Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tài liệu ôn thi văn bằng 2 ngành công an môn Lý luận chung nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 97 trang )

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - VB2 CÔNG AN
MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ 5
biểu hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay.
2. Phân loại (kiểu) nhà nước, trình bày khái quát về từng loại (kiểu) nhà 9
nước, cho ví dụ.
3. Phân tích ý nghĩa của việc phân chia kiểu nhà nước theo hình thái kinh tế 10
- xã hội
4. Trình bày khái niệm bản chất nhà nước. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bản 12
chất nhà nước.
5. Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. 13
Trình bày ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt
Nam hiện nay.
6. Phân tích các yếu tố quy định bản chất nhà nước.

15

7. Phân tích vai trị xã hội của Nhà nước CHXHCNVN hiện nay.

16

8. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước của nhân dân, do nhân 17
dân, vì nhân dân. Theo anh (chị), làm thế nào để một nhà nước thực sự là
nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
9. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước dân chủ. Theo anh/chị, làm 19
thế nào để một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi.
10. Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc xác 19


định và thực hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
11. Phân tích các yếu tố quy định chức năng nhà nước.

22

12. Phân tích những u cầu, địi hỏi đối với chức năng của nhà nước Việt 23
Nam hiện nay (số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực
hiện chức năng).
13. Phân tích ý nghĩa của hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với 25
việc thực hiện chức năng nhà nước.
14. Phân tích vai trị của bộ máy nhà nước đối với việc thực hiện chức năng, 26
nhiệm vụ của nhà nước.
15. Phân tích mối quan hệ giữa bộ máy nhà nước và chức năng nhà nước của 27
nhà nước Việt Nam hiện nay.
16. Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân 28
trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
17. Phân tích nội dung, giá trị của nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức 29
và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.

1


18. Phân tích nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong tổ 30
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN.
19. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của 31
bộ máy nhà nước XHCN.
20. Phân biệt nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang thông qua những ví 32
dụ cụ thể về hai dạng cấu trúc nhà nước này.
21. Cho biết ý kiến cá nhân của anh/chị về những ưu việt, hạn chế của chính 36
thể quân chủ và chính thể cộng hồ.

22. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức nhà nước.

40

23. Phân tích vị trí, vai trị của nhà nước trong hệ thống chính trị. Trình bày 42
ý nghĩa của việc xác định vị trí, vai trị của nhà nước trong hệ thống chính
trị.
24. Phân tích ưu thế của nhà nước so với các tổ chức khác trong hệ thống 44
chính trị, liên hệ thực tế Việt Nam.
25. Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định: “Việc quá đề cao pháp 45
luật có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng pháp luật” .
26. Phân tích các đặc trưng cơ bản của pháp luật, trên cơ sở đó, làm sáng tỏ 47
biểu hiện một đặc trưng của pháp luật Việt Nam hiện nay.
27. Phân tích những điểm tiến bộ của pháp luật XHCN so với pháp luật tư 49
sản.
28. Phân tích ưu thế của pháp luật so với các công cụ khác trong điều chỉnh 50
QHXH.
29. Vì sao pháp luật khơng phải là công cụ duy nhất để điều chỉnh QHXH?

52

30. Phân tích khái niệm bản chất pháp luật. Trình bày ý nghĩa của vấn đề 53
bản chất pháp luật.
31. Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của pháp luật. 55
Trình bày ý nghĩa của vấn đề này trong xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo
vệ pháp luật ở nước ta hiện nay.
32. Phân tích tính chủ quan và tính khách quan của pháp luật. Theo anh/chị, 56
làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng duy ý chí trong xây dựng pháp luật.
33. Phân tích các yếu tố quy định bản chất, nội dung của pháp luật.


57

34. Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?

58

35. Phân tích khái niệm VBQPPL, cho ví dụ. Trình bày ưu thế của VBQPPL 59
so với các loại nguồn khác của pháp luật.
36. Phân tích khái niệm hiệu lực của VBQPPL. Trình bày các yếu tố ảnh 60
hưởng đến hiệu lực của VBQPPL trên thực tế.
37. Phân tích khái niệm QPPL. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu QPPL.

62

38. Phân tích cơ cấu của QPPL. Nêu ý nghĩa của từng bộ phận trong QPPL. 63
39. Phân tích bộ phận chế tài của QPPL. Tại sao trên thực tế, bộ phận chế tài 64
thường không cố định.
2


40. Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật. Trình bày ý nghĩa của việc 66
nghiên cứu hệ thống pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật và thực
hiện pháp luật.
41. Phân tích các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống 67
pháp luật.
42. Phân tích đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Nêu các 68
định hướng phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay.
43. Phân biệt xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật.

71


44. Phân tích khái niệm QHPL. Việc một QHXH được pháp luật điều chỉnh 73
có ý nghĩa gì đối với sự vận động và phát triển của nó.
45. Phân tích khái niệm năng lực chủ thể QHPL. Cho biết những yếu tố ảnh 74
hưởng đến việc hạn chế năng lực của chủ thể QHPL trong quy định và thực
tiễn thực hiện.
46. Phân tích những yếu tố bảo đảm việc thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý 77
của chủ thể QHPL, cho ví dụ minh hoạ.
47. Phân tích khái niệm thực hiện pháp luật. Trình bày mục đích, ý nghĩa 78
của việc thực hiện pháp luật. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực
hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
48. Phân tích khái niệm ADPL. Trình bày mục đích, ý nghĩa của hoạt động 80
ADPL. Trình bày các bảo đảm của hoạt động ADPL. Trình bày các biện
pháp khắc phục hạn chế (nếu có) trong hoạt động ADPL ở Việt Nam hiện
nay.
49. Tại sao phải ADPL tương tự? Phân tích ý nghĩa của hoạt động ADPL 83
tương tự đối với đời sống xã hội.
50. Phân biệt VPPL với các vi phạm khác trong xã hội. Cho ví dụ.

84

51. Cho một ví dụ về VPPL cụ thể và phân tích các dấu hiệu của VPPL đó.

85

52. Cho một ví dụ về VPPL cụ thể và phân tích cấu thành của VPPL đó.

86

53. Phân tích khái niệm truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trình bày mục đích, 87

ý nghĩa của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
54. Phân tích yêu cầu, đòi hỏi đối với hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp 89
lý.
55. Phân tích căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của VPPL.

90

56. Phân tích ý nghĩa của từng yếu tố trong cấu thành VPPL đối với việc truy 93
cứu trách nhiệm pháp lý.
57. Phân tích khái niệm ý thức pháp luật. Mục đích, ý nghĩa của việc nghiên 94
cứu ý thức pháp luật.
58. Phân tích căn cứ đánh giá ý thức pháp luật của một cá nhân, liên hệ bản 95
thân.
59. Phân tích vai trị của ý thức pháp luật đối với việc xây dựng pháp luật, 97
liên hệ thực tiễn Việt Nam.
3


60. Phân tích vai trị của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật,
liên hệ bản thân.
CHÚC CÁC BẠN ÔN THI TỐT !

4


1. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ biểu hiện một
đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay.
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ
xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của
tồn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

* Đặc trưng của Nhà nước
1. Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội (quyền lực nhà nước): Quyền lực nói
chung được xem là khả năng của cá nhân, tổ chức có thể buộc các cá nhân tổ chức khác phải
phục tùng theo ý chí của mình, thể hiện ở sự áp đặt ý chí của chủ thể có quyền đối với chủ thể
dưới quyền. Trong xã hội có tồn tại nhiều loại quyền lực khác nhau như quyền lực thị tộc, quyền
lực của các tổ chức, quyền lực nhà nước,... Mỗi chủ thể nằm trong các mối quan hệ khác nhau
sẽ nắm giữ một loại quyền lực khác nhau nhưng quyền lực nhà nước thường chỉ được nắm giữ
bởi Nhà nước - Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho tồn thể xã hội (hoặc các tổ chức,
cá nhân được Nhà nước trao quyền) còn các tổ chức, cá nhân trong xã hội là đối tượng của quyền
lực ấy. Có thể thấy quyền lực nhà nước gắn liền với Nhà nước. Quyền lực nhà nước được coi là
loại quyền lực đặc biệt bởi các khía cạnh sau:
(i) Nguồn gốc: Quyền lực nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất và
uy tín của Nhà nước đối với xã hội.
(ii) Phạm vi: Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa Nhà nước với các cá nhân,
tổ chức trong xã hội và giữa Nhà nước với các thành viên cũng như cơ quan nhà nước. Quyền
lực nhà nước có tác động bao trùm lên tồn xã hội, tới mọi cá nhân, tổ chức thuộc mọi khu vực,
lãnh thổ về hầu hết các lĩnh vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục...
(iii) Cách thức thực hiện: Được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ bởi một lớp người tách
ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp. Lớp người này tổ chức thành các cơ quan khác nhau, mỗi
cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, hợp thành bộ máy nhà nước từ trung
ương tới địa phương.
(iv) Mục đích: Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành và quản lý xã hội, thiết
lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của tồn xã hội cũng như lợi ích
của lực lượng cầm quyền.
VD1: Quyền lực nhà nước được CSGT - cá nhân được phân công nhiệm vụ, sử dụng để
yêu cầu người điều khiển xe máy phải dừng xe, xuất trình giấy tờ và người điều khiển buộc
phải thực hiện theo. Đây cũng là một biểu hiện của hoạt động quản lý xã hội của nhà nước.
VD2: Đợt dịch Covid tháng 2/2020 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu cả nước thực hiện giãn
cách xã hội và việc giãn cách đã được thực hiện trên toàn bộ 63 tỉnh thành đối với hầu hết
các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội. Việc giãn cách này nhằm hạn chế sự lây lan của

dịch bệnh và đảm bảo an toàn cộng đồng.
2. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ: Đối tượng hướng tới của hoạt động
quản lý của Nhà nước là dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Đây là điểm đặc trưng của
5


Nhà nước với việc dân cư được quản lý phụ thuộc vào khu vực lãnh thổ nơi họ sinh sống chứ
khơng phụ thuộc vào các đặc điểm về giới tính, dân tộc, huyết thống, độ tuổi, nghề nghiệp, lý
tưởng,... như các tổ chức khác. Qua đây có thể thấy phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc
gia. Người dân cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định thì sẽ chịu sự quản lý của một nhà
nước nhất định, và do vậy họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi họ sinh sống,
không phân biệt huyết thống, giới tính, dân tộc...
VD: Hội phụ nữ quản lý đối tượng phụ thuộc vào đặc điểm giới tính (phụ nữ); hội câu cá
quản lý các thành viên của tổ chức - những người có cùng đam mê, sở thích câu cá; Ủy ban
nhân dân phường quản lý tất cả cư dân sinh sống trên địa bàn phường.
3. Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia là khái niệm chỉ
quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết của quốc
gia trong quan hệ đối ngoại. Nhà nước có quyền lực bao trùm mọi cá nhân, tổ chức trong phạm
vi lãnh thổ quốc gia, vì vậy nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện
chính thức và hợp pháp cho quốc gia trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Trong các quan hệ
đối nội, quy định nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức,
cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ chức khác được thành lập và hoạt động
(doanh nghiệp) hoặc có thể cơng nhận sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của các tổ chức khác
(hội câu cá). Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có tồn quyền xác định và thực hiện các đường
lối, chính sách đối ngoại của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào quan hệ đối ngoại
khi nhà nước cho phép.
VD1: Trong đợt dịch Covid, Nhà nước đã ra quyết định về việc giảm mức trần lãi suất cho
vay nhằm trợ giúp các doanh nghiệp, quyết định này buộc các ngân hàng phải thực hiện theo
theo.
VD2: Nhà nước cân nhắc và quyết định việc ký kết các hiệp định quốc tế với các Nhà nước

khác.
4. Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội: Pháp luật là
hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các
tổ chức và cá nhân. Với phạm vi quản lý rộng cùng với quyền lực đặc biệt được trao, nhà nước
là tổ chức duy nhất có thể đại diện cho xã hội ban hành pháp luật làm công cụ quản lý xã hội =>
pháp luật được triển khai rộng rãi trên toàn xã hội. Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực
hiện bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực hiện,
động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước => Mọi cá nhân, tổ chức
trong xã hội có nghĩa vụ tơn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh => Pháp luật
là một trong những công cụ hiệu quả nhất để nhà nước quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo mục đích, định hướng nhất định.
VD: Bộ luật hình sự được Nhà nước ban hành nhằm trừng phạt các hành vi phạm tội
đồng thời răn đe để hạn chế những hành vi đó diễn ra trên thực tế. Bộ luật có các quy định

6


công khai để mọi người dân đều biết đến và tuân theo, đồng thời được đảm bảo thực hiện bởi
những biện pháp cưỡng chế nhà nước.
5. Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế (giáo trình có thêm phát hành tiền): Thuế là
khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chỉ có Nhà nước mới được quyền quy định và thực hiện việc thu thuế bởi các lý do sau:
(i) Nhà nước là tổ chức đại diện cho toàn xã hội, quyết định và thực hiện các cơng việc chung,
quan trọng cho tồn xã hội.
(ii) Khác với các tổ chức khác, Nhà nước là một bộ máy được tách khỏi hoạt động lao động
sản xuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội nên nó khơng thể tự tạo ra nguồn
thu được mà được nuôi dưỡng bởi nguồn thuế. Mặt khác, với một bộ máy hoạt động nhằm thực
hiện các nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức, đặc biệt nó cịn là một tổ chức đặc biệt lớn đồng
thời thực hiện công việc cũng đặc biệt quan trọng đối với xã hội, chính vì vậy, Nhà nước cần có
khoản thu lớn để duy trì cho các hoạt động của mình - đó là thuế.

(iii) Vai trò quản lý XH của NN là đặc biệt quan trọng và không thể thay thế.
(iv) Chỉ có Nhà nước mới có đủ quyền lực và khả năng để đảm bảo việc thu thuế và phát
hành tiền.
VD: Trong khi các tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh tế, tạo ra nguồn thu cho
mình thì Nhà nước cần phải thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội nhằm đảm bảo môi trường
kinh doanh, đầu tư an tồn nhất, tuy nhiên hoạt động này khơng tạo ra thặng dư, không giúp
tăng thu ngân sách nhà nước, vì vậy, các tổ chức kinh tế phải trích một phần lãi nhằm đảm
bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
*Liên hệ với Nhà nước Việt Nam hiện nay
1. Nhà nước có quyền lực đặc biệt: Nhà nước Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp năm 2013
là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Quyền lực
nhà nước là thống nhất có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong
việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền lập pháp là quyền đặt ra Hiến
pháp, sửa đổi Hiến pháp, đặt ra luật và sửa đổi luật. Các văn bản quy phạm pháp luật này được
Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống
(văn hóa, kinh tế, xã hội) và phát sinh trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ của quốc gia, yêu cầu mọi
người dân phải tuân theo. Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật
vào đời sống xã hội, gồm quyền tổ chức quản lý các q trình kinh tế, chính trị, xã hội trên cơ
sở pháp luật, quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật của hệ thống hành chính
nhà nước. Quyền tư pháp là quyền phán quyết về những tranh chấp dân sự, tranh chấp hành
chính bằng con đường tố tụng của Tịa án; quyền phán quyết những hành vi nào là tội phạm và
áp dụng hình phạt tương ứng trong các vụ án hình sự. Qua trên, có thể thấy Nhà nước Việt Nam
hiện nay có khả năng áp đặt ý chí lên các chủ thể trong xã hội thông qua các hoạt động lập pháp,

7


hành pháp và tư pháp. Quyền lực này cũng có phạm vi bao trùm trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
về hầu hết các lĩnh vực khác nhau.
2. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ: Mọi cá nhân, tổ chức sinh sống

trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, khơng phân biệt dân
tộc, giới tính, tơn giáo, chính trị,... (theo khoản 1 Điều 16 Hiến pháp 2013: “Mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật”). Nhà nước Việt Nam phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính theo
Điều 110 Hiến pháp 2013 gồm: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (63 tỉnh thành); quận
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn và các đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt khác nhằm quản lý toàn bộ dân cư một cách hiệu quả nhất.
3. Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia: Ngay tại Điều 1 Hiến pháp Việt Nam
2013 đã khẳng định chủ quyền quốc gia của Nhà nước Việt Nam hiện nay “Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao
gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” Hơn nữa, tại các Điều 11, 12 lại càng khẳng định
chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm, mọi hoạt động hợp tác quốc tế đều phải giữa trên cơ
sở tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau. Đồng thời, các
hoạt động liên quan đến chủ quyền quốc gia chỉ được thực hiện bởi Nhà nước, cụ thể là Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 12).
4. Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội: Việc ban hành
pháp luật ở Việt Nam được thực hiện bởi các cơ quan lập pháp - quốc hội (hiến pháp, luật, nghị
quyết), cơ quan hành pháp - chính phủ, các bộ, ủy ban nhân dân các cấp (Nghị định, thơng tư,
quyết định) và thậm chí là cơ quan tư pháp - Tòa án, Viện kiểm sát (Nghị quyết, thông tư, quyết
định). Những văn bản trên được ban hành và đảm bảo thực thi trên thực tế thông qua các biện
pháp: tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông và thông qua các
cơ quan, đoàn thể từ trung ương tới địa phương; biện pháp giáo dục từ bậc mẫu giáo, tiểu học,
trung học (các chiến sĩ cảnh sát đến các trường để hướng dẫn việc tuân thủ đúng pháp luật, đặc
biệt là pháp luật giao thơng, pháp luật hình sự) đến bậc cao đẳng, đại học (môn pháp luật đại
cương); biện pháp cưỡng chế (các hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt tương ứng và buộc thi
hành đúng bởi các cơ quan nhà nước).
5. Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế: Hiện nay, nguồn thu chính của ngân sách
nhà nước Việt Nam phụ thuộc vào thu thuế, cụ thể theo dự toán thu ngân sách nhà nước năm
2023, số tiền thu từ thuế vào khoảng 1.373 tỷ VNĐ trên tổng thu ngân sách nhà nước là 1.411,7
nghìn tỷ VNĐ (chiếm khoảng 97%)1 . Có thể thấy tầm quan trọng của nguồn thu này đối với
hoạt động của Nhà nước Việt Nam, vì vậy, việc thực hiện thu thuế được quy định cụ thể trong

nhiều văn bản luật và văn bản dưới luật liên quan (Luật quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng,
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, ...). Đồng thời, việc thu thuế chỉ được thực hiện bởi các cơ quan nhà
nước (ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý thuế: Tổng cục thuế, cục thuế, tổng cục hải
quan,...). Các ngân hàng thương mại chỉ được tham gia phối hợp với các cơ quan nhà nước để

8


đảm bảo việc thu thuế được diễn ra thuận tiện, dễ dàng nhất. (Căn cứ Luật Quản lý thuế 2019 Điều 2, 3, 20, 27...)
2. Phân loại (kiểu) nhà nước, trình bày khái quát về từng loại (kiểu) nhà nước, cho ví dụ.
Kiểu nhà nước là tổng thể tất cả những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, qua đó
phân biệt với các nhóm nhà nước khác. Có nhiều cách phân loại kiểu nhà nước, cụ thể:
1. Theo tiêu chí thời đại hình thành và phát triển, có thể chia thành các kiểu nhà nước cổ đại,
trung đại, cận đại và hiện đại;
2. Theo cách tiếp cận từ các nền văn minh, có thể phân chia thành các kiểu nhà nước như:
nhà nước trong nền văn minh nông nghiệp, nhà nước trong nền văn minh công nghiệp, thậm chí
là nhà nước trong nền văn minh hậu cơng nghiệp (nền văn minh tri thức);
3. Phân chia thành kiểu nhà nước phương Đông và kiểu nhà nước phương Tây;
4. Dựa trên cách thức tổ chức và thực hiện QLNN, có thể phân chia thành kiểu nhà nước độc
tài, chuyên chế và kiểu nhà nước dân chủ;
5. Theo tiến trình phát triển của lịch sử xã hội (hình thái kinh tế - xã hội). Đây là cách tiếp
cận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo đó, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội có giai
cấp là một kiểu nhà nước. Theo đó, xã hội có giai cấp sẽ trải qua các hình thái kinh tế - xã hội là
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa tương ứng với các kiểu nhà
nước: chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. Xã hội ln vận động, hình thái kinh tế xã hội sau thay thế cho hình thái kinh tế - xã hội trước khi quan hệ sản xuất thay đổi, do đó, các
kiểu nhà nước cũng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, sự phát triển từ hình thái kinh tế - xã hội này
sang hình thái kinh tế - xã hội khác ln phải trải qua q trình quá độ, dẫn đến việc trong cùng
một kiểu, nhà nước ở thời kì đầu của hình thái kinh tế - xã hội có thể có nhiều khác biệt so với
nhà nước ở thời kỳ sau đó. Chính vì vậy, sự phân chia kiểu nhà nước chỉ mang tính chất tương
đối.

* Trình bày khái quát về từng loại (kiểu) nhà nước, cho ví dụ
1. Nhà nước chủ nơ
(i) Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai và các tư liệu sản xuất khác hầu
hết thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô, kể cả nô lệ.
(ii) Cơ sở xã hội: trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại 02 giai cấp cơ bản: chủ nơ và nơ lệ.
Bên cạnh đó là lực lượng dân tự do (giới bình dân). Nơ lệ có địa vị vô cùng thấp kém, họ bị coi
là tài sản thuộc sở hữu của chủ nô.
VD: Đế chế La Mã, nhà nước Athen, nhà nước Sparte, Nhà Thương, nhà Hạ ở Trung
Quốc... là các nhà nước chủ nô.
2. Nhà nước phong kiến
(i) Cơ sở kinh tế quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng là sở hữu của địa chủ, phong kiến
về ruộng đất và bóc lột nơng dân thông qua phát canh, thu tô.
(ii) Cơ sở xã hội: Xã hội phong kiến có kết cấu phức tạp, trong đó có hai giai cấp cơ bản là
địa chủ, phong kiến và nơng dân, ngồi ra cịn có các tầng lớp khác như thợ thủ công, thị dân...
9


Giai cấp địa chủ, phong kiến được phân chia thành nhiều đẳng cấp khác nhau phụ thuộc vào
chức tước, phẩm hàm, đất đai, tài sản... Nông dân là bộ phận đông đảo nhất trong xã hội phong
kiến nhưng đồng thời cũng là đối tượng bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Ví dụ: Trung Quốc thời nhà Chu đến nhà Thanh, nước Nga thời Sa hoàng,... là các nhà
nước phong kiến.
3. Nhà nước tư sản
(i) Cơ sở kinh tế: các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư.
(ii) Cơ sở xã hội: trong xã hội hình thành 02 giai cấp chính là giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản. Giai cấp này dựa vào giai cấp kia để tồn tại, đồng thời hai giai cấp này lại mâu thuẫn, đấu
tranh với nhau. Ngồi ra, trong xã hội cịn xuất hiện các tầng lớp khác như trí thức, tiểu thương,
thợ thủ cơng...
VD: đa số các nhà nước phương tây hiện đại đều là nhà nước tư sản, cụ thể: (i) Liên hiệp

Vương quốc Anh và Bắc Ireland là nhà nước liên bang, hình thức chính thể là qn chủ đại
nghị; (ii) Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là nhà nước liên bang, hình thức chính thể là cộng hịa
tổng thống; (iii) Cộng hịa Pháp là nhà nước đơn nhất có hình thức chính thể cộng hòa hỗn
hợp; (iv) Cộng hòa Liên bang Đức là nhà nước liên bang có hình thức chính thể cộng hòa
nghị viện.
4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
(i) Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất. Cần phải lưu ý rằng công hữu về tư liệu sản xuất không phải là phương tiện để xây
dựng chủ nghĩa xã hội, mà là mục tiêu cần đạt tới của chủ nghĩa xã hội.
(ii) Cơ sở xã hội: Quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, trong đó nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Trong thời kì đầu của
cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp thống trị cũ mới chỉ bị lật đổ khỏi địa vị cầm quyền, cịn
ni âm mưu chống đối nhân dân lao động một cách quyết liệt. Bởi vậy, đấu tranh giai cấp trong
thời kỳ cách mạng mới thành cơng cịn cịn hết sức gay gắt. Dần dần, khi nhà nước xã hội chủ
nghĩa chứng minh được sức sống và thành cơng của mình, giai cấp thống trị cũ ngày càng được
giáo dục, cải tạo, chúng sẽ dần từ bỏ âm mưu chống đối, đối kháng giai cấp vì thế giảm dần từng
bước. Khi đó, trong xã hội vẫn cịn có các giai cấp, tầng lớp có lợi ích khơng hồn tồn giống
nhau nhưng khơng đối lập nhau mà cơ bản là thống nhất với nhau.
VD: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Cuba, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết (Liên Xô cũ)... là các nhà nước xã hội chủ nghĩa.

3. Phân tích ý nghĩa của việc phân chia kiểu nhà nước theo hình thái kinh tế - xã hội.
* Một số ý nghĩa của việc phân chia kiểu nhà nước theo hình thái kinh tế - xã hội
10


1. Đem lại nhận thức đúng đắn về sự vận động và phát triển của nhà nước, đồng thời nhận
thức đúng đắn về điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong những giai đoạn lịch sử nhất
định Cách phân loại kiểu nhà nước này có căn cứ chính là bản thân hiện tượng “nhà nước”, nghĩa

là, việc phân chia dựa vào tiến trình phát triển của hiện tượng này trong xã hội, dựa vào sự vận
động phát triển vốn có trong bản thân “nhà nước” - từ sự thay đổi của các quan hệ sản xuất, tới
các mâu thuẫn trong xã hội dẫn tới thay đổi quan hệ sản xuất, từ đó dẫn tới sự thay đổi kiểu nhà
nước. Trong khi những cách phân loại khác chỉ đang tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của
nhà nước hay đơn giản là hoàn cảnh lịch sử mà nhà nước tồn tại. Phân loại kiểu nhà nước theo
những tiêu chí khác có thể khiến ta gặp khó khăn trong việc hiểu đúng đắn sự vận động và phát
triển của nhà nước. Tóm lại, cách phân chia này đi vào bản chất của hiện tượng “nhà nước” nên
đây sẽ là cách phân loại đem lại nhận thức trực tiếp và rõ ràng nhất về sự vận động và phát triển
của hiện tượng này.
VD: Nhà nước phong kiến dựa trên quan hệ sản xuất chính là quan hệ sản xuất phong
kiến, nông dân phải làm việc cho các địa chủ phong kiến, họ phải nộp tô, thuế cho địa chủ...
Khi mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng xã hội phong
kiến, các nhà tư bản là những người có địa vị kinh tế nhưng địa vị xã hội lại thấp hơn địa
chủ, quan lại, vua chúa; lâu dần mâu thuẫn phát triển tới một mức độ nhất định dẫn tới giai
cấp tư sản đứng lên lật đổ phong kiến, giành chính quyền về tay mình. Từ đó, một quan hệ
sản xuất mới thay thế quan hệ sản xuất phong kiến, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và
nhà nước tư sản ra đời...;
2. Tạo cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn bản chất, chức năng, bộ máy cũng như hình thức
nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của nó Có thể thấy, nhà nước là một phần của kiến trúc
thượng tầng, trong khi đó, quan hệ sản xuất là một phần của cơ sở hạ tầng và cũng là cơ sở kinh
tế cho sự phát triển của một nhà nước. Khi phân loại nhà nước theo hình thái kinh tế - xã hội, ta
sẽ biết được quan hệ sản xuất làm nền móng cho một kiểu nhà nước cụ thể. Từ đó, ta có những
kết luận đúng đắn về bản chất, chức năng, bộ máy cũng như hình thức của kiểu nhà nước đó
trong từng giai đoạn phát triển của nó.
VD: Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nơ là quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đất đai, các
tư liệu sản xuất khác hầu hết thuộc sở hữu tư nhân của các chủ nô (bao gồm cả nô lệ). Với
quan hệ sản xuất như vậy, giai cấp chủ nơ ln tìm cách vơ vét, bắt nơ lệ làm việc để đem lại
lợi ích cho mình, bởi vậy, nhà nước này sẽ có những chính sách pháp luật mang đậm tính
giai cấp, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nơ. Thêm vào đó, bộ máy nhà nước cũng sẽ nặng
về cưỡng chế để sẵn sàng đàn áp bất kỳ cuộc nổi dậy nào của nô lệ;

3. Là tiền đề cho việc nhận thức về các kiểu pháp luật Các kiểu pháp luật cũng được phân
chia dựa trên các kiểu nhà nước - “kiểu nhà nước nào, kiểu pháp luật đó”. Vì vậy, hiểu đúng đắn
về kiểu nhà nước chia theo hình thái kinh tế xã hội sẽ giúp ta có nhận thức dễ dàng và chính xác
nhất về kiểu pháp luật.

11


VD: Nhà nước xã hội chủ nghĩa được hình thành trên cơ sở quan hệ sản xuất XHCN đặc trưng là công hữu về tư liệu sản xuất. Như vậy, kiểu nhà nước này hướng tới phục vụ
quyền lợi cho đại đa số (hoặc tồn bộ) người dân. Vì vậy, nhà nước XHCN sẽ có hệ thống
pháp luật mang nặng tính xã hội, hướng tới bảo vệ quyền lợi cho đại đa số người dân.
4. Trình bày khái niệm bản chất nhà nước. Phân tích ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà
nước.
* Khái niệm bản chất nhà nước
Bản chất nhà nước là tổng hợp những mặt, những mối liên hệ, những thuộc tính tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong nhà nước, quy định sự tồn tại, phát triển của nhà nước.
Nhà nước là một hiện tượng xã hội, nó sinh ra từ hai nhu cầu cơ bản là nhu cầu tổ chức quản
lý xã hội và nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế, nên ta có thể hiểu bản chất
nhà nước theo hai phương diện:
1. Phương diện xã hội - tương ứng với tính xã hội của bản chất nhà nước:
• Nguồn gốc nhà nước: Nhà nước sinh ra từ xã hội, mâu thuẫn trong lòng xã hội dẫn tới nhu
cầu thành lập một tổ chức kiểm sốt mâu thuẫn đó – nhà nước ra đời.
• Cách thức quản lý: Do đại diện cho xã hội để quản lý xã hội nên các quyết định nhà nước
đưa ra đều chứa đựng lợi ích chung của xã hội. Nếu khơng đặt lợi ích chung của xã hội vào trong
các quyết định của mình, mâu thuẫn sẽ phát triển ngồi tầm kiểm sốt của nhà nước. Mặt khác,
quản lý xã hội là nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy, khi nhiệm vụ không được đảm bảo hồn
thành, nhà nước đó sẽ “ngụp lặn trong xã hội” – sụp đổ.
2. Phương diện giai cấp - tương ứng với tính giai cấp của bản chất nhà nước:
• Cơ cấu của nhà nước: Nhà nước gồm một nhóm người tách ra từ q trình lao động sản xuất
để chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Cùng với đó, họ cũng là thuộc một giai cấp nhất định trong xã

hội, ví dụ: nhà nước phong kiến được quản lý bởi giai cấp phong kiến, nhà nước tư sản đứng
đầu là giai cấp tư sản...
• Lợi ích: Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội, điều này có nghĩa là, nhà nước bảo vệ
lợi ích của giai cấp mình và các giai cấp khác trong xã hội.
* Bản chất nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
1. Cơ sở kinh tế: mỗi nhà nước đều được hình thành trên một cơ sở kinh tế nhất định và hạt
nhân của cơ sở kinh tế đó là quan hệ sản xuất. Có thể nói, quan hệ sản xuất quyết định bản chất
của nhà nước.
VD: nhà nước phong kiến hình thành dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng
là sự sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, địa chủ bóc lột nơng dân thơng qua tơ thuế.
Một nhà nước hình thành dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến thì nhà nước đó khơng thể
có bản chất của nhà nước tư sản, vì vốn dĩ nhà nước tư sản được hình thành trên cơ sở quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa;

12


2. Cơ sở xã hội: nhà nước ra đời trong hồn cảnh xã hội có đối kháng giai cấp. Trong lòng xã
hội tồn tại những mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp, giai cấp, tầng lớp giành chiến thắng sử
dụng nhà nước làm cơng cụ chun chính (đàn áp, trấn áp) của một giai cấp nhằm bảo vệ sự
thống trị giai cấp đó đối với tồn thể xã hội. Vì vậy, chỉ cần các lực lượng trong xã hội đấu tranh
để giành quyền lực về tay mình thì bản chất nhà nước có thể bị thay đổi.
VD: tầng lớp tư sản trong lòng xã hội phong kiến là những kẻ có tiềm lực kinh tế nhưng
lại khơng có trong tay quyền lực chính trị, bọn họ mâu thuẫn với địa chủ, phong kiến... Vì
vậy, đấu tranh nổ ra và khi chính quyền về tay giai cấp tư sản, nhà nước tư sản ra đời và bản
chất nhà nước đã thay đổi.
* Ý nghĩa của vấn đề bản chất nhà nước
1. Bản chất Nhà nước là đặc tính quan trọng xác định nội dung, mục đích, sứ mệnh và vai trò
xã hội của nhà nước.
2. Bản chất Nhà nước cho ta thấy tính chất xã hội và tính chất giai cấp của một nhà nước bất

kì, từ đó biết được mức độ thể hiện các tính chất đó ở các nước khác nhau sẽ khác nhau và trong
mỗi giai đoạn khác nhau cũng khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và nhận thức của lực lượng
cầm quyền.
3. Bản chất nhà nước xác định những vấn đề: (i) Quyền lực nhà nước thuộc về ai? (ii) Nhà
nước bảo vệ quyền lợi của ai? (iii) Những ưu tiên nào trong đường lối, chính sách của nhà nước?
4. Nghiên cứu bản chất nhà nước giúp việc hiểu đúng đắn bản chất pháp luật.
5. Phân tích sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước. Trình bày ảnh
hưởng của nó trong việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay.
* Sự thống nhất giữa tính xã hội và tính giai cấp của nhà nước
Tính xã hội và tính giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất thể hiện bản chất của bất kỳ nhà
nước nào, chúng ln gắn bó chặt chẽ, đan xen nhau. Sự thống nhất được thể hiện ở chỗ tính xã
hội và tính giai cấp luôn song hành tồn tại với sự tồn tại của nhà nước, thuộc tính này là cơ sở
của thuộc tính kia.
Ở phương diện xã hội, nhà nước là một hiện tượng xã hội, được sinh ra từ xã hội để duy trì,
quản lý xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Xã hội muốn tồn tại ổn định,
có trật tự phát triển thì địi hỏi phải có sự tổ chức và quản lý chặt chẽ và nhà nước là đại diện
chính thức của tồn xã hội sẽ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó. Nhà nước thực hiện chức
năng xã hội của mình thơng qua chức năng giai cấp. Cụ thể, nhà nước duy trì sự lãnh đạo của
giai cấp thống trị nhằm:
1. Áp đặt sự thống trị lên giai cấp khác và tồn xã hội, từ đó khơng cho phép các giai cấp
xung đột, tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả nhà nước. Nhờ vậy mà nhà nước duy trì được sự
ổn định xã hội;
2. Giai cấp thống trị sử dụng QLNN để lãnh đạo nhân dân phục tùng để thực hiện các công
việc chung của xã hội như: trị thuỷ, chống giặc ngoại xâm, bệnh tật...
13


Ở phương diện giai cấp, nhà nước nằm trong tay giai cấp thống trị và chủ yếu phục vụ cho
giai cấp thống trị, là công cụ thực hiện các mục đích mà giai cấp thống trị đề ra. Thế nhưng, giai
cấp thống trị chỉ duy trì được địa vị thống trị của mình đến khi nào nhà nước vẫn cịn đáp ứng

được các yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
Ngày nay, xu hướng chung của các nhà nước trên thế giới là mở rộng tính xã hội, thu hẹp
tính giai cấp. Tuy nhiên, tính thống nhất và tính giai cấp là hai thuộc tính khơng thể thiếu của
mọi nhà nước. Nếu triệt tiêu tính giai cấp thì nhà nước khơng thể tồn tại trong hoàn cảnh xã hội
tồn tại những giai cấp với lợi ích khác nhau. Các giai cấp trong xã hội khơng có động lực để
giành lấy QLNN, nhà nước khơng được thành lập thì các vấn đề của xã hội khơng được giải
quyết, tính xã hội cũng vì thế mà khơng tồn tại. Ngược lại nếu xố bỏ tính xã hội sẽ đẩy đấu
tranh giai cấp đến mức gay gắt, giai cấp thống trị càng ra sức đàn áp thì đấu tranh càng gay gắt,
giai cấp thống trị sớm muộn sẽ bị lật đổ, nhà nước sẽ bị diệt vong, tính giai cấp cũng theo đó mà
bị loại bỏ. Như vậy, hậu quả của việc thiếu đi một trong hai thuộc tính giai cấp và xã hội là dẫn
đến nhà nước bị tiêu diệt, xoá bỏ. Trong lúc nhân loại chưa đủ khả năng để vươn đến xã hội
cộng sản chủ nghĩa, việc nhà nước bị xoá bỏ là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm của xã hội.
Tuy nhiên, tình trạng vơ chính phủ sẽ khơng kéo dài lâu bởi vì nhà nước là một nhu cầu khách
quan của xã hội, cho nên, nhà nước mới ra đời có đủ cả hai thuộc tính giai cấp và xã hội, sẽ thay
thế cho nhà nước cũ.
* Ảnh hưởng của sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước trong
việc thực hiện chức năng nhà nước Việt Nam hiện nay
Dù trong xã hội nào, nhà nước cũng phải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội và ở những
mức độ khác nhau bảo vệ lợi ích của giai cấp (lực lượng) cầm quyền. Tuy nhiên mức độ và sự
thể hiện (công khai hay kín đáo, tế nhị) tính giai cấp, tính xã hội của mỗi nhà nước khác nhau
thì khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và
nhận thức của lực lượng cầm quyền
Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, là kiểu nhà nước có
tính xã hội rộng rãi nhất trong lịch sử lồi người. Tại Việt Nam, Nhà nước quan tâm chăm lo
đến lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện mở rộng dân chủ tối đa. Kể từ khi
thành lập đến nay, Nhà nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã đoàn kết toàn
dân, thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ mang tính thời đại như chống giặc ngoại xâm,
phát triển kinh tế, phòng chống dịch bệnh Covid-19... Đây là các chức năng thể hiện tính xã hội
của Nhà nước ta, tuy nhiên, để thực hiện thành công, Nhà nước ta cũng phải dùng các biện pháp
cưỡng chế, áp đặt ý chí nhà nước, tức là có thể hiện tính giai cấp. Mặt khác, Nhà nước ta càng

thể hiện tính xã hội rộng rãi bao nhiêu, niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền càng gia
tăng bấy nhiêu, kể cả bạn bè quốc tế cũng phải thừa nhận vào sự lãnh đạo của Đảng đối với cả
hệ thống chính trị. Như vậy, Nhà nước ta càng củng cố vững chắc vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, của liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Như vậy, Nhà
nước ta thể hiện tính giai cấp gián tiếp thơng qua tính xã hội của mình.
14


Việt Nam đang ở trong giai đoạn quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, do đó, đấu tranh giai cấp
chưa hoàn toàn dịu bớt. Kẻ thù của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời kì này là giai cấp bóc
lột cũ, các thế lực phản động trong và ngoài nước được sự hỗ trợ, giúp sức của các nước đế quốc
tư bản chủ nghĩa. Theo đó, các thế lực thù địch vẫn còn âm mưu chống phá với thủ đoạn hết sức
tinh vi và thâm độc. Do đó, việc thể hiện tính giai cấp vẫn cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc
gia, chính quyền nhân dân. Nhà nước ta chủ trương giải quyết một cách hồ bình những xung
đột nêu trên. Việc giải quyết hồ bình vừa tạo môi trường lành mạnh và ổn định cho xã hội phát
triển vừa đảm bảo tranh chấp được giải quyết một cách nhẹ nhàng, êm đềm. Tuy nhiên, nếu
những thế lực thù địch khơng chịu thương lượng thì buộc nhà nước phải dùng đến những biện
pháp mạnh mẽ, cứng rắn hơn để quyết bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động. Như vậy, kể cả khi tiến hành bảo vệ lợi ích giai cấp, nhà nước vẫn ln quan
tâm tới lợi ích chung của xã hội. Điều này thể hiện sự hài hoà giữa tính xã hội và tính giai cấp
của nhà nước CHXHCNVN. Chính sự nhận thức đúng đắn, vận dụng mềm dẻo, linh hoạt các
quy luật khách quan vào thực tiễn của đất nước, Nhà nước CHXHCNVN đã thể hiện tính xã hội
và giai cấp đúng nơi, đúng chỗ, đúng đối tượng để đạt được kết quả cao khi thực hiện chức năng
nhà nước của mình.
6. Phân tích các yếu tố quy định bản chất nhà nước.
Bản chất nhà nước hiểu đơn giản là những thuộc tính bên trong, ổn định, khó thay đổi của
nhà nước. Nhà nước mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội, đây là hai mặt đối lập trong cùng
một hiện tượng, vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau. Có một số yếu tố lớn ảnh hưởng tới
bản chất nhà nước, gồm:
1. Cơ sở kinh tế

Đầu tiên, mỗi nhà nước đều được hình thành trên một cơ sở kinh tế nhất định và hạt nhân của
cơ sở kinh tế đó là quan hệ sản xuất.
VD: Nhà nước phong kiến hình thành dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến mà đặc trưng
là sự sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, địa chủ bóc lột nơng dân thơng qua tơ thuế.
Cơ sở kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới bản chất nhà nước đó. Một nhà nước hình thành dựa
trên quan hệ sản xuất phong kiến thì nhà nước đó khơng thể có bản chất của nhà nước tư
sản, vì vốn dĩ nhà nước tư sản được hình thành trên cơ sở quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Như vậy, “quan hệ sản xuất nào thì nhà nước đó”;
2. Cơ sở xã hội
Nhà nước sinh ra từ xã hội, là một sản phẩm của xã hội, vì vậy, bản chất nhà nước phụ thuộc
rất nhiều vào xã hội, mà cụ thể ở đây các lực lượng, giai cấp trong xã hội. Trong lòng xã hội tồn
tại những mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp, biểu hiện rõ ràng hơn cả là trong xã hội chiếm
hữu nô lệ hoặc xã hội phong kiến. Vì vậy, chỉ cần các lực lượng trong xã hội đấu tranh để giành
quyền lực về tay mình thì bản chất nhà nước có thể bị thay đổi.
VD: Tầng lớp tư sản trong lòng xã hội phong kiến là những kẻ có tiềm lực kinh tế nhưng
lại khơng có trong tay quyền lực chính trị, bọn họ mâu thuẫn với địa chủ, phong kiến... Vì
15


vậy, đấu tranh nổ ra và khi chính quyền về tay giai cấp tư sản, nhà nước tư sản ra đời và bản
chất nhà nước đã thay đổi;
3. Chủ thể lãnh đạo nhà nước
Yếu tố quan trọng, chủ yếu quyết định đến bản chất nhà nước là cơ sở kinh tế và cơ sở xã
hội. Về bản chất, các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ra đời dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định,
giai cấp nào nắm được quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất thì giai cấp đó cũng nắm được
QLNN và trở thành lực lượng lãnh đạo nhà nước. Lúc này, bản chất của nhà nước chịu sự ảnh
hưởng bản chất giai cấp thống trị, thể hiện đường lối, chủ trương của giai cấp thống trị. Tuy
nhiên, tác giả muốn tách riêng phần chủ thể lãnh đạo nhà nước để phân tích rõ về ảnh hưởng của
yếu tố cá nhân thuộc về nhà cầm quyền đến bản chất của nhà nước. Chủ thể lãnh đạo nhà nước
cũng có vai trị tương đối lớn trong quyết định bản chất nhà nước. Chủ thể lãnh đạo nhà nước là

chủ thể có sự điều hành, chỉ đạo và định hướng sự phát triển của nhà nước. Việc các chủ thể
lãnh đạo có những quan điểm, tư tưởng khác nhau cũng có thể dẫn tới bản chất của các nhà nước
khác nhau.
VD: Nước Đức những năm Thế chiến II có Hitler là lãnh đạo. Có thể thấy, nước Đức
trong thời kì này bộc lộ bản chất và tính giai cấp nhiều áp đảo so với vai trị, tính xã hội.
7. Phân tích vai trị xã hội của Nhà nước CHXHCNVN hiện nay.
Hiện nay, vai trò xã hội của Nhà nước CHXHCNVN biểu hiện đậm nét, cụ thể:
1. Nhà nước CHXHCNVN thay mặt nhân dân, thực hiện và bảo vệ các lợi ích cơ bản, lâu dài
của quốc gia, dân tộc
Điều này được thể hiện rõ trong Hiến pháp của nước CHXHCNVN năm 2013. Nhà nước
CHXHCNVN hiện nay đang thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích lâu dài của
quốc gia dân tộc như: chủ quyền quốc gia, chú trọng đào tạo, phát triển con người, bảo tồn bản
sắc văn hoá dân tộc... Một số điểm đáng chú ý có thể kể đến như: Nhà nước tích cực đấu tranh
trên mặt trận ngoại giao để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của 2
quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa bằng cách lên tiếng phản đối, kêu gọi ủng hộ của cộng đồng
quốc tế trong vấn đề biển Đông, thúc đẩy sự phát triển của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở
biển Đông COC...; Nhà nước chú trọng phát triển giáo dục, tạo điều kiện để trẻ em được hưởng
nền giáo dục tốt nhất có thể, nhất là những trẻ em ở những vùng biên giới, hải đảo...; Nhà nước
CHXHCNVN tích cực bảo tồn các giá trị di sản văn hoá phi vật thể như ca trù, nhã nhạc cung
đình Huế...;
2. Nhà nước CHXHCNVN thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, đầu tư và phát triển văn
hố - xã hội, từ đó hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh
Có thể thấy, Nhà nước ta có chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Ngồi ra, Nhà nước ta tích cực hợp tác quốc tế, tham gia ký kết các hiệp định thương

16


mại tự do nhằm đẩy mạnh đầu tư nước ngoài, thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho đất

nước vươn lên về mọi mặt, nâng cao đời sống nhân dân;
3. Tập hợp mọi tầng lớp trong xã hội vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, phát triển kinh tế, văn
hố, xã hội, duy trì trật tự xã hội
Dân tộc ta là một dân tộc đoàn kết, từ xưa tới nay, tinh thần đồn kết ln được các nhà nước
trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của Việt Nam nhận thức và vun đắp. Trong thời đại mới,
tinh thần đoàn kết cũng được Nhà nước CHXHCNVN phát huy trên mọi phương diện nhằm
giúp đất nước phát triển đồng đều, toàn diện.
4. Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã, đang và không ngừng đảm bảo quyền làm chủ mọi
mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, xây dựng đất
nước giàu mạnh, thực hiện cơng bằng xã hội, xố bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất cơng.
Trong Hiến pháp nước CHXHCNVN, Nhà nước ta luôn định hướng phát triển theo hướng
“Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, quyền lợi của người dân được Nhà nước ta đặt lên hàng
đầu, biểu hiện rõ ràng là đợt dịch Covid-19 năm 2020, Nhà nước thậm chí tạm thời quên đi việc
phát triển kinh tế để dập dịch, đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho nhân dân. Nhà nước ta được
Chính phủ rất nhiều nước trên thế giới khen ngợi và bày tỏ sự ngưỡng mộ với tinh thần vì nhân
dân của mình. Thêm vào đó, Nhà nước quan tâm đến các thành phần yếu thế trong xã hội, hỗ
trợ, giúp đỡ, bảo trợ họ.
8. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Theo anh (chị), làm thế nào để một nhà nước thực sự là nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân.
* Nhà nước của dân là nhà nước có những tính chất sau:
1. Dân là chủ, dân làm chủ, nhân dân là chủ thể có quyền quyết định những vấn đề cơ bản,
quan trọng của đất nước: “Nhà nước của dân” là khái niệm thể hiện quyền sở hữu của nhân dân
đối với nhà nước, nhân dân có quyền của một chủ sở hữu. Nhân dân có quyền tham gia, quyết
định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước, ví dụ: tham gia q trình ban hành Hiến
pháp, tham gia đóng góp cho các dự thảo Luật...
2. Nhân dân là chủ thể của QLNN: Quyền lực của nhà nước khơng tự nhiên phát sinh, quyền
lực đó được người dân trao cho. Người dân tin tưởng chủ thể nào thì người dân trao quyền cho
chủ thể đó thay mặt họ để thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội. Chính vì vậy, người dân hồn tồn
có khả năng tước đi quyền lực mà nhà nước có khi nhà nước không cho người dân thấy sự nỗ

lực, tận tâm hết mình thực hiện nhiệm vụ. Biểu hiện của khả năng tước đi quyền lực là việc
người dân có thể nổi dậy chống lại nhà nước. Khi người dân đã nổi dậy chống lại nhà nước, dù
nhà nước có kháng cự hay khơng thì việc nhà nước đó sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.
* Nhà nước do dân là một nhà nước
1. Do nhân dân đấu tranh cách mạng để mở đường cho việc hình thành: Nhà nước muốn được
thành lập thì bao giờ cũng phải trải qua đấu tranh, đây là quy luật tất yếu của lịch sử. Việc nhân
17


dân đấu tranh cách mạng thể hiện sự khao khát có được một chính quyền nhà nước do chính tay
họ lập nên để thay mặt họ bảo vệ quyền lợi cho xã hội, quản lý xã hội;
2. Do nhân dân bầu ra: Khi nhân dân tin tưởng vào nhà nước, người dân sẽ đồng lịng ủng hộ
cho chính quyền đó;
3. Do nhân dân kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến: Nhà nước được thành lập do nhân dân
nên nhân dân phải có quyền kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến vào hoạt động của nhà nước.
Đây là cách để người dân kiểm soát quyền lực mà họ trao cho nhà nước;
4. Do nhân dân đóng góp trí tuệ, sức người, sức của: Nhà nước là của dân, do dân lập nên, vì
vậy, nhân dân có quyền đóng góp trí tuệ, cơng sức, của cải vật chất vào việc xây dựng, phát triển
nhà nước ngày một tốt hơn. Bởi vì nhà nước càng tiến bộ, phát triển thì khả năng quản lý, bảo
đảm quyền lợi cho nhân dân sẽ càng tốt hơn. Nhân dân cũng có thể tham gia vào bộ máy nhà
nước bằng con đường bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm..., pháp luật thừa nhận quyền tham gia vào
bộ máy nhà nước cho mọi cơng dân có đủ điều kiện.
* Nhà nước vì dân là nhà nước
1. Có mọi (đa số, phần nhiều) chính sách, pháp luật, hoạt động hướng tới đảm bảo quyền lợi
cho nhân dân: Nhân dân trao quyền cho nhà nước vì nhân dân tin rằng nhà nước sẽ đảm bảo
quyền lợi cho họ. Việc đảm bảo quyền lợi trước tiên thể hiện ở cơ chế ban hành những chính
sách tiến bộ, ban hành hệ thống pháp luật đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân. Từ đó,
tăng niềm tin của nhân dân với nhà nước, tăng động lực đóng góp của nhân dân cho nhà nước;
2. Biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác nhau, giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội:
Trong xã hội bao giờ cũng tồn tại những giai cấp, tầng lớp và những nhóm lợi ích khác nhau.

Việc của nhà nước là phải làm sao kết hợp, dung hồ được những nhóm lợi ích khác nhau, từ đó
đảm bảo quyền lợi chung cho đa số người dân.
* Giải pháp để phát triển một nhà nước thực sự “của dân, do dân, vì dân”
1. Nhà nước cần có những quy định cho phép người dân tham gia hoạt động quản lý xã hội
với nhà nước;
2. Nhà nước cần thực hiện cơ chế cơng khai hố, minh bạch hố hoạt động của mình để người
dân nắm bắt, kiểm sốt. Từ đó có cơ sở để xác định trách nhiệm của nhà nước trong việc thực
hiện hoạt động quản lý;
3. Nhà nước cần thực thi tốt an sinh xã hội, tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc thực
hiện đồn kết tồn dân cho thấy nhà nước có khả năng tập hợp, gia tăng sức mạnh của quốc gia,
dân tộc, từ đó tạo niềm tin với người dân;
4. Nhà nước cần loại trừ tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng. Đây là những căn bệnh bóp chết
niềm tin của nhân dân vào nhà nước nên cần nghiêm khắc loại bỏ;
5. Nhà nước phải thực hiện tốt việc phê bình, tự phê bình và dũng cảm nhận trách nhiệm với
nhân dân. Việc phê bình, tự phê bình và nhận trách nhiệm chứng minh một nhà nước tiến bộ, vì
người dân, sai thì dũng cảm nhận sai và sửa sai để không phụ sự tin tưởng của nhân dân.

18


9. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về nhà nước dân chủ. Theo anh/chị, làm thế nào để
một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi.
Thứ nhất, nhà nước dân chủ là nhà nước mà ở đó, người dân có quyền tham gia vào việc tổ
chức, hoạt động của các CQNN, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của
đất nước. Hay hiểu một cách đơn giản hơn, một nhà nước dân chủ là nhà nước mà ở đó người
dân làm chủ, quyền làm chủ thuộc về nhân dân, chính quyền thuộc về nhân dân.
Thứ hai, trong nhà nước dân chủ, nhà nước thừa nhận các quyền tự do dân chủ rộng rãi cho
người dân, thừa nhận địa vị pháp lý cho các tổ chức xã hội, đồn thể quần chúng thơng qua pháp
luật. Bên cạnh đó, nhà nước quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện và bảo vệ các quyền tự
do, dân chủ của người dân.

VD: Thông qua Hiến pháp, Nhà nước CHXHCNVN thừa nhận các quyền dân chủ của
người dân như quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với CQNN về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Bất kỳ ai xâm
phạm tới những quyền tự do, dân chủ của người dân đều có thể bị áp dụng những chế tài
pháp lý. VD: Điều 166 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố
cáo.
Thứ ba, trong quá trình quản lý xã hội, nhà nước cố gắng xây dựng nền dân chủ bằng cách
bảo đảm việc người dân được tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước.
VD: Khoản 2 Điều 28 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013.
Ngoài ra, một nhà nước dân chủ biểu hiện những tính chất khác hẳn một nhà nước phản dân
chủ. Nếu như trong nhà nước phản dân chủ, người dân không có bất kỳ quyền hành nào liên
quan đến việc quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước, thì trong nhà nước dân
chủ, những vấn đề đó được coi là gắn liền với quyền và lợi ích của nhân dân, vì vậy, nhân dân
tham gia bàn bạc, thảo luận, quyết định những vấn đề đó.
VD: Thời nhà Tần - Trung Quốc, người dân khơng có quyền bầu ra người đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của mình để tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Tuy
nhiên, Nhà nước Trung Quốc hiện nay đã cho người dân quyền làm chủ thể hiện ở việc người
dân có quyền đi bầu cử, bầu ra người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của mình.
Tuy nhiên, biểu hiện dân chủ ở mỗi nhà nước lại có những nét khác nhau. Có những nhà nước
biểu hiện tính dân chủ thực sự, cũng có nhà nước chỉ biểu hiện dân chủ một cách giả tạo, nghĩa
là nhà nước có những chính sách dân chủ nhưng khơng thể thực hiện trên thực tế hoặc nếu muốn
thực hiện thì sẽ có rất nhiều rào cản. Nếu xét về mức độ biểu hiện tính dân chủ, có những nhà
nước mang tính dân chủ rộng rãi, một số khác lại mang tính dân chủ hạn chế. Hoặc xét về cách
thức thực hiện dân chủ, lại có nhà nước dân chủ trực tiếp, có nhà nước dân chủ gián tiếp.
10. Trình bày khái niệm chức năng nhà nước. Phân tích ý nghĩa của việc xác định và thực
hiện chức năng nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm
vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong những giai
19



đoạn phát triển của nó. Hiểu một cách đơn giản hơn, chức năng nhà nước là những việc nhà
nước phải làm và nhà nước có thể làm được, những cơng việc đó gắn liền với tính chất vốn có,
sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Như vậy, chức năng của nhà nước là mặt hoạt động cơ
bản, thường xuyên và ổn định của nó.
* Chức năng nhà nước có một số đặc điểm sau:
1. Chức năng nhà nước ln phản ánh bản chất nhà nước: Có thể nói, bản chất như nào thì
biểu hiện như thế. Một biểu hiện rõ ràng rằng không một nhà nước theo khuynh hướng dân chủ
nào lại có những chính sách pháp luật phản dân chủ, hay không nhà nước nào mang bản chất
phản dân chủ lại thi hành những chính sách cho phép người dân tham gia vào quá trình quản lý
nhà nước.
VD: Nhà nước XHCN mang bản chất là nhà nước của dân, do dân, vì dân nên các chức
năng như kinh tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật là những chức năng phổ biến của nhà nước
này.
2. Chức năng nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ cơ bản của nhà nước: Giữa chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt, vừa có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Nhiệm vụ của nhà nước là những cơng việc đặt ra địi hỏi nhà nước phải giải quyết
theo những mục tiêu đã định sẵn. Nhà nước có hai loại nhiệm vụ là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược,
lâu dài và nhiệm vụ trước mắt, cấp bách. Ví dụ, trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà
nước Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, tất cả các chức năng của nhà nước ta đều được xác định và thực hiện
nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược này. Nhiệm vụ trước mắt, cấp bách là những công việc
mà nhà nước phải giải quyết trong ngắn hạn, ngay lập tức để thực hiện một chức năng nào đó
của nhà nước, do vậy, nhiệm vụ trước mắt, cấp bách có phạm vi hẹp hơn so với chức năng nhà
nước, được xác định nhằm thực hiện chức năng, do chức năng quyết định.
VD: nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật môi trường của các doanh nghiệp
hiện nay được xác định và thực hiện nhằm thực hiện chức năng quản lý môi trường của nhà
nước.
3. Chức năng nhà nước có tính lịch sử: Chức năng nhà nước là một phạm trù mang tính lịch
sử bởi ở mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển khác nhau thì nhà nước sẽ thực hiện những chức năng

khác nhau.
Ví dụ: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ
có chức năng chính là phát triển kinh tế, bảo vệ tổ quốc là chủ yếu. Tuy nhiên, Nhà nước
CHXHCNVN hiện nay lại có chức năng chính liên quan tới điều hành và quản lý kinh tế,
phát triển văn hoá, giáo dục... Khơng phải trong giai đoạn hiện nay thì nhà nước không thực
hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên, giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ thì chức
năng này được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn.
4. Hình thức thực hiện chức năng nhà nước thông qua xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện
pháp luật và bảo vệ pháp luật: Để thực hiện được các chức năng của mình, Nhà nước cần tạo ra
20



×