Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tại sao quá trình mở rộng thành viên của ASEAN diễn ra lâu dài và đầy trở ngại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.38 KB, 4 trang )

Câu hỏi thảo luận: Anh/chị hãy giải thích tại sao ASEAN ra đời năm 1967
nhưng quá trình mở rộng thành viên từ 5 đến 10 lại hết sức lâu dài và đầy trở
ngại?
- Do yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước ngay sau khi giành độc lập
cũng như khắc phục những hạn chế của chính sách kinh tế hướng nội, đồng thời
hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực (Nhất là
nước Mĩ), ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được
thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước là Thái Lan,
Indonexia, Malayxia, Philippin, Xingapo.
- ASEAN ra đời nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và văn hố thơng qua những nỗ
lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hồ bình và ổn
định khu vực.
- Năm 1984, ASEAN kết nạp Brunây làm thành viên thứ 6. Năm 1992, Việt Nam
và Lào tham gia vào Hiệp ước Bali, trở thành quan sát viên của tổ chức. Năm
1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7. Năm 1997 kết nạp thêm Lào và
Mianma. Năm 1999, kết nạp Campuchia làm thành viên thứ 10.
- Như vậy, kể từ khi thành lập đến khi 10 nước tham gia vào ASEAN thì phải mất
10 năm, đây là quá trình hết sức lâu dài và đầy trở ngại. Sở dĩ việc mở rộng thành
viên từ 5 nước ban đầu lên 10 nước diễn ra lâu dài và đầy trở ngại vì:
+ Trong giai đoạn đầu (1967-1975) ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác
trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế, q trình mở rộng
thành viên chưa được chú ý nhiều. Trong tuyên bố Băng Cốc đã khẳng định


ASEAN không phải là 1 tổ chức quân sự mà là một tổ chức thúc đẩy sự hợp tác
kinh tế-văn hoá. Tuy nhiên trong tổ chức này, Thái Lan và Philippin đã từng tham
gia khối quân sự SEATO do Mĩ lập ra ở Đông Nam Á, tiếp tay đắc lực cho Mĩ khi
Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Điều đó làm cho các nước cịn lại
trong khu vực lo ngại việc gia nhập tổ chức này, cho rằng ASEAN thật sự chỉ là tổ
chức hợp tác kinh tế-xã hội như họ nói hay khơng?
- Do Chiến tranh lạnh và sự đối đầu Đông – Tây diễn ra lâu dài và đầy căng thẳng:


+ Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thằng giữa hai phe TBCN do Mĩ đứng
đầu và XHCN do Liên Xô làm trụ cột diễn ra ngay sau cuộc chiến tranh thế giới
thứ hai. Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết tất cả các lĩnh vự từ chính trị, quân
sự, kinh tế đến văn hoá – tư tưởng… Ngoại trừ cuộc xung đột trực tiếp bằng quân
sự giữa Mĩ và Liên Xô.
+ Trong trật tự thế giới 2 cực Ianta, thế giới bị chia làm 2 phe: TBCN và XHCN.
Các nước ASEAN đều đi theo con đường Dân chủ tư sản thân với Mĩ (Như Thái
Lan, Singapo,..) trong khi đó VN, Lào lại đi theo con đường XHCN thân với LX.
Do đó ASEAN và Việt Nam, Lào đứng vào 2 phe đối lập nhau, mâu thuẫn nhau
căng thẳng.
- Do cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi nước giành thắng lợi
không giống nhau: Tháng 8-1945, 3 nước Đông Nam Á là Indonexia, Việt Nam,
Lào giành được độc lập sớm nhất. Sau đó các nước thực dân Âu-Mĩ lần lượt công
nhận độc lập của Philippin (7-1946), Miến Điện (1-1948), Indonexia (8-1950),
Malayxia (8-1957), Xingapo giành được quyền tự trị (1959). Tuy nhiên ngay sau
khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á phải tiếp tục cầm súng tiến hành
cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mĩ như nhân dân


Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đến năm 1975 mới kết thúc. Riêng Bru-nay, tới tháng
1-1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập.
- Do vấn đề Cam-pu-chia: Do có âm mưu từ trước, ngay sau thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, tập đoàn “Khơ-me đỏ” ở Cam-pu-chia do Pôn
Pốt cầm đầu đã mở những cuộc hành quân khiêu khích, xâm phạm nhiều vùng lãnh
thổ nước ta từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Đầu tháng 5-5975, chúng cho quân đổ bộ
đánh chiếm đảo Phú Quốc, sau đó đánh chiếm đảo Thổ Chu. Thực hiện quyền tự
vệ chính đáng quân dân ta tổ chức cuộc phản công tiêu diệt và quét sạch quân xâm
lược ra khỏi nước ta. Tháng 12-1979, VN đưa quân tình nguyện vào Cam-pu-chia
để giúp nhân dân nước này lật đồ tập đoàn Khơ-me đỏ diệt chủng. Một số nước lớn
đã can thiệp, kích động các nước thành viên ASEAN khiến cho họ hiểu sai mục

đích của Việt Nam khi đưa quân vào Cam-pu-chia là để xâm lược đất nước này, từ
đó làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng, làm cho quá
trình mở rộng thành viên bị chậm lại.
- Năm 1976, Hiệp ước Bali được kí kết đã mở ra thời kì mới trong quan hệ các
nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với các nước cịn lại trong khu vực
Đơng Nam Á. Từ đó mối quan hệ giữa các nhóm nước ở Đông Nam Á dần được
cải thiện.
- Từ đầu những năm 90, khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Cam-pu-chia được
giải quyết. Các xu thế mới sau chiến tranh lạnh xuất hiện như xu thế lấy phát triển
kinh tế làm trọng tâm, xu thế đối thoại và hợp tác đã xuất hiện trong quan hệ quốc
tế. Trong bối cảnh đó, các nước Đơng Nam Á đều có điều kiện cũng như có nhu
cầu hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá để thúc đẩy kinh tế phát triển,
đáp ứng được những yêu cầu trong bối cảnh mới. Do vậy ASEAN mở rộng thành
viên trên tồn Đơng Nam Á.




×