Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Khảo sát chẩn đoán và điều trị nhạy cảm ngà răng của một số bác sĩ răng hàm mặt tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.11 KB, 37 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hiện đại, sự
đi lên của tiến bộ xã hội, con người ngày càng quan tâm hơn đến tình trạng
sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Một hàm
răng chắc khỏe và nụ cười trắng sáng sẽ mang lại sự tự tin cho con người
trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, sức khỏe răng miệng là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện nay.
Gần đây, có một vấn đề răng miệng gây khó chịu và phiền toái khiến
nhiều bệnh nhân đến thăm khám bác sỹ đó là tình trạng nhạy cảm ngà răng.
Nhạy cảm ngà không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi cá
nhân mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng vì tính phổ biến. Theo các thống
kê, nhạy cảm ngà gặp ở 3-57% dân số trong đó tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi
30-40 là những người trong độ tuổi lao động chính. Có rất nhiều nguyên nhân
gây nên tình trạng này như: mòn răng, tật nghiến răng, lợi co hở vùng chân
răng, ngay cả tẩy trắng răng…
Để giải quyết tốt tình trạng nhạy cảm ngà cần phải chẩn đoán đúng và
kế hoạch điều trị phù hợp. Có rất nhiều phương pháp điều trị nhạy cảm ngà,
tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào và điều trị hiệu quả đến đâu cũng
tùy theo kiến thức và thói quen của bác sỹ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải
biết phương pháp nào phù hợp, hiệu quả thường được sử dụng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần đáp ứng nhu
cầu thực hành vấn đề nhạy cảm ngà ở Việt Nam, chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu: Khảo sát chẩn đoán và điều trị nhạy cảm ngà răng của một số bác sĩ răng
hàm mặt tại Hà Nội. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu chính sau:
2
1. Nhận xét kiến thức về nhạy cảm ngà răng của một số bác sĩ răng hàm
mặt tại Hà Nội.
2. Mô tả tình hình sử dụng các phương pháp để chẩn đoán và điều trị
nhạy cảm ngà của bác sĩ trong nhóm nghiên cứu.
3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tìm hiểu chung về nhạy cảm ngà
1.1.1 Khái niệm:
Theo định nghĩa của Holland GR thì nhạy cảm ngà răng có các đặc
trưng sau: Răng bị đau buốt rõ, diễn biến nhanh, xuất hiện từ vùng ngà bị lộ
khi có các kích thích (như nhiệt độ, hơi, cọ sát, thẩm thấu, hóa chất) mà
không phải do khiếm khuyết hay bệnh lý nào khác.
1.1.2 Dịch tễ học
1.1.2.1. Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng:
- Ngà răng nhạy cảm là một vấn đề răng miệng phổ biến, ảnh hưởng đến
hơn 40% người trưởng thành trên toàn thế giới và nhiều hơn nữa,hơn
40 triệu người ở Hoa Kỳ [1].
- Tỷ lệ nhạy cảm ngà răng rất khác nhau từ 3-57% dân số. Những bệnh
nhân bị viêm quanh răng là những đối tượng có nguy cơ cao, tỷ lệ nhạy
cảm ngà răng ở nhóm này rất cao từ 72-98% [3].
1.1.2.2. Giới: tỷ lệ nữ bị nhạy cảm ngà răng nhiều hơn nam [2,3].Tuy nhiên
sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
4
1.1.2.3. Thời gian bị nhạy cảm ngà răng: không ít người bị nhạy cảm ngà
răng thời gian dài, có từ 14-23% người bị nhạy cảm ngà răng từ 1-5 năm [2].
1.1.2.4. Tuổi: DH có thể ảnh hưởng dến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, bệnh nhân
bị ảnh hưởng nhiều nhất là trong độ tuổi 20-50 tuổi, với đỉnh điểm giữa 30 và
40 tuổi [3]
1.1.2.5. Vị trí răng bị nhạy cảm hay gặp
- Thứ tự nhạy cảm ngà răng thường lần lượt theo thứ tự sau: răng nanh,
răng số hàm nhỏ thứ 1, sau đến răng cửa và răng hàm nhỏ thứ 2, cuối
cùng là răng hàm lớn [4].
- Hầu hết các răng nhạy cảm hay gặp ở mặt ngoài của các răng và gặp
nhiều ở vùng cổ răng [5]
- Với những người thuận tay phải hay gặp nhạy cảm ngà ở vùng bên trái,

điều này có thể giải thích do chải ở bên trái mạnh hơn bên phải.
1.1.3.Cấu trúc sinh học mô răng:
Hình 1.1: Giải phẫu vùng quanh răng
Mô răng bao gồm mô cứng (men, ngà) và mô mềm (tủy) [6]
Men răng: là một mô canxi hóa cao độ
Thành phần gồm 95% vô cơ (Canxi, phosphor, Magie, CO2, Na, F, Ca-P)
5
Men răng được hình thành và định hình trước khi răng mọc.Sau khi răng
mọc (2-3 năm) trong đời sống men răng diễn ra quá trình trưởng thành, chủ
yếu là quá trình hình thành các phức chất do trao đổi chất với môi trường
nước bọt làm cho các tinh thể (Hydroxyapatit và Fluoroapatit) là những đơn
vị cấu tạo nên các trụ men, có sự thay đổi so với men răng hình thành khi
chưa mọc.
Ngà răng: cũng là mô canxi hóa nhưng ít hơn men răng
- Độ cứng của ngà răng ở thân răng, chân răng và cổ răng giống nhau nhưng ở
từng vùng thì có sự khác biệt, vùng ngà cứng nhất là vùng cách tủy 0,4-
0,6mm cho đến khoảng giữa ngà, ở vùng gần tủy ngà răng mềm hơn 30%
- Thành phần gồm 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% là nước
- Ngà răng có 2 loại: ngà tiên phát và ngà thứ phát
Trong ngà răng tiên phát có 2 loại ống ngà đó là ống ngà chính và ống
ngà phụ.Ống ngà chính: xuất phát từ bề mặt tủy rồi chạy suốt chiều của ngà
tận cùng ở đường ranh giới men ngà.Vùng chân răng có nhiều ống ngà hơn
vùng chân răng, vùng ngoại biên số lượng ít hơn vùng gần tủy.Đường kính
ống ngà có sự thay đổi, ở vùng gần tủy đường kính ống ngà 3-5 micromet, ở
vùng ngoại biên là 1 micromet.Ống ngà phụ: có đường kính nhỏ hơn nhiều, là
những nhánh bên và những nhánh tận cùng của ống ngà chính.Trong ngà có
nhiều ống nhỏ chứa các dây Tome.Dây Tome là biểu hiện của sự sống trong tổ
chức ngà.Nó đảm bảo chức năng trao đổi chất và sửa chữa.
Ngà thứ phát: ngà được sinh ra sau khi răng đã mọc hoàn thiện trên cung
hàm, gồm: ngà thứ phát sinh lý, ngà trong suốt ( ngà xơ hóa, ngà xơ cứng),

ngà phản ứng ( ngà thứ 3, ngà thứ phát sửa chữa, ngà liền thương).Thần kinh
trong ống ngà: ống ngà có 2 loại sợi thần kinh là sợi có myelin ( sợi A) và sợi
không myelin ( sợi C).Các sợi thần kinh có myelin chịu trách nhiệm ghi nhận
cảm giác đau.
6
Thần kinh trong ống ngà: Ống ngà có 2 loại sợi thần kinh là sợi có myelin
(sợi A) và sợi không có myelin (sợi C). Các sợi thần kinh có myelin chịu
trách nhiệm ghi nhận cảm giác đau.
Tủy răng:
- Là một mô liên kết đặc biệt giàu mạch máu và thần kinh
- Có các tạo ngà bào xếp thành một hang ở sát vách tủy, liên tục tạo ra
ngà làm cho hốc tủy ngày càng hẹp lại
- Tủy có 2 nhiệm vụ: tạo ngà và tiếp nhận cảm giác nhờ các dây thần
kinh với các đầu tận cùng ở sát vách tủy hoặc chui vào các ống ngà
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của nhạy cảm ngà răng:
1.1.4.1. Cơ chế dẫn truyền thần kinh của răng [7]
- Tủy răng là mô giàu thần kinh. Dựa vào tốc độ dẫn truyền có thể phân
loại các sợi thần kinh ra thành: nhóm A- có tốc độ dẫn truyền trên 2 m/s,
nhóm C - có tốc độ dẫn truyền dưới 2 m/s
- Đau buốt do các sợi A Delta dẫn truyền, trong khi các sợi C dẫn
truyền cảm giác đau âm ỉ.Sợi A có bao myelin liên quan tới nhạy cảm ngà.
1.1.4.2 Các thuyết dẫn truyền cảm giác trong ống ngà [7]
- Thuyết dẫn truyền: Các đuôi nguyên bào ngà trung gian dẫn truyền
các kích thích từ vùng ngoại vi của ngà răng đến đầu tận cùng của sợi thần
kinh ở gần tủy răng
- Thuyết dẫn truyền trực tiếp: các đầu tận cùng của tủy răng bị kích
thích trực tiếp.Tuy nhiên thuyết này vẫn còn hạn chế ví nó không giải thích
được tại sao vùng ngà răng gần đường ranh giới men-ngà lại nhạy cảm nhất.
7
- Thuyết thủy động học của Branstrom: sự dẫn truyền kích thích được

hỗ trợ bởi sự chuyển động của các chất dịch nằm trong ống ngà và/ hoặc trong
các đuôi nguyên bào ngà.Đã có nhiều nghiên cứu ủng hộ thuyết này
Hình 1.2: Thuyết thủy động học của Branstrom
Các kích thích như: Nhiệt độ, hóa chất,… tạo ra các dòng chảy dịch trong
ống ngà (tăng hoặc thay đổi hướng) và sự thay đổi áp lực.Sự thay đổi này
kích thích các sợi thần kinh Aδ ở biên giới ngà tủy hoặc trong ống ngà tạo ra
cảm giác đau.Khi có kích thích lạnh, dòng dung dịch di chuyển từ tủy ra phía
ngoài.Khi có kích thích nóng dòng dung dịch chuyển động ngược lại.
Điều kiện để xuất hiện nhạy cảm ngà:
- Ngà răng bị lộ: răng bị mất men hoặc tổ chức quanh răng.
- Hệ thống ống ngà mở ở bên ngoài và thông với ống tủy ở bên trong.
1.1.5.Nguyên nhân gây nhạy cảm ngà răng:
8
1.1.5.1 Mòn răng: [8, 33-39]
Hình 1.3: Mòn cổ răng ở các răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ
Là sự mất mô của răng do nguyên nhân toàn thân hoặc tại chỗ.Mòn
răng là một quá trình mất chất của răng diễn ra liên tục từ khi răng bắt đầu
hoạt động chức năng.
Mòn răng là nguyên nhân thường gặp của hội chứng nhạy cảm ngà.
Có nhiều nguyên nhân gây mòn răng:
- Chải răng không đúng kỹ thuật: chải răng ngang, bàn chải quá cứng,
lực chải quá mạnh
- Thói quen xấu: cắn móng tay, cắn chỉ,…
9
- Chế độ ăn uống nhiều chất có tính acid: sử dụng nhiều các loại nước
uống có gas, nước hoa quả chua, các thức ăn có vị chua hoặc thức ăn quá
cứng.
- Tật nghiến răng: là một trong những nguyên nhân hay gây ra mòn
răng.Bệnh nhân thường bị mòn mặt nhai và rìa cắn các răng.
- Các nguyên nhân khác: khớp cắn bất thường hoặc rối loạn khớp cắn

sau nhổ răng, hay bị nôn và trào ngược dạ dày,…
Phân loại mòn răng: chia làm 4 nhóm:
• Mòn răng –răng: Là sự mất mô cứng do tiếp xúc các răng đối đầu dưới
tác động của các tác nhân nội tại.
• Mài mòn: là quá trình mòn răng bệnh lý do tác động của lực ma sát từ
các nhân ngoại lai.
• Mài mòn hóa học: là quá trình mòn răng bệnh lý do các hóa chất mà
không có sự tác động của vi khuẩn.
• Tiêu cổ răng: là tổn thương mô cứng trên bề mặt cổ răng trong quá
trình răng chịu lực uốn
1.1.5.2. Lợi co:
Chân răng chứa hàng ngàn ống nhỏ li ti dẫn đến tủy răng. Chân răng
được bảo vệ bởi các mô lợi. Nhưng nếu bị bệnh nha chu, lợi bị tụt, chân răng
lộ ra thì răng sẽ trở nên nhạy cảm.
Nguyên nhân:
- Bệnh quanh răng: các bệnh quanh răng mạn tính lâu ngày thường gây
ra hậu quả co lợi làm lộ chân răng.
- Chải răng không đúng: chải răng với lực quá mạnh và kèm theo chải
răng ngang cũng là yếu tố gây kích thích mô nha chu.Sự tác động lâu
10
ngày của tác nhân sẽ gây hậu quả sang chấn mô nha chu và gây hậu quả
co lợi kèm mòn vùng cổ răng và chân răng.
- Sang chấn khớp cắn
Lợi co gây hở chân răng, lộ cement và có thể dẫn đến lộ ngà.
Hình 1.4: Lợi co làm lộ chân răng
Hình 1.5: Tụt lợi răng cửa dưới
1.1.5.3 Lấy cao răng: [9]
Có thể làm mất lớp ngà mùn lộ ống ngà.Vời những trường hợp này thì
bệnh nhân thường có cảm giác nhạy cảm ngà trong vài ngày hoặc vài tuần rồi
sẽ hết.

1.1.5.4 Sau một số phẫu thuật vùng quanh răng:
11
Sau các phẫu thuật loại bỏ túi lợi, phẫu thuật làm dài thân răng,… làm
di chuyển mô lợi bao bọc vùng cổ răng ở đường ranh giới thân chân răng.Với
những trường hợp này nhạy cảm thường kéo dài vài tháng.
Nhóm bệnh nhân điều trị bệnh quanh răng có tỷ lệ nhạy cảm ngà răng
cao gấp 4 lần so với nhóm không bị bệnh quanh răng.
12
1.1.5.5 Tẩy trắng răng: [10, 11]
Nhạy cảm ngà răng hay gặp ở những người tẩy trắng răng, đặc biệt ở
người có ngà răng bị lộ.
Khoảng 25% bệnh nhân mang thuốc tẩy trắng răng bằng máng tẩy có
nhạy cảm ngà răng
Nghiên cứu cũng cho thấy 55-75% bệnh nhân có thể gặp sự nhạy cảm
răng khi điều trị tẩy trắng răng

Hình 1.6: Nhạy cảm ngà răng sau tẩy trắng răng
Chất làm trắng răng và 1 số kem đánh răng có chất làm trắng peroxide
có thể gây ra cảm giác ê buốt răng.
Sự nhạy cảm của răng thường là nhất thời và cách chấm dứt hiện tượng
này là ngừng dùng sản phẩm làm trắng răng.
1.2. Chẩn đoán:
Dựa vào định nghĩa nhạy cảm ngà răng của Holland với các đặc trưng
và loại trừ các bệnh lý gây đau khác như: sâu răng, nứt răng, viêm tủy, răng
vỡ, vỡ chất hàn, nhạy cảm sau hàn, hở bờ chất hàn,…
13
Dụng cụ, dung dịch thử nghiệm:
- Khay khám: gương, gắp, thám châm
- Khí: thổi hơi
- Nước lạnh

- Thử nghiệm điện
- Dung dịch Glucose, dung dịch NaOCl
- Thám châm điện đo nhạy cảm bằng lực
1.3. Các biện pháp dự phòng [2, 12]
- Nên khám kiểm tra răng miệng 6 tháng 1 lần.
- Thay đổi thói quen và chế độ ăn uống: hạn chế ăn uống thức ăn có tính
acid, tránh ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
Chải răng đúng kỹ thuật: dùng bàn chải mềm, chải theo chiều dọc, xoay
tròn, lực không quá mạnh, đủ thời gian.Nên chải răng sau khi ăn ít nhất
30 phút, thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
Sử dụng kem đánh răng có chất chống nhạy cảm ngà răng
Sử dụng nước xúc miệng: pH trung tính
- Nếu bệnh nhân có tật nghiến răng, nên dùng máng bảo vệ ban đêm
- Nếu tẩy trắng răng cần thảo luận với bệnh nhân về sự nhạy cảm răng
trước khi bắt đầu điều trị.
- Nha sỹ nên:
• Tránh gây tổn thương vùng chân răng trong khi thực hiện thủ
thuật, đặc biệt là vùng cổ răng.
• Tránh xâm phạm vào khoảng sinh học khi phẫu thuật, nó có thể
gây tụt lợi
• Tránh làm đốt cháy mô lợi khi tẩy trắng răng tại phòng khám,
hướng dẫn bệnh nhân cẩn thận khi sử dụng sản phẩm tẩy trắng
tại nhà.
1.4. Các can thiệp điều trị:
14
1.4.1. Chặn các dẫn truyền thần kinh: [13, 14]
- Potassium nitrate:
KNO3 5% có trong kem đánh răng, gel KNO3 5-10% có tác dụng giảm
nhạy cảm ngà, đặc biệt không gây tác động nào tới tủy răng.

Cơ chế: tác dụng giảm nhạy cảm ngà do tác dụng chặn dẫn truyền thần
kinh do tác dụng khử cực của ion K.
1.4.2. Bao phủ hoặc bít các ống ngà:
- Bít các ống ngà:
Ions/ muối:
Potassium oxalate 6% và Ferric oxalate 3%: tạo ra các tinh thể
Oxalate bít các ống ngà
Sodium fluorophosphates
Sodium fluoride 5%: tạo ra CaF2 kết tủa ở bề mặt ngà lộ
Stannous fluorie
- Che phủ ngà:
+ Resins: gây bịt các ống ngà bằng chất keo, dán dính.Đạt kết quả tốt
tuy nhiên có thể bị bong.
+ Composit resins, glass inomer cement: Dùng phục hồi phần răng đã
bị mất, sử dụng khi các biện pháp điều trị bảo tồn trước đó không có kết quả
+ chụp răng
1.4.3. Làm đông dòng chảy trong ống ngà:
Các glutaraldehyde
Hoặc HEMA (2 hydroxyethyl methacrylate 35%)
1.4.4.Lasser: [8, 132-133]
Đây là hướng điều trị nhạy cảm ngà đem lại kết quả khả quan, hiệu quả
có thể đạt được từ 59-100%.
15
Có 2 loại laser dùng trong điều trị nhạy cảm ngà:
- Với laser năng lượng cao, do bước sóng lớn có thể phá hủy các tinh thể
hydroxyl apatid hoặc làm tan chảy các cấu trúc sợi, nên có tác dụng
trám kín các ống ngà.
- Với laser năng lượng thấp, ánh sang laser làm biến chất collagen trong
ngà răng, do đó làm hẹp và tắc các ống ngà, giảm dòng chảy trong ống
ngà.

- Loại Laser sử dụng hiện nay: YAG ( Yttrium – Aluminum – Garnet ) và
CO2 laser
1.4.5. Điều trị tủy: [10,11, 15]
Được chỉ định khi điều trị bảo tồn không có kết quả và nhạy cảm ngà
răng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.Lúc
này sẽ có chỉ định điều trị tủy và phục hồi thân răng sau điểu trị tủy
nhằm phục hồi cả về chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Răng điều tri tủy tổ chức cứng không tốt, nên cân nhắc ký trước khi sử
dụng phương pháp này
1.4.6. Phẫu thuật ghép và che phủ vạt chân răng: [2]
Đây là biện pháp dùng cho những bệnh nhân có vấn đề về nha chu gây
co lợi lộ chân răng cộng them sự tác động của một số yếu tố gây nhạy
cảm ngà.Phẫu thuật vạt chân răng vừa nhằm phục hồi tổ chức nha chu
vừa góp phần điều trị nhạy cảm ngà đồng thời cũng phục hồi về thẩm
mỹ cho bệnh nhân.Đây là biện pháp còn ít được thực hiện ở nước ta.
Theo Landry một giải pháp tốt cần có các tiêu chí sau:
- Có hiệu quả ngay từ lần đầu can thiệp
- Không gây kích thích tủy răng
- Có kết quả lâu dài
- Không gây đổi màu răng
Theo nghiên cứu của J Am Dent PGS. Tác giả bản thảo , được công bố
trong PM ngày 1/9/2011: Việc sử dụng fluor là phương thức điều trị phổ
16
biến nhất (94%) và là phương pháp điều trị duy nhất được sử dụng thường
xuyên bởi hơn 50% các nha sĩ được hỏi. Đa số các nha sĩ cũng đánh giá
việc sử dụng fluor là phương thức điều trị hiệu quả nhất (96%) và chỉ có
một số ít nói rằng fluor kém hiệu quả nhất (18%). Các cách điều trị nhạy
cảm ngà phổ biến khác là dùng Bond (81%), điều trị phục hồi (63%) và sử
dụng glutaraldehyde/HEMA (58%). Một số phương pháp điều trị cho nhạy
cảm ngà đã được sử dụng tương đối hiếm , bao gồm Iontophoresis (1%) ,

ứng dụng của stronti clorua (4%) hoặc kính hoạt tính sinh học ( 10 %) , và
sử dụng laser (11%) . Đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống hoặc chải răng
đúng cách ( 76%) và theo dõi thêm (45%) là tương đối phổ biến , nhưng
chúng thường được đánh giá là phương tiện ít nhất thành công của điều trị
( 51% và 64%, tương ứng) . Ít hơn 10 % số người được hỏi trả lời sai một
hoặc nhiều câu hỏi về việc sử dụng phương pháp điều trị cho ngà răng
nhạy cảm .
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Tiêu chuẩn:
• Tiêu chuẩn lựa chọn:
Bác sĩ răng hàm mặt tại một số bệnh viện, phòng khám răng hàm mặt ở
Hà Nội:
- Bác sĩ học chuyên khoa răng hàm mặt
- Bác sĩ định hướng chuyên khoa răng hàm mặt
17
• Tiêu chuẩn loại trừ:
Bác sĩ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu
Bác sĩ không hoàn thành đầy đủ phiếu phỏng vấn
2.1.2. Mẫu nghiên cứu:
2.1.2.1. Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức:
N= Z
2
(1-α/2)P(1-P)/∆
2
- P: Tỷ lệ có từ nghiên cứu trước
- α : Mức ý nghĩa thống kê
- Z(1-α/2) theo α : 1,962
- ∆ : Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu với tỷ lệ

thu được từ quần thể
- N: Số lượng mẫu nghiên cứu
P=0,5 ∆=0,09
Tính được mẫu nghiên cứu: N=60
2.1.2.2. Mẫu nghiên cứu:
Chọn cỡ mẫu : 60 bác sĩ
2.2. Địa điểm và thời gian:
- Địa điểm: một số bệnh viện và phòng khám răng hàm mặt tại Hà Nội
- Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2013
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.4. Thu thập số liệu:
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu:
Bảng câu hỏi.
2.4.2. Quy trình thu thập số liệu:
18
Các bước tiến hành:
Phỏng vấn: Đối tượng tham gia nghiên cứu thực hiện bảng câu hỏi có
sẵn (phần phụ lục).Bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng để khai thác sâu
các phương pháp chấn đoán và điều trị nhạy cảm ngà răng.
2.5. Xử lý số liệu:
Số liệu được thu thập thông qua phiếu phỏng vấn
Tiến hành nhập số liệu bằng phần mền Epi Data.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
2.6. Sai số và biện pháp khắc phục:
- Sai số do người phỏng vấn
- Sai số nhớ lại từ bác sĩ nghiên cứu
2.7. Cách khắc phục:
Giải thích rõ mục địch và nội dung nghiên cứu cho các bác sĩ tham gia
hiểu rõ và hợp tác nghiên cứu.

2.8.Đạo đức nghiên cứu:
- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên các bác sĩ tại một số phòng khám răng
hàm mặt ở Hà Nội
- Toàn bộ thông tin thu thập chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu mà không
phục vụ cho bất kỳ lợi ích nào khác.
19
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1.Kiến thức về nhạy cảm ngà răng của các Bác sĩ
-Trình độ: Bác sĩ, Thạc sĩ, Tiến sĩ…
-Đào tạo: Chuyên khoa RHM, Đại học Răng Hàm Mặt –Tốt nghiệp
Trường ĐH.
-Thâm niên Răng Hàm Mặt.
-Sự hiểu biết về nhạy cảm ngà răng:
+Định nghĩa
+Cơ chế bệnh sinh
+Yếu tố nguy cơ
20
+ Chẩn đoán
+Các phương pháp điều trị
+Dự phòng.
3.2.Tỷ lệ bác sĩ trả lời đúng:
≤ 50% câu hỏi :
>50% và ≤ 70% câu hỏi :
>70% và < 80% câu hỏi :
≥ 80% câu hỏi :
21
3.3.Tình hình chẩn đoán và điều trị NCN răng trong thực hành của các
bác sĩ:
Bảng 3.1: Tỷ lệ thâm niên hành nghề của các bác sĩ tại một số phòng khám
răng hàm mặt Hà Nội

Thâm niên
Trình độ
< 5 năm 5-10 năm >10 năm
Bác sĩ chuyên
khoa RHM
Bác sĩ định
hướng
Bảng 3.2: Các phương pháp được các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán nhạy
cảm ngà:
Các phương pháp chẩn đoán Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Luôn sử
dụng
Dựa vào bệnh sử của bệnh nhân
Dựa vào việc thăm khám qua các
dụng cụ, dung dịch:
Khí (thổi hơi)
Nước lạnh
Curette
Thử nghiệm điện
DD Glucose, dd NaOCl
Thám châm điện đo nhạy cảm bằng
lực
Dụng cụ khác
Bảng 3.3: Những sản phẩm hay kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất và
thường xuyên nhất bởi các bác sĩ răng hàm mặt
Các pp điều trị
Đã sử dụng

Được sử dụng thường
xuyên
Sử dụng Fluorid nồng độ cao
22
Véc ni (22,500 ppm), Gels (5000 ppm)
Ion 2% Potassium
Kem đánh răng
(5% KN03, 3.75% KCl, 5.5% K Citrate
Oxalat
Potassium oxalate 6%
Ferric oxalate 3%:
Calci phosphat
HEMA
Bôi Bond
Laser
Hàn Composit,GIC
Làm chụp
Hướng dẫn VSRM
Lời khuyên về chế độ ăn
Điều trị tủy
Phẫu thuật ghép và che phủ vạt chân răng
Không điều trị
23
Bảng 3.4: Những sản phẩm hay kĩ thuật được các bác sĩ răng hàm mặt cho
là có hiệu quả cao nhất điều trị nhạy cảm ngà:
Các pp điều trị
Cho rằng hiệu quả cao nhất
Sử dụng Fluorid nồng độ cao
Véc ni (22,500 ppm), Gels (5000 ppm)
Ion 2% Potassium

Kem đánh răng (5% KN03, 3.75% KCl, 5.5% K Citrate
Oxalat
Potassium oxalate 6%
Ferric oxalate 3%:
Calci phosphat
HEMA
Bôi Bond
Laser
Hàn Composit,GIC
Làm chụp
Hướng dẫn VSRM
Lời khuyên về chế độ ăn
Điều trị tủy
Phẫu thuật ghép và che phủ vạt chân răng
Không điều trị
24
Bảng 3.5 : Những sản phẩm hay kĩ thuật được các bác sĩ răng hàm mặt
cho là ít hiệu quả nhất điều trị nhạy cảm ngà:
Các pp điều trị Cho rằng ít hiệu quả nhất
Sử dụng Fluorid nồng độ cao
Véc ni (22,500 ppm), Gels (5000 ppm)
Ion 2% Potassium
Kem đánh răng (5% KN03, 3.75% KCl, 5.5% K Citrate
Oxalat
Potassium oxalate 6%
Ferric oxalate 3%:
Calci phosphat
HEMA
Bôi Bond
Laser

Hàn Composit,GIC
Làm chụp
Hướng dẫn VSRM
Lời khuyên về chế độ ăn
Điều trị tủy
Phẫu thuật ghép và che phủ vạt chân răng
Không điều trị
25
Chương 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
DỰ KIẾN KẾT LUẬN

×