Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Lý thuyết thời điểm thị trường trường hợp các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 116 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LÝ THUYẾT THỜI ĐIỂM THỊ TRƢỜNG: TRƢỜNG
HỢP CÁC CƠNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 7 34 02 01

NGUYỄN LÊ THẢO MINH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LÝ THUYẾT THỜI ĐIỂM THỊ TRƢỜNG: TRƢỜNG


HỢP CÁC CƠNG TY CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 7 34 02 01

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN LÊ THẢO MINH
Mã số sinh viên: 050607190260
Lớp sinh hoạt: HQ7-GE06

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. DƢ THỊ LAN QUỲNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


i

TÓM TẮT
Đề tài "Lý thuyết thời điểm thị trường: Trường hợp các công ty cổ phần niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" được thực hiện nhằm xem xét tính thực
tiễn của lý thuyết thời điểm thị trường tại Việt Nam, đồng thời phân tích mức độ tác
động của yếu tố định thời điểm thị trường (thông qua biến giả HOT) và các biến độc
lập khác đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn. Tác giả nghiên cứu mẫu thu thập được
từ các báo cáo tài chính của 22 doanh nghiệp thực hiện phát hành vốn cổ phần
(IPO) trên HNX và HOSE trong khoảng thời gian từ 2016 đến 2022. Trong nghiên
cứu này, tác giả sử dụng chỉ số Chênh lệch tỷ lệ địn bẩy sổ sách và Tỷ lệ địn bẩy
tài chính sổ sách làm biến phụ thuộc và các biến độc lập gồm: Biến đại diện cho
thời điểm thị trường (HOT), Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, Tài sản hữu hình,
Khả năng sinh lời và Quy mơ doanh nghiệp để thực hiện đề tài. Kết cấu bài nghiên

cứu bao gồm 5 chương như sau:
− Chương 1: Gi i thiệu
− Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trư c
− Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
− Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
− Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả tìm thấy bằng chứng thời điểm thị
trường đối v i cấu trúc vốn doanh nghiệp trong dài hạn. Cụ thể, biến giả đại diện
cho thời điểm thị trường HOT có mối quan hệ ngược chiều v i tỷ lệ đòn bẩy tại
mức ý nghĩa thống kê rất cao 1%. Đồng thời, tác giả cũng ghi nhận các biến độc lập
có tác động cùng chiều v i cấu trúc vốn là quy mô doanh nghiệp (SIZE) ở mức ý
nghĩa 1%; biến độc lập có tác động ngược chiều v i tỷ lệ đòn bẩy gồm tài sản hữu
hình (

) ở mức ý nghĩa 10% và khả năng sinh lời (

) ở mức ý nghĩa 1%.

Ngoài ra, biến độc lập giá trị thị trường trên giá trị sổ sách ( ) là biến duy nhất


ii

khơng có sự tương quan v i tỷ lệ địn bẩy doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động của lý
thuyết thời điểm thị trường đối v i cấu trúc vốn doanh nghiệp trong ngắn hạn là
khơng có ý nghĩa thống kê.


iii


ABSTRACT
The thesis "Theory of market timing: The case of joint stock companies
listed on Vietnam's stock market" was conducted to examine the practicality of
market timing theory in Vietnam, and at the same time analyze the impact of market
timing factors (through the HOT dummy variable) and other independent variables
on the capital structure of joint stock companies listed on the Vietnamese stock
market in the short and long term. The author did study a sample collected from the
financial statements of 22 firms going public on HNX and HOSE in the period from
2016 to 2022. In this study, the author used the index Book leverage change and
Book leverage ratio and independent variables include: Variables representing the
factor of market timing (HOT), Market-to-book, Tangible assets, Profitability and
Firm size to implement the study. The structure of the study consists of five
chapters as follows:
– Chapter 1: Introduction
– Chapter 2: Theoretical and Literature Review
– Chapter 3: Research Methods
– Chapter 4: Research Results and Discussion
− Chapter 5: Conclusion and Policy Implications
Based on the research results, the author found evidence of market timing for
corporate capital structure in the long – run. Specifically, the dummy variable
representing the factor of the market timing HOT had a negative relationship with
the leverage ratio at a very high level of the significance of 1%. At the same time,
the author also noted that the independent variables that had a positive impact on
capital structure are firm size (SIZE) at 1% significance level; Independent
variables had a negative effect with the leverage ratio, including tangible assets at
the significance level of 10% and profitability at the significance level of 1%. In
addition, the market-to-book independent variable was the only variable that was


iv


not correlated with the firm's leverage ratio. However, the impact of market timing
theory on firms' capital structure in the short – run was not statistically significant.


v

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam kết kết quả nghiên cứu được tác giả tự thực hiện v i sự hỗ
trợ của giảng viên hư ng dẫn là TS. Dư Thị Lan Qu nh. Các số liệu trong bài
nghiên cứu này là trung thực, đồng thời cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trư c liệt
kê trong đề tài đều được trích dẫn đầy đủ theo quy định tại danh mục tài liệu tham
khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng ..... năm 2023
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN LÊ THẢO MINH


vi

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi t i các Quý thầy cô tại trường đại học Ngân Hàng
TP. HCM. Nhờ các Quý thầy cô đã trang bị kiến thức chun mơn trong suốt q
trình em học tập tại trường và sự chỉ dẫn tận tình của Cơ Dư Thị Lan Qu nh - giảng
viên hư ng dẫn khoá luận cho em trong thời gian này - mà em đã hồn thành khố
luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn các Quý thầy cô và đặc biệt là Cô Dư Thị
Lan Qu nh và xin kính chúc Cơ Dư Thị Lan Qu nh cũng như các Quý thầy cô
trường đại học Ngân Hàng thật nhiều sức khoẻ ạ.
Song, do khoá luận tốt nghiệp được thực hiện trong thời gian ngắn và kiến

thức còn hạn chế nên còn tồn tại những bất cập về dữ liệu, em rất mong nhận được
những lời nhận xét đến từ Quý thầy cô để hoàn thiện đề tài một cách chỉn chu nhất
cũng như tạo tiền đề cho hư ng nghiên cứu trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn.


vii

MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. i
ABSTRACT ............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................v
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... vi
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................x
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1
1.1.1. Bối cảnh đề tài ...........................................................................................1
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................4
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................5
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................5

1.7. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN ........................................................................5
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............8


viii

2.1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN DOANH NGHIỆP ..............................8
2.1.1. Khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp ............................................8
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp ...............................8
2.1.3. Một số lý thuyết nền liên quan đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp .........9
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƢỚC ........................................................13
2.2.1. Nghiên cứu trong nư c ............................................................................13
2.2.2. Nghiên cứu ngoài nư c ............................................................................15
2.2.3 Khoảng trống nghiên cứu .........................................................................17
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ..........................20
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................................20
3.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .......................................................................22
3.2.1. Định thời điểm thị trường ........................................................................22
3.2.2. Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách ........................................................23
3.2.3. Tài sản hữu hình ......................................................................................24
3.2.4. Khả năng sinh lời .....................................................................................25
3.2.5. Quy mơ doanh nghiệp ..............................................................................26
3.3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..............................................................................29
3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................................31
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................34
4.1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ ................................................................34
4.2. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN ........................................................................38
4.3. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƢỢNG ĐA CỘNG TUYẾN .......................................40
4.4. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƢỢNG PHƢƠNG SAI THAY ĐỔI ..........................42
4.5. KIỂM ĐỊNH HIỆN TƢỢNG TỰ TƢƠNG QUAN ......................................43

4.6. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY ...............................................................44
4.6.1. Kiểm định tác động ngắn hạn ..................................................................44


ix

4.6.2. Kiểm định tác động dài hạn .....................................................................49
4.7. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................54
4.7.1. Định thời điểm thị trường ........................................................................54
4.7.2. Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách ........................................................56
4.7.3. Tài sản hữu hình ......................................................................................56
4.7.4. Khả năng sinh lời .....................................................................................57
4.7.5. Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................58
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................61
5.1. KẾT LUẬN .......................................................................................................61
5.2. KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................62
5.3. HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG LAI .........................................67
5.3.1. Hạn chế của đề tài nghiên cứu .................................................................67
5.3.2. Hư ng nghiên cứu trong tương lai ..........................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC .................................................................................................................74


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
G7

HOSE


HXN

SDC

OLS
IPO

Nghĩa tiếng Anh
Group of Seven

Nghĩa Tiếng Việt
Nhóm gồm 7 quốc gia có nền kinh tế
công nghiệp phát triển hàng đầu thế gi i

Ho Chi Minh City

Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố

Stock Exchange

Hồ Chí Minh

Hanoi Stock
Exchange
Securities Data
Company
Ordinary Least
Square


Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội

Cơng ty dữ liệu chứng khốn

Phương pháp bình phương bé nhất

Initial Public Offering Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

CTCP

Công ty Cổ phần


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Tóm tắt các biến phụ thuộc và biến độc lập. .............................................27
Bảng 3.2.Dấu k vọng của các biến độc lập. ............................................................28
Bảng 4.1. Phân tích thống kê mơ tả. ........................................................................ 35
Bảng 4.2. Phân tích tương quan. ...............................................................................39
Bảng 4.3. Kiểm định đa cộng tuyến của mơ hình nghiên cứu (1). ...........................40
Bảng 4.4.Kiểm định đa cộng tuyến của mơ hình nghiên cứu (2). ............................41
Bảng 4.5. Kiểm định phương sai thay đổi của mơ hình nghiên cứu (1). ..................42
Bảng 4.6.Kiểm định phương sai thay đổi của mơ hình nghiên cứu (2). ...................43
Bảng 4.7. Kiểm định tự tương quan của mơ hình nghiên cứu (1). ...........................43
Bảng 4.8. Kiểm định tự tương quan của mơ hình nghiên cứu (2). ...........................44

Bảng 4.9. Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu (1) tại năm IPO. ......................44
Bảng 4.10. Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu (1) tại năm IPO +6................48
Bảng 4.11. Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu (2) tại năm IPO +1................49
Bảng 4.12. Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu (2) tại năm IPO +2................50
Bảng 4.13. Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu (2) tại năm IPO +3................51
Bảng 4.14. Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu (2) tại năm IPO +4................52
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu (2) tại năm IPO +5................52
Bảng 4.16. Kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu (2) tại năm IPO +6................53
Bảng 4.17. Tóm tắt kết quả nghiên cứu. ...................................................................59


xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu. ...............................................................................20
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu. .................................................................................29
Hình 4.1. Khối lượng IPO hàng tháng của mẫu quan sát. ....................................... 34


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1. Bối cảnh đề tài
Có thể nói, giai đoạn 2016 – 2018 là giai đoạn thị trường cổ phiếu Việt Nam
tăng trưởng khá sơi động v i làn sóng IPO mạnh mẽ từ nhiều doanh nghiệp và giá
trị lên đến ngàn tỷ đồng, đây được xem là "điểm sáng" vượt xa mức k vọng của
các chuyên gia kinh tế lúc bấy giờ. Tuy nhiên, bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ sau
năm 2018 đến nay đã có nhiều sự thay đổi đáng kể do không chỉ chịu tác động nặng
nề và dai dẳng của đại dịch Covid-19 mà còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung và các căng thẳng chính trị khác, các doanh nghiệp dần
kinh doanh thua lỗ, doanh thu ngày càng giảm mạnh và khó có khả năng đáp ứng
những điều kiện IPO theo Luật chứng khoán cũ năm 2016, đặc biệt là đối v i nhóm
doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Khơng những thế, năm 2022 trở thành năm đầy "sóng
gió" của cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán toàn cầu khi phải đối diện v i
việc lạm phát, khả năng suy thoái đang tăng nhanh và xung đột căng thẳng giữa Nga
- Ukaina. Tại Việt Nam, thị trường phát triển v i tốc độ chậm dần do nhiều nguyên
nhân, cụ thể là những áp lực nảy sinh từ việc tăng giá nhiên vật liệu, ngân hàng tăng
lãi suất, điều kiện thị trường bị thắt chặt và các vụ bê bối tài chính bị khui ra gần
đây (Theo báo cáo "Thị trường IPO tại Đông Nam Á năm 2022" của Deloitte). Vì
thế, nhiều doanh nghiệp l n v i tỷ lệ địn bẩy tài chính tốt đã trì hỗn kế hoạch thực
hiện IPO cho đến khi diễn biến thị trường có dấu hiệu khả quan hơn, dẫn đến số
lượng thương vụ IPO các năm gần đây giảm đáng kể và đi lùi về cả chất và lượng.
Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ 2016 đến 2022 để thực
hiện khoá luận.
Mặt khác, các doanh nghiệp trong thời gian t i sẽ có nhiều cơ hội tham gia
vào thị trường tài chính Việt Nam do nền kinh tế đang dần khởi sắc và tiềm năng
tăng trưởng cao nhưng đồng thời cũng phải đối mặt v i nhiều trở ngại và thách thức
hơn bởi sự non trẻ của thị trường và tình trạng thơng tin bất cân xứng xảy ra ở mức


2

cao – điều này lý giải cho sự tồn tại của lý thuyết định thời điểm thị trường tại Việt
Nam. Do đó, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng gay gắt
và họ phải cố giành lấy cơ hội đầu tư có sẵn trên thị trường bằng mọi cách, bắt đầu
từ việc giảm tỷ suất sinh lời yêu cầu của các dự án. Thị trường luôn ln biến động
và khơng thể dự đốn một cách chính xác được nên sự e ngại của các nhà đầu tư là
hồn tồn có cơ sở do họ khơng thể xác định được những thông tin mà các nhà quản
trị doanh nghiệp đưa ra là đúng hay sai. Đối v i những doanh nghiệp huy động vốn

v i quy mô nhỏ, các nhà quản trị đã tận dụng sự bất cân xứng thông tin để định thời
điểm phát hành chứng khoán ra thị trường bởi lẽ những doanh nghiệp như vậy
thường khó có khả năng kiểm sốt chặt chẽ những thơng tin được cơng bố trên thị
trường.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Cấu trúc vốn là một trong những vấn đề trọng yếu để đáp ứng mục tiêu tối đa
hoá giá trị doanh nghiệp, do đó việc lựa chọn cấu trúc vốn sao cho phù hợp và tối
ưu nhất có thể đối v i doanh nghiệp của mình trở thành mối quan tâm hàng đầu của
các nhà quản trị. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế gi i đã cơng bố rất nhiều
cơng trình khoa học về sự ảnh hưởng của lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân
hạng cũng như lý thuyết thời điểm thị trường đối v i cấu trúc vốn, cả trong ngắn
hạn và dài hạn.
Theo lý thuyết thời điểm thị trường được trình bày bởi Baker và Wurgler
(2002) trong bối cảnh Hoa K , các nhà quản trị doanh nghiệp có thể tăng tài sản của
các cổ đông hiện tại bằng cách xác định thời điểm phát hành chứng khoán ra thị
trường để khai thác các yếu tố ngẫu nhiên trong chi phí vốn chủ sở hữu so v i chi
phí sử dụng các nguồn vốn khác. Theo đó, các doanh nghiệp có thể phát hành vốn
cổ phần khi giá cổ phiếu của họ được định giá cao và mua lại vốn cổ phần khi thị
trường định giá thấp giá cổ phiếu. Sau đó, để bổ sung cho lý thuyết này, đã có thêm
nhiều nghiên cứu thực nghiệm từ các doanh nghiệp Hà Lan (De Bie & De Haan,
2007), các quốc gia công nghiệp phát triển (G7) (Mahajan & Tartaroglu, 2008), các
công ty thuộc thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc (Tian, Shao, & Luo, 2008), và


3

một bằng chứng thực nghiệm khác từ các công ty Hoa K (Elliott, Koëter-Kant, &
Warr, 2008). Đáng chú ý, những nghiên cứu được cơng bố này góp phần chỉ rõ tiềm
lực khoa học giai đoạn này. Theo đó, lý thuyết thời điểm thị trường tác động đến
cấu trúc vốn trong ngắn hạn đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh, ví dụ,

(Taggart, 1977) và (Ikenberry, Lakonishok, & Vermaelen, 1995) nhưng tác động
trong dài hạn lại khá ít ỏi. Baker và Wurgler (2002) là những người đầu tiên chú ý
đến tác động dài hạn của thời điểm thị trường đến cấu trúc vốn.
Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu kiểm định tác động
của cấu trúc vốn trên cơ sở lý thuyết xác định thời điểm thị trường. Do đó, tác giả
chọn đề tài "Lý thuyết thời điểm thị trƣờng: Trƣờng hợp các công ty cổ phần
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam" trong giai đoạn 2016 – 2022 là
đối tượng nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là kiểm định sự tồn tại của lý thuyết thời điểm
thị trường và tác động của nó đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại
Việt Nam, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị doanh
nghiệp có thể điều chỉnh thời điểm IPO cũng như vay tỷ lệ nợ một cách hợp lý và
nâng cao khả năng sinh lời.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục tiêu tổng quát, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, lý thuyết thời điểm thị trường có tồn tại ở thị trường Việt Nam hay
không.
Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của lý thuyết thời điểm thị trường đến
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài
hạn.


4

Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách để các nhà quản trị doanh nghiệp
có thể tiến hành điều chỉnh thời điểm phát hành cổ phần cũng như đưa ra quyết định
sử dụng nợ hay vốn cổ phần khi huy động vốn một cách hợp lý.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Từ các mục tiêu đã nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được xác định như sau:
Thứ nhất, lý thuyết thời điểm thị trường có tồn tại ở thị trường Việt Nam hay
không?
Thứ hai, lý thuyết thời điểm thị trường tác động như thế nào đến cấu trúc vốn
của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn?
Thứ ba, những hàm ý chính sách cần được thực hiện để doanh nghiệp Việt
Nam xác định thời điểm phát hành cổ phần và điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài nghiên cứu hư ng đến là tác động của lý thuyết Thời
điểm thị trường đến cấu trúc vốn của các CTCP niêm yết tại Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả chọn lọc 22 CTCP hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính đã thực
hiện IPO trên hai sàn giao dịch chứng khốn HOSE và HNX có đầy đủ số liệu cần
thiết trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2022. Lý giải lý do chọn phạm vi
nghiên cứu trong giai đoạn 2016 – 2022 được tác giả đề cập trong phần bối cảnh đề
tài của đề tài. Các doanh nghiệp ngành tài chính (bao gồm Ngân hàng, Bảo hiểm và
Dịch vụ tài chính) khơng được sử dụng làm mẫu nghiên cứu vì chúng có cấu trúc
vốn khác biệt, cụ thể địn bẩy tài chính cao là vấn đề phổ biến và thông thường đối
v i những doanh nghiệp thuộc ngành này; không giống như trường hợp các doanh
nghiệp phi tài chính – nơi mà chỉ số địn bẩy cao phản ánh tình trạng khó khăn của
doanh nghiệp (Fama & French, 1992). Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ các báo
báo tài chính đã được kiểm tốn thơng qua trang web Vietstock.com.vn; ngoài ra tác


5

giả cũng thu thập số liệu vào thời điểm trư c khi IPO 1 năm của các doanh nghiệp.
Tất cả dữ liệu đều được lấy vào thời điểm cuối năm.
1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ
nhất, tác giả sử dụng các phương pháp như tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích
thống kê mơ tả, phân tích tương quan, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ
số phóng đại phương sai VIF, kiểm định hệ số Durbin – Watson (đối v i hiện tượng
tự tương quan) và kiểm định Breusch – Pagan (đối v i hiện tượng phương sai thay
đổi) nhằm củng cố độ tin cậy của mơ hình và cuối cùng là phân tích kết quả hồi quy
mơ hình bình phương bé nhất OLS để xem xét tính thực tiễn của lý thuyết Thời
điểm thị trường và mức độ ảnh hưởng của nó trong ngắn hạn và dài hạn đến quyết
định lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Tiếp đến, tác giả trả lời câu hỏi
nghiên cứu thứ hai bằng cách đề xuất một số hàm ý chính sách dựa trên tổng hợp
các nghiên cứu trư c và kết quả của lý thuyết thời điểm thị trường tác động đến thời
điểm phát hành cổ phần và các quyết định điều chỉnh cơ cấu vốn nhằm tối đa hoá
lợi nhuận của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2016
đến 2022.
1.6. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp có các đóng góp thêm về thực tiễn vào đề tài nghiên
cứu như sau: Khóa luận đưa ra kết quả phân tích mối tương quan giữa hai biến phụ
thuộc đại diện cho Thời điểm thị trường và cấu trúc vốn nhằm góp phần cung cấp
thơng tin chi tiết hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số
kiến nghị về việc điều chỉnh thời điểm phát hành cổ phần và ra quyết định sử dụng
nợ và vốn cổ phần phù hợp đối v i các doanh nghiệp tại Việt Nam.
1.7. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Chƣơng 1. Giới thiệu đề tài


6

Tại chương 1, tác giả nêu lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu và
câu hỏi nghiên cứu, sau đó xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quan

phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là trình bày sơ lược về bố cục của khóa luận
tốt nghiệp.
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Tại chương 2, tác giả trình bày các khái niệm và lý thuyết nền về cơ cấu vốn
và lý thuyết thời điểm thị trường, sau đó tác giả khảo lược các nghiên cứu cùng chủ
đề tại Việt Nam và trên thế gi i nhằm xây dựng cơ sở cho việc phát triển mơ hình
nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu
Tại chương 3, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, xác định mơ hình
nghiên cứu dựa trên hệ thống lý thuyết nền và các nghiên cứu trư c, cuối cùng là
nêu mô tả và cách đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập được sử dụng trong mơ
hình nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tại chương 4, dựa trên mơ hình nghiên cứu đã được xây dựng ở chương 3,
tác giả tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết từ 22 CTCP thực hiện chào bán cổ phiếu
lần đầu ra công chúng từ năm 2016 đến 2022, sau đó tác giả thực hiện phân tích mơ
hình bằng SPSS 16 và thảo luận về kết quả đã thực hiện.
Chƣơng 5: Kết luận và giải pháp
Tại chương 5, tác giả tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề xuất các hàm ý chính
sách nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam có thể tiến hành điều
chỉnh thời điểm phát hành cổ phần cũng như đưa ra quyết định sử dụng nợ hay vốn
cổ phần khi huy động vốn một cách hợp lý. Mặt khác, tác giả sẽ trình bày các hạn
chế của khóa luận tốt nghiệp và đưa ra các hư ng nghiên cứu trong tương lai.



×