Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học Ở Tiểu Học.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.11 KB, 16 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây cùng với tiến bộ nhanh chóng của khoa họckỹ thuật thì việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh
vực trong cuộc sống là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, công nghệ thông tin bước đầu đã được ứng dụng trong cơng tác quản lí,
giảng dạy và học tập. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tiễn hiện nay việc tiếp
cận công nghệ thông tin trong giáo dục ở các trường Tiểu học nước ta còn
hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ
giảng dạy, nghiệp vụ quản lí, khơng nên từ trối những gì có sẵn mà cơng
nghệ thơng tin mang lại mà nên biết cách tận dụng nó và biến nó thành cơng
cụ hiệu quả cho cơng việc và mục đích của mình.
Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo thì cơng nghệ thơng tin có tác
dụng mạnh mẽ làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Mặt khác
giáo dục và đào tạo đóng vai trị quan trọng thúc đẩy sự phát triển của công
nghệ thông tin thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho công nghệ
thông tin. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành
học theo hướng dẫn học công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc
lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Văn bản số 4960/BGD-ĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ công nghệ thông tin năm học 2011-2012 cũng đã khẳng định: ứng dụng
công nghệ thông tin một cách thiết thực và hiệu quả trong cơng tác quản lí
của nhà trường là góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giáo
viên tự tích hợp cơng nghệ thơng tin vào từng mơn học thay vì học trong
mơn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ công tự soạn, tự chọn tài liệu và

1


phần mềm (Mã nguồn mở) để giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin
(Theo quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1 tháng 6 năm 2009 của thủ tướng


chính phủ).
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục và của Sở giáo dục và đào
tạo, nhận thức được rằng: Việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho
việc đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những hướng tích cực
nhất, hiệu quả nhất trong giảng dạy.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn áp dụng sáng kiến:
“Một số kinh nghiệm trong bài giảng điện tử” nhằm giúp đồng nghiệp
đưa chất lượng giờ học hiệu quả hơn, góp phần đem lại sự thành cơng cho
giáo viên Tiểu học. Đây cũng là một số bí quyết để nâng cao, củng cố kiến
thức. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học là yếu tố quan
trọng để phát triển năng lực và trí tuệ, những phẩm chất tốt đẹp của giáo
viên và học sinh qua những kiến thức được mở rộng ở các môn học.
Đến nay, tôi thật sự cuốn hút với các bài soạn sử dụng công nghệ thông
tin như bài soạn ứng dụng phần mềm Microsoft Power Point và một số
phần mềm ứng dụng khác. Tơi thấy có rất nhiều mặt tích cực ở bài dạy này.
Nếu người giáo viên khi sử dụng công nghệ thơng tin biết hướng khai thác
chương trình, biết áp dụng đổi mới vào từng môn học, từng bài giảng thì
chắc chắn chất lượng giờ học ngày càng được nâng lên.

2


PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
Trong thời đại hiện nay công nghệ thông tin là giải pháp quan trọng
cần triệt để khai thác khi dạy và học, mơi trường ở đây chính là nơi chứa
thơng tin. Cơng nghệ thơng tin có thể giúp con người chọn nhập và xử lý
thơng tin nhanh chóng. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chúng ta đang
thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá khuyến khích giáo viên, học sinh học
và sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải

thiện chất lượng giáo dục. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho
học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao.
Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn
mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên
thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép”
và học sinh phải đến trường để học. Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục
hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết
dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hình thành và phát triển cho
học sinh các phương pháp học chủ động, giáo viên đóng vai trị tạo điều
kiện thuận lợi và tháo gỡ khó khăn cho học sinh, giúp học sinh xây dựng tư
duy.
Ưu điểm lớn nhất mà bài giảng điện tử mang lại là nội dung bài giảng
được minh họa bằng những âm thanh và hình ảnh sống động, học sinh tỏ ra
thích thú và tiếp thu bài nhẹ nhàng hơn. Đối với mơn tin học, lịch sử, địa
lí... nhờ sự hỗ trợ của máy tính, những hình ảnh phức tạp được động hóa đã
giúp học sinh dễ hình dung và hiểu bài nhanh hơn.

3


II. Thực trạng của vấn đề:
Trong công tác giảng dạy hàng ngày chúng ta thường đặt ra câu hỏi
Sử dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy có khó khơng?
Điều này có rất nhiều câu trả lời khác nhau. Ở một trường ven thành
phố như trường Tiểu học Hùng Lô khi tôi đưa ra vấn đề này vào cuộc họp
nhà trường đã nhiều người trả lời là rất khó nhưng được sự ủng hộ và giúp
đỡ động viên của nhà trường tôi đã làm được rất nhiều giáo án hay. Một số
giáo viên khác cũng tìm tịi nghiên cứu và có những bài giảng thực sự hữu
ích. Vì thế, nhiều giáo viên đang say sưa tìm tịi để có những giáo án, bài

dạy hay cho học sinh. Học sinh thực sự hứng thú với những tiết học bằng
bài giảng điện tử.
Sử dụng cơng nghệ thơng tin có những hạn chế nào?
Việc khó nhất trong việc sử dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học là
giáo viên mất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tịi. Nhưng theo tơi, đó là mặt
tốt đáng khích lệ và phát huy. Tuy nhiên để vận dụng sáng kiến này tại đơn
vị, tôi đã xác định được những thuận lợi và khó khăn sau đây :
1. Thuận lợi:
- Trang thiết bị đầy đủ.
- Được nhà trường tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên học tập
và làm quen với Power Point.
- Có rất nhiều tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc soạn giảng như:
tải hình ảnh, thơng tin…từ mạng internet, nhạc, phim từ CD.
- Được sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và các đồng
nghiệp.
2. Khó khăn:
- Mất nhiều thời gian cho một bài giảng điện tử.
- Đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, đầy đủ.

4


- Giáo viên sẽ bị động khi mất điện.
- Giáo viên chưa thuần thục các thao tác trong việc sử dụng
Power Point nên cịn thiếu tự tin, khơng mạnh dạn sử dụng bài
giảng điện tử vào việc giảng dạy.
* Nhìn chung phương tiện dạy học trực quan trong đó phương tiện
nghe- nhìn chiếm một vị trí rất quan trọng giúp giáo viên vận dụng được
những bài giảng phức tạp mà giáo dục truyền thống khó có thể làm được.
Sử dụng cơng nghệ thơng tin đã góp phần vào việc tạo hứng thú học tập cho

học sinh, giúp học sinh hình thành khái niệm và kiến thức một cách dễ
dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Đã có nhiều bài giảng điện tử được thực
hiện và học sinh tiếp thu nó hồn toàn một cách tự nhiên và hứng thú. Điều
này đã được khẳng định qua các đợt hội giảng và các cuộc thi giáo viên dạy
giỏi mà nhà trường và thành phố tổ chức.
Qua những năm đứng lớp, tôi luôn ứng dụng công nghệ thông tin qua
các bài giảng điện tử vào các tiết dạy. Tôi cảm thấy các em rất hứng thú học
tập và tiếp thu bài nhanh hơn. Đồng thời, giáo viên đỡ mất thời gian trong
việc giải thích, thuyết trình về hiện tượng hoặc đối tượng mà học sinh cần
nghiên cứu. Vì vậy, tiết dạy trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
II. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó tồn bộ
kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hố do giáo viên điều
khiển thơng qua máy vi tính. Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn
thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào vở mà đó là tồn bộ hoạt động
dạy và học. Tất cả các tình huống sẽ xãy ra trong quá trình truyền đạt và
tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giảng điện tử càng không phải là một
công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trị định
hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.

5


1. Cấu trúc một bài giảng điện tử
Cấu trúc cơ bản của một bài giảng điện tử được thể hiện qua sơ đồ sau:

BÀI GIẢNG

NỘI DUNG
1


THUYẾT
MINH HỌA
NỘI DUNG
2

BÀI TẬP

THUYẾT
MINH HỌA

NỘI DUNG
n

BÀI TẬP

ƠN TẬP – KIỂM
TRA
TĨM TẮT – GHI
NHỚ
2. Quy trình của một bài giảng điện tử
a. Cân nhắc khi chọn phương tiện ứng dụng cơng nghệ thơng
tin- trình chiếu bài giảng qua các phần mềm trong giảng dạy:
Không phải tất cả các bài học đều thích hợp với việc soạn giảng bằng
phương pháp trình chiếu qua các phần mềm, vì thế giáo viên cần:
- Nghiên cứu tài liệu và xác định bài dạy nào cần thiết phải trình chiếu.
- Mục đích trình chiếu là gì?
- Kết quả đạt được từ việc trình chiếu đó như thế nào?

6



- Chọn thời điểm phù hợp của tiết học để sử dụng phương tiện trình
chiếu nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Xác định được thời lượng sử dụng phương tiện đó.
- Cân nhắc những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh tri
giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát
hoặc nghe đầy đủ.
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học một cách thích
hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh trong việc
lĩnh hội kiến thức.
b. Xác định tất cả các mục tiêu và trọng tâm của bài dạy, chọn
mục tiêu nào phù hợp với việc trình chiếu.
Việc xác định mục tiêu và xác định trọng tâm của bài học là hai
cơng việc cần thiết phải có khi soạn bất kỳ loại bài giảng nào. Vì vậy, việc
xác định đúng mục tiêu và trọng tâm của bài học luôn phải được đề cao.
Điều đó sẽ giúp người dạy chắt lọc được những kiến thức quan trọng, bước
đầu tạo được định hướng xây dựng cấu trúc, sắp xếp thứ tự các nội dung sẽ
trình bày trong bài giảng. Để xác định được đúng kiến thức cơ bản cho mỗi
bài giảng thì người dạy cần phải nghiên cứu kỹ giáo trình, đọc thêm tài liệu,
sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo
khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
c. Xây dựng các thư viện tư liệu
Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ,
ảnh tĩnh, phim, âm thanh... Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư
liệu sẽ sử dụng trong bài học.
Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để
đặt liên kết.

7



Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm
thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo
các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
Các kiến thức ngoài việc được cung cấp dưới dạng văn bản, nên
được minh họa kèm theo bởi các hình ảnh, tranh vẽ, các video clip... Yêu
cầu đặt ra đối với các học liệu điện tử đa phương tiện này là phải bám sát,
gần gũi với nội dung bài học, không trừu tượng, không rườm rà và không
quá bị lạm dụng.
d. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng
tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngơn ngữ hoặc
các phầm mềm trình diễn thơng dụng để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử.
Văn bản cần trình bày ngắn gọn cơ đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn
ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được
dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu
hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời... Khi
trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic
của những nội dung cần trình bày.
Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất
cho các trang (slide), hạn chế sử dụng các màu q chói hoặc q tương
phản nhau.
Khơng nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu
hút sự tị mị khơng cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà
cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng
tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thơng qua việc nêu vấn đề, hướng
dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh.

8



Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các
đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài
giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này
mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp
thời, học sinh dễ tiếp thu.
e. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra
vẽ bài vẽ đó và ghi chú các bước quan trọng trong bài.
3. Thiết kế nội dung bài giảng
a- Phần lý thuyết
Phần lý thuyết cần trình bày ngắn gọn cơ đọng, chủ yếu là các tiêu đề
và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ
được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như
câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời...
Phần lý thuyết trình bày phải đảm bảo:
- Đầy đủ: nội dung bài học hay môn học phải được thể hiện đầy đủ
trên bài giảng
- Tính chính xác: Về thơng tin lý thuyết đưa vào bài giảng phải thể
hiện được tính chắt lọc khái quát nhưng phải đảm bảo độ chính xác cao,
tránh gây nghi ngờ hay hiểu sai ý cho người học
Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu
trúc logic của những nội dung cần trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng
khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang/slide, hạn chế sử dụng
các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau.
- Phần lý thuyết trình bày phải thể hiện được tính trực quan, sinh động,
khơng q lạm dụng nhưng cũng không quá khắt khe về hiệu ứng. Việc sử
dụng hiệu ứng hợp lý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các


9


ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề,
hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh.
Cái quan trọng là đối tượng trình diễn khơng chỉ để thầy tương tác với máy
tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy-trò, trò-trò.
- Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các
đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài
giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này
mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp
thời, học sinh dễ tiếp thu.
b- Phần minh họa
Phần minh họa thiết kế trong bài giảng điện tử thể hiện tính trực quan
sinh động của bài giảng. Nội dung minh họa thể hiện ở các loại sau:
- Âm thanh: nhạc nền, nhạc cho từng phần, giọng thuyết trình, lời giới
thiệu hay các âm thanh đạc biệt tạo điểm nhấn cho bài. Dữ liệu âm thanh này
được đóng gói từ bên ngoài và đưa vào bài giảng để sử dụng
- Hình ảnh: đó là những hình nền, hình minh họa, hình vẽ thể hiện nơi
dung bài học
- Phim: đây là những phim mô phỏng minh họa kết cấu, hoạt động cảu
nội dung bài học. Phim này phải được điều khiển chủ động bởi người dạy
Để giảm kích thước cũng như dung lượng bài giảng, dữ liệu minh họa
này thường được đóng gói riêng, để sử dụng trong bài giảng ta phải xây dựng
liên kết giữa các phần, các nội dung minh họa.
c- Phần bài tập
Phần bài tập trong bài giảng điện tử là câu hỏi kiểm tra bài học và bài
tập trắc nghiệm hay hướng dẫn thực hành
Đối với bài tập là câu hỏi thì việc chuẩn bị câu hỏi phải đáp ứng:
- Là câu hỏi gợi ý giới thiệu nội dung mới


10


- Là câu hỏi tổng kết, đánh giá từng phần hay cả nội dung bài học
- Là câu hỏi chuyển tiếp hay liên kết giữa các phần, gữa chủ đề này
với chủ đề khác
Để tăng tính tương tác và sinh động, trong phần bài giảng ta nên sử dụng
các bài tập trắc nghiệm khách quan. Các bài tập trắc nghiệm này thường chú
trọng đến việc tổng kết, đánh giá lại nội dung bài học hay môn học
Việc xây dựng bài tập hợp lý sẽ tăng hiệu quả truyền đạt cho người
học. Trong quá trình thực hiện bài giảng, đối với những câu trả lời đúng phải
thể hiện sự cổ vũ, khích lệ người học, đối với câu trả lời sai phải thơng báo
lỗi, gợi ý tìm chỗ sai và đưa ra gợi ý để học sinh tìm câu trả lời, cuối cùng
đưa ra câu trả lời hồn chỉnh.
4. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử
Một bài giảng điện tử hay phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
- Tiêu chí về mặt khoa học: đây là tiêu chí quan trọng nó thể hiện tính
chính xác, khoa học của nội dung bài giảng. Nội dung phù hợp với chương
trình, phù hợp với trình độ, kiển thức và kỹ năng học sinh. Bài giảng phải thể
hiện được mục tiêu dạy và học
- Tiêu chí về lý luận dạy học: bài giảng phải thể hiện được đầy đủ các
giai đoạn của quá trình dạy học: đặt vấn đề - hình thành tri thức mới – luyện
tập – tổng kết – hệ thống hóa tri thức – kiểm tra đánh giá kiến thức.
- Các tiêu chí về mặt sư phạm: bài giảng phải thể hiện được tính ưu
việt về mặt tổ chức dạy học, phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Tiêu chí này đảm bảo cho học sinh
có thể đào sâu khai thác kiến thức, suy nghĩ, giải quyết vấn đề. Ngoài ra việc
xây dựng phần luyện tập sẽ giúp rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức và áp
dụng vào thực tiễn.


11


- Các tiêu chí về mặt kỹ thuật: tính hợp lý, ổn định, dẽ sử dụng, khả
năng thích ứng cao với các loại máy tính khác nhau.
5. Những chú ý khi soạn một bài giảng điện tử
Tơi đã hồn thành một số bài dạy trong môn tin học khối 3, 4, 5 bằng bài
giảng điện tử. Thời gian soạn mỗi bài khoảng 1 ngày. Tuy có lâu nhưng vận
dụng vào giảng dạy tôi nhận thấy được hiệu quả.
Ưu – Khuyết điểm:
Qua giảng dạy trên phương tiện trình chiếu tơi nhận thấy phương tiện
này có những ưu – khuyết điểm sau:
Ưu điểm:
Giáo viên ít dùng lời nói Tiết dạy nhẹ nhàng, giáo viên tự tin vì mình
đã chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cần thiết trong bài học.
Học sinh hứng thú, sơi nổi vì được trực quan qua hình ảnh, phim tư
liệu, âm thanh nhằm giúp tiết học sinh động hơn.
Học sinh được tiếp xúc với hình thức học tập mới lạ, tiếp nhận hiệu
quả của công nghệ thông tin. Qua những hình ảnh, đoạn phim, học sinh bộc
lộ cảm xúc, tư duy của mình rõ hơn.
Khuyết điểm:
Tốn khá nhiều thời gian để tìm tịi, sưu tầm tranh, phim tư liệu.
Thiết bị và phương tiện máy móc sử dụng ở mỗi lớp chưa trang bị đầy
đủ ở từng lớp học nên không thể thực hiện ở nhiều môn học cho học sinh.
Giáo viên cần thành thạo vi tính, nắm vững chương trình bài giảng điện
tử.
Trường hợp mất điện sẽ khơng thực hiện được.
IV. Hiệu quả của SKKN
a. Đối với giáo viên:

Tự tin khi giảng dạy.

12


Đỡ mất thời gian trình bày các đồ dùng trực quan.
Dẫn dắt học sinh vào vấn đề một cách nhẹ nhàng và sinh động.
b. Đối với học sinh:
Được làm quen với hình ảnh trực quan sinh động.
Học sinh được nhìn thấy nhiều hình ảnh và âm thanh thực tế ngồi đời.
Học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ bài lâu hơn, hứng thú với bài học hơn.
c. Đối với nhà trường:
Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
Nâng cao chất lượng học sinh.
Được tăng cường thêm về nguồn tư liệu đồ dùng dạy học.
Giáo viên trong nhà trường có nhiều cơ hội được tham khảo, học hỏi
lẫn nhau về cách thực hiện, cách giảng dạy bài giảng điện tử và có được
nhiều bài giảng điện tử để mọi giáo viên trong nhà trường có thể vận dụng
giảng dạy ở lớp mình.
* Kết quả cụ thể:
Kết quả học khối 5 môn tin học năm học 2009-2010 và năm học
2010-2011 là:
Giỏi (%)
20092010-

Khá (%)
20092010-

Trung bình (%)
20102010-


Yếu (%)
20092010-

2010

2011

2010

2011

2011

2011

2010

2011

17

20

35

56

43


24

5

0

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tuy để thực hiện được một bài giảng điện tử mất khá nhiều thời gian
và đôi khi cũng gặp vài trục trặc về kỹ thuật nhưng xây dựng được bài
giảng điện tử thì tơi cảm thấy rất vui. Vì qua đó tơi đã đem đến cho học sinh
của mình những giờ học thật sự sinh động, lý thú và bổ ích vơ cùng. Những
kết quả mà học sinh đạt được đã làm tơi càng thêm u thích và say mê khi

13


giảng dạy có ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Thế nên, tôi mong ước rằng
trong tương lai mỗi lớp học sẽ được trang bị những phương tiện máy móc
phục vụ cho việc giảng dạy và mỗi giáo viên chúng ta ai cũng mạnh dạn
vận dụng giảng dạy bảng các bài giảng điện tử. Vì có như thế thì hiệu quả
cũng như chất lượng dạy – học của giáo viên – học sinh mỗi ngày đạt chất
lượng cao hơn. Hy vọng rằng, với kinh nghiệm nhỏ nhoi khi soạn giảng trên
máy tính mà tơi đã đúc kết trong thời gian qua, sẽ góp phần giúp giáo viên
chúng ta tự tin hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy.
Và cũng rất mong được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô đồng
nghiệp để việc áp dụng này đạt kết quả cao hơn nữa nhằm phát huy vai trị
của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy ở tiểu học.
2. Kiến nghị
Để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học tôi xin

đưa ra một số đề xuất sau:
Bồi dưỡng giáo viên về cơng nghệ thơng tin, sử dụng tin học văn
phịng cơ bản. Mua thêm một số thiết bị như máy tính, máy chiếu, màn
chiếu cho mỗi lớp học.
Mở các lớp trao đổi kinh nghiệm về soạn bài giảng điện tử trong thành phố.
Rất mOng được sự đóng góp và giúp đỡ của mọi người để sáng kiến
kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
Hùng Lô, ngày 10 tháng 04 năm 2012
Đánh giá của hội đồng
khoa học trường

Người viết

ĐẶNG VIỆT HẰNG

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tác giả Nguyễn Xuân Huy - Sách giáo khoa Cùng học tin học quyển
1, quyển 2, quyển 3 của NXBGD
Tác giả Nguyễn Xuân Huy - Sách bài tập Cùng học tin học quyển 1,
quyển 2, quyển 3 của NXBGD
Sách giáo viên Cùng học tin học quyển 1, quyển 2, quyển 3 của
NXBGD Đĩa CD chương trình tin học tiểu học.
Tác giả Nguyễn Thanh Hải - Giáo trình Tin học văn phịng - Nhà xuất
bản Văn hóa thơng tin.

15



MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Đặt vấn đề

2

Phần II: Giải quyết vấn đề

3

I. Cơ sở lí luận

3

II. Thực trạng của vấn đề

3

III. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề

4

IV. Hiệu quả của SKKN

7

Phần III: Kết luận và kiến nghị

9


I. Kết luận

9

II. Kiến nghị

9

Tài liệu tham khảo

11

Mục lục

12

16



×