Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

(Tiểu luận) đề bài phân tích trách nhiệm hành chính phân tích trách nhiệm hành chính so sánh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LUẬT

---  ---

BÀI TẬP LỚN
ĐỀ BÀI:
BÀI: Phân tích trách nhiệm hành chính
So sánh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự
GIẢNG VIÊN
LỚP TÍN CHỈ
THÀNH VIÊN

: TH.S NGUYỄN HOÀNG VÂN
: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (LUCS1129)_CLC64_07
: LÊ HẢI ĐĂNG
11221201
PHẠM MINH QUÂN
11225398
NGUYỄN QUỲNH ANH
NGUYỄN THU HÀ
PHẠM HIỀN HƯƠNG

HÀ NỘI, 5/2023

11220446
11221948
11226178



LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật
hành chính nói riêng ln là nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước ta. Trong bối cảnh hiện
nay, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chưa đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn. Tính hiểu quả của các biện pháp xử phạt chưa cao; thủ tục xử phạt cịn
rườm rà; tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản… là những điều bức xúc
của người dân cũng như bộ máy hành chính.
Khi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực thi hành, Chính phủ
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành,
như: Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 8
năm 2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm
hành chính; Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất,
kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển
nhà và cơng sở …Cùng với đó, các bộ, ngành theo thẩm quyền cũng ban hành nhiều
thông tư hướng dẫn thi hành nghị định có liên quan.
Hiện nay, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định xử lý vi phạm hành
chính gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. Xét
về mặt lý luận cũng như thực tiễn, xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý
hành chính khác có bản chất, mục đích, đối tượng, các biện pháp áp dụng, thủ tục áp
dụng… khác nhau. Và trên thế giới có nhiều nước xây dựng một đạo luật riêng về xử
phạt vi phạm hành chính. Do đó, việc nghiên cứu riêng về vấn đề pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính được đặt ra có ý nghĩa lý luận và thực tiến lớn.
Trong bài tập lớn này, các thành viên trong nhóm sẽ phân tích sâu hơn về trách
nhiệm hành chính và so sánh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự cùng với
đó là đưa ra thực trạng thực tế trong đời sống xã hội
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu: Phân tích trách nhiệm hành chính về mặt khái niệm, đặc
điểm, đối tượng bị áp dụng, hệ thống chế tài, thẩm quyền và thủ tục áp dụng; từ đó

đưa ra những thực trạng về trách nhiệm hành chính.
Nhiệm vụ đề tài:
- Khái niệm và bản chất của trách nhiệm hành chính.
- So sánh trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
- Thực trạng trong việc áp dụng trách nhiệm hành chính.


3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và nội dung các
quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Vấn đề thực hiện pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính khơng phải là vấn đề trọng tâm nhưng cũng được xem xét
nhằm đánh giá thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Phạm vi không gian trong lãnh thổ Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Luận văn kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các cơng trình nghiên cứu về xử
phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đây khơng phải là sự sao chép vì đã có sự sắp
xếp theo kết cấu khác theo góc nhìn của tác giả.
5.2. Phương pháp so sánh
So sánh pháp luật xử phạt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
5.3. Phương pháp thống kê xã hội học
Từ những kết quả thống kê, điều tra, khảo sát về thực trạng vi phạm hành chính và
xử phạt vi phạm hành chính để đề ra những giải pháp hợp lý.
5.4. Các phương pháp của xã hội học pháp luật
Phân tích cơ sở xã hội của việc xử phạt vi phạm hành chính
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn là cơng trình khoa học nghiên cứu chun sâu đầu tiên về pháp luật xử
phạt vi phạm hành chính. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên

cứu, giảng viên, học viên, sinh viên.
- Luận văn đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính. Do đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp.
- Những điểm mới nhất của luận văn là: đưa ra triết lý về về vi phạm hành chính và
pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính; đưa ra cấu trúc mới của hệ thống pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính; đưa ra các giải pháp dựa trên yêu cầu hoàn thiện
pháp luật hiện nay cũng như kinh nghiệm trên thế giới.
7. Cơ cấu của luận văn luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Phần 2: So sánh vi phạm hành chính và vi phạm hình sự
Phần 3: Thực trạng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính


I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm về trách nhiệm hành chính
Khi một cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, về nguyên tắc, họ phải
gánh chịu trách nhiệm những hậu quả pháp lý bất lợi nhất định theo quy định của
pháp luật. Như vậy, ta có thể hiểu: “Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách
nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động hành chính nhà
nước theo quy định của pháp luật hành chính. Đó là sự áp dụng những biện pháp
cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khơi phục lại những quyền và lợi
ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành
chính, bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện
hành vi vi phạm hành chính.”
1.2. Đặc điểm về trách nhiệm hành chính
1.2.1. Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính:
Để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân nào đó thì cần phải xác
định được cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý để làm căn cứ cho việc truy cứu.

Về cơ sở thực tiễn: thì trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra đối với những chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật.


Về cơ sở pháp lý: đó là những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến vi
phạm pháp luật đó về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết các vụ việc đó.
Vì thế, để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân thì
cần phải xác định cụ thể họ có thực hiện việc vi phạm hành chính trên thực tế hay
khơng. Truy cứu trách nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
về bản chất là việc áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính đối với tổ
chức, cá nhân đó.
Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính sẽ ra quyết định buộc các
chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các biện pháp chế tài hành
chính, đó là những biện pháp buộc những đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hành
chính phải chịu những hạn chế về quyền tài sản hoặc tự do.
Ta có thể hiểu: Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi có đầy đủ
cơ sở để chứng minh được họ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính và biện pháp
chế tài hành chính áp dụng đối với họ phải có mục đích phạt vi phạm.
Có thể thấy được rằng vi phạm hành chính chỉ là cơ sở chung để truy cứu trách
nhiệm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. Vấn đề là tổ chức, cá nhân vi
phạm hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hành chính trên thực tế hay khơng cịn
phụ thuộc vào việc thực hiện nhiều quy định pháp luật khác có liên quan.
Ví dụ: Căn cứ vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì tổ chức và cá nhân đã
thực hiện vi phạm hành chính, nhưng vi phạm hành chính đó đã hết thời hiệu xử phạt
theo quy định của pháp luật, do đó, trách nhiệm hành chính cũng sẽ không đặt ra đối
với họ trong trường hợp này.
Việc xác định cụ thể chủ thể vi phạm hành chính (tổ chức, cá nhân) có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, góp phần giúp ta có thể phân biệt được trách nhiệm hành chính với
trách nhiệm hình sự (cá nhân thực hiện hành vi phạm tội).
1.2.2. Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm trước Nhà nước:

Đó là việc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính đã xâm phạm đến trật tự quản lý


nhà nước do Nhà nước thiết lập. Vì thế, Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân trên phải
gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi để bảo vệ trật tự quản lý hành chính nhà
nước mà mình đã thiết lập. Việc thực hiện biện pháp chế tài của các tổ chức, cá nhân
vi phạm hành chính là trách nhiệm của họ trước Nhà nước chứ không phải trước các
chủ thể khác. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm hành chính với trách
nhiệm dân sự (vì trong trách nhiệm dân sự, việc phải thực hiện các biện pháp chế tài
của tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm dân sự là nghĩa vụ của họ trước một tổ
chức hay cá nhân cụ thể có quyền và lợi ích bị xâm hại, Nhà nước chỉ là chủ thể có
vai trị đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các biện pháp chế tài dân sự của bên vi phạm
đối bên bị vi phạm).
1.2.3. Việc truy cứu trách nhiệm hành chính phải được thực hiện trên cơ sở các quy
định của pháp luật hành chính
Cụ thể: Pháp luật hành chính của Nhà nước ta đã quy định cụ thể những người có
thẩm quyền thực hiện hoạt động truy cứu trách nhiệm hành chính đối với các tổ chức,
cá nhân vi phạm hành chính. Hiện nay, thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành
chính được trao cho nhiều cơ quan tổ chức khác nhau, nhưng những người được trao
thẩm quyền này trước hết và chủ yếu vẫn là những người có thẩm quyền quản lý
hành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó,
trong một số trường hợp đặc biệt, thẩm quyền trên cũng được trao cho Thẩm phán
Toà án nhân dân và Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự.
Ngoài ra, quá trình truy cứu trách nhiệm hành chính phải đảm bảo lựa chọn và áp
dụng đúng các biện pháp chế tài hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính.
Truy cứu trách nhiệm hành chính phải được tiến hành theo thủ tục hành chính do
pháp luật hành chính quy định. Truy cứu trách nhiệm pháp lý nói chung và trách
nhiệm hành chính nói riêng đều tác động trực tiếp đến việc đảm bảo quyền, lợi ích
hợp pháp của các đối tượng có liên quan.

Vì vậy, khi tiến hành việc truy cứu trách nhiệm hành chính, các chủ thể có thẩm
quyền bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thủ tục do pháp luật đặt ra,
chẳng hạn: Người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hành chính phải thực hiện các
cơng việc theo đúng trình tự về thời gian, khơng gian của sự việc…Như vậy thì mới
đảm bảo việc có đầy đủ căn cứ cần thiết để tiến hành truy cứu trách nhiệm hành chính
đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời trong
thời hạn pháp luật quy định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.
1.3. Đối tượng bị áp dụng


Document continues below
Discover more from:
kinh doanh nông nghiệp KDNN 001
Đại học Kinh tế Quốc dân
220 documents

Go to course

Thị trường lúa gạo Việt Nam Tài liệu tham khảo về SCP
140

kinh doanh nông nghiệp

100% (3)

KINH TẾ NÔNG THÔN - tiểu luận kinh tế nơng thơn
17

kinh doanh nơng nghiệp


100% (2)

Tính thời vụ
3

kinh doanh nơng nghiệp

100% (1)

BT Tự luận chương 8 -NLKT
2

66

kinh doanh nông nghiệp

None

Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức cơ sở đoàn khu
vực nông thôn trên địa bàn huyện kim bảng tỉnh hà nam
kinh doanh nông nghiệp

None

Training session 2
3

kinh doanh nông nghiệp

None



Xử phạt hành chính được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính bao gồm tất cả cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngồi vi
phạm hành chính trên các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước chưa
đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.3.1. Trách nhiệm hành chính đối với người dưới 14 tuổi:
Những người dưới 14 tuổi được xếp vào nhóm khơng có năng lực trách nhiệm
hành chính, tuy nhiên nếu nhận thấy có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thì các cơ
quan có thẩm quyền sẽ xem xét để đưa ra hình phạt.Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 90
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau: “Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực
hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ
luật hình sự”.
Ngồi ra, về chủ thể từ đủ 12 đến dưới 14 tuổi khi thực hiện hành vi có dấu hiệu
của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự thì các
chủ thể này sẽ phải chịu biện pháp xử lý đưa vào trường giáo dưỡng. Thời hạn áp
dụng biện pháp này được quy định tại Khoản 3 Điều 91 Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ 06 tháng đến
12 tháng.
1.3.2. Trách nhiệm hành chính đối với người từ 14-16 tuổi
Những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là những người chưa thành niên,
được xếp vào nhóm những người có năng lực trách nhiệm hành chính hạn chế.
Những chủ thể này sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi khi thực hiện những
hành vi có tính chất cố ý.
Về trách nhiệm hành chính mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải gánh
chịu khi cố ý thực hiện những hành vi vi phạm hành chính cũng có một số biện pháp
tương tự với xử lý người vi phạm từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi như: Biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn; Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.Tuy nhiên biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy khơng có biện pháp

nào khác phù hợp hơn.
Ngoài ra với những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi vi phạm hành chính
có thể bị áp dụng xử lý những hình phạt chính được quy định trong Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012, cụ thể là biện pháp cảnh cáo. Khi xử phạt theo hình thức
cảnh cáo thì các cán bộ, cơng chức có thẩm quyền phải lập biên bản đi kèm.


Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về các biện pháp thay thế
xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, như vậy khi xem xét mức
độ vi phạm và căn cứ vào các biện pháp xử lý, áp dụng trách nhiệm hành chính theo
quy định thì các cơ quan có thẩm quyền xét xử có thể áp dụng biện pháp thay thế xử
lý bao gồm: Nhắc nhở; quản lý tại gia đình.
1.3.3. Trách nhiệm hành chính đối với người trên 16 tuổi
Những người từ đủ 16 tuổi trở lên được xếp vào nhóm có năng lực trách nhiệm
hành chính đầy đủ. Những chủ thể này sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hành chính cho
mọi hành vi vi phạm hành chính của mình mà khơng cần phải căn cứ vào ý chí chủ
quan của người đó.
Trong nhóm đối tượng này được chia làm hai nhóm, là người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi và người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Với những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hành
chính nhẹ hơn những người từ đủ 18 tuổi trở lên, cụ thể căn cứ theo
Khoản 3
Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xử lý:
“Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì
mức tiền khơng q một nửa mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên, trường
hợp khơng có tiền nộp phạt hoặc khơng có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục
hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”.
1.3.4. Đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Cá nhân, tổ chức nước ngồi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch
Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam,
trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác.
1.4. Chế tài hành chính
1.4.1. Khái niệm chế tài hành chính
Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật, xác định các
hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung
được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.


Chế tài hành chính, theo quan niệm của luật hành chính và với tư cách là một chế
định của ngành luật này, là một bộ phận của các quyết định hành chính được áp dụng
bởi các chủ thể quản lý có quyền lực quyết định đơn phương. Đối tượng bị áp dụng,
thi hành chế tài hành chính là các cá nhân, tổ chức vi phạm các trật tự công được
pháp luật bảo vệ, được quy định trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội
như lĩnh vực môi trường, giao thông, đô thị, lao động, xây dựng, đất đai, kỷ luật nhà
nước.
1.4.2. Đặc điểm chế tài hành chính.
Chế tài hành chính được áp dụng khơng chỉ nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích cơng
mà cịn bảo vệ các quy tắc, trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống n bình cho cư dân.
Ngồi tính trừng phạt, chế tài hành chính cịn nhằm ngăn chặn những vi phạm có thể
xảy ra nguy hiểm hơn.
Ví dụ: xử phạt người điều khiển xe ơ tơ có nồng độ cồn cao nhằm ngăn chặn họ có
thể điều khiển xe gây tai nạn, nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người khác,
hoặc xử phạt người có hành vi trộm cắp vặt để ngăn ngừa việc họ có thể tái diễn hoặc
chuyển hóa thành hành vi trộm cắp bị chế tài theo Bộ luật Hình sự.
Chế tài hành chính, ln ln chứa trong nó đặc tính trừng trị. Điều đó có nghĩa,
chế tài hành chính phải bao gồm các hình thức chế tài nghiêm khắc và thi hành
nghiêm minh. Tính nghiêm khắc thể hiện ở mức phạt tiền, việc tước hay hạn chế sử

dụng các loại giấy phép, đình chỉ việc xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng hay
quyết định phá dỡ cơng trình xây dựng trái phép.
Chế tài hành chính có thể áp dụng đối với những người dân bình thường và cũng
có thể áp dụng đối với các chủ thể là cán bộ, công chức hay những người có thẩm
quyền trong quản lý hành chính. Về ngun tắc, các chủ thể vi phạm đều phải bình
đẳng trong việc áp dụng các hình thức chế tài, cần tránh tình trạng bao che, xử lý nội
bộ cho những người vi phạm là cán bộ, công chức. Mặt khác, cùng một hành vi vi
phạm, nếu chủ thể là cán bộ, công chức có thể bị xử lý nặng hơn do có trình độ am
hiểu nhất định về lĩnh vực vi phạm, ngồi ra có thể xử lý kỷ luật đối với họ.
1.5. Thẩm quyền áp dụng
Vi phạm hành chính thường xảy ra phô biến ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, để
phản ứng mau lẹ với các vi phạm, phòng ngừa và loại trừ chúng, bảo vệ trật tự, kỷ
cương trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ quyền tự do và lợi ích hợp pháp
của cơng dân, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định thẩm quyền xử lý
vi phạm hành chính về những chủ thể sau:
- Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh).


- Thẩm quyền của Công an nhân dân: chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành
công vụ; Trưởng Công an cấp xã, huyện; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Trưởng phịng
nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục
Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng: Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành
công vụ; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phịng cấp tỉnh; Đồn trưởng Đồn đặc nhiệm
phịng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc
Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
- Thẩm quyền của Cảnh sát biển: Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công
vụ; Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển; Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển
- Thẩm quyền của Hải quan: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan

- Thẩm quyền của Kiểm lâm: Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm; Hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm; Cục trưởng Cục Kiểm Lâm
- Thẩm quyền của cơ quan Thuế: Đội trưởng Đội Thuế; Cục trưởng Cục Thuế
- Thẩm quyền của quản lý thị trường
- Thẩm quyền của Thanh tra
- Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội
địa: Trưởng đại diện các Cảng vụ
- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; Chánh án Tòa
án nhân dân các cấp
- Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
-Thẩm quyền của Cục quản lý lao động ngoài nước: Cục trưởng Cục Quản lý lao
động ngoài nước
- Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác
được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài.
Việc quy định nhiều cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hơn nữa, vi phạm hành chính xảy ra nhiều, đa
dạng trong tất cả các ngành, lĩnh vực, mọi cấp quản lý hành chính nhà nước.


Bên cạnh việc quy định thẩm quyền của các cơ quan, cá nhân có quyền xử lý vi
phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính cịn quy định nguyên tắc phân định
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có
thẩm quyền xử phạt các vi phạm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành
chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý. Trong trường hợp vi phạm hành chính
thuộc thảm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên
thực hiện.
Do có nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt địi hỏi phải có sự phân định thẩm
quyền xử phạt để tránh chồng chéo chứ năng và bảo đảm pháp chế. Những cơ quan,

cá nhân không được pháp luật trao thẩm quyền xử phạt hành chính thì khơng có thẩm
quyền xử phạt. Xử phạt đúng thẩm quyền là một yêu cầu của nguyên tắc pháp chế
trong xử lý các vi phạm hành chính.
Để bảo đảm cho quyết định xử phạt được thực hiện nghiêm chỉnh, ngăn chặn kịp
thời vi phạm hành chính, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền có thể áp dụng các
biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
sau:
Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ
tục trục xuất
Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục, cơ sở chữ bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
1.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Khi phát hiện hành vi vi phạm
hành chính của cá nhân, tổ chức người có thẩm quyền đang thi nhà cơng vụ có quyền
buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành
chính được thực hiện bằng lời nói, cịi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo
quy định của pháp luật.


Có hai loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đó là: Xử phạt vi phạm hành
chính theo thủ tục đơn giản và thủ tục xử phạt theo thủ tục lập biên bản.
1.6.1.Thủ tục không lập biên bản
- Thủ tục xử phạt không lập biên bản được áp dụng trong xử phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền đến 250.000đ đối với cá nhân, 500.000đ đối với tổ chức. Trường hợp này người
có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chỗ.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm khơng có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp
tại kho bạc nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của kho bạc nhà nước ghi trong quyết
định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Nếu
quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày

chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền
phạt chưa nộp
1.6.2. Thủ tục xử phạt lập biên bản
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với mức
phạt tiền cao hơn mức phạt tiền tối đa đối với những trường hợp xử phạt theo thủ tục
đơn giản. Thủ tục này gồm các bước sau:
 Một là, lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính.
 Hai là, xem xét ra quyết định xử phạt.
 Ba là, thi hành quyết định xử phạt.
 Bốn là, khiếu kiện và thủ tục giải quyết khiếu kiện (nếu có).
Việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi
phạm hành chính phải tuân theo quy định tại Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012. Kết quả thu thập được bằng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi
nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
II. SO SÁNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH
2.1. Giống nhau
- Tính chất: Đều là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi vi
phạm pháp luật.
- Hình thức xử lý:


Đều có hình thức xử lý, gồm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung cùng với các
biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm.
Hệ thống chế tài của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự đều rất đa dạng và
phong phú các mức xử phạt áp dụng cho các mức vi phạm khác nhau.
- Chủ thể áp dụng (Thẩm quyền áp dụng): Thẩm quyền áp dụng đều chủ yếu thuộc
các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
- Đối tượng áp dụng: Đều có đối tượng chung là công dân.
- Đặc điểm: Đều là trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật đối với Nhà
nước.

- Thủ tục áp dụng: Đều được tiến hành theo thủ tục nhất định do pháp luật quy định.
2.2. Khác nhau
Nội dung
Khái niệm

Tính chất

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hình sự

Là trách nhiệm thi hành

Trách nhiệm của người phạm

nghĩa vụ do pháp luật hành
chính quy định và trách
nhiệm phát sinh do vi phạm
nghĩa vụ đó.

tội phải chịu những hậu quả
pháp lý bất lợi về hành vi
phạm tội của mình.

Được thể hiện thơng qua
Được phản ánh qua bản án
quyết định hành chính, hành hay quyết định có hiệu lực
vi hành chính hay quyết
của Tịa án.
định kỷ luật của cá nhân, tổ

chức có thẩm quyền.

Hình thức xử

Từ cảnh cáo đến phạt tiền,

Hình phạt cao nhất là tử

phạt

mang tính chất nhẹ hơn với
xử lý trách nhiệm hình sự.

hình.

Đối với hình phạt chính
trong pháp luật hành chính
gồm cảnh cáo và phạt tiền:
Từ 1.000.000 –
500.000.000 đồng


Chủ thể áp
dụng

Thủ trưởng hoặc cá nhân có Tịa án nhân dân các cấp.
thẩm quyền; cơ quan đơn
vị, xí nghiệp, cơ quan cơng
an hoặc cơ quan có thẩm
quyền.


Mục đích

Xử lý vi phạm hành chính,
loại trừ những vi phạm

Trừng trị người, pháp nhân
thương mại phạm tội mà

pháp luật, ổn định trật tự
quản lý trên các lĩnh vực

còn giáo dục họ ý thức tuân
theo pháp luật và các

quản lý hành chính nhà
nước.

quy tắc của cuộc sống, ngăn
ngừa họ phạm tội
mới, …

Độ tuổi chịu
trách nhiệm

Đặc điểm

- Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi bị xử phạt
hành chính đối với hành vi

vi phạm hành chính do cố ý

Trách nhiệm hành chính là
trách nhiệm thi hành nghĩa vụ
do pháp luật hành chính quy
định và trách nhiệm phát sinh

- Người từ đủ 16 tuổi trở
lên bị xử phạt đối với mọi
hành vi vi phạm hành
chính.

do vi phạm nghĩa vụ đó.

Là loại trách nhiệm pháp lý

Là loại trách nhiệm pháp lý

được áp dụng để xử lý các
vi phạm hành chính.

được áp dụng để xử lý các vi
phạm hình sự do pháp luật
hình sự quy định. Trách
nhiệm hình sự có mức độ
nghiêm khắc hơn trách nhiệm
hành chính.

Đối tượng áp
dụng


- Công dân Việt Nam

- Cá nhân

- Công dân nước ngoài,

- Pháp nhân thương mại


người không quốc tịch
- Tổ chức
Thủ tục áp
dụng

-Thủ tục đơn giản và thủ tục
đầy đủ được tiến hành đa
phần nhanh chóng có thể
ngay khi vi phạm xảy ra.

- Được tiến hành theo trình tự
đặc biệt theo quy định đặc
biệt mà cơ quan phải thực
hiện thường mất nhiều thời

- Thời hạn ra quyết định xử

gian hơn nhiều so với thủ tục

phạt hành chính ngắn, đối

với những vụ việc phức tạp

xử lý vi phạm hành chính.
- Thời hạn ra quyết định hình

là 30 ngày, nếu cần xác
minh thêm cũng chỉ thêm
30 ngày.

sự lâu hơn nhiều tùy thuộc
vào tình tiết vụ án.

III. THỰC TRẠNG VỀ ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH NƯỚC
TA HIỆN NAY
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình
Hiện nay, quảng cáo trên truyền hình là hoạt động xúc tiến thương mại phổ biến
nhất, có khả năng ảnh hưởng lớn đến nhiều chủ thể trong xã hội, đặc biệt là người
xem truyền hình. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên
truyền hình là cơng cụ hữu hiệu bảo đảm trật tự của hoạt động quản lý trong lĩnh
vực quảng cáo, từ đó nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính
Nhà nước. Tuy nhiên, quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình vẫn cịn tồn tại một số hạn chế.
3.1.1. Vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình
Vi phạm hành chính về quảng cáo trên truyền hình là một dạng cụ thể của vi
phạm hành chính, nên cũng phải bảo đảm các dấu hiệu cơ bản của một vi phạm
hành chính, đó là: hành vi trái pháp luật, có lỗi, chủ thể vi phạm phải có năng lực
trách nhiệm hành chính và theo quy định thì bị xử phạt. Tuy nhiên, do các chủ thể
và yếu tố cấu thành pháp lý của vi phạm pháp luật là tập hợp các dấu hiệu pháp lý
nên chúng được xem xét trong mối quan hệ thống nhất với nhau.



3.1.2. Hành vi xử phạt
- Hành vi trái pháp luật: cũng như phần lớn các loại vi phạm pháp luật khác,
các vi phạm quy định về quảng cáo trên truyền hình thường là hành vi dạng hành
động. Khơng thể có hành vi quảng cáo dưới dạng không hành động. Vi phạm hành
chính trong hoạt động quảng cáo là vi phạm các quy định tại Điều 8 Luật Quảng
cáo năm 2012 và các quy định tại Nghị định số181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số38/2021/NĐ-CP quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
- Hành vi có lỗi: đây là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật nói chung và
vi phạm hành chính nói riêng, trong đó có vi phạm hành chính đối với các hành vi
vi phạm quy định về quảng cáo trên truyền hình. Mỗi một hành vi trái pháp luật
khơng có nghĩa đã là hành vi vi phạm pháp luật, nếu chưa xác định được lỗi, tức là
yếu tố chủ quan của người vi phạm đối với hành vi của mình. Đối với các vi phạm
quy định quảng cáo trên truyền hình thì ln thể hiện lỗi ở dạng lỗi cố ý: chủ thể
hoàn toàn nhận thức được hành vi quảng cáo của mình đang thực hiện là vi phạm
pháp luật. Tổ chức, cá nhân hoàn toàn nhận thức được mức độ nguy hiểm cho xã
hội do hành vi mình gây ra.
- Ví dụ, cá nhân, tổ chức hồn toàn ý thức được việc quảng cáo các sản phẩm sữa
với những tính năng vượt trội như uống vào con cao lớn, thông minh hơn mà
không kèm theo thông tin “sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát
triển toàn diện của trẻ nhỏ” theo quy định sẽ làm cho các bà mẹnuôi con bằng sữa
mẹ mất tự tin vào nguồn sữa của chính mình và cho con chuyển sang uống sữa
cơng thức.
- Hành vi đó phải được một văn bản pháp luật quy định là vi phạm hành chính
và phải chịu trách nhiệm hành chính: một hành vi dù có gây ra thiệt hại cỡ nào
nhưng không được quy định trong các văn bản pháp luật là vi phạm hành chính và
phải chịu trách nhiệm hành chính thì hành vi đó vẫn chưa phải là vi phạm hành
chính. Pháp luật hiện hành khơng có quy định riêng về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình, do đó quảng cáo trên truyền hình

thực hiện theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng
cáo nói chung. Hành vi quảng cáo trên truyền hình chỉđược xem là hành vi vi
phạm hành chính khi hành vi đó được quy định cụ thể trong Nghịđịnh


số181/2013/NĐ-CP và Nghị định số38/2021/NĐ-CP. Những hành vi không được
quy định trong các Nghịđịnh trên thì khơng được xem là hành vi vi phạm.
- Chủ thể vi phạm phải có năng lực trách nhiệm hành chính: trong lĩnh vực
quảng cáo trên truyền hình chủ thể vi phạm hành chính chủ yếu là tổ chức. Cũng
như những chủ thể của vi phạm hành chính nói chung, chủ thể thực hiện vi phạm
hành chính do hành vi vi phạm quy định về quảng cáo trên truyền hình cũng là các
cá nhân, tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định pháp luật.
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quy định về quảng cáo trên truyền hình bao
gồm: “tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động
quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam”.
3.1.3. Mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính
- Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo trên
truyền hình được quy định cụ thể tại các điều khoản có liên quan của Nghị định số
38/2021/NĐ-CP. Về cơ bản, mức phạt tiền cho các hành vi vi phạm hành chính về
quảng cáo trên truyền hình được quy định ở mức thấp hoặc rất thấp so với số lợi
có thểthu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo trên
truyền hình nên khơng đủ sức răn đe, trừng trị đối với chủ thể vi phạm.
- Đơn cử, khoản 2 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo có sử dụng các
từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự
mà khơng có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định. Có thể thấy, bằng việc
sử dụng các từ ngữ nêu trên các nhà quảng cáo đã đánh vào tâm lý của người tiếp
cận quảng cáo nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm được quảng cáo, có thể
khiến cho người xem có những hiểu biết thiếu chính xác về chất lượng sản phẩm.
Với hành vi quảng cáo này, người quảng cáo có thể thu được rất nhiều lợi ích vì

bán được hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình do khách hàng nghĩ rằng
hàng hóa hoặc dịch vụđược quảng cáo thật sự là “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”,
“số một”... trên thị trường, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Rõ ràng với mức
phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (mức phạt trung bình 15.000.000
đồng) là q thấp so với số lợi có thểthu được, do đó giá trị răn đe đối với chủ thể
quảng cáo là không đáng kể.


Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của xử phạt vi phạm hành chính
đó là: “Việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm, đối
tượng vi phạm”. Trên cơ sở đó, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) quy định khi xây dựng các hình thức xử
phạt, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào các
yếu tố: Tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước của hành vi
vi phạm; đối với hành vi vi phạm khơng nghiêm trọng, có tính chất đơn giản, thì
phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo; mức thu nhập, mức sống trung bình của
người dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mức độ
giáo dục, răn đe và tính hợp lý, tính khả thi của việc áp dụng hình thức, mức
phạt.Yêu cầu này rất có ý nghĩa trong việc phân hóa mức độtrách nhiệm hành
chính và bảo đảm sự cơng bằng trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, Nghị định số 38/2021/NĐ-CP vẫn còn một số quy định mang tính
“cào bằng”, chưa phân hóa được tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp
luật về quảng cáo trên truyền hình. Đơn cử, khoản 3 Điều 40 Nghị định số
38/2021/NĐ-CP chỉ quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
cho hành vi quảng cáo vượt tổng thời lượng quảng cáo cho phép mà không quan
tâm là vượt bao nhiều phần trăm thời lượng cho phép. Trong khi đó, số phần trăm
thời lượng vượt so với thời lượng cho phép như đã phân tích sẽ quyết định số lợi
thu được nhiều hay ít. Chẳng hạn, theo tính tốn ở đoạn trên, trong điều kiện bình
thường nếu tăng thêm 1% thời lượng cho phép thì kênh VTV1 sẽ thu được
223.000.000 đồng, nhưng nếu tăng 10% thì số lợi thu được sẽ là 2,333 tỷ đồng.

Như vậy, sẽ rất không hợp lý khi thời lượng quảng cáo vượt 1% hay 10% theo quy
định đều chịu chung một khung xử phạt tối thiểu là 50.000.000 triệu đồng và tối
đa 100.000.000 đồng. Nhận thấy, Chính phủ cần phải xem xét kỹ lưỡng các quy
định về mức tiền phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo trên
truyền hình để bảo đảm chủ thể vi phạm sẽ gánh chịu mức tiền phạt tương ứng với
tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm.
3.2.4. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả
Thứ nhất, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
97/2017/NĐ-CP) quy định việc xây dựng các biện pháp khắc phục hậu quả đối
với từng hành vi vi phạm hành chính phải căn cứ vào các yêu cầu sau đây: (i)


Phải gây ra hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả; (ii) Đáp ứng yêu
cầu khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây
ra;(iii) Phải được mơ tả rõ ràng, cụ thể để có thể thực hiện được trong thực tiễn
và phải bảo đảm tính khả thi. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xử phạt và
phát huy giá trị của các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, thiết nghĩ các nhà làm luật
cần xem xét mở rộng thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho các
chức danh có thẩm quyền ở cơ sở để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn quản lý, tăng
cường hiệu quả xử phạt và nhanh chóng khắc phục hậu quả do vi phạm hành
chính gây ra.
Thứ hai, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2020) quy định việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
phải tuân thủ nguyên tắc: “Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống
nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật”. Tính thống nhất
của hệ thống pháp luật đòi hỏi phải loại bỏ mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo
ngay trong bản thân hệ thống, trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và
giữa các quy phạm pháp luật với nhau. Nếu hệ thống pháp luật không thống nhất,

giữa các quy phạm pháp luật chứa đựng sự bất cập, mâu thuẫn thì hệ thống ấy
khơng thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu
quả.Do vậy, Chính phủ cần khẩn trương rà soát tất cả Nghịđịnh quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực để loại bỏ các quy định chưa phù hợp
với Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm bảo đảm sự thống nhất về thẩm quyền
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong hệ thống pháp luật.
3.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi về quấy rối tình dục nơi
công cộng
Trong thời gian qua, nước ta xảy ra nhiều vụ quấy rối tình dục tại nơi cơng
cộng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Quấy rối tình dục là một hình thức bạo lực
trên cơ sở giới, có thể khơng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất,
nhưng có thể ảnh hưởng đến tinh thần của người bị quấy rối, khiến họ sợ hãi, xấu
hổ, tự cơ lập, thậm chí dẫn đến tự tử. Do đó, xóa bỏ quấy rối tình dục nơi cộng
cộng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ quyền con người, bảo
đảm một xã hội văn minh, tiến bộ. Xử phạt vi phạm hành chính đối với các
hành vi về quấy rối tình dục nơi cơng cộng được xem là công cụ hữu hiệu bảo



×