Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Nghệ Thuật pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.52 KB, 5 trang )

Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Nghệ Thuật
Trồng cây cảnh không phải là vấn đề khó, song đòi hỏi phải có kĩ thuật và
nghệ thuật.


- Nếu trồng cây không đúng kĩ thuật thì cây sẽ chết. Đối với cây có giá trị
kinh tế cao thì thiệt hại kinh tế không phải là nhỏ.

- Nếu trồng không có nghệ thuật thì không khai thác được hết vẻ đẹp của cây.
Trồng có nghệ thuật, giá trị của cây sẽ được nâng lên hàng chục lần, thậm chí hàng
trăm lần.

Cho nên trồng cây cảnh có phần giống và có phần khác xa với việc trồng cây
ăn quả, hoặc trồng cây môi trường. Vì vậy, nắm vững kĩ thuật trồng và chăm sóc
cây cảnh là những kiến thức khởi đầu nhưng rất quan trọng trong nghề làm cây
cảnh nghệ thuật, bởi cây đẹp mấy nhưng để chết thì cũng chỉ là củi đun.

Trồng cây cảnh có 2 giai đoạn:

- Trồng cây dưới vườn.

- Trồng cây trên chậu.

1. Trồng cây dưới vườn:

Những cây gieo hạt hay giâm cành khi đã khỏe, cần ra ngôi để trồng dưới
vườn. Nhưng cây mới khai thác cũng cần trồng dưới vườn cho cây hồi phục.
Những cây hoa chơi tết, sau tết cần đưa xuống vườn để chăm sóc, nếu để trên chậu
thì những năm sau, hoa sẽ thưa và nhỏ. Những cây trên chậu có dấu hiệu yếu cũng
dần đưa xuống vườn. Tóm lại trồng cây dưới vườn Là một giai đoạn quan trọng
của đời sống cây cảnh.



Trồng cây dưới vườn có 2 yêu cầu:

- Thúc cho cây khỏe và lớn nhanh.
- Tạo điều kiện để làm cây cảnh nghệ thuật sau này, tức là tạo ra cây phôi cấp
1, 2.

Chuẩn bị đất vườn:

Hàng năm ta cần bổ sung một lớp đất dầy chừng 15- 20cm, bằng đất bùn ao
hay đất phù sa làm tăng độ mầu mỡ cho đất. Chuẩn bị phân xanh hay phân hữu cơ
đã ủ mục để bón vào hốc cây khi trồng, hoặc bón bổ sung vào gốc sau này. Có thể
xây các bể ngâm ủ các chất hữu cơ (ốc, đầu cá…)

Ra ngôi:

Đất vườn nên đánh thành luống, có rãnh để đi vào chăm tưới dễ dàng hoặc
bơm nước vào rãnh cho cây có đủ độ ẩm mà không cần tưới.

Đánh hốc trên luống, tùy theo loài cây mà khoảng cách giữa các luống có thể
khách nhau. Trong hốc cho 1 lớp đất nhỏ có trộn phân hữu co7hoai mục hay giá
thể trồng cây có bán sẵn. Đặt cây vào hốc trồng, vun đất lại và ấn cho chặt. Trồng
đến đâu, tưới ngay đến đó để tránh cây bị khô rễ.
Điều tiết ánh sáng, độ nắng tùy theo loài cây và theo mùa. Một lớp lưới
chống nắng có khả năng tiết giảm 30% độ nắng, 2 lớp là 60%.
Chỉ khi cây bén rễ, nghĩa là các cây đó phun ra các chồi mới thì mới được
bón. Dù là chất bón gì thì cũng phải pha loãng: 1 phần chất bón + 9 phần nước.
Khi cây thật khỏe, đối với những cây làm cây cảnh nghệ thuật sau này, trước
hết ta uốn thân cây để có nhiều đường nét uốn lượn, khúc khuỷu bằng các dụng cụ
như dây kim loại, buộc giằng kéo, hay ghim cay xuống vườn…Nhớ khi cây đã

chịu, chừng 2-3 tháng sau phải tháo các vật chằng chéo ra, kẻo các vật đó ăn sâu
vào vỏ cây, tạo ra các vết hằn rất xấu. Như vậy ta đã tạo ra được cây phôi cấp 1.
Tiếp tục nôi lớn, khi cây đã phát triển nhiều cành, ta sơ bộ lấy cành và ngọn cho
cây, cắt bỏ các cành dư thừa, ta đã có cây phôi cấp 2. Ta tiếp tục nuôi dưới vườn để
bán cho những nghệ nhân làm cây cảnh hoàn chỉnh hoặc khi ta có lưng vốn và tay
nghề cũng có thể giữ lại một số cây phôi cấp 2 để lên chậu và lám cây nghệ thuật
hoàn chỉnh, bán với giá cao hơn nhiều lần. lấy ngắn nuôi dài là vậy.

Tưới cây định kì, đảm bảo độ ẩm 75- 80% thường xuyên dù là cây ở dưới
vườn.

×