt mức độ cần thiết từng
nhóm năng lực chung và theo vị trí cơng việc của thạc sĩ điều dưỡng
(n=240) ......................................................................................................... 94

3.26.

Điểm trung bình mức độ ưu tiên và độ lệch của các nhóm năng lực
nghiên cứu phân theo vị trí cơng việc của thạc sĩ điều dưỡng (n=240) ........... 96


x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
1.1.

Tên biểu đồ

Trang

Số lượng điều dưỡng trình độ đại học và sau đại học, tổng số điều
dưỡng tại Việt Nam ........................................................................................ 6

3.1.

Số lượng thạc sĩ điều dưỡng tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục đại học ........ 61


3.2.

Vị trí cơng tác của thạc sĩ điều dưỡng (trong và ngoài cơ sở giáo dục) ...... 71

3.3.

Mức độ hài lịng với cơng việc và đồng nghiệp ........................................... 72

3.4.

Tỷ lệ % thạc sĩ điều dưỡng đánh giá mức độ giảng dạy các năng lực
thuộc nhóm năng lực 1 đạt mức điểm đạt (n=240) ...................................... 74

3.5.

Tỷ lệ % thạc sĩ điều dưỡng đánh giá mức độ giảng dạy các năng lực
thuộc nhóm năng lực 2 đạt mức điểm đạt (n=240) ...................................... 76

3.6.

Tỷ lệ % thạc sĩ điều dưỡng đánh giá mức độ giảng dạy các năng lực
thuộc nhóm năng lực 3 đạt mức điểm đạt (n=240) ...................................... 77

3.7.

Tỷ lệ % thạc sĩ điều dưỡng đánh giá mức độ giảng dạy các năng lực
thuộc nhóm năng lực 4 đạt mức điểm đạt (n=240) ...................................... 79

3.8.


Tỷ lệ % mức độ đạt của thạc sĩ điều dưỡng đánh giá mức độ thành
thạo các năng lực thuộc nhóm năng lực 1 (n=240) ...................................... 82

3.9.

Tỷ lệ % mức đạt về đánh giá đạt mức độ thành thạo các năng lực
thuộc nhóm năng lực 2 của thạc sĩ điều dưỡng (n=240) .............................. 84

3.10.

Tỷ lệ % thạc sĩ điều dưỡng đánh giá đạt mức độ thành thạo các năng
lực thuộc nhóm năng lực 3 (n=240) ............................................................. 85

3.11.

Đối tượng nghiên cứu tự đánh giá đạt sự thành thạo với nhóm năng
lực 4 (n=240) ................................................................................................ 87

3.12.

Mức độ ưu tiên cần được đào tạo của từng nhóm năng lực trong
CTĐT thạc sĩ điều dưỡng (n=240) ............................................................... 95

3.13.

Mức độ ưu tiên nhất (thứ 1) của 4 nhóm năng lực trong CTĐT thạc sĩ
điều dưỡng (n=240)...................................................................................... 96



xi

DANH MỤC HÌNH

Hình
1.1

Tên hình

Trang

Mơ hình đào tạo các trình độ điều dưỡng và phân hạng điều dưỡng ở
Việt nam ....................................................................................................... 13

1.2.

Các nhóm chuẩn năng lực cốt lõi của người điều dưỡng............................. 19

1.3.

Chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam ............................................. 23

1.4.

Tháp năng lực lâm sàng của Miller .............................................................. 25

1.5.

Các chuẩn năng lực cốt lõi dành cho điều dưỡng tương lai ......................... 30


1.6.

Mơ hình xây dựng chương trình dựa trên chuẩn năng lực cốt lõi thạc
sĩ điều dưỡng của Phillipines ...................................................................... 31

1.7.

Năng lực người điều dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu của
Thái Lan ...................................................................................................... 32

1.8.

Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, điều dưỡng đã trở thành một bộ phận độc lập và không thể
tách rời trong hệ thống y tế [1], [2], [3]. Chăm sóc điều dưỡng là một hoạt
động nghề nghiệp chun mơn, địi hỏi người điều dưỡng phải có đạo đức, tri
thức và kỹ thuật thành thạo để đảm bảo các vai trò làm việc độc lập, phối hợp
và phụ thuộc [2]. Để đạt được yêu cầu trên, việc nâng cao kiến thức, năng lực
cho người điều dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế [4], [5].
Với người Điều dưỡng, bằng cấp cao có thể trở thành một đầu tư thơng
minh. Tạp chí Nurse Journal đã thống kê 25 lý do mà người điều dưỡng chọn
để học chương trình đào tạo thạc sĩ [6]. Nhiều khảo sát đã cho thấy, người
điều dưỡng có bằng thạc sĩ có xu hướng kiếm được mức lương cao hơn trong
nhóm những cơng việc có trách nhiệm cao [7], [8], [9]. Nó là bước chuyển

tiếp để người học có cơ hội học tập tiếp ở trình độ tiến sĩ. Bên cạnh đó, nhiều
nghiên cứu cũng cho thấy người thạc sĩ điều dưỡng có những đóng góp tích
cực trong nghiên cứu cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới và đảm bảo an
tồn cho người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong tại bệnh viện và tăng cường chăm sóc
tại nhà [10], [11].
Chương trình đào tạo thạc sĩ điều dưỡng đã có q trình phát triển lâu
dài để đáp ứng với kiến thức mới cũng như sự phát triển của kỹ thuật trong
chăm sóc điều dưỡng, gắn liền với năng lực người điều dưỡng trình độ thạc sĩ
[12], phù hợp với “đầu vào”, năng lực người học và chuẩn đầu ra được xây
dựng dựa trên chuẩn năng lực dành cho người điều dưỡng, nhu cầu của người
học và định hướng phát triển tiếp trong tương lai [4], [13], [14]. Các chương
trình đào tạo tập trung đào tạo năng lực chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc,
quản lý, đào tạo, nghiên cứu và khả năng tự học tập nâng cao phát triển năng
lực nghề nghiệp từ đó tạo cho người thạc sĩ điều dưỡng có nhiều cơ hội trong
lựa chọn công việc sau tốt nghiệp cũng như trong tương lai [15], [16], [17].


2

Ở Việt Nam, xu hướng phát triển ngành điều dưỡng cũng khơng ngoại
lệ. Chương trình đào tạo ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ bắt đầu đưa vào
các cơ sở đào tạo là các chương trình liên kết đào tạo với nước ngồi (năm
2004) và chương trình đào tạo chính quy của cơ sở chuyên môn (Trường Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007). Sau 15 năm triển khai đào
tạo, đã có 6 cơ sở đào tạo mở ngành điều dưỡng trình độ thạc sĩ với hơn 600
thạc sĩ điều dưỡng tốt nghiệp và tập trung nhiều tại các cơ sở giáo dục đào tạo
ngành điều dưỡng. Từ năm 2020, theo nhu cầu học tập, số cơ sở đào tạo thạc
sĩ điều dưỡng và số lượng thạc sĩ điều dưỡng sẽ tăng.
Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam [18] được ban
hành năm 2012 chỉ là bộ chuẩn chung của người điều dưỡng mà chưa phân

biệt theo trình độ được đào tạo. Hiện tại Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều
dưỡng Việt Nam đã và đang rà soát lại Bộ chuẩn năng lực này để hoàn thiện
lại và định hướng phân các năng lực cần thiết theo trình độ đào tạo, vị trí việc
làm của người điều dưỡng phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực trong nước,
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Để đào tạo đáp ứng yêu cầu sử dụng và nhu cầu học tập của người điều
dưỡng trình độ thạc sĩ, cần có đánh giá cụ thể thực trạng và nhu cầu đào tạo
thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện đang như thế nào? và một số năng lực cốt
lõi của thạc sĩ điều dưỡng đang được giảng dạy, ứng dụng trong công việc của
người thạc sĩ điều dưỡng như thế nào?
Với mục đích góp phần đào tạo đội ngũ thạc sĩ điều dưỡng đáp ứng
theo yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của ngành chúng tôi đã tiến hành đề tài
nghiên cứu “Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo
thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay” với 2 mục tiêu nghiên cứu:
(1) Mô tả nhu cầu và thực trạng đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở Việt Nam
hiện nay;
(2) Đánh giá các nhóm năng lực cốt lõi của thạc sĩ điều dưỡng theo
chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng hiện nay
1.1.1. Thực trạng và nhu cầu nhân lực điều dưỡng, thạc sĩ điều dưỡng
hiện nay
1.1.1.1. Tình hình chung về nguồn nhân lực điều dưỡng và nhu cầu sử dụng
* Trên thế giới
Những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, tỷ lệ người già cần

chăm sóc sức khỏe (CSSK) hàng ngày càng lớn tại nhiều quốc gia đã và đang
phát triển. Lực lượng điều dưỡng (ĐD) tại nhiều quốc gia khơng đáp ứng đủ
theo nhu cầu chăm sóc người bệnh và sức khỏe toàn dân [19].
Bảng 1.1. Nguồn lực điều dưỡng của một số quốc gia
Chỉ số
Dân số (triệu người)

Trung
quốc
(2017)

Mỹ
(2014)

Nhật
Đức
Bản
(2015)
(2015)

1.390,08 321,78 126,58 80,69

Ấn Độ
(2016)
1.324,17

Số giường bệnh (triệu giường)

7,85


0,94

1,73

0,66

0,93

Số bác sỹ lâm sàng (triệu người)

3,35

0,85

0,29

0,33

0,94

Số lượng ĐD và NHS (triệu người)

3,79

2,82

1,45

1,09


2,63

Số lượng giường bệnh/ nghìn dân

5,65

2,91

13,70

8,20

0,70

Số lượng BS lâm sàng/ nghìn dân

2,41

2,65

2,29

4,09

0,71

Số lượng ĐD/ nghìn dân

2,73


8,76

11,46

13,51

1,99

Số lượng ĐD / 01BS

1,13

3,31

5,00

3,30

2,80

*Nguồn: Số liệu thống kê quốc gia của Trung Quốc và Ngân hàng thế giới [19]

Ở các quốc gia, nhu cầu về ĐD rất cao. Theo thống kê hằng năm của
Nhật Bản [20], số lượng ĐD đã tăng gần gấp đôi từ 703,9 ngàn người (năm
2002) lên 1,3 triệu người (năm 2020) nhưng vẫn chưa đủ số lượng ĐD phục
vụ tại các bệnh viện theo yêu cầu CSSK người dân, hàng năm vẫn thiếu hụt


4


khoảng 2.500 ĐD. Theo công bố trên tờ Nhật Báo của Bộ Y tế - Lao động Phúc lợi Nhật Bản đến năm 2025 vẫn thiếu khoảng 270 ngàn ĐD [21].
Tại Đức, trong năm 2021, có khoảng 14 nghìn vị trí ĐD thường trú cịn
trống. Trong tương lai, theo dự tính tới năm 2025 nước Đức cần 150.000 ĐD
và đến năm 2030 có thể tăng lên 350.000 ĐD do sự già hóa dân số [22].
Theo dự báo việc làm của Cục Thống kê lao động của Mỹ cho biết: lực
lượng ĐD dự kiến sẽ cần thêm 195 nghìn ĐD (từ 3,1 triệu năm 2021 đến 3,3
triệu năm 2031), và mở ra 203.200 cơ hội việc làm cho các ĐD mỗi năm đến
2031 để thay thế lượng ĐD nghỉ hưu và bỏ việc [23].
Trung Quốc ngay từ đầu thế kỷ 21 đã xác định cần phải bổ sung thêm
đội ngũ y tế trong đó có ĐD và thay đổi quan điểm về người ĐD của quốc gia
này. Để đảm bảo nguồn nhân lực ĐD đến năm 2015 và cuối năm 2020 thì từ
năm 2013 Trung Quốc cần bổ sung thêm hơn 1.670.000 người ĐD, chưa tính
số người cần thay thế cho nghỉ hưu và bỏ việc [24].
Thái Lan, với mục tiêu đạt tỉ lệ 2,5 ĐD thường trú/1000 dân năm 2019
của Chính phủ thì số lượng người ĐD cần đào tạo thêm 33.112 người so với
thời điểm 2014 [25].
Đến năm 2030 thế giới cần thêm khoảng 9 triệu ĐD thực hành. Tại khu
vực Đông Nam Á, theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về
nguồn nhân lực y tế đã cho thấy sự thiếu hụt nhiều đội ngũ cán bộ y tế trong
đó có ĐD; [26]. Các nước Đơng Nam Á có thu nhập thấp, đến năm 2030 cần
thêm 1,9 triệu người ĐD để đạt được mức trung bình thấp của khu vực 37
người ĐD/vạn dân và yêu cầu tối thiểu 40 người ĐD/vạn dân [27].
* Ở Việt Nam
Tình hình nhân lực ĐD cũng chưa đủ, và có sự mất cân đối về trình độ.
Theo Lê Vũ Anh và cộng sự (2013), nghiên cứu đánh giá hiện trạng đào tạo
nhân lực y tế cho thấy sự mất cân đối về trình độ đào tạo (hơn 70% trình độ
trung cấp), cũng như các vùng miền trong cơ cấu nhân lực ĐD (tập trung chủ


5


yếu tại các cơ sở công lập khu vực thành thị và kinh tế phát triển) [28]. Cũng
trong báo cáo tại Hội nghị đào tạo nhân lực ĐD Việt Nam của Bộ Y tế năm
2013, Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác ĐD - hộ
sinh, giai đoạn từ nay đến năm 2020 [29] đã có những đánh giá về thực
trạng nguồn nhân lực ĐD và công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực ĐD.
Bên cạnh việc thiếu hụt nguồn nhân lực ĐD toàn quốc, thấy có sự mất cân
đối về trình độ đào tạo dẫn đến sự dư thừa ở trình độ trung cấp và CĐ,
thiếu ĐD trình độ ĐH, sau ĐH, lĩnh vực chuyên môn chuyên ngành sâu và
phân bố không đều nhân lực ĐD giữa các vùng miền trên toàn quốc [30].
Trong báo cáo về kết quả công tác điều dưỡng năm 2015 và nhiệm vụ
trọng tâm 2016-2017 của Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tỷ số ĐD, hộ sinh/
BS là 1,8, thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á (Philippines: 5,1; Thái lan:
7,0; Indonesia: 8,0) [31]. Tỷ lệ này đến năm 2018 và 2019 có tăng nhưng vẫn
chưa đạt được mục tiêu đề ra. Theo số liệu Thống kê dân số hằng năm của
Tổng cục Thống kê và cho thấy số lượng người ĐD/vạn dân đạt 8,2 (năm
2015) và 13,9 (năm 2021).
Theo Báo cáo tổng quan ngành y tế 2015 (JAHR-2015) [30], số liệu
thống kê y tế từ 2014 -2018 [32] và báo cáo của Hội ĐD năm 2021 [33] cho thấy
trong những năm gần đây thông qua công tác đào tạo (đào tạo ở nước ngoài,
đào tạo liên kết, liên thông, theo địa chỉ sử dụng, cử tuyển và đào tạo liên tục)
nguồn nhân lực ĐD của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể cả về số lượng
và chất lượng: số lượng người ĐD công tác trong hệ thống y tế đã tăng từ
86.426 lên 131.536 người, trong đó tỷ lệ người ĐD có trình độ ĐH và sau ĐH
đã tăng từ 7,1% (năm 2012) tăng lên 29,4% (năm 2021). Tuy nhiên, nhóm
người ĐD có trình độ ĐH khơng phân bố đều cho các tuyến, tập trung nhiều ở
tuyến trung ương và các tỉnh/ thành phố lớn.
Theo báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2020 tồn Việt
Nam có 106.654 người ĐD và khơng có số liệu về người ĐD chuyên ngành
sâu; đạt 11,4 điều dưỡng trên 10.000 dân tại Việt Nam [34].



6
140000

ĐD trình độ TC, CĐ

ĐD trình độ ĐH, SĐH

120000
38796

người

100000
10786

12467

16963

9426

14771

7981

80312

83369


83797

86640

88582

88485

88868

92740

năm 2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2021

80000


6114

60000
40000
20000
0

Biểu đồ 1.1. Số lượng điều dưỡng trình độ đại học và sau đại học,
tổng số điều dưỡng tại Việt Nam
*Nguồn: Thống kê y tế từ năm 2012 đến 2018 [32], [35] và báo cáo Hội Điều dưỡng năm 2021 [33]

Dựa theo các báo cáo phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam từ năm 2015 của các vùng và toàn quốc, Bộ Y tế đã đưa ra chiến
lược và kế hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2015 - 2020 trong đó đã
xác định số lượng người ĐD cần có là trên 225.345, số lượng cần đào tạo bổ
sung là khoảng 84 nghìn người ĐD cho tất cả các trình độ (trung cấp, cao
đẳng, đại học và sau đại học) đến 2020 [36]. Tuy nhiên, trong chiến lược vẫn
đưa con số chung cho toàn ngành mà chưa có các hướng dẫn cụ thể về phạm
vi hoạt động chuyên môn theo từng lĩnh vực chuyên ngành ĐD.
Bảng 1.2. Dự báo nhu cầu nhân lực theo loại cán bộ tới năm 2020
Loại nhân lực
(người)

Năm
2011 (*)

Cần có
Chỉ tiêu
năm 2020 năm 2020

(**)
(***)
99.351
8

Số cần
bổ sung

Bác sỹ

44.104

ĐD viên (các trình độ)

141.494

225.345

20

83.851

Dược sỹ đại học

16.875

27.762

2


10.887

Kỹ thuật viên (các trình độ)

24.076

89.337

8

65.261

Các nhóm chuyên ngành khác

36.114

134.006

12

97.892

55.245

(*): Số liệu kiểm tra bệnh viện năm 2011- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; (**): Dựa trên
dự báo dân số Việt Nam năm 2020 là 97,5 triệu người, mỗi năm nhân lực y tế bị tiêu hao
5% do nghỉ hưu, chuyển công tác; (***): Số cán bộ trên 10.000 dân [36] .


7


Tổng hợp các báo cáo của Hội ĐD Quốc tế (ICN) và của WHO về nhu
cầu nhân lực ĐD cho thấy đến năm 2030 trên tồn thế giới cần có thêm
khoảng 13 triệu ĐD [37] và ở Việt Nam ước tính đến năm 2030 sẽ thiếu
khoảng 40.000 đến 50.000 ĐD [34].
1.1.1.2. Thực trạng và nhu cầu nhân lực thạc sĩ điều dưỡng
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành là khoảng cách giữa thực tế
nguồn nhân lực ngành và những yêu cầu, mong muốn của người quản lý và
người lao động về ngành nghề đó ở hiện tại và tương lai (theo các kế hoạch
phát triển nguồn nhân lực của đơn vị) thì đó là số lượng người lao động cần
có và các tiêu chuẩn năng lực người lao động cần đạt được [38]. Căn cứ trên
yêu cầu công việc và thực trạng nguồn nhân lực để tính nhu cầu đào tạo cho
phù hợp. Ngồi số lượng cần có thì chất lượng nguồn nhân lực cũng cần được
đào tạo để đáp ứng yêu cầu thực hiện công việc [39]. Như vậy, nhu cầu đào
tạo nguồn nhân lực điều dưỡng là số lượng ĐD cần được đào tạo thêm đáp
ứng với các tiêu chuẩn năng lực ngành phù hợp với mục tiêu, yêu cầu chăm
sóc, điều trị người bệnh theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt
đối với ngành ĐD yêu cầu năng lực rất cần thiết vì ngành liên quan trực tiếp
đến tình hình sức khỏe con người [40].
* Thực trạng và nhu cầu nhân lực thạc sĩ điều dưỡng thế giới
Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận định ĐD trình độ đại học là mức
tối thiểu để tiếp tục học lên thực hành ĐD và các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ
ĐD, từ đó người ĐD có nhiều cơ hội việc làm hơn (mở ra nhiều “cánh cửa”
trong tương lai) [7]. Theo Hiệp hội các trường đào tạo Điều dưỡng tại Mỹ,
người ĐD ngày nay nên có bằng thạc sĩ để tăng cường kiến thức và các kỹ
năng lâm sàng để cung cấp có hiệu quả các dịch vụ chăm sóc cứu sinh và
duy trì sự sống [14]. Người ĐD được trang bị thêm kiến thức trình độ thạc sĩ
sẽ giúp họ có các kỹ năng, kế hoạch chăm sóc, quản lý người bệnh được tốt
hơn và họ sẽ có nền tảng cốt lõi vững chắc để tiến xa hơn trong con đường




×