Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN VĂN ĐỒNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG THỊ HOA

Hà Nội, 2023


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sĩ “Quản lý Nhà nước về đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình” là cơng trình do chính
tơi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận
văn là hồn tồn trung thực, chính xác và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình
thức nào. Tất cả sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và


các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Văn Đồng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các
cơ quan, cán bộ quản lý tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình, các thầy cô giáo đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp
đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thực hiện luận văn. Tôi
xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp,
phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Kinh tế và
Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Đặng Thị Hoa, người đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên
của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua. Một lần nữa, tôi
xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng… năm 2023
HỌC VIÊN

Trần Văn Đồng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ......................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP CẤP HUYỆN .......................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp cấp huyện .. 5
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.............13
1.1.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp ....................................19
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp20
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp ....... 25
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ......................................................25
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình ..................30
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lạc Sơn............................................. 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................................32
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...........................................................................35
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng
đến cơng tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp của huyện Lạc Sơn ....42
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 43
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ......................................................43
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................43
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .................................................45
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................45



iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 47
3.1. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp huyện Lạc Sơn ............. 47
3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp tại huyện Lạc Sơn ... 49
3.2.1. Ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đất lâm nghiệp ...49
3.2.2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp......................................50
3.2.3. Giao đất, giao rừng .....................................................................................55
3.2.4. Đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất lâm nghiệp ..........................................................................................61
3.2.5. Kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp, chính sách về
sử dụng đất lâm nghiệp ..........................................................................................63
3.2.6. Xử lý tranh chấp đất rừng, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất rừng .............................................................65
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn.............................................................. 66
3.3.1. Chính sách, văn bản của Nhà nước và địa phương ............................66
3.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ...........................................................69
3.3.3. Năng lực của cán bộ quản lý ....................................................................71
3.3.4. Cơ sở vật chất, kĩ thuật, trang thiết bị ....................................................73
3.3.5. Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng đất ...........................74
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp của
huyện Lạc Sơn ............................................................................................. 77
3.4.1. Những kết quả đạt được .............................................................................77
3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân..................................................................78
3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên
địa bàn huyện Lạc Sơn ................................................................................. 83
3.5.1. Quan điểm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp huyện Lạc Sơn ....83
3.5.2. Giải pháp đề xuất.........................................................................................85
KẾT LUẬN .................................................................................................... 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

DTTS

Dân tộc thiểu số

2

ĐLN

Đất lâm nghiệp

3

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4

HĐND


Hội đồng nhân dân

5

QLNN

Quản lý Nhà nước

6

QLXH

Quản lý xã hội

7

UBND

Uỷ ban nhân dân

8

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Lạc Sơn .................................... 36

Bảng 2.2. Kết quả giáo dục và đào tạo............................................................ 39
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về y tế ............................................. 40
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu văn hóa, thể dục - thể thao .......... 41
Bảng 2.5. Dung lượng mẫu khảo sát ............................................................... 44
Bảng 3.1. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý đất
lâm nghiệp ....................................................................................................... 49
Bảng 3.2. Quy hoạch sử dụng đất của huyện Lạc Sơn đến năm 2030............ 52
Bảng 3.3. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho các đối tượng sử dụng trên địa bàn
huyện Lạc Sơn đến năm 2022 ......................................................................... 56
Bảng 3.4. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện
Lạc Sơn đến năm 2022 .................................................................................... 57
Bảng 3.5. Kết quả giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lạc Sơn........ 59
Bảng 3.6. Kết quả đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện ............................................................................... 62
Bảng 3.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về đất lâm
nghiệp giai đoạn 2020 – 2022 ......................................................................... 64
Bảng 3.8. Tổng hợp đơn thư khuyến nại tố cáo tranh chấp đất lâm nghiệp giai
đoạn 2020 – 2022 ............................................................................................ 65
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá của người dân huyện Lạc Sơn (n = 90) .............. 67
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá của người dân huyện Lạc Sơn về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội (n = 90) ......................................................................... 70
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá của người dân huyện Lạc Sơn về năng lực cán
bộ quản lý (n = 90) .......................................................................................... 71
Bảng 3.12. Trình độ học vấn cán bộ huyện Lạc Sơn năm 2022 ..................... 72
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá của cán bộ huyện Lạc Sơn................................ 73
về cơ sở vật chất (n = 38) ................................................................................ 73
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của cán bộ huyện Lạc Sơn (n = 38).................. 76


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lạc Sơn năm 2022 ................................ 32
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn........ 47
Hình 3.2. Biểu đồ diện tích và tỷ lệ 3 loại rừng huyện Lạc Sơn theo nguồn
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 ............................................................. 54


1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng
cho con người. Đất đai là nền tải để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế
xã hội, nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà cịn là tư liệu sản xuất khơng
thể thay thế, đặt biệt với các ngành lâm nghiệp.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những thay đổi về các mối
quan hệ trong quản lý và sử dụng đất là một trong những vần đề được quan
tâm sâu sắc. Vì đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mỗi cá nhân,
cơng đồng, lợi ích giữa các cộng đồng, trên phương diện vĩ mô, đất đai có tác
động một cách trực tiếp và sâu sắc đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo
quốc phòng an ninh của mỗi quốc gia
Thấy được tầm quan trọng của đất đai, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành luật đất đai qua các thời kỳ để làm căn cứ
pháp lý quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước, mới nhất là Luật đất
đai năm 2013; triển khai các Luật đất đai, Chính phủ qua các thời kỳ cũng ban
hành nhiều văn bản dưới Luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong quản lý,
sử dụng đất đai trên phạm vi toàn quốc.
Sự nghiệp đổi mới cả đất nước do Đảng và Nhà nước khởi xướng từ
những năm 1986 đến nay, đất nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng và
có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế - xã hội... Trong
quá trình đổi mới đó cơng tác quản lý Nhà nước (QLNN) về đất lâm nghiệp

trên cả nước nói chung và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình nói riêng tồn tại
nhiều khó khăn vướng mắc chưa thể giải quyết như: thu hồi đất, giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập kế hoạch sử dụng đất, xử lý
vi phạm, tố cáo, tranh chấp....Vì vậy nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về
đất đai trên địa bàn huyện Lạc Sơn là cần thiết.


2
Bên cạnh đó, q trình thực hiện luật Đất đai cũng như các quy định
khách của huyện Lạc Sơn vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện.
Nhiều văn bản cịn tính chất pháp lý, chồng chéo mâu thuẫn, tình trạng chuyển
dịch đất đai ngồi sự kiểm sốt của pháp luật xảy ra. Đứng trước thực trạng đó,
để việc quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp ngày càng có hiệu quả, góp phần vào
cơng cuộc phát triển, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý
và sử dụng đất lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, xây dựng các biện pháp nhằm quản lý
hiệu quả hơn, bền vững hơn. Với mong muốn làm giảm bớt những khó khăn
trong quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp của chính quyền huyện Lạc Sơn.
Xuất phát từ thực tiễn trên đồng thời nhận thức rõ yêu cầu cấp bách,
cần thiết phải tìm hiểu, đánh giá một các chi tiết công tác QLNN về đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về đất
lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ quản lý kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất lâm
nghiệp nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước
về đất lâm nghiệp trên địa huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước
về đất lâm nghiệp cấp huyện.

+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp
trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất
lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
+ Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về đất
lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nội dung của công tác quản
lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về khơng gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
* Phạm vi về thời gian:
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2020 đến năm 2022.
- Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2023.
- Giải pháp đề xuất đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
* Phạm vi về nội dung:
- Ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
- Giao đất, giao rừng.
- Đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâm nghiệp.
- Kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp, chính sách về sử
dụng đất lâm nghiệp.
- Xử lý tranh chấp đất rừng, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất rừng.

4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước về đất lâm
nghiệp cấp huyện.
- Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.


4
- Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp
trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
5. Kết cấu luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý Nhà nước về
đất lâm nghiệp cấp huyện.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP CẤP HUYỆN
1.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp cấp huyện
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Đất đai
Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các
thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự

đốn được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của
các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa
mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của
con người. Đất đai chiếm khoảng 29% diện tích bề mặt Trái đất, trong đó
khoảng 1/3 là sa mạc. Vì vậy, đối với mỗi quốc gia, đất đai giữ vai trị rất
quan trọng, có thể quyết định đến sự phát triển và vị thế chính trị, đất đai còn
là nguồn tài nguyên, tài sản quý giá, thước đo sự giàu có của một quốc gia.
Với tầm quan trọng như vậy, đất đai trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành, lĩnh vực trong xã hội. Do đó, quan điểm về đất đai cũng rất đa dạng và
nhiều góc nhìn khác nhau theo từng lĩnh vực.
Về mặt thuật ngữ khoa học, theo nghĩa rộng: “Đất đai bao gồm các đặc
tính của khơng khí, thổ nhưỡng, địa chất, thuỷ văn, thực vật ngay bên trên và
dưới những khu vực cụ thể của bề mặt của Trái đất. Đồng thời, cũng là kết
quả của tất cả các hoạt động trong quá khứ và hiện tại của con người cũng
như các loại động vật trên vùng đất đó, ở chừng mực mà những đặc tính đó có
ảnh hưởng rõ tới việc sử dụng đất bởi con người ở hiện tại và tương lai”.
Ở Việt Nam, quan điểm về tài nguyên đất đai đã được Đảng ta nêu rõ:
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân”. Đây


6
là khái niệm phù hợp thực tiễn, phản ánh đúng vai trò, ý nghĩa của đất đai
đối với đất nước và con người Việt Nam. Bởi lẽ, Việt Nam là quốc gia có
diện tích đất hạn hẹp, trong lịch sử dựng nước và giữ nước, trải qua nhiều
thế hệ nhân dân ta đã vất vả và đấu tranh, lao động để bảo vệ và giữ vững
từng tấc đất cho đến ngày nay.
Trong công tác quản lý, khái niệm về đất đai không chỉ giới hạn là bề mặt
Trái đất, mà còn bao hàm cả về phương diện bất động sản, như tài sản hợp pháp
được định nghĩa là không gian bên trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một

số cơng trình xây dựng về mặt vật chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ
một tồ nhà. Khái niệm đất đai cũng bao gồm các khu vực có nước bao phủ.
Như vậy, khái niệm về đất đai được hiểu là khoảng khơng gian có
giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất
phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài ngun nước ngầm
và khống sản trong lịng đất; theo chiều ngang trên mặt đất, là sự kết hợp
giữa thổ nhưỡng, địa hình, cơng trình xây dựng cùng các thành phần khác,
giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng
như cuộc sống của con người.
1.1.1.2. Đất lâm nghiệp
 Khái niệm:
Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp. Đến
nay, khái niệm về đất lâm nghiệp theo các cơ quan quản lý vẫn còn nhiều khác
biệt. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên
đất lâm nghiệp hiệu quả và bền vững, khái niệm đất lâm nghiệp đã được các cơ
quan Nhà nước thống nhất về mặt thể chế phục vụ cho công tác quản lý và chỉ
đạo chung, cụ thể: “Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có
rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng; đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng; đất mới trồng rừng những


7
chưa thành rừng; đất đang trồng rừng hoặc đã giao, cho thuê để trồng rừng và
diện tích đất trống trong các khi rừng đặc dụng hoặc diện tích đất trống được
bảo vệ trong các khu rừng khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng”. Mỗi loại đất rừng đều xác định với các mục đích khác nhau.
 Phân loại
Đất lâm nghiệp là thành phần không thể thiếu trong trong hệ thống chỉ
tiêu đất đai phục vụ cho cơng tác quản lý, có vị trí quan trọng trong đời sống
kinh tế - xã hội và được phân bố khắp đều trong lãnh thổ quốc gia. Đến nay,

vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu kỹ về phân loại đất lâm nghiệp một cách
đầy đủ và chi tiết.
Theo một nghiên cứu của Bộ NN & PTNT năm 2006, vấn đề phân loại
đất nhiệt đới nói chung và đất Việt Nam nói riêng cũng chỉ mới phát triển
mạnh trong nửa thế kỷ gần đây và có 3 khuynh hướng phân loại đất khác
nhau: Hệ thống phân loại đất dựa vào các tính chất nơng học của đất; Hệ
thống phân loại đất theo phát sinh, dựa vào các yếu tố hình thành đất; Hệ
thống phân loại đất theo định lượng. Cả 3 khuynh hướng phân loại đất trên
đều đã được áp dụng ở Việt Nam, trong đó hệ thống phân loại đất rừng theo
phát sinh đã được áp dụng vào ngành lâm nghiệp Việt Nam từ năm 1964, khi
các công trình nghiên cứu rừng Việt Nam được triển khai trên phạm vi tồn
miền Bắc, trong đó có sự tham gia nghiên cứu của bộ môn Đất Rừng, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Đỗ Đình Sâm & cs., 2006).
Đất lâm nghiệp gồm nhiều loại:
- Theo khơng gian địa hình, có thể được chia thành hai loại: Đất lâm
nghiệp trên địa hình cao: thường là đất tại các khu vực đồi, núi, có địa hình
dốc và đất lâm nghiệp ở địa hình thấp: chủ yếu được phân bố ở các khu vực
trung du, đồng bằng, thung lũng.
- Theo nguồn gốc hình thành, đất lâm nghiệp được chia thành hai loại:
Đất có rừng tự nhiên và Đất có rừng trồng.


8
- Dựa trên hiện trạng sử dụng đất, đất lâm nghiệp, có thể phân thành hai
loại: đất có rừng: là đất đã có cây rừng hình thành đạt tiêu chuẩn về rừng theo
Luật Bảo vệ và phát triển rừng và đất chưa có rừng được quy hoạch để phát
triển, phục hồi rừng: là đất chưa có cây hoặc đã có cây nhưng chưa đạt tiêu
chuẩn hình thành rừng và được quy hoạch để tái tạo, phục hồi thành rừng bằng
hình thức phát triển tự nhiên hoặc trồng rừng dưới tác động của con người.
- Theo tiêu chí quản lý và mục đích sử dụng, Luật Đất đai 2013 quy

định đất lâm nghiệp thuộc nhóm đất nơng nghiệp. Đất lâm nghiệp gồm: Đất
rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng.
+ Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp
theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
+ Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phịng hộ đầu nguồn,
bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ mơi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát,
chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
+ Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc
gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi
trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).
1.1.1.3. Quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Theo
quan điểm của Follet dưới góc độ quan hệ con người, đã cho rằng “Quản lý”
là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hành động thông qua
người khác (Follett, 1927).
Theo quan điểm của Stephen “Quản lý” là quá trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của những người trong một tổ
chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức để đạt được mục tiêu
của tổ chức” (Stephen & cs., 1995).


9
Quan điểm của Taylor cho rằng “Quản lý” là hình thành cơng việc của
mình thơng qua người khác và biết được chính xác họ đã hồn thành cơng
việc của mình theo cách tốt nhất và rẻ nhất (Taylor, 2002).
Quản lý: Là q trình làm việc cùng với và thơng qua các cá nhân, các
nhóm, các nguồn lực khác (thiết bị vốn, công nghệ) để đạt được những mục
tiêu của tổ chức. Từ các quan điểm trên, chúng tôi hiểu rằng, “Quản lý” là

một thuật ngữ chỉ tác động một cách có ý thức của con người tới đối tượng
quản lý nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hoạt động của con người
để hướng đến những mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí
thấp nhất trong mỗi điều kiện nhất định. Cấu trúc tổ chức của quản lý gồm: (i)
Chủ thể quản lý; (ii) Đối tượng quản lý; (iii) Mục tiêu quản lý; (iv) Công cụ
quản lý. Tùy thuộc đối tượng quản lý mà người ta chia thành 3 loại hình, cụ
thể: (i) Con người điều khiển các vật hữu hình khơng phải con người để bắt
chúng phải thực hiện ý đồ của con người điều khiển. Loại hình này được gọi
là quản lý sinh học, quản lý thiên nhiên, quản lý môi trường, quản lý cây
trồng; (ii) Con người điều khiển các vật vô tri, vô giác để bắt chúng thực hiện
ý đồ của con người điều khiển, được gọi là quản lý kỹ thuật như quản lý máy
móc, thiết bị; (iii) Con người điều khiển con người. Loại hình này được gọi là
quản lý xã hội (Lê Văn Cường, 2018).
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Đối
tượng quản lý, khách thể quản lý chủ yếu là quản lý con người. Ngồi ra, cịn
quản lý các khách thể khác như tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật… Chủ thể
quản lý có thể là một người, một tổ chức, một bộ máy… Quản lý là sự kết hợp
giữa trí tuệ và lao động. Bởi vì ba nhân tố có tính quyết sự thành bại, sự phát
triển của một cơng việc, một chế độ xã hội là: trí lực, sức lao động và quản lý.


10
Trong đó, quản lý là sự phối, kết hợp giữa sức lao động và trí lực. Nếu
phối hợp tốt thì xã hội, nền kinh tế sẽ phát triển, ngược lại thì sẽ trì trệ, rối
ren. Vì thế, nói đến quản lý là phải nói đến một cơ chế vận hành, tức là cơ chế
quản lý (như chế độ, chính sách, biện pháp tổ chức, tâm lý xã hội…). Vì vậy,
chủ thể quản lý phải có khoa học và nghệ thuật trong việc tác động vào đối
tượng bị quản lý (con người trong xã hội) và các khách thể quản lý khác như

tài nguyên, môi trường, khoa học công nghệ… nhằm mang lại hiệu quả quản
lý cao nhất (Phan Huy Đường, 2010).
1.1.1.4. Quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước: Là điều hành bộ máy Nhà nước, hoạt động của các
tổ chức Nhà nước trên các phương diện luật pháp, hành pháp và tư pháp. Hay
có thể hiểu là cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân lao động
làm chủ”.
Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà
nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Quản
lý Nhà nước nghĩa là Nhà nước quản lý toàn dân, toàn diện và quản lý bằng
pháp luật (Phạm Hồng Thái & Định Văn Mậu, 2005).
Theo nghĩa rộng: “Quản lý Nhà nước” là toàn bộ mọi hoạt động của Nhà
nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất Nhà nước, nhằm thực hiện các
nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước là hoạt
động chấp hành các điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức;
được thực hiện trên cơ sở thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu
bởi hệ thống các cơ quản hành chính Nhà nước (Quốc hội, 2013).
Khác với quản lý Nhà nước, quản lý dựa vào cộng đồng hay có sự tham
gia của người dân không chỉ dựa vào văn bản pháp luật của Nhà nước mà còn
dựa vào nhưng qui định, nội dung và phong tục tập quán của cộng đồng nhằm


11
thực hiện các mục tiêu của cộng đồng địa phương (Nguyễn Trung Kiên & Lê
Ngọc Hùng, 2012).
Quản lý Nhà nước là một nội dung trong quản lý xã hội, là quản lý xã
hội mang quyền lực Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực
hiện. Theo nghĩa rộng: Quản lý Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên các

lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối
nội và đối ngoại của Nhà nước. Theo nghĩa hẹp: Quản lý Nhà nước là hoạt
động được thực hiện chủ yếu bởi các cơ quan hành chính Nhà nước nhằm bảo
đảm chấp hành pháp luật và các nghị quyết của các cơ quan quyền lực Nhà
nước để tổ chức, quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Nói cách khác, quản lý
Nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước (Phạm Hồng
Thái & Đinh Văn Mậu, 2005).
Từ khi xuất hiện Nhà nước thì phần quản lý xã hội quan trọng nhất
do Nhà nước đảm nhiệm, tức là Nhà nước đứng ra quản lý những quan hệ
xã hội cơ bản nhất, bao trùm nhất của đời sống xã hội, đó chính là quản lý
Nhà nước. Cùng với chủ thể quản lý đặc biệt là Nhà nước, tham gia vào
quản lý xã hội cịn có một số chủ thể khác như các tổ chức xã hội, tổ chức
tôn giáo..., tuy nhiên, đối tượng và phạm vi điều chỉnh nhỏ hẹp hơn nhiều.
Vì thế có thể coi quản lý xã hội là một khái niệm bao hàm quản lý Nhà
nước và quản lý phần cơng việc cịn lại của xã hội (Phạm Hồng Thái &
Đinh Văn Mậu, 2005).
Quản lý Nhà nước là quản lý xã hội do Nhà nước thực hiện bằng bộ
máy Nhà nước, gắn với quyền lực Nhà nước. Nội hàm của quản lý Nhà nước
thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Quản lý Nhà nước xét về mặt chức
năng bao gồm hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp (Phạm Hồng Thái &
Đinh Văn Mậu, 2005). Thông qua ba hoạt động đặc thù này mà quản lý Nhà
nước có những điểm khác biệt so với quản lý xã hội khác, cụ thể là:


12
Quản lý Nhà nước chỉ xuất hiện khi Nhà nước xuất hiện. Khi Nhà nước
xuất hiện thì phần quan trọng các công việc của xã hội do Nhà nước quản lý.
Pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lý Nhà nước. Bằng pháp luật, Nhà
nước có thể trao quyền cho các tổ chức hoặc các cá nhân để họ thay mặt Nhà

nước tiến hành hoạt động quản lý Nhà nước.
Chủ thể của quản lý Nhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền
lực Nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý
Nhà nước bao gồm: Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân được
Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước (hay nói cách
khác là thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp).
Khách thể của quản lý Nhà nước là trật tự quản lý Nhà nước, trật tự này
do pháp luật quy định.
Từ những điểm khác biệt đã nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lý Nhà nước
là sự tác động có mục đích, chủ yếu bằng pháp luật, của các tổ chức, cá nhân
mang quyền lực Nhà nước lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng
đối nội, đối ngoại của Nhà nước (Phạm Hồng Thái & Đinh Văn Mậu, 2005).
1.1.1.5. Quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp
Quản lý Nhà nước về sử dụng đất lâm nghiệp là hoạt động do cơ quan
Nhà nước thực hiện, gắn với việc sử dụng quyền lực Nhà nước. Đối tượng
của quản lý Nhà nước là các mối quan hệ xã hội trong quản lý và sử dụng đất
lâm nghiệp được pháp luật quy định. Các mục tiêu cơ bản của quản lý là nắm
tình hình sử dụng đất lâm nghiệp; phân phối và phân phối lại quỹ đất lâm
nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử
dụng đất lâm nghiệp; điều tiết các nguồn lợi từ đất lâm nghiệp.
Từ đó, có thể xác định: “Quản lý Nhà nước là tác động có tổ chức và
điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước bao gồm các hoạt động của các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước
đối với đất lâm nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản của Nhà nước”.
Nhìn tổng quát, các hoạt động quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp gồm:



×