Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đề tài tìm hiểu về hiện tượng lãng phí của tổng công ty may nhà bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 47 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ VẬN HÀNH
Lớp học phần: 2331101082806
Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG LÃNG PHÍ CỦA
TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ
GVHD: Th.S Trần Nguyễn Kim Đan
Sinh viên thực hiện
TP.HỒ CHÍ
30 THÁNG 10

BỘ TÀI
TRƯỜNG
TÀI

Hồ Thị Huỳnh Anh

-

2121013106

Văn Nguyệt Lan Anh

-

2121006907


Nguyễn Sỹ Trâm Anh

-

2121007173

Ngơ Mỹ Bình

-

2121011666

Qch Như Bình

-

2121006681

ĐẠI HỌC

Giang Gia Hân

-

21210131148

CHÍNH -

Tạ Ngọc Minh


-

2121001727

Nguyễn Kiều Thương

-

2121007104

MARKETING

MINH, NGÀY
NĂM 2023

CHÍNH


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ VẬN HÀNH
Lớp học phần: 2331101082806
Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG LÃNG PHÍ CỦA
TỔNG CƠNG TY MAY NHÀ BÈ
GVHD: Th.S Trần Nguyễn Kim Đan
Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Huỳnh Anh


-

2121013106

Văn Nguyệt Lan Anh

-

2121006907

Nguyễn Sỹ Trâm Anh

-

2121007173

Ngơ Mỹ Bình

-

2121011666

Qch Như Bình

-

2121006681

HỒN


THÀNH

Giang Gia Hân

-

21210131148

CƠNG

VIỆC

Tạ Ngọc Minh

-

2121001727

Nguyễn Kiều Thương
MSSV

-

2121007104
MỨC ĐỘ HỒN THÀNH

TP.HỒ CHÍ
30 THÁNG 10

BẢNG

MỨC

HỌ TÊN

ĐỘ

MINH, NGÀY
NĂM 2023

ĐÁNH GIÁ

Hồ Thị Huỳnh Anh

2121013106

100%

Văn Nguyệt Lan Anh

2121006907

100%


Nguyễn Sỹ Trâm Anh

2121007173

100%


Ngơ Mỹ Bình

2121011666

100%

Qch Như Bình

2121006681

100%

Giang Gia Hân

21210131148

100%

Tạ Ngọc Minh

2121001727

100%

Nguyễn Kiều Thương

2121007104

100%



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆN TƯỢNG LÃNG PHÍ..................1
1.1. Các khái niệm.................................................................................................1
1.2. Phân loại lãng phí..........................................................................................1
1.2.1. Lãng phí sản xuất dư thừa.....................................................................1
1.2.2. Lãng phí khi vận chuyển........................................................................1
1.2.3. Lãng phí tồn kho.....................................................................................2
1.2.4. Lãng phí trong thao tác..........................................................................2
1.2.5. Lãng phí trong sai lỗi/ khuyết tật..........................................................2
1.2.6. Lãng phí khi chờ đợi...............................................................................3
1.2.7. Lãng phí gia cơng/ xử lý thừa................................................................3
1.3. Ngun nhân phát sinh những lãng phí.......................................................3
1.3.1. Nguyên nhân gây ra lãng phí Sai lỗi/ khuyết tật..................................3
1.3.2. Nguyên nhân gây ra lãng phí Sản xuất dư thừa..................................4
1.3.3. Nguyên nhân gây ra lãng phí Tồn kho..................................................4
1.3.4. Nguyên nhân gây ra lãng phí Thao tác.................................................4
1.3.5. Ngun nhân gây ra lãng phí Gia cơng/ xử lý thừa.............................5
1.3.6. Nguyên nhân gây ra lãng phí Vận chuyển............................................5
1.3.7. Nguyên nhân gây ra lãng phí Chờ đợi..................................................5
1.4. Lợi ích khi loại bỏ lãng phí:..........................................................................6
1.5. Các bước để quản lý lãng phí trong q trình sản xuất.............................6
1.6. Các cơng cụ loại bỏ lãng phí phổ biến..........................................................7
1.6.1. TQM:........................................................................................................7
1.6.2. Just in time (JIT):...................................................................................7
1.6.3. 5S:.............................................................................................................8


1.6.4. Kaizen:.....................................................................................................8
1.6.5. Quản lý trực quan:.................................................................................8

1.6.6. Một số phương pháp khác:....................................................................9
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT CỦA TỔNG
CÔNG TY MAY NHÀ BÈ.....................................................................................10
2.1. Giới thiệu chung về Tổng cơng ty Nhà Bè:................................................10
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................10
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động...............................................................................11
2.1.3. Quy trình cơng nghệ, sản xuất, vận hành...........................................11
2.1.4. Thị trường tiêu thụ...............................................................................12
2.1.5. Các lĩnh vực hoạt động khác................................................................13
2.2. NGHIÊN CỨU CÁC LÃNG PHÍ TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT..14
2.2.1. Lãnh phí do sản xuất dư so với số lượng của đơn đặt hàng..............14
2.2.2. Lãng phí do tồn kho..............................................................................17
2.2.3. Lãng phí do sản phẩm khuyết tật........................................................20
2.2.4. Lãng phí do chờ đợi..............................................................................22
2.2.5. Lãng phí do thao tác thừa....................................................................23
2.2.6. Lãng phí do di chuyển..........................................................................24
2.2.7. Lãng phí do chưa sử dụng hết tài nguyên nhân sự............................24
2.2.8. Lãng phí do sửa sai...............................................................................26
2.2.9. Lãng phí do thơng tin hay kiến thức rời rạc......................................26
2.3. Các chi phí phát sinh do lãng phí...............................................................27
CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN LÃNG PHÍ TẠI DOANH NGHIỆP VÀ ĐỀ
XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN..........................................................................28
3.1 Nghiên cứu nguyên nhân các lãng phí xuất hiện trong quá trình sản xuất
..............................................................................................................................28


3.1.1. Lãng phí do sản xuất dư so với số lượng đơn đặt hàng.....................28
3.1.2. Lãng phí do tồn kho..............................................................................28
3.1.3. Lãng phí do sản phẩm khuyết tật........................................................29
3.1.4.  Lãng phí do chưa sử dụng hết tài nguyên nhân sự...........................29

3.1.5. Lãng phí do sửa sai...............................................................................30
3.1.6. Lãng phí do thơng tin hay kiến thức rời rạc......................................30
3.1.7. Lãng phí do chờ đợi:.............................................................................31
3.1.8. Lãng phí do thao tác thừa:...................................................................31
3.1.9. Lãng phí do di chuyển:.........................................................................32
3.2.Các phương pháp doanh nghiệp đã triển khai để loại bỏ lãng phí..........32
3.2.1.Phương pháp..........................................................................................32
3.2.2. Quy trình thực hiện cơng việc..............................................................34
3.3. Đề xuất áp dụng phương pháp nhằm loại bỏ lãng phí:............................34
3.3.1. Chuẩn hóa quy trình một cách chi tiết...............................................34
3.3.2. Làm đúng lúc ngay từ đầu...................................................................36
3.3.3. Kiểm tra kiểm sốt trong q trình quản lý......................................37
3.3.4. Trách nhiệm riêng biệt giữa các công nhân.......................................37

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Tổng cơng ty may Nhà Bè........................13
Hình 2. 2. Lưu đồ phân xưởng cắt.........................................................................14
Hình 2. 3. Bảng tác nghiệp cắt...............................................................................15
Hình 2. 4. Phiếu hoạch tốn bàn cắt......................................................................15
Hình 2. 5. Bảng cân đối NPL #117691 (phụ đính)...............................................17
Hình 2. 6. Lưu đồ mô tả công việc bộ phận kho...................................................17


Hình 2. 7. Khu vực NL và NPL.............................................................................18
Hình 2. 8. Bảng định mức chỉ................................................................................20
Hình 2. 9. Máy soi vải dùng để kiểm tra lỗi vải....................................................20
Hình 2. 10. Bảng theo dõi năng suất chuyền........................................................20
Hình 2. 11. Khu vực xếp loại hàng đạt và khơng đạt...........................................21
Hình 2. 12. Sơ đồ trình tự cơng việc......................................................................22
Hình 2. 13. Quy trình đánh số MH 117691...........................................................23

Hình 2. 14. Quy trình nghiệp vụ quản lý kho.......................................................25
Hình 2. 15. Bảng tiêu chuẩn cắt MH 117691........................................................26


LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay, cải tiến năng suất để nâng cao năng lực cạnh tranh và tối đa
hóa lợi nhuận là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Trong đ
ó, lãng phí được coi là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà các doanh nghiệp
phải đối mặt. Lãng phí khơng chỉ gây tổn thất về tài nguyên mà còn ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Việc
giảm thiểu lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là giải pháp được xem
xét khi thực hiện các chương trình cải tiến năng suất tại doanh nghiệp.
Lãng phí có thể xảy ra ở nhiều khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp. Đó có thể là lãng phí về nguồn lực, thời gian, nhân lực, vật liệu, năng
lượng, hay cả lãng phí trong q trình sản xuất, quản lý và tiếp thị sản phẩm. Những
nguyên nhân dẫn đến lãng phí cũng rất đa dạng, từ q trình sản xuất khơng hiệu
quả, quản lý không chặt chẽ, đến việc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, việc giảm thiểu lãng phí là một trong những yếu tố quan trọng để tăng
cường sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Với mong muốn hiểu rõ về các hiện tượng lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất
kinh doanh , tìm ra ngun nhân cịn tồn tại cũng như hướng giải quyết của vấn đề
này. Nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu về hiện tượng lãng phí xảy ra tại
Tổng cơng ty may Nhà Bè từ đó đề ra các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao
hơn trong quá trình tăng năng suất phục vụ cho sự phát triển của Tổng công ty may
Nhà Bè nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆN TƯỢNG LÃNG PHÍ

1.1. Các khái niệm
Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, nguồn lực tài chính, tài sản, lao động,
thời gian lao động, tài nguyên và các nguồn lực khác không mang lại hiệu quả, giá
trị mà còn vượt quá định mức, tiêu chuẩn hoặc không đạt mục tiêu đã định. Ngồi
ra, Lãng phí cịn mang ý nghĩa sử dụng các nguồn lực chưa hợp lý, ảnh hưởng và
làm giảm chất lượng cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng và các bên hữu
quan.
Theo cách tiếp cận sản xuất tinh gọn của Lean (lean manufacturing), thì lãng
phí là các hoạt động hay kết quả không làm tăng giá trị cộng thêm cho một hoạt
động hay dịch vụ nào đó. Và nếu đưa khái niệm lãng phí vào doanh nghiệp thì có
thể thấy lãng phí là những hoạt động gây hao tốn nguồn lực mà không tạo ra giá trị
cho khách hàng, được đánh giá qua ba yếu tố là "chất lượng", "giá cả" và "thời gian
giao hàng”.
1.2. Phân loại lãng phí
1.2.1. Lãng phí sản xuất dư thừa.
Sản xuất dư thừa là sản xuất nhiều hơn, sớm hơn và nhanh hơn so với những gì
được u cầu một cách khơng cần thiết vào thời điểm và số lượng không cần thiết.
Điều này xảy ra khi những sản phẩm này khơng có được đơn đặt hàng. Việc này
làm gia tăng rủi ro lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản
phẩm và có khả năng phải bán đi những sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi
dưới dạng phế liệu.
Sản xuất dư thừa là loại lãng phí nguy hiểm nhất trong nhóm bảy loại lãng phí
vì nó có khả năng gây ra các dạng lãng phí khác như làm tiêu tốn thời gian lao
động, nguyên vật liệu, chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí nhân lực, chi phí
thiết bị, chi phí tài chính,...

1


1.2.2. Lãng phí khi vận chuyển.

Vận chuyển là việc chuyên chở hoặc di dời nguyên liệu, phụ tùng, các bộ phận
lắp ráp, hay thành phẩm từ một nơi này đến nơi khác để thực hiện một cơng việc
nào đó trong quá trình sản xuất. Trang thiết bị sản phẩm, bán thành phẩm, thành
phẩm phải di chuyển không cần thiết từ nơi này sang nơi khác, kéo dài quá trình
thời gian chu trình sản xuất, đây là một loại lãng phí khi khơng tạo ra giá trị cho sản
phẩm. Lãng phí vận chuyển thường xảy ra khi việc sắp xếp nơi làm việc khơng hợp
lý, quy trình sản xuất khơng phù hợp.
1.2.3. Lãng phí tồn kho.
Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm. Tồn kho chứa nhiều vấn đề và mất nhiều chi phí do
doang nghiệp phải chứa đầy những nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm
thì doanh nghiệp đang lãng phí một khoản tiền lớn.
Lượng tồn kho phụ trội phản ảnh doanh nghiệp đang bị tồn động vốn dẫn đến
chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí do chiếm dụng mặt bằng, chi phí quản
lý...; cũng như nhiều vấn đề khác phát sinh như do che khuất tầm nhìn nên có thể sẽ
phát sinh các lỗi, khuyết tật sản phẩm không được nhận biết kịp thời, sản phẩm
xuống cấp.
1.2.4. Lãng phí trong thao tác.
Đây có thể coi là loại lãng phí khó nhìn thấy rõ và phần lớn là ẩn trong các
trong các hoạt động thường ngày của mỗi người. Lãng phí trong thao tác là những
động tác, chuyển động khơng cần thiết của người lao động trong hoạt động sản
xuất, cung cấp dịch vụ, sẽ tạo ra sự lãng phí và làm chậm tốc độ của người lao
động, gây nên sự lãng phí về thời gian, sức lực và năng suất làm việc của người lao
động. Đó là các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các công
nhân mà không gắn liền với việc gia cơng sản phẩm.
1.2.5. Lãng phí trong sai lỗi/ khuyết tật.
Sai lỗi/ Khuyết tật là sai sót vật lý bất kỳ của sản phẩm hay dịch vụ trong việc
đáp ứng một trong số những quy định của khách hàng hay đối tác. Đây là lãng phí
2



xảy ra khi sản phẩm có chất lượng khơng đảm bảo gây nên tình trạng tái chế và tiêu
hủy nhiều. Bên cạnh đó sai lỗi cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thơng
tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều
nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết,...
Khuyết tật sản phẩm gây ra chi phí để kiểm tra và sửa chữa khuyết tật, đồng
thời tốn thời gian và chi phí để giải quyết các đơn khiếu nại của khách hàng.
1.2.6. Lãng phí khi chờ đợi.
Lãng phí này thường gặp ở các đơn vị sản xuất như một công nhân hay một
thiết bị không thể tiến hành cơng việc của mình do phải chờ một hoạt động khác kết
thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến. Chờ đợi là thời gian công nhân hay
máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả.
Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân cơng và khấu hao
trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên. Chờ đợi khơng cần thiết thường gây lãng phí,
thậm chí là lãng phí lớn. Sự chờ đợi giữa các cơng đoạn trong q trình sản xuất sẽ
làm cho người lao động và máy móc thiết bị khơng được sử dụng tối ưu năng lực và
cơng suất.
1.2.7. Lãng phí gia công/ xử lý thừa
Gia công/xử lý thừa trong sản xuất là các hành động khắc phục, phòng ngừa,
giải quyết các vấn đề khơng phù hợp phát sinh trong q trình sản xuất, kinh doanh;
hoặc là gia công vượt quá yêu cầu của khách hàng hay gia công với chất lượng vượt
yêu cầu hoặc trong sản xuất được thực hiện khi một việc phải được làm lại bởi vì nó
khơng được làm đúng trong lần đầu tiên. Ngoài ra, việc sửa chữa thường tiêu tốn
một khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý và vì vậy làm tăng thêm chi phí
quản lý sản xuất chung.
1.3. Nguyên nhân phát sinh những lãng phí.
1.3.1. Nguyên nhân gây ra lãng phí Sai lỗi/ khuyết tật.
- Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, vận hành tại bất kỳ doanh nghiệp
hoặc tổ chức nào cũng là: con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương


3


pháp và mơi trường. Đây cũng chính là các nhóm nguyên nhân cốt lõi ra gây các sai
lỗi tại doanh nghiệp
- Các sai lỗi phát sinh trong quá trình làm việc có thể do người thực hiện khơng
chú ý hoặc khơng tn thủ quy trình, bỏ qua các thao tác vận hành chuẩn. Ngồi ra,
cịn có thể do thiếu đào tạo, hướng dẫn hoặc sự thiếu quan tâm và kiểm soát của cán
bộ quản lý. Tất cả những yếu tố này đều có thể góp phần tăng thêm các sai lỗi trong
doanh nghiệp.
- Máy móc, thiết bị khơng đảm bảo hoặc bị hư hỏng, hoặc do phương pháp thực
hiện chưa phù hợp.
1.3.2. Nguyên nhân gây ra lãng phí Sản xuất dư thừa.
- Nguyên nhân dẫn đến sản xuất dư thừa có thể là do một số khoản tính dự
phịng được tính tốn chưa hợp lý dẫn đến dự phịng q cao hoặc do một số doanh
nghiệp bắt tay vào triển khai sản xuất mà chưa có đơn hàng hoặc hợp đồng chính
thức. Tuy nhiên, việc dự báo sai nhu cầu hoặc sản xuất trước kỳ hạn có thể dẫn đến
tình trạng sản phẩm tồn kho hoặc khơng có khách hàng đặt hàng, khiến cho doanh
nghiệp phải chịu thiệt hại.
- Doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thiện đơn hàng nhưng đơn hàng lại bị hủy
hoặc thay đổi số lượng hay thay đổi chủng loại. Bên cạnh đó sản xuất dư thừa có thể
đến từ nguyên nhân là doanh nghiệp đang bị dư thừa cơng nhân hoặc dư thừa máy
móc thiết bị.
1.3.3. Nguyên nhân gây ra lãng phí Tồn kho
- Doanh nghiệp cần tính trữ lượng hàng nhất định để cung cấp vật liệu cho sản
xuất và đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho khách hàng. Công việc liên lạc và
tương tác giữa các bô phận trong doanh nghiệp trong việc quản lý và thống kê thông
tin chưa phù hợp dẫn đến thơng tin chưa dúng về lượng dự trữ.
- Ngồi ra khơng thế kể đến ngun nhân do bố trí thiết bị không hợp lý, chờ
đợi sản xuất hay do sản xuất hàng loạt, gộp lô hàng lớn quá mức, nghẽn dịng chảy

sản phẩm, sản xuất trước khi có u cầu của công đoạn hay bị khuyết tật gây ra
những chờ đợi,...
4


1.3.4. Nguyên nhân gây ra lãng phí Thao tác
- Do ý thức, thói quen của người lao động và thiếu ý thức tập trung cao trong
công việc
- Môi trường làm việc không thoải mái cho người lao động dẫn dến sao nhãng
trong công việc đang thực hiện hướng dẫn thao tác chưa hợp lý gây khó khăn cho
người lao động trong việc tiếp cận tham gia trực tiếp sản xuất, cung cấp dịch vụ
chưa mang lại hiệu quả
- Các hoạt động riêng biệt, đơn lẻ vì thế sinh ra nhiều thao tác thừa như chất xếp
sản phẩm, bốc dỡ chúng,...
1.3.5. Ngun nhân gây ra lãng phí Gia cơng/ xử lý thừa
- Ngun nhân chính là do q trình khơng được làm đúng ngay từ đầu và
không thực hiện đúng quy trình được đặt ra. Người lao động trực tiếp sản xuất thiếu
kiểm sốt q trình sản xuất hoặc kiểm tra sản phẩm có đạt chất lượng hay khơng.
Cũng như là sự thiết sót trầm trọng trong việc khơng có sự kiểm soát của các nhà
quản lý, các cán bộ kỹ thuật,...
- Máy móc, thiết bị khơng được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ dẫn đến q trình
sản xuất, máy móc thiết bị bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình tạo ra sản phẩm.
Từ đó gây ra lãng phí do phải giải quyết các sản phẩm không phù hợp này.
1.3.6. Nguyên nhân gây ra lãng phí Vận chuyển
- Việc sắp xếp nơi làm việc khơng hợp lý, quy trình sản xuất không phù hợp
dẫn đến những vận chuyển hoặc di chuyển khơng cần thiết, gây ra lãng phí.
- Ngồi ra, nguyên nhân có thể do mặt bằng của doanh nghiệp quá rộng hoặc
được thiết kế không phù hợp với quy mô và hiện trạng sản xuất dẫn đến việc vận
chuyển không hợp lý trong doanh nghiệp gia tăng.
- Ban lãnh đạo khơng có phương pháp quản lý, kiểm sốt thời gian làm việc,

đánh giá hiệu quả công việc cũng như bố trí mặt bằng thì thời gian vận chuyển sẽ
tăng và lãng phí của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn.

5


1.3.7.Nguyên nhân gây ra lãng phí Chờ đợi
- Do sự tắc nghẽn hoặc tốc độ nhanh chậm giữa các hoạt động trong chuyền
hoặc giữa các công đoạn sản xuất hay khi sản xuất lơ càng lớn thì các cơng đoạn sau
chờ đợi càng lâu.
- Máy móc, thiết bị khơng được bảo dưỡng định kỳ dẫn đến trong quá trình sản
xuất máy móc bị hư hỏng, người lao động khơng thể sản xuất liên tục mà phải chờ
cho đến khi máy móc hoạt động lại ở mức độ bình thường
1.4. Lợi ích khi loại bỏ lãng phí
-Giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm hay
dịch vụ từ phía khách hàng. Từ đó, tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên liên
quan đối với doanh nghiệp;
- Giảm thiểu lãng phí về vận chuyển, di chuyển bất hợp lý, v.v. giúp doanh nghiệp
bảo đảm thời gian sản xuất và giao hàng, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn và sắp
xếp, bố trí mặt bằng nơi làm việc hợp lý.
- Giảm thiểu lãng phí do sai hỏng/khuyết tật, xử lý những vấn đề khơng mong
muốn trong q trình sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, vận hành và hạ giá thành sản phẩm hoặc bảo
đảm khả năng cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Việc giảm chi phí sản xuất sẽ đồng
nghĩa với việc gia tăng lợi ích về mặt kinh tế và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín và sự phát triển cho doanh nghiệp.
- Giảm thiểu các hao phí, lãng phí trong q trình sản xuất, giúp doanh nghiệp sẽ
nâng cao khả năng đầu tư hiệu quả vào các hoạt động sản xuất kinh doanh và cung
cấp dịch vụ, làm tăng giá trị cho doanh nghiệp.
- Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu sản xuất và nguồn năng lượng phục vụ cho các

quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp
đã sản xuất kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường và có trách nhiệm xã
hội.
- Giúp cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp bằng cách chỉ rõ những khu vực cần cải
tiến và đảm bảo được các mục tiêu:
6


1.5. Các bước để quản lý lãng phí trong quá trình sản xuất
B1: Xác định lãng phí và mức độ lãng phí trong q trình sản xuất
Trước khi tiến hành loại bỏ, doanh nghiệp cần phải xác định được lãng phí mà mình
mắc phải. Sau đây là biểu mẫu có thể nhận dạng lãng phí:
Mơ tả lãng Có
phí

phí

lãng Khơng lãng Điểm số
phí

Nguyên nhân và
đề xuất

Điểm số sẽ giúp nhận biết được mức độ nghiêm trọng của lãng phí. Điểm số từ 0
đến 3 ( với điểm 0 là khơng có lãng phí và tăng dần đến 3 là lãng phí đặc biệt
nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp)
B2: Tìm ra nguyên nhân của sự lãng phí
B3: Đề xuất các giải pháp loại bỏ lãng phí
1.6. Các cơng cụ loại bỏ lãng phí phổ biến
1.6.1. TQM:

Phương pháp TQM là phương pháp quản lý chất lượng toàn diện, tập trung vào cải
thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức bằng cách tối ưu hóa quy
trình sản xuất và quản lý. Lợi ích của TQM bao gồm tăng cường sự hài lòng của
khách hàng, tăng năng suất và hiệu quả, và tăng cường sự cạnh tranh. Quy trình áp
dụng TQM bao gồm xác định mục tiêu và cam kết, đào tạo nhân viên, xác định và
đánh giá quy trình hiện tại, thiết lập chỉ tiêu chất lượng, thực hiện các hoạt động cải
tiến, đánh giá và theo dõi hiệu quả, và tiếp tục cải tiến và tối ưu hóa quy trình.
1.6.2. Just in time (JIT):
Được hiểu ngắn gọn nhất “đúng sản phẩm – đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời
điểm cần thiết”. JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên
vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong q trình sản xuất và phân phối được
lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực
hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, khơng có hạng mục nào trong
7


q trình sản xuất rơi vào tình trạng để khơng, chờ xử lý, khơng có nhân cơng hay
thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành. Với mục tiêu: Tồn kho bằng không,
Thời gian chờ đợi bằng không, Chi phí phát sinh bằng khơng.
1.6.3. 5S:
- S1: Seiri (Sàng lọc): Phát hiện và loại bỏ những thứ không cần thiết; chưa quyết
định loại bỏ ngay thì dán nhãn “sẽ hủy”; định kỳ kiểm tra lại và loại bỏ nếu không
sử dụng
- S2: Seiton ( Sắp xếp): sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, trật tự; Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy,
dễ sử dụng.
- S3: Seiso (Sạch sẽ): Giữ gìn nơi làm việc, thiết bị, dụng cụ luôn sạch sẽ; hạn chế
nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi.
- S4: Seiketsu (Săn sóc): Duy trì thành quả đạt được “Liên tục phát triển” 3S nêu
trên mọi lúc, mọi nơi
- S5: Shitsuke (Sẵn sàng): Tạo thói quen tự nguyện, tự giác làm việc theo phương

pháp đúng để cải thiện môi trường làm việc.
1.6.4. Kaizen:
Kaizen là một phương pháp quản lý và cải tiến liên tục trong doanh nghiệp, nhằm
tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mục tiêu của Kaizen
là tạo ra một mơi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và đóng góp ý
kiến của tất cả nhân viên trong cơng ty. Tích lũy từng cải tiến nhỏ trong thời gian
dài để tạo nên những kết quả to lớn đáng kể. Giảm sự lãng phí, gia tăng năng suất
trong sản xuất và vận hành doanh nghiệp như giảm hàng tồn kho, hàng không đạt
tiêu chuẩn chất lượng, thời gian chờ đợi & vận chuyển, trau dồi kỹ năng nhân viên,

1.6.5. Quản lý trực quan:
Quản lý trực quan là việc sử dụng hệ thống kiểm soát bằng hình ảnh, tín hiệu, sơ đồ
hoặc màu sắc để việc nhận ra các tiêu chuẩn và sự sai lệch khỏi tiêu chuẩn một cách
dễ dàng bằng mắt thường. Áp dụng phương pháp này giúp doanh nghiệp giảm và
8


tiết kiệm thời gian tìm kiếm; Thơng tin được trao đổi được dễ dàng và nhanh chóng
hiệu quả; Nhận biết được tiêu chuẩn và thực hiện dễ dàng; Tình trạng bình thường
và khơng bình thường dễ dàng được nhận biết và xử lý kịp thời (nếu cần); Lãng phí
dễ dàng được phát hiện; Nâng cao cơ hội cải tiến.
1.6.6. Một số phương pháp khác:
Phương pháp Kaban - sử dụng phương pháp sản xuất kéo; Sản xuất theo mơ hình
dịng chảy một sản phẩm (One piece flow); Sản xuất vừa mức độ - sản xuất lô nhỏ,
hỗn hợp (nhiều sản phẩm trên dây chuyền); Phương pháp phòng chống sai lỗi Poka
Yoke; Bẩy cơng cụ kiểm sốt chất lượng vào q trình phân tích và kiểm sốt lỗi;
Mơ hình Nhóm huấn luyện (TWI -Training Within Industry) vào doanh nghiệp với
ba chương trình gồm Kỹ năng chỉ dẫn công việc (JIT), Kỹ năng quan hệ trong công
việc (JRT), và Kỹ năng cải tiến công việc (JMT);…


9


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG LÃNG PHÍ TRONG SẢN XUẤT CỦA TỔNG CƠNG
TY MAY NHÀ BÈ
2.1. Giới thiệu chung về Tổng cơng ty Nhà Bè:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của
ngành dệt may Việt Nam, thành lập năm 1973 với hai xí nghiệp ban đầu.
Tên công ty

: Công ty May Nhà Bè

Tên giao dịch

: Nhà Bè Garment Import – Export Company

Địa chỉ

: đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đơng, quận 7,
Tp.Hồ Chí Minh

Giấy phép thành lập

: 225/ CCN – TCLĐ cấp ngày 24/03/1992 của Bộ Công
Nghiệp Nhẹ

Số đăng ký kinh doanh


: 102550

Điện thoại

: 028 3872 0077

Fax

: (848)8729993

Email

:

Website

: />
Sau hơn 47 năm hoạt động NBC đã phát triển thành một Tổng Cơng ty có 38 đơn vị
và xí nghiệp thành viên, 30.000 cán bộ cơng nhân viên, 25.000 máy móc thiết bị
chuyên dùng hiện đại hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng khắp cả
nước.
Năm 1975, NBC khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu
chế xuất Sài Gòn.
Vào đầu những năm 90, ngành dệt may phát triển mạnh theo định hướng trở thành
một chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hướng về xuất
10


khẩu. Trước yêu cầu cần xây dựng những đơn vị mạnh đáp ứng nhiệm vụ chiến
lược của ngành, tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Công ty may

Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp may Nhà Bè.
Tháng 4/2005, Cơng ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp
Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè.
Tháng 10/2008 Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP May Nhà Bè với tên giao
dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới.
Năm 2015, đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của NBC khi đưa mơ hình sản xuất
tinh gọn (Lean manufacturing) và hệ thống giám sát tổng thể Lean ERP trên toàn hệ
thống. Năng xuất và chất lượng tăng cao khi loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý
trong quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh, tạo niềm tin vững bền đối với khách hàng.
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu cấp thiết của thị trường trong bối
cảnh hiện nay, NBC đã linh động trong việc tìm kiếm nguyên phụ liệu, tổ chức sản
xuất, đầu tư công nghệ để phát triển sản phẩm khẩu trang và trang phục bảo hộ y tế.
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, kiểm soát chất lượng chặt chẽ, các sản
phẩm khẩu trang đa dạng từ khẩu trang vải chất liệu vải kháng khuẩn 2 lớp, 3 lớp, 4
lớp, khẩu trang y tế cho đến đồ bảo hộ y tế được các cơ quan tổ chức trong và ngoài
nước cấp chứng nhận đạt chuẩn quốc tế trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng…
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Ngoài thế mạnh truyền thống là các sản phẩm may mặc, NBC còn tham gia một số
lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của tơng cơng ty và các đơn
vị thành viên. Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực chính/thị trường chính:
- Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước
- Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế
- Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác.

11


2.1.3. Quy trình cơng nghệ, sản xuất, vận hành
Để người lao động phát huy được tối đa sức lực, trí tuệ vào công việc, công ty luôn

chú trọng áp dụng những mơ hình cơng nghệ sản xuất tiên tiến, tạo mơi trường
thuận lợi, an tồn cho người lao động. NBC áp dụng mơ hình Lean trong quản ly
sản xuất kinh doanh, giúp tạo điều kiện lập kế hoạch, tính tốn chính xác cơng đoạn
phù hợp tiến độ sản xuất, giảm thiểu nguyên phụ liệu, hàng tồn. Xí nghiệp cũng tiết
kiệm chi phí trong quản lý, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm
giờ làm 1 giờ/ngày cho công nhân, giảm hàng tồn từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản
phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn dưới 3%, thu nhập người lao động tăng từ
10-15%. Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả mô hình mới, Ban lãnh đạo Công ty đã mời
các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm tư vấn; mở các lớp tập huấn, giải
quyết tốt vướng mắc, khen thưởng, phê bình kịp thời, tạo khơng khí thi đua hăng
hái lao động sản xuất giữa các xí nghiệp trong tổng công ty.
Trong quá trình vận hành NBC đã cải tiến nhiều về mặt kỹ thuật, tìm tịi các giải
pháp thay đổi một số chi tiết thiết kế, máy móc thiết bị, phương pháp đã cải thiện
được chất lượng sản phẩm đáp ứng với tiêu chuẩn công bố, giảm thời gian giữa các
thao tác, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả kinh tế cho đơn vị.
Tổng Công ty May Nhà Bè khơng ngừng nâng cao uy tín về năng lực sản xuất, chất
lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ nhân lực vững mạnh.
2.1.4. Thị trường tiêu thụ
 Thị trường trong nước
NBC cung cấp các sản phẩm veston, sơ mi, quần tây, áo thun từ thương hiệu De
Celso, Mattana, Novelty, … được khách hàng trong nước tín nhiệm. Tất cả đều hội
tụ những ưu thế của NBC, chính là nét tinh tế trong việc lựa chọn chất liệu, kiểu
dáng và sự sắc xảo về thiết kế, cắt may.
NBC có mạng lưới các diểm bán hàng trải rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước
với đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, tận tâm.
Liên tục nhiều năm liền NBC được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn cho các
sản phẩm của NBC là “Hàng Việt Nam chất lượng cao ”, Thương hiệu Quốc gai”.
12




×