Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Tiểu luận) bài tập nhóm môn pháp luật đại cương đề bài tìm hiểu về nhà nước anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: Tìm hiểu về nhà nước Anh.







Giảng viên: Hồng Xn Trường
Mơn: Pháp luật đại cương (LUCS1129)
Nhóm trình bày: nhóm 6
Lớp học phần: 06
Thời gian học phần: Tiết 7 - 8 mỗi Thứ 6 hàng tuần


Thơng tin thành viên nhóm 6
Lớp

STT

Họ và tên


sinh viên

Ghi chú


Kinh Tế Tài Nguyên 63

1

Trần Nguyễn Minh Dũng

11211513

Nhóm trưởng

Kinh Tế Tài Nguyên 63

2

Dương Hà Khanh

11212801

Kinh Tế Tài Nguyên 63

3

Phạm Trần Nhật Linh

11218815

Kinh Tế Tài Nguyên 63

4


Võ Nguyễn Lê Na

11218817

Kinh Tế Tài Nguyên 63

5

Nguyễn Thị Trà My

11218816


LỜI NĨI ĐẦU
Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của hiện tượng nhà nước. Lịch
sử nhà nước và pháp luật tư sản, mỗi quốc gia, trong từng thời kì lịch sử lại chọn
cho mình những hình thức chính thể khác nhau. Mỗi hình thức chính thể có đắc
điểm riêng, những ưu và nhược điểm của chính nó, việc tìm hiểu, phân tích và
đánh giá khách quan một nền chính trị là vơ cùng cần thiết, từ những đánh giá,
chúng ta có thể dễ dàng nắm được tổng thể thực trạng và xác định được những yêu
cầu, phương hướng cho nền thể chế. Chính vì vậy, bài viết này của chúng em sẽ
phân tích nền thể chế của Vương Quốc Anh trên góc nhìn của một cơng dân tồn
cầu qua đó giúp thầy cơ và các bạn có một cái nhìn tổng quan về một nền quân chủ
lập hiến lâu đời.
Đầu tiên là một vài nét lịch sử của Vương Quốc Anh, Vương Quốc Anh đã
tồn tại một thể chế thống nhất từ thế kỷ thứ 10. Sự thống nhất giữa Anh và xứ Uên
bắt đầu từ năm 1284 với đạo luật Rhuddlan, đến năm 1536 được chính thức hoá
với Đạo luật thống nhất. Trong một Đạo luật thống nhất khác năm 1707, Anh và
Xcốtlen thống nhất hợp nhất vĩnh viễn thành đảo Anh. Hợp nhất về mặt pháp lý
giữa đảo Anh và Ailen được thực hiện vào năm 1801 và thông qua tên Liên hiệp

Vương quốc Anh. Hiệp ước Anglo - Irish năm 1921 chính thức cơng nhận một
phần của Ailen; 6 tỉnh phía bắc của Ailen trở thành một phần của Vương quốc Anh
và gọi là Bắc Ailen. Năm 1927 tên Vương quốc Anh được thông qua.
Với bề dày lịch sử lâu dài đấy. Anh được xem là nước có lịch sử hành chính
lâu đời nhất, thể chế nhà nước của Anh theo hình thức chính thể qn chủ lập hiến
có Hiến pháp khơng thành văn, song có các bộ luật mang tính hiến pháp, bên cạnh
nền hành chính lâu đời đó chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước Vương
Quốc Anh cũng vơ cùng quyền lực với chế độ chính trị là một nền dân chủ nghị
viện, vận hành theo chế độ quân chủ lập hiến.Vương Quốc Anh là hệ thống chính
trị đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứ Xcốtlen, xứ Uên, và bắc
Ailen. Chế độ quân chủ là thiết chế lâu đời nhất trong hệ thống chính quyền ở
Vương quốc Anh.
Bên cạnh sự vững mạnh về bộ máy nhà nước và nền hành chính lâu đời.
Vương Quốc Anh còn được biết đến với sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế.
Ngoài dẫn đầu về hai ngành thương mại về tài chính, Anh cịn phát triển kinh tế ở
một số ngành khác như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ,... Vương quốc Anh là quốc
gia công nghiệp đầu tiên của thế giới. Tại đây, vào giữa thế kỷ 18, nền kinh tế dựa


trên sản xuất nông nghiệp “già cỗi” đã lần đầu tiên nhường lối cho sự phát triển
của các nhà máy. Những phát minh như máy hơi nước, máy quay sợi, đầu máy xe
lửa và đường ray, những phương pháp sản xuất thép cải tiến… đánh dấu sự khởi
đầu cho một kỷ nguyên công nghiệp hiện đại.
Cho đến nay, do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, Vương quốc Anh
không cịn dẫn đầu nhưng nhìn chung vẫn là một trong những nước có ngành cơng
nghiệp và thương mại phát triển thuộc hàng top của thế giới – với nền kinh tế tăng
trưởng đều đặn, lạm phát thấp và tỷ lệ người có cơng ăn việc làm cao.
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland theo chế độ quân chủ lập hiến,
quyền hành pháp do Thủ tướng và các bộ trưởng nội các đứng đầu các bộ đảm
nhận nhân danh Hoàng gia. Tại vương quốc Anh, hoàng gia trên lý thuyết nắm

nhiều quyền lực rộng rãi, nhưng vai trị chính thức của Vua/Nữ hoàng, chủ yếu chỉ
là về mặt nghi lễ. Hồng gia là một phần khơng thể tách rời của Nghị viện (như
“Crown-in-Parliament”) và trên lý thuyết trao cho Nghị viện quyền nhóm họp và
soạn thảo luật. Một Điều luật Nghị viện không thể trở thành luật cho tới khi nó
được hồng gia ký phê chuẩn (được gọi là Phê chuẩn của Hồng gia), dù khơng
một điều luật nào của Nghị viện từng bị hoàng gia bác bỏ từ thời Nữ hồng Anne
năm 1708. Dù đã có ý kiến về việc bãi bỏ hồng gia, uy tín của họ trong lòng dân
chúng Anh vẫn còn rất lớn. Số người ủng hộ một Nhà nước Anh cộng hòa thường
thay đổi trong khoảng 15% tới 25% dân số, với khoảng 10% chưa quyết định hay
khơng quan tâm. Người đứng đầu hồng gia hiện là nữ hồng Elizabeth II: bà lên
kế vị ngơi năm 1952 và chính thức trở thành Nữ hồng năm 1953.
Vương quốc Anh là một trong những quốc gia hiện đại đầu tiên trên thế giới
có khái niệm nghiêm túc về luật pháp và dân chủ. Nó khơng có bản Hiến pháp
thành văn, phù hợp với nguyên tắc chủ quyền tối cao thuộc về nghị viện, Nghị viện
có tồn quyền trong việc ban hành các đạo luật mà không bị ràng buộc bởi Hiến
pháp như các quốc gia có Hiến pháp thành văn. Mục đích của đề tài tiểu luận “Nhà
nước Anh” chính là đưa đến cho mọi người thơng tin và những điểm khác biệt
phong phú của nhà nước Anh khơng chỉ về mặt địa lí, lịch sử mà cịn ở chế độ
chính trị, nền hành chính cũng như lịch sử lâu đời của nó.


MỤC LỤC
Trang
Đề bài: Tìm hiểu về nhà nước Anh.....................................................................1
I. Giới thiệu tổng quan về Vương quốc Anh.............................................................5
1. Đặc điểm, địa lý, lịch sử.....................................................................................5
2. Diện tích, dân số và trình độ phát triển kinh tế..................................................5
a. Diện tích............................................................................................................5
b. Dân số...............................................................................................................5
c. Trình độ phát triển kinh tế................................................................................6

II. Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước Vương quốc Anh.....6
1. Chế độ chính trị..................................................................................................6
2. Tổ chức bộ máy nhà nước..................................................................................6
a. Sơ đồ bộ máy nhà nước....................................................................................6
b. Nữ hoàng..........................................................................................................7
c. Hệ thống cơ quan lập pháp...............................................................................7
d. Hệ thống cơ quan hành pháp............................................................................8
III. Giới thiệu về nền hành chính Vương Quốc Anh...............................................11
1. Thể chế nhà nước..............................................................................................11
2. Tổ chức bộ máy hành chính..............................................................................11
a. Cơ cấu hành chính theo lãnh thổ.....................................................................11
b. Tổ chức bộ máy hành chính Vương Quốc Anh..............................................12
3. Khái niệm cơng chức và tuyển dụng................................................................13
a. Khái niệm công chức......................................................................................13
b. Tuyển dụng.....................................................................................................13
c. Đào tạo bồi dưỡng..........................................................................................14
d. Đánh giá, đề bạt..............................................................................................14


e. Chế độ lương bổng.........................................................................................15

CHỦ ĐỀ: NHÀ NƯỚC ANH
I. Giới thiệu tổng quan về Vương quốc Anh.
1. Đặc điểm, địa lý, lịch sử.
- Vương quốc Anh là một quốc gia nằm ở phía Tây châu Âu, bao gồm các quần
đảo phía bắc đảo Ailen nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc.
- Tọa độ địa lý: Vương quốc Anh nằm giữa 49 ° và 61 ° vĩ độ Bắc và từ 9 ° độ về
phía tây kinh tuyến và 2 ° độ đông.
- Liên hiệp Vương quốc Anh được hình thành bởi Đại cơng quốc Anh (Great
Britain) – nước Anh, Xứ Uên (Wales), Xcốtlen (Scotland) – và Bắc Ailen

(Northern Ireland). Thủ đô của những vùng này là:
+ Nước Anh: Ln Đơn (London)
+ Xcốtlen: Ê-đin-bớt (Edinburgh)
+ Xứ n: Cu-đíp-phờ (Curdiff)
+ Bắc Ailen: Ben-phát (Belfast)
- Từng là một thành viên của EU (Liên hiệp Châu Âu) tuy nhiên từ ngày 31/5/2020
Anh đã khơng cịn là thành viên của EU.
2. Diện tích, dân số và trình độ phát triển kinh tế.
a. Diện tích.
- Đất liền: 241.5900km2
- Biển: 3,230km2
b. Dân số.
- Dân số của Vương quốc Anh tính đến giữa năm 2006 là khoảng 60,6 triệu người.
Trong đó:
+ Nước Anh là 50.762.900 người.
+ Xứ Uên là 2.965.000 người.


Document continues below
Discover more
from:sử kinh tế
Lịch
ACC62A
Đại học Kinh tế…
708 documents

Go to course

SO SÁNH TRẬT TỰ
5


Vecxai Washington…
Lịch sử
kinh tế

100% (18)

Slides Văn minh Ấn
56

Độ cổ trung đại
Lịch sử
kinh tế

100% (7)

Kinh tế Trung Quốc
27

1949 - 1978
Lịch sử
kinh tế

100% (6)

CÂU HỎI ÔN TẬP
31

244


LỊCH SỬ CÁC HTKT…
Lịch sử
kinh tế

100% (5)

Giáo trình Lịch sử
học thuyết kinh tế -…


Lịch sử
kinh tế

100% (3)

TỰ LUẬN GIỮA
+ Xcotlen là 5.116.900 người.
+ Bắc Ailen là 1.741.600 người.
- Số liệu điều tra năm 2009: 61.113.205 người.

3

KÌIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII
Lịch sử
kinh tế

100% (3)

c. Trình độ phát triển kinh tế.
- Vương quốc Anh là một cường quốc dẫn đầu về thương mại và tài chính. Thành

phố Ln-đơn là một trong những thị trường tài chính hàng đầu thế giới. Trong hai
thập kỷ qua Chính phủ đã giảm nhiều quyền sở hữu và theo đuổi sự phát triển của
các chương trình phúc lợi xã hội. Nơng nghiệp được chun sâu, cơ khí hóa cao và
hiệu quả theo tiêu chuẩn Châu âu. Sản xuất 60% nhu cầu thực phẩm chỉ với 1% lực
lượng lao động.
- Anh có nguồn than, khí ga tự nhiên và dự trữ dầu lớn; sản lượng năng lượng
chiếm khoảng 10% GDP, một tỷ lệ đóng góp cao nhất so với bất cứ nước công
nghiệp nào.
II. Khái quát về chế độ chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước Vương quốc Anh.

1. Chế độ chính trị.
- Chính trị Vương quốc Anh là một nền dân chủ nghị viện, vận hành theo chế độ
quân chủ lập hiến.Nữ hồng là ngun thủ quốc gia, cịn thủ tướng do Nữ hồng
bổ nhiệm.Thủ tướng đảm nhiệm vị trí đứng đầu Chính phủ. Đây là hệ thống chính
trị đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho xứ Xcốtlen, xứ Uên, và Bắc
Ailen. Chế độ quân chủ là thiết chế lâu đời nhất trong hệ thống chính quyền ở
Vương quốc Anh có lịch sử hàng nghìn năm).
- Về các đảng phái chính trị: Ở Vương quốc Anh có 3 chính Đảng chính, gồm
Cơng Đảng – hiện nay đang cầm quyền, Đảng Bảo Thủ và Đảng Dân chủ tự do.
Một số đảng phái chính trị nhỏ khác cũng có đại diện trong nghị viện Vương quốc
Anh và châu Âu, và trong các cơ quan chính quyền phân cấp ở Xcotlen, xứ Uên và
Bắc Ailen. Có một số Đảng theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Xcotlen Đảng dân
tộc Xcotlen và ở xứ Uên – Đảng Plaid Cymru.
2. Tổ chức bộ máy nhà nước.
a. Sơ đồ bộ máy nhà nước.


b. Nữ hoàng.
- Nguyên thủ quốc gia (Vua hoặc Nữ hồng) được thiết lập theo ngun tắc thế tập
(truyền ngơi), có quyền lực rất hạn chế.

- Nguyên thủ quốc gia Vương quốc Anh hiện nay là Nữ hoàng (Nữ hoàng
Elizabeth II) - tượng trưng cho sự thống nhất và vững bền của dân tộc, đại diện cho
quốc gia.
c. Hệ thống cơ quan lập pháp.
- Cơ quan lập pháp là Nghị viện. Người đứng đầu Nghị viện là Nữ hoàng Anh. Nữ
hồng Anh có quyền giải tán Nghị viện nếu Thủ tướng đề nghị.
- Nghị viện Anh bao gồm hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.
- Nghị viện có quyền xây dựng luật mới, thay thế các luật hiện hành, chuyển các
hiệp ước thành luật, hay bãi bỏ các hiệp ước đã có.


- Nghị viện cũng là cơ quan duy nhất có quyền kiểm soát hoạt động của ngành
hành pháp và nền hành chính: Tất cả các bộ trưởng đều chịu trách nhiệm tập thể
trước Nghị viện về tổng thể chính sách của Chính phủ, và từng Bộ trưởng phải
chịu trách nhiệm cá nhân về cơng việc nội bộ của mình. Các bộ trưởng thuộc Nội
các có thể bị bãi nhiệm nếu hoạt động của họ không được Nghị viên tán thành.
d. Hệ thống cơ quan hành pháp.
- Cơ quan hành pháp là Chính phủ. Chính phủ thực thi quyền lực của mình trên cơ
sở các đạo luật do Nghị viện ban hành.
- Mọi sự thực thi quyền hành pháp của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ trưởng
phải tuân theo nguyên tắc “Hành chính phải hợp pháp”; có nghĩa là nó phải phù
hợp với các đạo luật do Nghị viện ban hành và các án lệ với tính chất là các luật
bất thành văn.
- Chính phủ Anh Quốc bao gồm các bộ ngành, đứng đầu là Bộ trưởng, thường
cũng là thành viên Nội các. Các quyết định của Bộ trưởng được thực thi bởi một
bộ máy thường trực, trung lập về khuynh hướng chính trị, gọi là cơ chế dịch vụ
cơng.
- Dưới các bộ là các chính quyền địa phương.
e. Hệ thống cơ quan tư pháp.
- Cơ quan tư pháp là hệ thống tòa án – các cơ quan độc lập trong cơ chế quyền lực

nhà nước, thực hiện chức năng xét xử.
- Hệ thống tòa án được chia thành Tòa án Trung ương và các tòa án địa phương.
Đặc trưng nhất của hệ thống tịa án Anh quốc là khơng chia thành các tịa án hình
sự, tịa án dân sự, tịa án hành chính.
+ Tịa án trung ương: là Tịa án tối cao được thành lập vào năm 1873. Hiện nay
tòa án này được tổ chức và hoạt động theo luật về tòa án tối cao năm 1925 và năm
1970. Tòa án này được chia thành 3 bộ phận: Tòa kháng án, Tòa nhà vua và Tòa
tối cao.
+ Các tòa địa phương: gồm có Tịa hịa giải; Tịa án vùng (quận) và các Tòa án
khác.
- Các tòa án xem xét các vụ án dân sự:
+ Tòa hòa giải (The Magistrate's Courts): Tòa hòa giải giải quyết các tranh chấp
dân sự nhỏ. Ở nước Anh có khoảng một nghìn tịa hịa giải.


+ Tòa án quận (Country Court) ( riêng của luật dân sự) : Nước Anh có 329 tịa án
quận. Tịa án quận giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ tranh chấp dân sự nhỏ khơng
thuộc thẩm quyền của tịa hịa giải. Tịa án quận là cấp có thẩm quyền cao hơn tòa
hòa giải. Các quyết định của tòa án quận có thể bị kháng lên tịa dân sự của tòa
phúc thẩm.
+ Tòa án cao cấp (The High Court) (riêng của luật dân sự) : Tịa án cao cấp
khơng bị hạn chế thẩm quyền xét xử sơ thẩm. Điều đó có nghĩa là tịa án có thẩm
quyền xét xử sơ thẩm bất kỳ một vụ án dân sự nào. Một vụ việc thuộc thẩm quyền
xét xử của tòa án quận nhưng nếu mong-muốn đương sự có thể đề nghị tịa án cao
cấp xét xử sơ thẩm. Tòa án cao cấp chia làm 3 bộ phận xem xét các vụ việc dân sự:
Tịa nữ hồng, Tịa đại pháp quan và Tịa hơn nhân và gia đình.
1. Tịa nữ hồng (The Queen’s Bench Division): thông thường giải quyết các vụ án
dân sự theo tiền lệ pháp. Tịa nữ hồng cịn xem xét các vụ án hình sự.
2. Tịa đại pháp quan (The Chancery Division): do quan chưởng ấn (Lord
Chancellor) phụ trách. Theo truyền thống từ lâu đời tòa này chuyên xét xử theo

luật cơng bình (Equity) mặc dù về mặt pháp lý tịa này có thể xét xử theo tiền lệ
pháp luật. Trên thực tế có rất nhiều vụ việc khơng thể phân định rạch rịi thuộc
thẩm quyền của tịa nữ hồng hay tịa đại pháp quan vì vậy có sự cạnh tranh thẩm
quyền giữa hai tịa này;
3. Tịa hơn nhân và gia đình (Family Division): Tịa hơn nhân và gia đình xem xét
các vụ việc liên quan đến ly hôn, phân chia tài sản sau khi ly hôn, vấn đề nuôi con,
thăm con theo định kỳ, quyền và nghĩa vụ các bên sau khi ly hơn. Tóm lại là xem
xét các vấn đề dân sự liên quan đên hôn nhân và gia đình.
+ Tịa phúc thẩm - phân tịa dân sự (The Court of appeal- Civil division) : Phân
tòa dân sự của Tịa phúc thẩm có quyền xét phúc thẩm các bản án của các tòa án
quận và tòa án cấp cao trong lĩnh vực dân sự bị kháng án.
+ Toà án tối cao (The Supreme Court): Trước ngày 1 tháng 10 năm 2009, Thượng
nghị viện Anh (The House of Lords) là tòa phúc thẩm cao nhất và là cuối cùng của
tịa án Anh quốc. Thượng nghị viện có thể xem xét các vụ án từ tòa phúc thẩm
chuyển sang. Các bản án mặc dù đã được xử phúc thẩm nhưng nếu đưong sự tiếp
tục kháng án thì Thượng nghị viện sẽ là cấp xử phúc thẩm cuối cùng. Mặt khác
Thượng nghị viện Anh cũng có thể xử phúc thẩm trực tiếp các vụ án do tòa án cao
cấp xét xử nhưng đương sự kháng án với điều kiện có sự chấp thuận của tịa phúc
thẩm nhằm hạn chế sự phí tổn và tiết kiệm thời gian. Thủ tục xử phúc thẩm khơng
qua tịa phúc thẩm như thế này người Anh gọi là “Leapfrog” (nhảy cừu). Ngày 1


tháng 10 năm 2009 Toà án tối cao được thành lập. Toà án tối cao bao gổm 12 thẩm
phán do nữ hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Thứ trưởng. Toà án tối cao của liên
hiệp Anh là Toà phúc thẩm cuối cùng và cao nhất đối với tất cả các vụ án trên tất
cả các lĩnh vực dân sự, hành chính, thương mại lao động cũng như hình sự.
- Các tịa án xem xét các vụ án hình sự:
+ Tòa vi cảnh (Magistrate's Courts): Ở Anh Quốc cũng như ở hầu hết các nước
trên thế giới những hành vi vi phạm pháp luật (Offence) được chia thành những
hành vi phạm tội (Indictable) và những hành vi phạm lỗi (Non-indictable). Việc

phân chia này dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Ớ Anh,
Pháp và nhiều nước phương Tây những hành vi phạm lỗi như lái xe trong tình
trạng say rượu, lái xe quá tốc độ quy định, lái xe vượt đèn đỏ là những hành vi vi
phạm luật hình sự và chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi nói trên cùng với
những hành vi phạm lỗi khác sẽ được xem xét ở tòa vi cảnh. Tòa vi cảnh xét xử
nhanh, thủ tục đơn giản, khơng có sự tham gia của bồi thẩm, hình phạt được thi
hành ngay. Hình phạt chủ yếu là phạt tiền từ 100 đồng bảng Anh trở xuống và phạt
tù từ 6 tháng trở xuống. Những hành vi phạm tội như trộm cắp cũng có thể được
xét xử ở tịa vi cảnh, không cần bồi thẩm. Một số hành vi phạm tội khác cũng có
thể được xét xử nhanh ở tịa vi cảnh không cần bồi thẩm nếu như bị cáo đồng ý.
+ Tịa án Hồng gia (Crown Court): Những hành vi phạm tội có mức độ nguy
hiểm cho xã hội cao như giết người, cướp của, lừa đảo, gây thương tích, hiếp dâm
sẽ do tịa án Hồng gia xét xử. Tịa án Hồng gia được hình thành bởi các thẩm
phán của tòa án cao cấp và một số thẩm phán của các tịa khác. Tồn nước Anh có
89 tịa Hồng gia chun xét xử các vụ án hình sự. Tịa án Hồng gia khơng những
xét xử sơ thẩm mà cịn có thể xử phúc thẩm các bản án do tịa vi cảnh xét xử mà bị
kháng án.
+ Phân tòa Nữ hồng của Tịa án cao cấp (Queen’s Bench Division of The High
Court): Đây là Tịa án vùng được hình thành bởi ít nhất là hai thẩm phán của Tịa
cao cấp. Tòa án này xử phúc thẩm các bản án của Tịa vi cảnh hoặc của Tịa án
Hồng gia khi đương sự cho rằng các tịa này đã khơng thực hiện đúng thủ tục tố
tụng.
+ Tòa phúc thẩm - phân tòa hình sự (Court of appeal-Criminal Division): Phân
tịa hình sự của Tịa phúc thẩm có thẩm quyền rất lớn. Nó có thẩm quyền bác bỏ
kháng nghị của bị cáo hoặc hủy bỏ bản án đã tuyên, có quyền kết án bị cáo về
những tội phạm khác ngoài tội đã bị kết án. Nếu chỉ đơn thuần là những thiếu sót


về mặt thủ tục thì Tịa án chỉ bác bỏ bản án khi việc sai sót đó đã dẫn đến việc xét
xử sai.

+ Toà án tối cao (The Supreme Court): Cũng như các vụ án dân sự, đối với các vụ
án hình sự, các bản án đã xử phúc thẩm ở tịa phúc thẩm vẫn có thể bị kháng án lên
cấp cuối cùng là Toà án tối cao. Toà án tối cao là Tòa xử phúc thẩm cao nhất và là
cuối cùng các vụ án hình sự cũng như dân sự. Ở liên hiệp vương quốc Anh trước
năm 2009 (trước khi thành lập Toà án tối cao) Thượng viện đảm nhận vai trị của
Tồ án tối cao.
- Ở Anh khơng có hệ thống các cơ quan cơng tố. Thay vào đó là hệ thống các luật
sư phát triển, đặt dưới sự lãnh đạo của ông Tổng chưởng lý. Cơ quan xét xử cao
nhất là Thượng nghị viện, đóng vai trị là Tịa Phúc thẩm tối cao. Nó khơng xét xử
sơ thẩm mà chỉ xem xét các bản án, quyết định của tất cả các tòa án bị kháng án.
Thượng nghị viện cũng là cơ quan xét xử các quan chức cao cấp của nhà nước từ
hàm Bộ trưởng đến Thủ tướng và cả nhà Vua. Tất cả các tòa án ở Anh đều đặt dưới
sự lãnh đạo của Chủ tịch Thượng nghị viện – là Chánh án Tòa án cao cấp. Các
thẩm phán của Tòa án tối cao Anh đều do nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ
tướng chinh phủ hoặc của Chủ tịch Thượng nghị viện.
III. Giới thiệu về nền hành chính Vương Quốc Anh.
- Nói đến nước Anh là nói đến một nước có đời sống văn hóa và di sản nghệ thuật
hết sức phong phú và đa dạng, Vương quốc Anh là quê hương sản sinh ra một cộng
đồng các nhà khoa học và công nghệ tài năng và giàu sức sáng tạo... Anh còn là
nước có lịch sử nền hành chính lâu đời nhất, được rất nhiều quốc gia trên thế giới
học hỏi thành công
1. Thể chế nhà nước.
- Vương quốc Anh là nước theo hình thức. chính thể qn chủ lập hiến có Hiến
pháp khơng thành văn, song có các bộ luật mang tính hiến pháp. Tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Các văn kiện
mang tính hiến pháp có tính quan trọng nhất định bao gồm: Đại hiến chương
Vương quốc Anh ( the Magna Corta - 1215) bảo vệ quyền công dân trước nhà vua;
đạo luật về nhân quyền ( the Bill of Rights - 1698) quy định quyền hạn của Nghị
viện; và đạo luật cải cách (Reform Act - 1832) quy định về việc cải cách hệ thống
cơ quan trực thuộc Nghị viện. Luật chung (Common law) (tập quán pháp và tiền lệ

pháp). Ước lệ là các quy tắc xử sự không mang tính bắt buộc, nhưng lại khơng thể
thiếu trong hoạt động của cơ quan hành pháp.


2. Tổ chức bộ máy hành chính.
a. Cơ cấu hành chính theo lãnh thổ.
- Vương quốc Anh gồm 47 hạt, 7 hạt thuộc thủ đô; 26 quận, 9 vùng; 3 khu vực đảo.
Trong đó:
+ Anh: 39 tỉnh và 7 tỉnh thành.
+ Bắc Ailen: 26 quận.
+ Xcốtlen: 9 vùng và 3 khu vực đảo.
+ Xứ Uên: 8 tỉnh.
b. Tổ chức bộ máy hành chính Vương Quốc Anh.
- Bộ máy hành chính của Anh: Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, đứng đầu
là Thủ tướng chính phủ. Trong Chính phủ có một cơ quan gọi là Nội các - bao gồm
Thủ tướng và Bộ trưởng của một số bộ quan trọng, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước. Ngồi ra cịn có các Bộ và chính qun địa phương.
- Chính phủ.
+ Thực thi quyền lực của mình trên cơ sở các đạo luật do Nghị viện ban hành.
+ Thơng thường Chính phủ được thành lập sau mỗi cuộc bầu cử Quốc hội (Nghị
viện).
+ Nữ hoàng Anh quyết định người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng.
- Thủ tướng chính phủ.
+ Đóng vai trị chủ đạo trong nội các và chính phủ
+ Trực tiếp lãnh đạo hoạt động của các cơ quan đó
+ Thủ tướng cịn lãnh đạo các bộ trọng yếu và các cơ quan ngang bộ.
+ Thay mặt Nữ hoàng, Thủ tướng thực hiện một số quyền hạn: bổ nhiệm một số
quan chức cao cấp của Nhà nước, triệu tập và giải tán Quốc hội, tuyên bố chiến
tranh và ký kết hịa bình.
+ Để đảm bảo cho hoạt động của mình có hiệu quả, Thủ tướng sử dụng ban thư kí

riêng.
+ Thủ tướng đương nhiệm của Anh hiện nay là ông Boris Johnson từ năm 2019.


- Nội các.
+ Nội các là hạt nhân lãnh đạo của Chính phủ Anh, quyết định mọi quyết sách
quan trọng.
+ Các cơ quan bạo lực như quân đội, cảnh sát chịu sự chỉ huy và kiểm soát trực
tiếp của Nội các, Quốc hội và vua Anh cũng chịu sự kìm chế của nó.
+ Nội các gồm Thủ tướng và các bộ trưởng (Quốc vụ khanh) các bộ phận quan
trọng. Trong nội các nhất thiết phải có các Bộ trưởng: Bộ Tài chính, Bộ nội vụ, Bộ
ngoại giao, Bộ quốc phịng, Bộ Thương mại.
+ Hoạt động của Nội các Anh là hoạt động kín. Thành viên của Nội các là thành
viên của Hội đồng cơ mật, họ phải tuyên thệ không tiết lộ thơng tin có liên quan
đến hoạt động của Nội các.
- Các bộ ở Vương quốc Anh.
+ Các bộ ở Anh khác nhau rất nhiều về phạm vi; về vị trí và tính chất cơng việc.
Trong chính phủ Anh có 4 nhóm Bộ trưởng:
1. Bộ trưởng lãnh đạo các Bộ gọi là Quốc vụ khanh.
2. Bộ trưởng không phụ trách Bộ nào gọi là Bộ trưởng không bộ (Bộ trưởng không
cặp).
3. Bộ trưởng Nhà nước, là các thứ trưởng hay người đứng đầu cơ quan trực thuộc
Bộ.
4. Bộ trưởng thư ký - Thư ký Nghị viện phụ trách việc đảm bảo thông tin giữa Bộ
trưởng và Nghị viện.
3. Khái niệm công chức và tuyển dụng.
a. Khái niệm công chức.
- Ở Anh chưa có một định nghĩa mang tính pháp lý về cơng chức. Tuy nhiên, có thể
khái qt cơng chức Anh là:“các nô bộc của nhà Vua, không phải là những người
giữ các chức vụ chính trị hoặc tư pháp, những viên chức dân sự hưởng lương trực

tiếp và hồn tồn từ ngân sách được Nghị viện thơng qua”.Như vậy, chỉ những
người làm việc tại các bộ, ngành ở trung ương mới được gọi là cơng chức nhà
nước, cịn các nhân viên làm việc tại chính quyền địa phương không phải là công
chức nhà nước.


b. Tuyển dụng.
- Cơ quan chịu trách nhiệm việc tuyển dụng công chức mới là Hội đồng công vụ.
Hội đồng này tổ chức các kỳ thi sát hạch, qua đó những người dự tuyển thể hiện
khả năng của mình xem có phù hợp với cơng việc trong cơng vụ hay khơng. Sau
đó những người đã qua kỳ sát hạch sẽ được đào tạo tại Học viện Công vụ trước khi
được bổ nhiệm chính thức vào chức danh trong cơng vụ.
c. Đào tạo bồi dưỡng.
- Nước Anh có truyền thống mở các trường đào tạo công chức. Ngay từ năm 1613
đã có trường đào tạo nổi tiếng, từng đào tạo bồi dưỡng hơn 2000 tùy viên sứ quán.
Trước và sau khi thành lập chế độ công chức thường nhiệm, Học viện thương mại
tại Luân Đôn và các thành phố lớn khác cũng đã góp phần đào tạo một bộ phận
quan chức cấp cao. Năm 1963, nước Anh thành lập một trung tâm đào tạo bồi
dưỡng công chức chuyên môn nhưng chỉ hạn chế trong pham vi các quan chức cấp
cao và với thời gian ngắn từ 3 đến 6 tuần.
- Việc đào tạo công vụ đối với các công chức cấp cao ở Anh được thực hiện tại.
Trường cao đẳng Công vụ. Và trên thực tế, khi nói đến đào tạo công vụ ở Anh
(cũng như ở một số nước công nghiệp phát triển) là tập trung chủ yếu vào các nhà
quản lý cao cấp- các cơng chức cấp cao có cả trách nhiệm hoạch định chính sách
và quản lý. Tuy nhiên, trong nội dung đào tạo của Trường cao đẳng Cơng vụ ở Anh
vẫn cịn nhiều điểm hạn chế là mặc dù có giới thiệu các yếu tố về phân tích chính
sách, nhưng cách tiếp cận chung vẫn thiên về kiến thức kinh viện và khái niệm.
d. Đánh giá, đề bạt.
- Nước Anh rất coi trong công tác đánh giá công chức. Việc đánh giá công chức ở
Anh chủ yếu là xem xét về thái độ cần cù trong công việc và thành tích thực tế

trong cơng tác, đặc biệt lấy sát hạch thành tích làm trọng điểm.
- Đánh giá về mặt thành tích bao gồm nhiều nhân tố:
+ Kiến thức, hiểu biết về cơng việc
+ Tính tình , nhân cách.
+ Khả năng phán đoán.
+ Tinh thần trách nhiệm.
+ Khả năng sáng tạo.


+ Độ tin cậy.
+ Tính thích ứng nhanh nhạy.
+ Năng lực giám sát.
+ Lịng nhiệt tình.
+ Hành vi đạo đức
- Mỗi năm tiến hành đánh giá thành tích một lần, kiểm tra thành tích thực tế
trongcơng việc. Việc đề bạt, bổ nhiệm công chức sẽ căn cứ vào bản đánh giá thành
tích hàng năm. Trong số những người có thâm niên cơng tác như nhau, ai có thành
tích tốt hơn sẽ có cơ hội đề bạt lớn hơn. Ở Anh việc đề bạt công chức bậc trung
(chấp hành) lên công chức bậc cao không nhiều, nhưng ngược lại, việc thăng cấp
trong nội bộ các cơng chức cao cấp thì ngày càng tăng, từ chỗ trước đây chỉ
khoảng trên 30% nay đã lên đến trên 80%.
e. Chế độ lương bổng.
- Chế độ tiền lương công chức của Vương quốc Anh là tương đối hậu đãi.
- Chế độ tiền lương dựa trên 4 nguyên tắc:
+ Làm việc trong những hạn chế về tài chính và sử dụng những quỹ hạn chế đó
theo cách hiệu quả nhất để hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp và lực lượng lao động.
+ Gắn kết việc tăng lương và thưởng hàng năm gắn với hiệu quả công việc.
+ Cung cấp ưu đãi tổng phần thưởng hấp dẫn (lương, phúc lợi, phát triển bản thân,
thăng tiến trong sự nghiệp, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, mơi trường và
văn hóa) để thu hút, gắn kết và giữ chân;

+ Thúc đẩy chương trình trả lương bình đẳng bằng cách đảm bảo rằng các hệ thống
trả lương đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và tích cực làm việc theo hướng giảm
bất kỳ khoảng cách trả lương bất hợp lý nào theo giới.


NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />fbclid=IwAR0U2EDJ05u_japAjblDbTY6_M73GFzxboSh5AL3Huw9hKdJsnrFXh
5Kju8
2. />fbclid=IwAR0M4X963wZHy1oCYo6IUb4AnwLHVduUCkQzoTNIqh347BB716
AgymCYzVA
3. />%C6%B0%C6%A1ng_qu%E1%BB%91c_Li%C3%AAn_hi%E1%BB
%87p_Anh_v%C3%A0_B%E1%BA%AFc_Ireland?
fbclid=IwAR3zoHr2Oork2PmIL2exH_lMOAYDUXdVQo7YFdcVQ458rFn9ja6c
Ui9ubjc
4. />fbclid=IwAR36MsAwZjqGgfM8rNiBBy4osUGJBbyNkCJYszi1Vhq89prmLs7Z10astg
5. />fbclid=IwAR3PrfLtMmMPhljYhIMBrHzxvn6XQ0ljWs-nBaouuQqe02IxEM7IEVpWp4
6. />7. />8. />9. />10. />11. gi /?fbclid=
IwAR3G1cE3jjZ6G-cjqueQk-zByRJm6KAYLI-Ui9zQupm6LeBMQgg5I39aUg8


Chúng em cảm ơn thầy đã đọc!
Chúng em rất hi vọng sẽ nhận được góp ý từ thầy!



×