Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYÊN THỊ THU NGA
THỰC TRẠNG CUNG CẤP VÀ sử DỤNG
Y HỌC CỐ TRUYỀN
TẠI TUYẾN XÃ CỦA HUYỆN GIA LÂM,
HÀ NỘI NĂM 2011
LUẬN VÀN THẠC SỸ Y TÉ CƠNG CỘNG
MÃ SĨ CHUN NGÀNH : 60720301
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNG
Hà Nội, 2012
Lời cảm ơn
Đề tài nghiên cứu “Thực trạng cung cấp và sử dụng Y học cổ truyền tại tuyến
xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2011 ” đã được hồn thành với sự giúp đỡ của
các thầy cơ giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Trước hết tôi xỉn trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giảo
trường Đại học Y tế công cộng đã trang bị những kiến thức cần thiết và tạo điểu kiện
thuận lợi trong quá trĩnh học tập, thực hiện đê tài tôt nghiệp.
Tôi xỉn trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phạm Trí Dũng - người thầy đã tận tình
hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Thúy Nga đã giúp đỡ đóng góp
nhiều ý kiến q báu trong suốt q trình hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc, các cán
bộ Trung tâm y tế huyện Gia Lâm, Phòng y tế huyện Gia lãm, các Trạm y tế xã đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm việc tại thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người bạn, đồng nghiệp và ngirờỉ thân, gia
đĩnh đã theo sát, động viên và chia sẻ những khó khăn cũng nhu- thuận lợi trong
suốt quá trĩnh học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 01 thảng 8 năm 2012
Học viên Cao học 14
Nguyễn Thị Thu Nga
i
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
3
1. Mục tiêu chung
3
2. Mục tiêu cụ thể
3
Chương 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1. Khái niệm chung về Y học cổ truyền
4
2. Y học cổ truyền ở một số nước trên thế giới
5
3. Y học cổ truyền ở Việt Nam
11
4. Thuốc Y học cổ truyền
17
5. Phương pháp điều trị không dùng thuốc của YHCT
18
6. Một số nghiên cứu về tình hình sử dụng Y học cổ truyền tại Việt Nam 18 7. Một
số đặc điểm của huyện Gia Lâm
20
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
21
1. Đối tượng nghiên cứu
21
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
22
3. Thiết kế nghiên cứu
22
4. Mau và phương pháp chọn mẫu
22
5. Phương pháp thu thập số liệu
22
6. Xử lý và phân tích số liệu
23
7. Biến số, chỉ số nghiên cứu (Phụ lục 8)
23
8. Các khái niệm, thước đo và tiêu chuẩn đánh giá
23
9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
24
10. Những khó khăn, hạn chế của đề tài và hướng khắc phục
24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
25
1. Thực trạng hệ thống cung cấp dịch vụ YHCT tại tuyến xã của huyện Gia Lâm,
Hà Nội
25
2. Thực trạng sử dụng dịch vụ YHCT tại tuyến xã huyện Gia Lâm
31
ii
Chương 4. BÀN LUẬN
52
1. Thực trạng hệ thống cung cấp dịch vụ YHCT tại tuyến xã của huyện Gia Lâm,
Hà Nội
52
2. Thực trạng sử dụng YHCT tại tuyến xã của huyện Gia Lâm
67
Chương 5. KẾT LUẬN
67
1. Thực trạng hệ thống cung cấp dịch vụ YHCT tại tuyến xã của huyện Gia Lâm,
Hà Nội năm 2011
67
2. Thực trạng sử dụng YHCT tại tuyển xã của huyện Gia Lâm .
67
iii
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sơ đồ mạng lưới YHCT huyện Gia Lâm, Hà Nội
Trang
75
Phụ lục 2: Cây vấn đề
76
Phụ lục 3: Mơ hình tổ chức của TYT xã, thị trấn của huyện Gia Lâm
77
Phụ lục 4: Bảng kiểm cơ sở vật chất của TYT xã
78
Phụ lục 5: Các thủ thuật YHCT được sử dụng ở tuyến xã.
79
Phụ lục 6: Danh mục 60 cây thuốc nam trồng ở vườn thuốc mẫu
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu trưởng TYT xã .
Phụ lục 8: Các biến sổ, chỉ số nghiên cứu
Phụ lục 9: Hướng dẫn phỏng vấn sâu Giám đốc Trung tâm y tế huyện
Phụ lục 10: Hướng dẫn phỏng vấn sâu cán bộ chuyên trách YHCT
Phụ lục 11: Hướng dẫn phỏng vấn sâu người bệnh đến KCB tại TYT
Phụ lục 12: Phiếu phỏng vấn người dân
80
81
83
88
89
90
91
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cơ sở vật chất cho KCB bằng YHCT
Trang
28
Bảng 2: số lượng cán bộ ở TYT xã
29
Bảng 3: Phương pháp YHCT được sử dụng tại TYT xã
30
Bảng 4: Phân bố tuổi, giới của các đối tượng nghiên cứu
31
Bảng 5: Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu
32
Bảng 6: Phân bố nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu
33
Bảng 7: Phân bố số người sống trong hộ gia đình
33
Bảng 9: Nơi tiếp cận dịch vụ YHCT của người dân
40
Bảng 10: Tỉ lệ người dân biết chữa bệnh bằng YHCT
42
Bảng 11: Nguồn thuốc YHCT
42
Bảng 12: Người dân được cán bộ y tế tư vấn sử dụng thuốc YHCT 44
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỎ
Trang
Biểu đồ 1: Tỉ lệ sử dụng YHCT trong 6 tháng
34
Biểu đồ 2: Lý do sử dụng YHCT
35
Biểu đồ 3: Hình thức chữa bệnh bằng YHCT
37
Biểu đồ 4: Tỉ lệ sử dụng các phương pháp không dùng thuốc
38
Biểu đồ 5: Mục đích sử dụng YHCT
39
Biểu đồ 6: Lý do lựa chọn dịch vụ YHCT
41
Biểu đồ 7: Sự lựa chọn YHHĐ hay YHCT của người dân
43
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
CĐ, ĐH
Cao đẳng, Đại học
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
KCB
pp
TTYT
Khám chữa bệnh
Phương pháp
Trung tâm Y tế
TYT
Trạm Y tế
SNCT
Suy nhược cơ thể
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
Tổ chức Y tể Thế giới
WHO
YHCT
Y học cổ truyền
YHHĐ
Y học hiện đại
1
TĨM TẮT NGHIÊN cứu
Y học cổ truyền có một vai trị quan trọng trong cơng tác chăm sóc và bảo sức
khỏe nhân dân. Một nghiên cứu cắt ngang mô tả kết hợp giữa định lượng và định tính
đã được tiến hành tại huyện Gia Lâm, Hà Nội từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 3 năm
2012 nhằm mô tả thực trạng cung cấp và sử dụng YHCT tại tuyến xã của huyện Gia
Lâm.
Đối tượng nghiên cứu là 540 đại diện hộ gia đình trên địa bàn huyện, các
trưởng TYT, các cán bộ chuyên trách YHCT tại các TYT. Các thông tin được thu
thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc và phỏng vấn sâu. Các phương pháp
thống kê mô tả được sử dụng để mô tả thực trạng, kiểm định Khi bình phương được
sử dụng để xác định các mối liên quan. Các thơng tin định tính được xử lý và trích
dẫn theo chủ đề.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp YHCT được sử dụng trong điều trị
ở TYT chủ yếu là dùng thuốc YHCT dưới dạng chế phẩm đã bào chế sẵn (chiếm tỉ lệ
100%), phương pháp khơng dùng thuốc ít được sử dụng. Tỉ lệ người dân sử dụng
YHCT trong cộng đồng là 56,5%. Người dân sử dụng YHCT chủ yếu để điều trị các
bệnh nhẹ (71,8%), bệnh mạn tính (53,4%). Tỉ lệ dùng YHCT để tự chữa bệnh chiếm
45,5%. Nguồn thuốc YHCT chủ yếu là mua ngoài hiệu (75,2%) và cây mọc hoang
(74,8%).
Theo tiêu chí 7 trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020
thì TYT xã thực hiện khám, chữa bệnh bằng YHCT (hoặc kết hợp YHCT với
YHHĐ) cho > 30% số bệnh nhân đến KCB tại TYT xã [10]. Để nâng cao tỉ lệ sử
dụng dịch vụ YHCT ở TYT đạt được theo tiêu chí trên, nghiên cứu cũng đưa ra một
số khuyến nghị. Đó là tăng cường nhân lực YHCT cả về số lượng và chất lượng.
Tăng cường sự phối kết hợp giữa ban ngành đồn thể với y tế đĩa phương trong cơng
tác phát triển YHCT.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của Y học hiện đại, Y học cổ truyền (YHCT) vẫn đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống y tế, góp phần vào cơng tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân. YHCT ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia
trên thể giới, ngay cả những nước tiên tiến, có nền y học hiện đại phát triển.
Đặc tính của YHCT là tính sẵn có, dễ áp dụng, giá thành rẻ nên đặc biệt thích
họp với những quốc gia đang phát triển, cộng đồng dân cư nghèo, nơi người dân khó
tiếp cận được với dịch vụ y học hiện đại kỹ thuật cao, đắt tiền. Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) cũng khuyến cáo coi YHCT như là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành
công trong chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu của ngành Y tế ở các quốc gia trên
thể giới [47].
Tại Việt Nam, YHCT là thành phần không thể thiếu được trong hệ thống y tế.
YHCT Việt Nam có từ lâu đời, đang ngày càng được hoàn thiện hơn, khẳng định
được vị trí trong chăm sóc sức khỏe, song hành cùng sự phát triển của y học hiện đại.
Điều này đã được khẳng định trong Nghị quyết 46/ TW ngày 23/2/2005 của Bộ
Chính trị về việc củng cố và phát triển nền YHCT thành một chuyên ngành khoa học
[33]. Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3447/2011/QĐ- BYT ngày 22/9/2011 Bộ
Tiêu chí Quốc gia về y tế xã với mục tiêu kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược học
cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Trong đó có tiêu chí khám chữa bệnh bằng YHCT phải đạt từ 30% trở lên trên tổng
số bệnh nhân đến KCB tại TYT [28],
Tuy nhiên theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng YHCT trong
điều trị ở tuyến cơ sở còn thấp. Trên thực tế việc triển khai những chủ trương của
Đảng, Nhà nước và ngành Y tế về phát triển YHCT vẫn'cịn gặp nhiều khó khăn.
Trong nghiên cứu của Ngô Huy Minh năm 2002 trên 330 đối tượng là người
dân và 20 cán bộ y tế xã về thực trạng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng tới việc sử
dụng YHCT của người dân huyện Lương Sơn tỉnh Hịa Bình, kết quả cho thấy tỉ lệ sử
dụng YHCT trong cộng đồng là khá cao 79,1%. Tuy nhiên tình hình sử dụng
YHCT tại các TYT lại thấp. Trong một nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT tại
TYT tỉnh Thanh Hóa của tác giả Nguyễn Thị Oanh năm 2007 cho thấy tỉ lệ người
dân sử dụng YHCT trong KCB tại các TYT là 22,2%.
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có diện tích đất rộng (114 km 2) để
phát triển vườn thuốc nam, có 22/22 Trạm Y tế (TYT) đạt chuẩn quốc gia nhưng tỉ lệ
người dân đến khám chữa bệnh bằng YHCT còn xa mới đạt được mục tiêu chiến
lược quốc gia. Câu hỏi đặt ra là tại sao người dân ít sử dụng YHCT đặc biệt là các
TYT? Làm thế nào để tăng cường việc sử dụng YHCT của người dân? Tại Gia Lâm,
Hà Nội cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng cung cấp và sử dụng
YHCT tại tuyến xã để tìm giải pháp phù họp duy trì phát triển YHCT theo đúng chỉ
tiêu đặt ra. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng cung
cấp và sử dụng Y học cồ truyền tại tuyến xã của huyện Gia Lâm, Hà Nội năm
2011”.
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1. Mô tả thực trạng hệ thống cung cấp dịch vụ Y học cổ truyền tại tuyến xã của
huyện Gia Lâm, Hà Nội năm 2011.
2. Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ Y học cổ truyền tại tuyến xã của huyện Gia
Lâm, Hà Nội năm 2011.
Chương 1
TÔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Khái niêm chung về Y học cổ truyền
Thuật ngữ "YHCT” đề cập đến những cách bảo vệ và phục hồi sức khoẻ trước
khi có YHHĐ, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [30]. Để thống nhất
khái niệm về YHCT, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa như sau: "Y học cổ
truyền hay còn gọi là Y học dân tộc (Traditional medicine) là toàn bộ kiến thức, kỹ
năng và thực hành dựa trên lý luận, lòng tin và kinh nghiệm vốn có của những nền
văn hố khác nhau, dù đã được giải thích hay chưa, nhưng được sử dụng để duy trì
sức khoẻ, cũng như để phịng bệnh, chẩn đốn, cải thiện hoặc điều trị tình trạng đau
ốm về thể xác hoặc tinh thần" [43].
Hầu hết các hệ thống của mỗi nền YHCT trên thế giới đều gắn liền với đặc
điểm văn hóa và lối sống của dân tộc đó. Mặc dù vậy trong nhiều hệ thống YHCT
khác nhau vẫn có những đặc tính chung phổ biến, đó là:
- Niềm tin và hệ thống lý luận cho rằng con người là một thể thống nhất của thể
xác và tâm hồn, tinh thần và cảm xúc. Sức khỏe là sự cân bằng của nhiều mặt đối lập
nhau trong cơ thể cũng như là sự cân bằng giữa cơ thể con người và môi trường sống.
Bệnh tật xuất hiện nếu như mất đi sự cân bằng đó.
- Cách tiếp cận trong chẩn đoán và điều trị của YHCT là một cách tiếp cận tống
thế, không đơn giản là chỉ xác định cơ quan nào của cơ thể bị rối loạn, tổn thương.
Cũng như khi đưa ra các phương pháp điều trị, các thầy thuốc YHCT thường kèm
theo lời khuyên về lối sống và hành vi sức khỏe.
- Trong điều trị, YHCT dựa trên những nhu cầu khác nhau, sự khác biệt của
từng người bệnh cụ thể. Mỗi người bệnh khác nhau sẽ nhận được cách điều trị khác
nhau cho dù họ mắc cùng một chứng bệnh [44],
WHO cũng đã khẳng định: "Khơng cần chứng minh lợi ích của YHCT, mà cần
phải đề cao và khai thác rộng rãi hơn nữa những khả năng của nó có lợi cho
tồn thể nhân loại, phải đánh giá và cơng nhận theo đúng giá trị của
nó và làm nó hữu hiệu hơn. Đó là hệ thống mà dân chúng từ trước đến
nay đã coi như của mình và chấp nhận khơng hạn chế. Hơn thế dù ở đâu
nó cũng có lợi nhiều hơn những hệ thống từ ngồi, vì nó là một bộ phận
khơng thể tách rời của nền văn hố nhân dân" [34].
2. Y học cố truyền ở một số nước trên thế giới
Nhận rõ vai trò quan trọng và lợi ích của việc sử dụng YHCT trong CSSK, nhiều
quốc gia trên thế giới đã đặt ra vấn đề kết hợp YHHĐ với YHCT trong CSSK ban
đầu. Không chỉ các nước châu Á và các nước đang phát triển mà ngay cả các nước
phát triển YHCT cũng được sử dụng rộng rãi [42],
Trong tuyên ngôn Alma - Ata “Sức khỏe cho mọi người” năm 1978, WHO đã
kêu gọi các quốc gia chấp nhận YHCT vào trong hệ thống CSSK và cơng nhận vị trí
của thầy thuốc YHCT trong hệ thống y tế. Ket quả là hơn 30 năm qua, việc sử dụng
YHCT trong CSSK ban đầu tại tuyến y tế cơ sở đã tăng lên một cách đáng kể ở
những nước đang phát triển cũng như việc sử dụng những thuốc bổ trợ và thay thế ở
những nước phát triển trên thế giới [48], [49]. Bởi những lý do đó, ngay trong năm
đầu của thế kỷ 21, WHO đã vạch ra chiến lược về YHCT trong giai đoạn 2002 - 2005
để kết hợp YHCT vào trong hệ thống y tế quốc gia.
Trong 3 năm nghiên cứu, WHO đã đưa ra khuyến cáo chung cho các nước trên
thế giới về việc điều trị kết hợp YHCT với YHHĐ trong CSSK cộng đồng với các
mục tiêu:
- Kết hợp YHCT với YHHĐ để phát triển và hồn thiện các chương trình, chính
sách y tế quốc gia.
- Đảm bảo sử dụng thuốc YHCT, thuốc thay thế và bổ trợ an toàn, hiệu quả và
phù hợp.
- Tố chức nghiên cứu, đào tạo, thu thập những kinh nghiệm, sử dụng các biện
pháp điều trị bằng YHCT, duy trì và bảo tồn nền YHCT của các quốc gia. Cải thiện
7
các phương pháp điều trị bang YHCT. Làm cho YHCT được phổ cập, nhất là những
người nghèo [45].
Đây là những tác động tích cực từ những nhà quản lý, người cung cấp dịch vụ,
còn đối tượng sử dụng là người dân đã dùng YHCT như là một phương pháp hiệu
quả trong CSSK.
Một trong các quốc gia tiêu biểu có hệ thống YHCT phát triển cao phải kể tới là
Trung Quốc, quốc gia có một nền YHCT lâu đời và có ảnh hưởng sâu sắc tới nền
YHCT của nhiều quốc gia khác như: Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...Nền YHCT
Trung Quốc là nền YHCT dựa trên nền tảng lý luận sâu sắc, kết họp nhuần nhuyễn
với triết học phương Đông, với học thuyết Âm dương, Ngũ hành, với những tác
phẩm lý luận kinh điển. Sự kết họp YHCT với YHHĐ tại Trung Quốc là một trong
những chủ trương chính của Ngành Y tế Trung Quốc. Trong đó các thầy thuốc Tây y
được đào tạo thêm về YHCT bên cạnh những thầy thuốc chuyên khoa YHCT và các
thầy thuốc YHCT được đào tạo thêm về YHHĐ, họ được công nhận một cách chính
thức vào hệ thống y tế. Hệ thống CSSK bằng YHCT của Trung Quốc theo báo cáo
của WHO lên đến 525000 bác sĩ chuyên khoa YHCT với 2654 bệnh viện YHCT, 170
trường đại học và các viện nghiên cứu về YHCT. số lượng người dân sử dụng YHCT
tại Trung quốc là 90%, lượng bệnh nhân hàng năm điều trị ngoại trú là là 200 triệu,
bệnh nhân nội trú là 3 triệu lượt người một năm. YHCT Trung quốc đã được hơn 120
quốc gia trên thế giới như Singapore, Malaysia, Indonesia [44], [45].
Nhật bản cũng là một quốc gia có nền YHCT lâu đời và phát triển với lịch sử trên
1400 năm. Nhật Bản được xem là nước có tỷ lệ người sử dụng YHCT cao nhất trên
thế giới hiện nay. Thuốc cổ truyền Nhật Bản là sự kết hợp giữa thuốc cổ truyền
Trung Quốc và thuốc dân gian Nhật Bản gọi chung là Kampo. Tính từ năm 1974 đến
1989, sử dụng các loại thuốc YHCT ở Nhật Bản đã tăng 15 lần trong khi các loại tân
dược chỉ tăng 2,6 lần. Khoảng 65% bác sĩ ở Nhật khẳng định rằng họ đã sử dụng
phối hợp đồng thời thuốc YHCT và thuốc YHHĐ [41], [44], [45].
8
Ở khu vực Đông Nam Á các nước Indonesia, Malaisia, đặc biệt là Thái Lan...
cũng là những nước có truyền thống sử dụng YHCT để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khoẻ. Từ năm 1950 đến 1980, YHCT Thái Lan gần như bị tê liệt hoàn toàn do
quá coi trọng YHHĐ. Điều này có ảnh hưởng đến chất lượng CSSKBĐ ở Thái Lan.
Từ năm 1980, chính phủ và ngành y tế Thái Lan đã kịp nhận ra những sai lầm này và
đã có những biện pháp hữu hiệu khơi phục lại nền YHCT như: khẩn trương thiết lập
chính sách phát triển thuốc thảo mộc trên phạm vi cả nước, tiến hành các cuộc điều
tra về cây thuốc, các nghiên cứu dược học, y xã hội học và đồng thời triển khai kế
hoạch thành lập các trung tâm YHCT tại các tỉnh nhằm dần từng bước đưa YHCT
vào hệ thống y tế quốc gia phục vụ CSSK cho nhân dân [37],
Tại Àn Độ tỉ lệ người dân sử dụng YHCT cũng rất cao, khoảng 70% [40], Tại
Triều Tiên, số người sử dụng thuốc bổ sung và thay thế có nguồn gốc từ dược liệu
trong CSSK ngày càng trở nên rộng rãi [39]. Triều Tiên là nơi có những vị dược liệu
nổi tiếng như Nhân sâm, Linh chi..
Tại Singapore, có khoảng 12% bệnh nhân ngoại trú sử dụng YHCT. Một khảo
sát của Bộ Y tế năm 1994 cho thấy 45% người dân Singapore sủ dụng YHCT [44]
Tại Lào, trong nghiên cứu của K.Sydra và cộng sự điều tra 600 hộ gia đình về sử
dụng YHCT. Tỉ lệ sử dụng là 77%, tuy nhiên tỉ lệ sử dụng YHCT tại tuyến cơ sở lại
rất thấp. Bộ Y tế Lào đã khuyến khích nhân dân sử dụng YHCT trong CSSK, trồng
cây thuốc trong vườn nhà [35].
Cuba là một nước đang phát triển, tuy nhiên những chỉ số sức khỏe của Cuba rất
tốt, tỉ lệ người dân sử dụng YHCT trong các cơ sở y tế rất cao, 86% các y bác sĩ Cuba
sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT trong điều trị [36].
Theo báo cáo của Bộ Y tế Philippines có khoảng 250000 thầy thuốc YHCT đang
hoạt động tại nước này, họ đặc biệt có hiệu quả trong việc hướng dẫn người dân tại
cộng đồng trong CSSK ban đầu [44].
Tại châu Phi có tới 80% dân số sử dụng YHCT trong CSSK. Tại Nam Phi có tới
30 triệu người được điều trị bằng YHCT và có khoảng 200000 thầy thuốc YHCT
9
trong hệ thống y tế. Tại Ethiopia tỉ lệ dân số sử dụng YHCT trong CSSK
ban đầu lên tới 90% [38]. Một nghiên cứu tại Nauru năm 1997 đã cho
thấy 60% người tham gia nghiên cửu và 71% bệnh nhân đang điều trị
trong bệnh viện sử dụng YHCT [44], Đối với khu vực Mỹ latin, theo báo
cáo của WHO 71% dân số Chile sử dụng YHCT và 40% dân số Colombia
đã sử dụng YHCT trong khám chữa bệnh [45].
Trong khoảng 10 năm trở lại đây mối quan tâm đối với thuốc YHCT ngày càng
được tăng lên ở nhiều quốc gia. Năm 1989 có 1/3 người Mỹ đã sử dụng thuốc YHCT.
Năm 1990 doanh số bán ra của thuốc YHCT ước khoảng 1 tỷ USD. Năm 2003-2004
doanh thu của Tây Âu đạt 5 tỉ USD. 60% dân số Hà Lan và Bỉ, 74% dân số Anh hài
lòng với phương pháp chữa bệnh theo YHCT [44], [47].
Châm cứu là một hình thức chữa bệnh không dùng thuốc của YHCT đã trở nên
rất phố biến. Châm cứu bắt nguồn từ Trung quốc nhưng ngày nay đã được sử dụng tại
78 quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Hội Châm cứu thế giới, hiện nay có
khoảng 50000 các nhà châm cứu tại các nước châu Á, 15000 nhà châm cứu ở châu
Âu. Tại Đức, 77% các trung tâm chống đau sử dụng châm cứu trong điều trị, tại Bỉ
74% các bác sĩ điều trị giảm đau sử dụng châm cứu [45].
YHCT không chỉ điều trị những chứng bệnh thông thường như cảm mạo, giảm
đau, bổ dưỡng mà cịn có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý phức tạp như sốt rét, điều trị
hỗ trợ cho bệnh nhân HIV/AIDS. Tỉ lệ bệnh nhân có HIV/AIDS tại Mỹ sử dụng
YHCT làm thuốc điều trị hỗ trợ lên tới 78% [45].
Nghiên cứu sử dụng các loại thảo dược của YHCT trong điều trị những bệnh
hiếm nghèo như ung thư cũng đang được tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Người bệnh tìm đến YHCT sau khi điều trị bằng YHHĐ không kết quả. Các sản
phẩm từ thảo dược dành cho bổ dưỡng, chống lo âu, vitamin tự nhiên ngày càng được
dùng nhiều tai các nước phát triển [47], Một số thuốc thiết yếu có nguồn gốc từ thảo
dược như Atropine, Codeine, Morphine, Digoxin, Artemisinin [29], [50].
10
Ngày 7/11/2008 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), qua bài phát biểu của Tổng giám
đốc Margaret Chan, WHO đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của YHCT
trong CSSK ban đầu [46],
Từ 31/8 - 2/9/2009 tại Bangkok (Thailan), đã có hội nghị về YHCT các nước
thuộc khối ASEAN. Trong tuyên bo Bangkok đã đưa ra một số định hướng mang tính
chiến lược để phát triển hệ thống YHCT trong khu vực như chia sẻ thông tin, các
bằng chứng khoa học về YHCT của các nước thành viên, các chính sách để đảm bảo
tính an tồn , hiệu quả của YHCT. Tăng cường sự phối hợp YHCT với YHHĐ trong
CSSK và phát triển YHCT qua sự phối hợp giữa các nhà chuyên mon, các đơn vị
kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, các viện nghiên cứu, các cộng đồng có quan tâm
[49].
3. Y học cổ truyền tại Việt Nam
YHCT Việt Nam ra đời rất sớm và gắn liền với sự phát triển của truyền thống
văn hoá dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, YHCT Việt Nam đã đúc rút được
nhiều kinh nghiệm phịng và chữa bệnh có hiệu quả. Nền YHCT Việt Nam còn được
phát triển trong sự giao lưu với Trung Quốc và các nước trong khu vực, bằng sự xuất
hiện nhiều danh y lớn như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn ơng, Nguyễn Đại Năng, Hồng
Đơn Hồ... YHCT Việt Nam không chỉ là một nền y học kinh nghiệm đơn thuần mà
còn phát triển về mặt lý luận. Các tác phẩm YHCT Việt Nam có giá trị to lớn trong
nền y học và văn hoá dân tộc [30].
Thời kỳ Hồng Bàng và các vua Hùng, nhân dân ta đã biết ăn trầu, trầu có tác
dụng làm ấm người, chống "sốt rét cơn, ngã nước", nhuộm răng làm chặt chân răng,
ăn kèm gừng, tỏi với thịt, cá cho dễ tiêu đã trở thành tập quán dùng gia vị trong mỗi
bữa ăn hàng ngày. Dân miền núi có tập quán ăn ngải, uống nước riềng, chấm muối
sả... đế phòng thấp khí, chống sốt rét rừng; dân miền trung du biết uống chè vối; miền
xuôi uống chè xanh, ăn diếp cá, riềng giúp tiêu hoá tốt. Sản phụ uống chè vằng cho
"thông máu", ăn ngon hơn và tiêu cơm. Những phong tục tập quán đó tạo ra các
phương pháp vệ sinh phịng chữa bệnh có hiệu quả cho nhân dân [7].
11
Ơng tổ của thuốc nam chính là đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), đã
được nhân dân ta suy tôn là vị "Thánh thuốc nam". Vào thời kỳ mà đa số các nước
Đông Nam á đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của y dược học Trung Quốc thì Tuệ Tĩnh
đưa ra quan điểm "Nam dược trị Nam nhân". Đây là một quan điểm vừa mang tính
khoa học, tính nhân văn, nhân bản, vừa thể hiện được ý chí độc lập, tự chủ lịng tự tơn
dân tộc và tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam trong phịng bệnh và chữa bệnh. Tuệ
Tĩnh ý thức rõ ràng là con người Việt Nam sinh sống trên đất nước mình phải chịu
ảnh hưởng của thổ nhưỡng, khí hậu, nước ăn, cây cỏ động vật mn lồi, sẵn có ngay
tại chỗ. Đe cho dân dễ hiểu, dễ nhớ các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam,
Tuệ Tĩnh đã soạn sách bằng thơ phú để truyền bá YHCT. Bài phú thuổc nam có 630
vị viết bằng Quốc âm. Phần đầu cuốn "Nam dược thần hiệu" có 400 vị thuốc ghi bằng
chữ Hán, 82 vị có tên Việt Nam... nhằm phổ biến kinh nghiệm sử dụng thuốc nam
trong việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân [1].
Dưới triều nhà Lê có Lê Hữu Trác (1724-1791) là đại danh y của nước ta.
Ngoài việc chữa bệnh tận tuy, tài giỏi, ơng cịn soạn "Hải Thượng Y tông tâm lĩnh"
28 tập 66 quyển. Bộ sách được coi là bách khoa toàn thư của YHCT Việt Nam [14]
- về phịng bệnh, có quyển Vệ sinh yếu quyết đã chỉ dẫn cụ thể cách giữ vệ
sinh theo hoàn cảnh sinh hoạt của nhân dân ta, từ vệ sinh cá nhân đến vệ sinh môi
trường với cách tu dưỡng tinh thần và rèn luyện thân thể để tăng sức khoẻ, tăng tuổi
thọ. Ơng cịn rất chú trọng đến các điều kiện mơi trường, khí hậu, phong tục tập quán
khác nhau để có cách chữa bệnh phù hợp với các điều kiện đó.
- về dược học, phát huy truyền thống của Tuệ Tĩnh, ông thừa kế Nam dược
thần hiệu 496 vị, bổ sung 300 vị trong tập Lĩnh nam bản thảo, gần 2.000 phương
thuốc gia truyền kinh nghiệm vào các tập Bách gia trân tàng, Hành giả trân nhu. Ông
đã đúc kết được nhiều qui tắc chẩn đoán, biện chứng, luận trị, cách dùng thuốc chữa
bệnh và đạo đức người thầy thuốc. Ơng được suy tơn là đại y tông.