Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Tiểu luận) bài tập lớn học phần lịch sử kinh tế đề tài tình hình kinh tế xã hội trung quốcthời kỳ 1949 1978

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
-------***-------

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN LỊCH SỬ KINH TẾ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC
THỜI KỲ 1949- 1978
LỚP : KIỂM TOÁN CLC 64B

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

1

2

3

4

5

2

Họ và tên

Nhiệm vụ chính



Lê Quang Anh

Tìm hiểu và viết luận phần:
- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953
- 1957)
Làm Powerpoint
Người thuyết trình số 3

Nguyễn Hồng Qn

Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Minh Khơi

Tìm hiểu và viết luận phần:
- Giai đoạn Đại nhảy vọt (1958 –
1965)
Làm Powerpoint
Người thuyết trình số 2
Tìm câu hỏi trắc nghiệm ơn tập
Tìm hiểu và viết luận phần:
- Giai đoạn “Bốn hiện đại hóa” (1976
– 1978)

Tìm hiểu và viết luận phần:
- Giai đoạn khơi phục kinh tế (1949 –
1953)
Người thuyết trình số 1


Tìm hiểu và viết luận phần:
- Giai đoạn Đại cách mạng hóa vơ
sản (1966 – 1976)
Nguyễn Quang Trung
- Hoàn thiện, chỉnh sửa bài luận
- Tìm câu hỏi trắc nghiệm ơn tập

Điểm


MỤC LỤC CHÍNH
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu…………………………..4

2.

Mục tiêu và nhiệm vụ thảo luận………………………………..4

3.

Bố cục bài thảo luận…………………………………………....5

NỘI DUNG
I. CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1949 ĐẾN 1953)……....6
II. KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1953 - 1957)………….7
III. GIAI ĐOẠN ĐẠI NHẢY VỌT (1958 - 1965)…………………...10
IV. GIAI ĐOẠN ĐẠI CÁCH MẠNG HĨA VƠ SẢN (1966 – 1976)
………………………………………………………………………...15

V. GIAI ĐOẠN BỐN HIỆN ĐẠI HÓA (1976-1978)……………….21
KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA BÀI VIẾT

3

1.

Bài học rút ra từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc………..24

2.

Kết luận………………………………………………………...25

3.

Hạn chế của bài viết……………………………………………26


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
- Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đóng góp của Trung
Quốc cho tăng trưởng kinh tế thế giới trung bình ở mức 30% và trong một số
năm đạt 40%. Trung Quốc cũng là nền kinh tế có nhu cầu nhập khẩu lớn trên
thế giới, là nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi lớn, có mối liên hệ lớn về thương
mại và tài chính với nhiều nền kinh tế. Với vai trị của mình trong nền kinh tế
thế giới, bất kỳ sự thay đổi nào trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế
của Trung Quốc cũng ảnh hưởng tới kinh tế các nước, kinh tế khu vực và rộng
hơn là kinh tế toàn cầu. Có một dự báo chính thức nói rằng Trung Quốc sẽ trở
thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa vào năm 2028
Trong lịch sử, Trung Quốc từng là một trong những cường quốc kinh tế hàng

đầu thế giới trong gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỉ XIX. Và để xây
dựng nên một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới như hiện nay không thể không
đề cập tới giai đoạn 1949 – 1978 một trong những thời kì đã để lại một dấu ấn
đậm nét đến nền kinh tế Trung Quốc.
- Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có nhiều nét tương đồng
trong q trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế - xã hội, Đảng Cộng
Sản đều là đảng cầm quyền, đều lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, đều
chuyển từ thể chế kế hoạch hóa tập trung sang thể chế kinh tế thị trường sau
cải cách mở cửa và đổi mới. Vì vậy việc nghiên cứu nền lịch sử kinh tế Trung
Quốc là cần thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ thảo luận
- Mục tiêu: Bài thảo luận tập trung nghiên cứu, trình bày và phân tích những
nền tảng căn bản của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1949-1978, đồng thời,
làm rõ các bước phát triển mới, các công cuộc khôi phục, xu thế và khuynh
hướng phát triển nổi bật, đặc tính kinh tế của Trung Quốc.
- Nhiệm vụ: Bài thảo luận “Trung Quốc trước ngày thành lập nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa (10/1949) đến giai đoạn Bốn hiện đại hóa (1976-1978)”
thực hiện những nhiệm vụ sau đây:




4

Khái quát được tổng thể đặc điểm kinh tế - xã hội Trung Quốc trước
ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Thấy được tổng thể bứic tranh kinh tế Trung Quốc thời kỳ xây dựng mơ
hình kinh tế (1949-1978) cùng với đó là những hạn chế và hậu quả của
mơ hình này.





Từ đó, bài thảo luận rút ra những kinh nghiệm, bài học từ những hậu
quả và chính sach sai lệch của mơ hình kinh tế.

3. Bố cục bài thảo luận
- Ngoài mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu tham khảo, bài thảo luận bao
gồm năm nội dung chính sau đây:
I. Công cuộc khôi phục kinh tế (1949 đến 1953)
II. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957)
III. Giai đoạn đại nhảy vọt (1958 - 1965)
IV. Giai đoạn đại cách mạng hóa vơ sản (1966 – 1976)
V. Giai đoạn bốn hiện đại hóa (1976-1978)

5


NỘI DUNG
I. CƠNG CUỘC KHƠI PHỤC KINH TẾ (1949-1953)
1. Hồn cảnh lịch sử kinh tế
- Mâu thuẫn nội bộ xảy ra ở Trung Quốc từ 1946 đến 1949 Thế chiến thứ hai
vừa kết thúc. Tháng 10 năm 1949: Nội chiến kết thúc với chiến thắng của
Mao Trạch Đông và những người Cộng sản.
- Hai cuộc chiến liên tiếp gây nhiều thiệt hại cho tồn bộ nền kinh tế và
chính trị Trung Quốc. Tình trạng nghèo đói từng xảy ra ở Trung Quốc trước
đây nhưng sau 2 năm trong chiến tranh, tình hình càng trở nên nghiêm trọng
hơn.
- Trong cuộc nội chiến, Quốc dân Đảng có xu hướng phá hủy khu vực cơng
Cũng có thể để nó rơi vào tay Đảng Cộng sản. Mặc dù Đảng Cộng sản đã

giành được thắng lợi nhưng bù lại phải đối mặt với một nền kinh tế bị công
nghiệp tàn phá nặng nề, dẫn đến suy thoái kinh tế nguồn nhiên liệu và điện
đang thiếu hụt.Và nó khơng chỉ bị ảnh hưởng bởi các ngành công nghiệp nêu
trên lĩnh vực nông nghiệp cũng suy giảm. tình trạng nghèo đói lan rộng trong
nơng nghiệp Cuối năm 1949, đầu năm 1950, nơng nghiệp có mối quan hệ mật
thiết với Đảng Cộng sản Tài sản bị tước đoạt theo lời hứa cải cách ruộng đất.
Ngoài ra, nội chiến cịn khiến nhiều nơng dân bỏ ruộng để gia nhập quân đội
và chiến đấu dẫn đến tình trạng thiếu lao động.
- Sau Thế chiến II, Trung Quốc nằm dưới sự kiểm sốt Liên Xơ. Trong thời
kỳ này, Liên Xơ bắt đầu chiếm một lượng lớn tài nguyên công Vật liệu công
nghiệp, quý hiếm từ Trung Quốc được vận chuyển về nước phục vụ quá trình
tái thiết được thành lập sau Thế chiến thứ hai. Toàn bộ nền kinh tế Trung
Quốc bị phá hủy như một kết quả tất yếu sau cuộc nội chiến cũng như kết quả
khi Trung Quốc tham chiến vào cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2.
2. Diễn biến công cuộc khôi phục kinh tế
- Sau ngày giải phóng, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nhiều khó
khăn, sản xuất nơng cơng thương nghiệp trong tình trạng giảm sút nghiêm
trọng. Do vậy, công cuộc khôi phục kinh tế đã được triển khai trên 274 tất cả
các lĩnh vực kinh tế.


Nông nghiệp

+ Năm 1950 trong nông thôn, Trung Quốc đã thực hiện cải cách ruộng
đất và đến cuối năm 1952, cải cách ruộng đất đã cơ bản hoàn thành. Kết quả
46 triệu ha ruộng đất được chia cho 300 triệu nông dân. Do vậy, quan hệ kinh
6


Document continues below

Discover more
from:sử kinh tế
Lịch
ACC62A
Đại học Kinh tế…
708 documents

Go to course

SO SÁNH TRẬT TỰ
5

Vecxai Washington…
Lịch sử
kinh tế

100% (18)

Slides Văn minh Ấn
56

27

Độ cổ trung đại
Lịch sử
kinh tế

100% (7)

Kinh tế Trung Quốc

1949 - 1978
Lịch sử
kinh tế

100% (6)

CÂU HỎI ÔN TẬP
31

LỊCH SỬ CÁC HTKT…
Lịch sử
kinh tế

100% (5)

Giáo trình Lịch sử
244

học thuyết kinh tế -…


Lịch sử
kinh tế

100% (3)

TỰ LUẬN GIỮA

tế - xã hội trong nơng thơn Trung Quốc đã có sự thay đổi, quan hệ sản xuất
KÌIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII

phong kiến đã bị thủ tiêu, đồng thời sở hữu nhỏ và sản
3 xuất nhỏ của người
nông dân đã trở thành cơ sở cho sự phát triển của nông nghiệp.
Trong giai
Lịch sử
100% (3)
đoạn cải cách ruộng đất, Trung Quốc bước đầu xây dựng kinh
các hợp
tế tác xã nông
nghiệp, năm 1951 có 300 hợp tác xã, năm 1952 tăng lên 4.000 hợp tác xã. Để
tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, Trung Quốc còn chú trọng phát triển
hệ thống thủy lợi. Từ năm 1949-1952, số lượng đất đào đắp là 1.700 triệu
m3 , gấp 23 lần so với kênh đào Xuy-ê (Suez) và 10 lần so với kênh đào
Panama. Do vậy, sản xuất nơng nghiệp có điều kiện nhanh chóng phục hồi.
Năm 1949, sản lượng lương thực là 108 triệu tấn, năm 1952 tăng lên 159,3
triệu tấn.
 Công thương nghiệp
+ Trung Quốc đã tiến hành quốc hữu hóa các cơ sở cơng thương nghiệp
của tư bản nước ngồi và các thế lực tư sản mại bản. Trên cơ sở ấy, các cơ sở
kinh tế quốc doanh đã hình thành và nhà nước đã nắm lấy những mạch máu
kinh tế quan trọng. Nhìn chung đến cuối năm 1952, kinh tế quốc doanh chiếm
50% giá trị sản lượng công nghiệp; chiếm 95% trong tổng số chu chuyển
hàng hóa và vật tư. Trong lĩnh vực công thương nghiệp, bước đầu đã hình
thành nên quan hệ kinh tế mới, góp phần tác động tích cực tới sự phát triển
của nền kinh tế. Tình hình giá cả, tài chính và tiền tệ cũng đi vào ổn định.
Năm 1952 thu chi tài chính cân bằng, riêng số thu năm 1952 so với năm 1949
tăng 239%. Do vậy, đời sống nhân dân Trung Quốc được cải thiện.
3. Kết quả của công cuộc khôi phục kinh tế:
- Như vậy, sau ba năm tiến hành khôi phục kinh tế, Trung Quốc đã thu được
những thắng lợi cơ bản. Năm 1952, tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp

đạt 177,5% so với năm 1949. Tuy vậy, trong công nghiệp Trung Quốc thì sản
phẩm tính theo đầu người cịn thấp, ví dụ thép là 2,3 kg, dầu lửa 0,7 kg v.v...
Từ tình trạng ấy, hằng năm Trung Quốc phải nhập 95% số lượng thép, 76%
thiết bị máy móc, 21% nguyên liệu dệt và 99% số lượng dầu mỏ v.v... Để từng
bước xóa bỏ tình trạng thấp kém và lạc hậu của nền kinh tế, Trung Quốc đã
triển khai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957).
II. KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT (1953-1957)
1. Hoàn cảnh
- Sau khi thành lập Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa và hồn thành Cải cách
Ruộng đất, mục tiêu tiếp theo của Mao là phát triển kinh tế và cơng nghiệp
hóa quốc gia.
7


- Mơ hình phát triển kinh tế mà Mao sử dụng được phỏng theo Liên Xơ. Như
Spence giải thích: “Một chuỗi các kế hoạch 5 năm được cho là nguyên nhân
giúp quốc gia này nổi lên như một cường quốc tầm cỡ thế giới vào những
năm 1930, với khả năng chống chọi và đẩy lùi tồn bộ cuộc tấn cơng của Đức
trong Thế chiến thứ hai. Chiến thắng đó lại cho phép Liên Xơ mở rộng ảnh
hưởng của mình ở châu Âu khi chiến tranh kết thúc, bất chấp nỗ lực ngược lại
của Hoa Kỳ.” Thật vậy, Mao nhận ra rằng một nền kinh tế mạnh sẽ chuyển
thành sự công nhận và quyền lực ngày càng tăng trên trường thế giới.
- Năm 1953, Mao đưa ra Kế hoạch 5 năm đầu tiên của Trung Quốc, mà chủ
yếu dựa trên việc giữ cho nhập khẩu nước ngoài ở mức tối thiểu và tăng
nhanh sản lượng của ngành công nghiệp nặng. Sản lượng nông nghiệp được
sử dụng để nuôi sống dân cư đô thị và hỗ trợ tăng trưởng công nghiệp.
2. Kế hoạch
- Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất , Trung Quốc đã tiến hành công
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn, từ thành thị tới nông thôn với
tất cả đối tượng như nông dân, thợ thủ công, tiểu thương và công thương

nghiệp tư bản doanh nghiệp.
- Thép là mục tiêu cốt lõi để phát triển. Đến cuối kế hoạch 5 năm đầu tiên,
thành phố phía bắc An Sơn thuộc tỉnh Liêu Ninh chịu trách nhiệm cho 40%
tổng sản lượng thép của Trung Quốc. Trong kế hoạch 5 năm, sản lượng thép
tăng từ 1,3 triệu tấn năm 1952 lên 5,2 triệu tấn năm 1957 . Ngồi Anshan,
tầng lớp nơng dân ở nơng thơn được khuyến khích thành lập các 'lị nung ở
sân sau' của riêng họ để thúc đẩy hơn nữa sản xuất thép.
3. Hiệp ước Hữu nghị Trung-Xô
- Các chuyên gia từ Liên Xô đã có cơng trong việc đề xuất và thực hiện các
dự án quy hoạch đô thị cũng như trong nhiều khía cạnh khác của kế hoạch 5
năm đầu tiên. Sau khi chiến thắng Nội chiến, Mao đã ký Hiệp ước Hữu nghị
Trung-Xô. Điều này mang lại nhiều lợi thế và bất lợi. Như Spence lưu ý: 'Đây
là thời kỳ hợp tác chặt chẽ nhất giữa Trung Quốc và Liên Xô. Hàng nghìn cố
vấn kỹ thuật Liên Xơ đã đến Trung Quốc để giúp xây dựng nhà máy, quy
hoạch công nghiệp, phát triển thủy điện, mở rộng mạng lưới đường sắt và
thậm chí cả kiến trúc đơ thị. Trước khi các chuyên gia Liên Xô đến, Trung
Quốc trước đây được coi là một quốc gia nghèo về dầu mỏ, nhưng một báo
cáo do các du khách Liên Xô đưa ra cho thấy Trung Quốc có thể tự cung tự
cấp hồn tồn về sản xuất dầu mỏ. Hơn nữa, 'dầu mỏ của Trung Quốc đã đạt
đến mức của Liên Xô trong kế hoạch 5 năm đầu tiên […] cơng nghiệp hóa
8


nhanh chóng như vậy hiếm khi được nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới và
tất nhiên không thể tách rời sự trợ giúp của Liên Xô'. Tuy nhiên, các chun
gia Liên Xơ khơng miễn phí. Mặc dù Stalin đã cho Mao vay 300 triệu đô la,
khoản vay này có lãi suất rất cao. Tay của Mao bị trói vì ơng sợ một cuộc xâm
lược của Hoa Kỳ để phục hồi nhà lãnh đạo Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch,
vì vậy sự hỗ trợ của Liên Xơ đã đóng vai trò ngăn chặn. Sau kế hoạch 5 năm
đầu tiên, căng thẳng giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu nổi lên. Stalin qua

đời năm 1953 và nhà lãnh đạo mới Khruschev có những khác biệt nghiêm
trọng về ý thức hệ với Mao. Ông đã từ chối ủng hộ Mao để xâm lược Đài
Loan vào năm 1958, và đã từ chối lời hứa trước đó là giúp Trung Quốc phát
triển vũ khí hạt nhân. Từ năm 1958 trở đi, viện trợ và chuyên gia của Liên Xô
bị rút lại.
4. Kết quả
 Thành cơng: Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953
-1957) về cơ bản thành cơng. Cơng cuộc diễn ra nhanh và cơ bản hồn thành
từ nửa đầu năm 1956. Thành phần dân cư sống ở trong các thị trấn và thành
phố đông đảo với hơn 100.000 người đã phản ánh sự phát triển trong nền kinh
tế và công nghiệp. Phần lớn các mục tiêu đã đạt được hoặc vượt chỉ tiêu.
* Về phát triển kinh tế:
- Việc xây dựng công nghiệp đã được sự giúp đỡ nhiều mặt của Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa Đơng Âu với 200 cơng trình cơng nghiệp quan
trọng được coi là xương sống của nền công nghiệp Trung Quốc
- Tốc độ của sản xuất công nghiệp tăng bình qn hằng năm 18%.
* Về cơng nghiệp:
- Trong 5 năm, 246 cơng trình đã được xây dựng và đưa vào sản xuất.
- Sản lượng công nghiệp tăng 140%.
- Sản xuất điện năng vượt kế hoạch với 121.6%, sản xuất thép với 129.8%,
sản xuất than tăng với 115%...
* Về nông nghiệp:
- Phong trào cải tiến kỹ thuật và xây dựng các cơng trình thủy lợi đã góp phần
thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Nhịp độ tăng hàng năm của nông nghiệp đạt 4,5%.
- Do vậy, sản lượng lương thực năm 1957 đạt 185 triệu tấn
9


- Sản lượng tăng 25% so với năm 1952.

* Về đối ngoại:
- Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hồ
bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
- Địa vị quốc tế của Trung Quốc được khẳng định vững chắc.
 Hạn chế : Tuy vậy, trong nền kinh tế Trung Quốc, cơ sở vật chất kỹ thuật
còn yếu kém, lao động thủ công là phổ biến, năng suất lao động thấp. Qua cải
tạo xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đã được xác lập, nhưng
trình độ tổ chức quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém. Xuất phát từ quan điểm
cho rằng nền kinh tế càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt, quy mô các
tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa càng lớn càng tốt nên các loại hình kinh tế tư
nhân ở Trung Quốc bị nhanh chóng xóa bỏ. Quan điểm ấy phản ánh khuynh
hướng chủ quan, nóng vội, muốn hồn thành nhanh chóng cải tạo xã hội chủ
nghĩa. Trong q trình cải tạo xã hội chủ nghĩa thường chú trọng về quy mơ,
số lượng, ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả. Chính quan điểm trên đã ảnh
hưởng tới việc lựa chọn hình thức, bước đi trong quá trình cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở Trung Quốc. Thực tế chỉ ra rằng, trong việc xác lập quan hệ sản xuất
mới, cần phải nhận thức đầy đủ đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, phải thực sự tôn trọng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, vì cái đích trong cải tạo xã
hội chủ nghĩa phải hướng tới sự phát triển của lực lượng sản xuất.
III. GIAI ĐOẠN ĐẠI NHẢY VỌT (1958-1965)
1. Giới thiệu
- “Đại nhảy vọt” là tên thường gọi cho một chiến dịch được phát động trong
giai đoạn 1958 – 1962 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Mao
Trạch Đông, nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để
chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp lạc hậu, dựa vào nơng dân là chính sang một xã hội cơng nghiệp
hố, hiện đại hóa đất nước.
- Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngồi Trung
Quốc, xem như là một chính sách kinh tế thất bại nặng nề nhất thế giới. Sự

thất bại của kế hoạch này làm đình trệ sản xuất, kết hợp với những thiên tai đã
gây ra nạn đói, khiến 13-20 triệu người chết đói và mất tích, đồng thời góp
phần làm cho nền kinh tế non trẻ của Trung Quốc bị chững lại suốt hàng chục
10


năm sau đó. Vì vậy, nhiều người đã gọi cơng cuộc này với cái tên đầy châm
biếm là Đại nhảy lùi.
- Trong các kỳ đại hội đảng được tổ chức vào tháng 3 năm 1960 và tháng 5
năm 1962, những thất bại của cuộc Đại nhảy vọt khiến Mao Trạch Đơng bị
chỉ trích vì khơng đề ra những chính sách hợp lý. Uy tín của ơng bị ảnh hưởng
nặng nề, dẫn đến việc ông khởi xướng cuộc cách mạng văn hoá năm 1966 để
tái củng cố quyền lực trong Đảng.
2. Bối cảnh lịch sử
- Mặc dù kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957) theo mơ hình Xơ-viết đạt
được một số thành công nhưng nền kinh tế vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt
là trong sản xuất nông nghiệp, khiến Trung Quốc không bảo đảm được sản
lượng xuất khẩu và cung cấp thực phẩm cho lực lượng lao động thành thị
đang gia tăng. Cảm thấy khơng hài lịng với mơ hình phát triển kiểu Xơ-viết
vốn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Mao Trạch Đông cho rằng việc huy
động lực lượng quần chúng có thể cho phép Trung Quốc phát triển công
nghiệp và nông nghiệp một cách song song.
3. Cách thức hoạt động
- Đại hội đề ra những chỉ tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm lần thứ hai (19581962), như giá trị tổng sản phẩm sẽ tăng 75% so với năm 1957, trong đó cơng
nghiệp tăng gấp 2 lần, nông nghiệp tăng 35%. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình
hình thực tế khơng diễn ra như vậy, mục tiêu kinh tế được sửa chữa lại, với dự
định nâng sản lượng công nghiệp lên 6,5 lần, sản lượng nông nghiệp lên 2,5
lần. Trong công nghiệp, một số ngành được đề ra với mục tiêu rất cao như sản
xuất thép tăng 18 lần, điện tăng 15 lần, xi măng tăng 10 lần,... Để hướng đến
những mục tiêu kinh tế nói trên, Trung Quốc đã phát động phong trào 3 ngọn

cờ hồng: “Đường lối chung, đại nhảy vọt và công xã nhân dân”.
* Công xã nhân dân
Đại nhảy vọt được dựa trên một lý thuyết logic về sự phát triển kinh tế, thể
hiện cho một phát minh xã hội rõ ràng. œ tưởng trung tâm đằng sau Đại nhảy
vọt là sự phát triển nhanh của nền công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc
nên được diễn ra song song. Họ hy vọng thực hiện cơng nghiệp hóa bằng cách
lợi dụng nguồn cung ứng lao động giá rẻ khổng lồ và tránh phải nhập cảng
các thiết bị, máy móc nặng. Để đạt được điều này, Mao chủ trương một vịng
tập thể hóa sâu rộng hơn dựa theo mơ hình "Thời kỳ thứ 3" của Liên Xô là
cần thiết trong nông thôn Trung Quốc nơi các hợp tác xã hiện hữu sẽ được
nhập vào thành các Công xã nhân dân.
11


Trong công xã, mọi thứ đều là của chung. Nhà bếp công xã trở nên rườm rà.
Mọi thứ thuộc về nhà bếp như bàn ghế, dụng cụ nấu ăn và nồi chảo, tất cả
được tập trung vào nhà bếp công xã. Nấu ăn riêng lẻ bị cấm và được thay thế
bằng ăn uống tập thể. Mọi thứ ban đầu của các hộ gia đình như những con
vật, thóc lúa dự trữ và các đồ vật khác cũng bị tập trung vào công xã. Chúng
được công xã sắp xếp cho những phận sự khác nhau. Tất cả các hoạt động
nông nghiệp đều do cán bộ tập quyền sắp xếp mỗi buổi sáng. Thậm chí tiền
bạc bị cấm sử dụng ở một số nơi. Hơn thế nữa, cuộc sống gia đình bị xóa bỏ;
các nhà dưỡng lão cơng xã được thiết lập, và người dân khơng được phép ăn
chung với gia đình.
Dựa trên những nghiên cứu thực địa của mình, Ralph A. Thaxton Jr miêu tả
những công xã nhân dân như một dạng khác của hệ thống apartheid dành cho
những nhà nông dân. Hệ thống công xã nhân dận ngắm đến việc tối đa hóa
sản xuất để chu cấp cho thành phố và xây dựng các văn phòng, xưởng, trường
học và hệ thống bảo hiểm xã hội cho những người làm việc ở trên đô thị. Cư
dân sống ở những khu vực hẻo lánh, những người chỉ trích hệ thống này được

coi là nguy hiểm. Việc trốn thốt khỏi những cơng xã nhân dân cũng vơ cùng
khó khăn.
 Cơng nghiệp:
Trung Quốc tập trung cao độ để phát triển những ngành công nghiệp nặng
như luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, điện lực,... cũng như phát động phong
trào tồn dân làm cơng nghiệp, toàn dân làm gang thép. Sản xuất thép được
đưa lên hàng đầu, năm 1962 đạt chỉ tiêu đặt ra là 10,5 – 12 triệu tấn, sau nâng
lên 80 – 100 triệu tấn. Cùng lúc đó, khắp nơng thơn Trung Quốc mọc lên hàng
vạn lò luyện sắt thép do nhân dân tự xây dựng. Do tập trung phát triển công
nghiệp nặng, nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm
trọng, thể hiện giữa công nghiệp với nông nghiệp; giữa công nghiệp nặng và
công nghiệp nhẹ; giữa quy mơ xây dựng với khả năng kinh tế tài chính, vật tư
kỹ thuật; giữa tích luỹ và tiêu dùng. Đồng thời, sản xuất gang thép gây lãng
phí tiền vốn, sức lao động do điều kiện, chất lượng kém.
 Nông nghiệp:
Trung Quốc đã xúc tiến xây dựng các công xã nhân dân, mỗi cơng xã khoảng
5000 hộ nơng dân. Nhìn chung tới năm 1958, tất cả các nông dân đã được vào
các công xã. Đây là giai đoạn khắp nông thôn Trung Quốc tiến hành mở rộng
tập trung tư liệu sản xuất của nơng dân, kinh tế phụ gia đình bị xố bỏ và thực
hiện chính sách phân phối bình qn theo phương châm “cả nước ăn chung
một nồi cơm to, cả nước cùng quá độ nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội, càng
12


nghèo càng cách mạng”. Nhà nước còn phát động phong trào học tập và noi
gương công xã Đại Trại – công xã không xin nhà nước chi viện, giúp đỡ, đã
tự lực, tự cường phát triển và có nhiều đóng góp với nhà nước để tăng thêm
tích luỹ từ nơng nghiệp.
4. Tác động của “Đại nhảy vọt”
a) Tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc

- Tiêu cực:
 Tư tưởng tả khuynh trong phát triển kinh tế khiến cho Trung Quốc
đứng trước những hậu quả kinh tế nghiêm trọng, tính ra hàng năm thu
nhập quốc dân giảm 3%, trong đó sản lượng các mặt hàng công nghiệp
đều giảm sút, sản lượng lương thực năm 1960 tụt xuống còn 160 triệu
tấn và hàng năm Trung Quốc phải nhập một khối lượng lương thực
bằng 1/3 tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu. Tình hình kinh tế nói trên đã
gây ra những đảo lộn trong đời sống kinh tế - xã hội.
 Đại nhảy vọt dẫn đến cuộc tàn phá bất động sản trong lịch sử nhân loại,
vượt xa bất kỳ chiến dịch ném bom nào trong thế chiến thứ hai. Khoảng
30% đến 40% ngôi nhà bị biến thành đống đổ nát. Về chính sách ruộng
đất, các thất bại trong việc cung ứng thực phẩm trong Đại nhảy vọt đã
dẫn đến việc dần loại bỏ tập thể hóa trong thập niên 1960. Nó báo hiệu
cho các cuộc xóa bỏ tập thể hóa xa hơn nữa dưới thời Đặng Tiểu Bình.
- Tích cực:
 Có ý kiến cho rằng những chính sách của Đại Nhảy Vọt đã làm rất
nhiều để giữ vững sự phát triển chung của nền kinh tế Trung Quốc sau
những giai đoạn hỗn loạn đầu. Những thống kê chính thức của Trung
Quốc cho thấy rằng ở giai đoạn cuối của Đại nhảy vọt trong 1962, giá
trị sản lượng công nghiệp tăng gấp đôi, tổng giá trị sản phẩm nông
nghiệp tăng 35%, sản xuất thép trong năm 1962 rơi vào khoảng 10,6
triệu tấn đến 12 triệu tấn, đầu tư vào xây dựng cơ bản cũng được gia
tăng và thu nhập trung bình của công nhân và nông dân tăng lên đến
30%.
 Biện pháp phục hồi nền kinh tế:
+ Trong Hội nghị trung ương 9 (1-1961) của Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã đề ra những biện pháp điều chỉnh nhằm phục hồi nền kinh tế.
13



+ Trong công nghiệp, Trung Quốc chủ trương giảm bớt hạng mục xây
dựng cơ bản, chuyển hướng chú trọng sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu
dùng.
+ Ở nông thôn, các công xã nhân dân được củng cố lại, các chợ địa
phương và kinh tế phụ gia đình của nơng dân đã được phục hồi.
+ Trong lĩnh vực tổ chức và quản lý nền kinh tế, những phạm trù kinh tế
với tính cách là những địn bẩy kinh tế như giá cả, tiền lương, lợi nhuận,...
được sử dụng nhằm khuyến khích sản xuất và động viên người lao động.
 Kết quả:
+ Sản xuất từ năm 1963 đã có sự phát triển, sản lượng lương thực năm
1965 đạt 200 triệu tấn, sản lượng công nghiệp năm 1965 vượt năm 1957.
b) Tác động đến chính trị
- Các quan chức đã bị truy tố vì phóng đại con số. Có trường hợp bí thư tỉnh
ủy bị cách chức và cấm đảm nhiệm chức vụ cao hơn. Một số quan chức cấp
quận đã bị xét xử công khai và hành quyết.
- Mao tự rời chức vụ Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1959 vì
tiên đốn rằng ơng sẽ lãnh trọn sự đổ lỗi cho sự thất bại của Đại nhảy vọt. Tuy
nhiên, ông vẫn giữ chức Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lưu Thiếu Kỳ
(chủ tịch mới của CHND Trung Hoa) và Đặng Tiểu Bình (Tổng bí thư Trung
ương Đảng) được giao quyền thực thi các phương pháp phục hồi nền kinh tế.
5. Hậu quả
- Chính sách kinh tế sai lầm đã đưa đến nạn đói lớn. Mặc dù có những sáng
kiến nông nghiệp tai hại nhưng thời tiết năm 1958 rất thuận lợi và mùa thu
hoạch rất hứa hẹn được mùa. Không may là rất nhiều lao động đã chuyển qua
sản xuất thép và các dự án xây dựng, có nghĩa là nhiều vụ mùa bị bỏ hư
không thu hoạch tại một số nơi. Nhiều nơng dân khơng cịn đủ lương thực
ni sống mình và gia đình, và ở một số nơi, nạn đói bắt đầu xảy ra.
- Các sách niên giám của Encyclopaedia Britannica cho các năm từ 1958 đến
1962 có nhắc đến thời tiết bất thường như sau: Các vụ hạn hán xảy ra sau các
vụ lụt lội. Khô hạn, lụt lội, và thời tiết xấu làm cho Trung Quốc hồn tồn trở

tay khơng kịp; Một trong số đó là sơng Hồng Hà gây lụt miền Đơng Trung
Quốc vào tháng 7 năm 1959. Theo Trung tâm Thảm họa (Disaster Center),
ước tính khoảng 2 triệu người vì đói và chết đuối do nạn lụt đó. Vào năm
1960, ảnh hưởng của hạn hán và các điều kiện thời tiết xấu khác đã làm ảnh
hưởng đến 55 phần trăm đất canh tác. Khoảng 60% đất nông nghiệp ở miền
14


bắc khơng có một chút mưa nào. Với năng suất giảm kỷ lục, thậm chí các khu
vực thành thị cũng phải chịu sự cắt giảm khẩu phần lương thực rất nhiều; tuy
nhiên, nạn đói hàng loạt phần lớn chỉ tập trung ở nông thôn, nơi các con số
thống kê sản xuất bị thổi phồng khủng khiếp. Kết quả là chỉ có rất ít lúa gạo
cịn lại cho nơng dân.
IV. GIAI ĐOẠN ĐẠI CÁCH MẠNG HĨA VƠ SẢN (1966-1976)
1. Giới thiệu
- Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vơ sản gọi tắt là Đại Cách mạng Văn
hóa, là một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hóa Nhân dân Trung Hoa,
diễn ra trong 10 năm, từ tháng 6/1966 tới tháng 10/1976, gây tác động rộng
lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Hoa lục
nên cũng được gọi là “10 năm hỗn loạn”, “10 năm thảm họa”. Trong chiến
dịch Bốn dọn dẹp và tiêu diệt Bốn cái cũ, nhiều danh thắng và giá trị văn hóa
truyền thống của Trung Hoa bị lực lượng này phá hủy. Ngoài ra, cuộc cách
mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia
này một cách sâu sắc và toàn diện.
2. Bối cảnh lịch sử
- Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ
ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là "đấu tranh với giai cấp
tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của
giai cấp vơ sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội". Tuy nhiên,
mục đích chính của cách mạng này được một số người cho rằng: để Mao

Trạch Đơng có thể lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau
thất bại của cuộc Đại nhảy vọt dẫn đến việc ông ta bị tổn thất uy tín đáng kể
trước những nhân vật bất đồng chính kiến như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu
Bình, Bành Đức Hoài,...
- Mao tuyên bố rằng "các phần tử tư sản đã xâm nhập vào chính phủ và xã
hội", chúng đang có âm mưu "khơi phục chủ nghĩa tư bản". Lâm Bưu, người
đứng đầu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã được công nhận trong
hiến pháp là người kế vị của Mao sau khi Mao qua đời. Để tiêu diệt các thành
phần chống đối trong Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như trong các trường
học, nhà máy và các tổ chức chính phủ, Mao nhấn mạnh rằng những người
theo chủ nghĩa xét lại cần phải bị loại bỏ thông qua đấu tranh giai cấp bạo lực.
3. Hồng vệ binh
15


- Hồng vệ binh hay là Vệ binh đỏ là danh xưng dùng để chỉ các thanh thiếu
niên Trung Quốc được giáo dục tôn sùng chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng
Mao Trạch Đơng. Trong Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc thập niên 1960,
lực lượng này được coi là xung kích trong việc đấu tranh, phá bỏ những tập
tục hủ lậu trong xã hội, nhưng dần dần lực lượng này đã trở nên quá khích, họ
sử dụng bạo lực tra tấn, phá hoại và cướp đoạt tài sản, nhà cửa, bức tử, giết
hại những cán bộ, đảng viên, tướng lĩnh và người dân bị họ cho là thiếu tin
tưởng hoặc bất đồng chính kiến với Mao Trạch Đơng và Đảng Cộng sản
Trung Quốc. Nạn nhân của các Hồng vệ binh bao gồm cả các lãnh đạo cao
cấp trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân Giải phóng Nhân dân Trung
Quốc.
- Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh đã gây hỗn loạn cho xã
hội Trung Quốc, đình đốn sản xuất, hàng trăm ngàn đảng viên bị thanh trừng,
nhiều bậc lão thành cách mạng, danh nhân văn hóa bị tra tấn, sỉ nhục hoặc
phải chết tức tưởi. Nhiều danh thắng và giá trị văn hóa truyền thống của

Trung Hoa bị lực lượng này phá hủy. Đến khi cách mạng văn hóa kết thúc vào
đầu thập niên 1970, lực lượng này bị giải tán.
4. Diễn biến
5/1966 - Bắt đầu Cách mạng Văn hóa:
Ngày 16/5/1966, dưới sự chỉ đạo của ơng Mao, Bộ Chính trị đảng Cộng sản
Trung Quốc ban hành một thơng báo chính thức về cuộc Đại Cách mạng Văn
hóa Giai cấp Vơ sản, với mục tiêu chính là loại bỏ phần tử tư sản.
25/5/1966 - Áp phích đầu tiên:
Giảng viên tại Đại học Bắc Kinh tên là Nhiếp Nguyên Tử đã viết một tấm áp
phích lớn và dán ở bảng tin cơng cộng, cơng kích một số lãnh đạo đảng trong
trường và quan chức đảng ở Bắc Kinh là cố gắng ngăn chặn tiến trình cách
mạng. Những tấm áp phích lớn sau đó được sử dụng rộng rãi trong Cách
mạng Văn hóa, để lên án những "kẻ thù của giai cấp".


28/5/1966 - Thành lập Nhóm Cách mạng Văn hóa:
Giang Thanh, vợ thứ 4 của Mao Trạch Đông, cùng với các đồng minh là Trần
Bá Đạt, Khang Sinh, Diêu Văn Nguyên và Trương Xuân Kiều thành lập
Nhóm Cách mạng Văn hóa.
1/8/1966 - Hồng vệ binh phát triển:
Học sinh, sinh viên thành lập các đơn vị Hồng vệ binh sau khi ông Mao viết
thư cổ vũ họ. Các Hồng vệ binh thường mang theo cuốn Hồng bảo thư như
một sự chỉ dẫn hành động từ ông Mao Trạch Đông.
18/8/1966 - Tập hợp Hồng vệ binh:
Hàng triệu Hồng vệ binh từ khắp nơi trên đất nước tập trung tại quảng trường
Thiên An Môn, Bắc Kinh để có cơ hội thấy mặt ơng Mao. Trong những tháng
sau đó, ơng Mao Trạch Đơng đã diễn thuyết trước hơn 12 triệu Hồng vệ binh.
23/8/1966 - 26/12/1966: Hỗn loạn
Bạo lực do Hồng vệ binh gây ra lan tràn khắp Trung Quốc. Họ sử dụng các
hình thức đấu tố, tra tấn, ngược đãi, làm nhục và sát hại. Nhiều người phải tự

tử vì sức ép quá lớn. Theo cuốn Mao's Last Revolution của MacFarquhar và
Schoenhals, tháng 8 và tháng 9/1966, chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có 1.772 người
bị sát hại. Tại Thượng Hải, trong tháng 9 có 704 vụ tự tử và 534 ca tử vong
liên quan đến Cách mạng Văn hóa. Hồng vệ binh cũng phá hủy nhiều cơng
trình, đồ vật liên quan đến tơn giáo.
11/2/1967 - 16/2/1967: Can thiệp thất bại
Một số tướng lĩnh cấp cao muốn chống lại Nhóm Cách mạng Văn hóa nhưng
thất bại. Những tướng này sau đó bị thanh trừng. Quyền lực của Giang Thanh
và tướng trung thành với ông Mao là Lâm Bưu càng được củng cố.
 Dấu chấm hết của Hồng vệ binh:
5/1967 - Bạo lực gia tăng
Bạo lực phe phái, thường liên quan đến các đơn vị quân sự, diễn ra ở khắp
Trung Quốc. Nhiều đơn vị Hồng vệ binh lớn quay sang đối đầu với nhau do
mâu thuẫn về lập trường cách mạng, khiến tình hình thêm phức tạp và đất
17


nước thêm hỗn loạn. Tháng 8/1967, Hồng vệ binh ở Bắc Kinh phóng hỏa đại
sứ quán Anh.
30/8/1967 - Mao Trạch Đơng can thiệp
Ơng Mao Trạch Đơng kiểm sốt bạo lực và ra lệnh bắt một số thành viên của
Nhóm Cách mạng Văn hóa. Tháng 9/1967, ơng đến nhiều tỉnh thành, kêu gọi
các lực lượng cách mạng liên minh chặt chẽ hơn.
27/7/1968 - Dấu chấm hết cho Hồng vệ binh
Các nhóm Hồng vệ binh cịn lại bị kiểm sốt và kỷ luật.
7/9/1968 - Tuyên bố chiến thắng
Các ủy ban cách mạng mới được thành lập và tiến hành chiến dịch toàn quốc
để "thanh lọc hàng ngũ đảng" khỏi những tên "gián điệp" và "phản bội" từ
tháng 9/1968 - 9/1969. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) ngày
7/9/1968 tuyên bố lực lượng Cách mạng Văn hóa đã giành chiến thắng tồn

diện.
22/12/1968 - Điều chuyển về nông thôn
Mao Trạch Đông yêu cầu các học sinh, sinh viên ở thành phố, phần nhiều
trong số đó là Hồng vệ binh, về các vùng nơng thôn để được giáo dục lại.
Năm 1968 - 1980, khoảng 17 triệu học sinh, sinh viên bị điều chuyển.
4/1969 - Người kế nhiệm của Mao Trạch Đông
Tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ IX, Lâm Bưu là phó chủ tịch
đảng duy nhất và được chọn là người kế vị Mao Trạch Đông.
1/1971 - 8/1971: Trục trặc quan hệ
Quan hệ giữa ông Mao Trạch Đông và Lâm Bưu xấu đi sau khi Lâm Bưu chỉ
trích Giang Thanh.
11/1973 - 1/1974: Bè lũ 4 tên
"Bè lũ 4 tên" gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn
Nguyên và Vương Hồng Văn lập chiến dịch chống lại thủ tướng Trung
Quốc Chu Ân Lai, nhưng ơng Chu nhìn chung khơng bị ảnh hưởng và vẫn giữ
được sự ủng hộ của ông Mao.
 Kết thúc Cách mạng Văn hoá
4/1974 - 1/1975: Dần mở cửa
18


Sau vài lần bị cách chức, Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền ở Bắc Kinh. Ơng
Đặng và ơng Chu tiến hành "4 hiện đại hóa" để vực dậy nền cơng nơng
nghiệp, quốc phịng, khoa học và cơng nghệ của đất nước.
10/1976: Bắt Bè lũ 4 tên
Một tháng sau khi ông Mao qua đời, được sự hỗ trợ của quân đội, ông Hoa
Quốc Phong ra lệnh bắt Bè lũ 4 tên, kết thúc Cách mạng Văn hóa.
5. Đặc điểm nền kinh tế
- Công nghiệp:
Trung Quốc lại tiếp tục tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt

là công nghiệp quân sự. Thời gian này, chi phí quân sự thường chiếm khoảng
10% tổng sản phẩm xã hội, chiếm 40% trong tổng ngân sách nhà nước. Tại
một viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử của Trung Quốc, có 300 cán bộ,
nhưng chỉ có 20 người nghiên cứu phục vụ cơng nghiệp dân sự, số còn lại tập
trung nghiên cứu phục vụ công nghiệp quân sự, Thời gian này, hàng triệu trí
thức và sinh viên cịn được đưa về lao động ở các vùng nơng thơn gây ra sự
lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực.
- Nông nghiệp:
Các công xã nhân dân lại quay trở về với chính sách tăng cường xã hội hóa tư
liệu sản xuất, sức lao động. Kinh tế phụ của gia đình nơng dân lại bị xóa bỏ
(Kinh tế phụ được đề cập là ngành thủ công nghiệp - phát triển phụ thuộc vào
nông nghiệp và tồn tại với tư cách là nghề phụ trong gia đình, giúp nơng dân
có thêm thu nhập ngồi). Hoạt động tài chính nhà nước được tăng cường
thơng qua đẩy nhanh tích lũy từ nông nghiệp nên đời sống của nông dân càng
gặp nhiều khó khăn. Chính sách lao động mang tính cưỡng bức và phân phối
bình qn ở các cơng xã khiến nơng dân khơng cịn hứng thú sản xuất.

19



×