Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Luận văn tổng quan tài liệu về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 68 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

TRẢN THU NGÀN

TÔNG QUAN TÀI LIỆU VÈ CẢNH BÁO
SỨC KHỎE BẢNG HÌNH ẢNH
TRÊN VỎ BAO THUỐC LÁ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP cử NHÂN Y TẾ CƠNG CỘNG

Hướng dẫn khoa học:

ThS. Nguyễn Ngọc Bích


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin cảm ơn các thày cô trường Đại học Y tế công cộng đã dạy em
trong suốt bổn năm học vừa qua. Chính các thày cô đã giúp em từ một sinh viên hầu như
khơng biết gì về ngành Y tế cơng cộng khi mới bước chân vào trường, tùng bước, từng bước
được nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng chuyên ngành, đê đên hơm nay em có đủ khả
năng và điều kiện hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong q trình thu thập, tìm kiếm tài liệu và hồn thiện luận văn, em xin cảm ơn
phịng Cơng tác chính trị và Quản lý sinh viên đã tạo điều kiện giúp em liên hệ với các cơ
quan/tổ chúc liên quan. Xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển
cộng đồng (CDS), vãn phịng Chương trình phịng chống tác hại thuốc lá quốc gia
(VINACOSH), văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là các đơn vị đã cung cấp, hỗ trợ tài
liệu để em thục hiện báo cảo tổng quan này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sác đến Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Bích, người đã hết lịng
hướng dẫn em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Cảm ơn những góp ý cùa cơ đâ giúp em


hoàn thiện bài tổng quan, cảm ơn những kinh nghiêm thực tiễn mà cô đã chia sẻ đê giúp em
hiểu rõ hơn về đề tài khóa luận tốt nghiệp đã chọn.
Cảm ơn các bạn khóa 6 cũng như các anh chị khóa trên đã động viên, giúp đỡ em
trong quá trinh làm khóa luận.
Cuối cùng, con cảm ơn mẹ rất nhiều. Cảm ơn mẹ vì đã ln bên con, hểt lịng cổ vũ,
động viên và u thương con vơ điều kiện. Khóa luận này con xin dành tặng mẹ như một lời
cảm ơn chân thành nhất.


TÓM TẮT
Tổng quan tài liệu về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá
Sinh viên: Trần Thu Ngân - Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Ngọc Bích
Tù’ khóa: cảnh báo sức khỏe/health warnings, cảnh báo hình ành/pictorial warnings, thuốc
lá/tobacco, công ước khung/fctc, hiệu quà/effect
Đặt vấn đề: Hút thuốc lá gây ra tác hại rất lớn cho sức khỏe của người sử dụng. Cảnh báo
bằng hình ảnh trên vị bao thuốc là hình thức truyền thơng đang ngày càng được sử dụng
rộng rãi nhàm cung cấp thông tin và khuyến khích thay đổi hành vi của người hút thuốc.
Đây là vấn đề cũng đã được đưa vào Dự thảo luật phòng chống tác hại thuốc lá của Việt
Nam, tuy cịn nhiều tranh cãi. Do đó rất cần thiết có các các tài liệu hỗ trợ. vận động cho Dự
thảo luật.
Mục tiêu: Mô tả tổng quát về tác hại, tình hình sử dụng thuốc lá, kiến thức về tác hại của
người tiêu dùng và chiến lược tiếp thị của công ty thuốc lá. Tổng họp các bàng chứng về
hiệu quả của cảnh báo hình ảnh, kết hợp phân tích những ưu điểm của cảnh báo hình ảnh so
với các kênh truyền thông khác. Mô tả xu hướng sử dụng cảnh báo hình ảnh trên the giới và
tại Việt Nam.
Phưong pháp: Thu thập, rà soát, tổng hợp và phân tích các tài liệu chính thống có liên quan
đến đề tài, không giới hạn về mặt thời gian.
Kết quả:
Thuốc lá là một hiểm họa toàn cầu, đe dọa sức khỏe của người sử dụng cũng như
người hút thuốc lá thụ động. Tuy vậy, kiến thức của người tiêu dùng về các tại hại cụ thê do

thuốc lá gây ra rất hạn chế trong khi chiến lược tiếp thị cùa các cơng ty thuốc lá thì ngày
càng đa dạng.
Cảnh báo bằng hình ảnh được chứng minh ờ nhiều nước là hình thức truyền thơng
rất mạnh mẽ, ít tốn kém mà lại rất hiệu quả trong cung cấp thơng tin, khuyển khích thay đổi
hành vi (Hiệu quà tăng dần theo diện tích mà cảnh báo chiếm). So với các kênh truyền


thơng đại chúng thơng thường khác, cảnh báo hình ảnh trên vỏ bao thuốc có lợi thể về chi
phí thấp, tần suất xuất hiện cao, bao phù được tất cả các nhóm đổi tượng trong xã hội.
Sử dụng cảnh báo hình ảnh đang là xu hướng trên tồn thế giới. Tại Việt Nam, cảnh
báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá đã xuất hiện từ khá lâu (1996) và trong suốt một thời gian
dải vẫn chỉ là cảnh báo chữ - đã được chứng minh là không hiệu quả qua nhiều nghiên cứu.
Khuyến nghị: Việt Nam nên áp dụng cảnh báo hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá, chiếm trên
50% diện tích mặt bao và nàm ở góc trên của bao bì. Cảnh báo cần dễ nhận thấy; thu hút sự
chú ý; rõ ràng, dễ hiểu về nội dung, cần chú ý sử dụng luân phiên các cảnh báo và sử dụng
trên tất cả các loại bao bi sản phẩm thuốc lá bất kể hình dạng và chất liệu gì.


iv

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, BIÊU ĐƠ..............................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................................-1 MỤC TIÊU........................................................................................................................-

3

PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................................- 3
1.


Tiêu chuẩn lựa chộn tài liệu.................................................................................- 3

2.

Phương pháp thu thập tài liệu..............................................................................- 4

3.

Kết quả thu thập - Cách thức quàn lý tài liệu.......................................................- 4

NỘI DUNG.......................................................................................................................- 5
I.

TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ..............................................................................- 5

II.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ.................................'...............................- 7 -

III.

CÁC YÉU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỪ DỤNG THUỐC LÁ..........- 9 -

-

1.

Nhận thửc của người tiêu dùng vê tác hại của thuôc lá.......................................-10

2.


Chiến lược tiếp thị của ngành công nghiệp thuốc lá - Vai trị quan trọng của bao bì

sản phâm thc lá....................................................................... . ...........................- 12 IV. BẰNG CHÚNG VỀ HIỆU QUẢ CỬA CẢNH BÁO BẰNG HÌNH ẢNH... - 14 - 1.
Tác dụng thông tin về tác hại đổi với sức khỏe....................................................-142.
Thúc đẩy ý định bỏ thuốc hoặc giảm hút thuốc, giúp thay đổi hành vi...............-15 3. Giảm sự hấp dẫn của thuốc lá, ngăn ngừa thanh thiếu niên bẩt đầu hút thuốc- 17 - 4.
Bào vệ nhùng người khác khỏi khói thuốc thụ động..................................... . - 19 5.

Uu điểm của cảnh báo hình ảnh so với các kênh truyền thơng khác...........

- 19

V. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CẢNH BÁO HÌNH ẢNH TRÊN THẾ GIỚI.............-

22

-

-


v

1.

Xu hướng sử dụng cảnh báo hình ảnh trên thế giới......................................-

22

2.


Một sổ cản trở và thách thức từ phía cơng ty thuốc lá trong quá trình thực hiện

cảnh báo hình ảnh.....................................................................................................- 23 2.1.

Luận điệu của các công ty thuốc lá nhằm chống đối cảnh báo hình ảnh - Gợi ý

phản bác từ các nước đã áp dụng cảnh báo.........................................................- 23 2.2.

Các “thủ đoạn lách luật” của ngành công nghiệp thuốc ỉá — Cách khắc phục -

26 VI. HIỆN TRẠNG CẢNH BÁO sức KHỎE Ở VIỆT NAM VÀ HIỆU QUẢ.. - 27 - KÉT
LUẬN................................................................................................................................-30-


V

KHUYẾNNGHỊ................................................................................................................-31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO...........................................................................- 33 PHỤ LỤC...........................................................................................................................- 39 PHỤ LỰC 1: Các thuật ngữ sử dụng trong bài viểt....................................................- 39PHỤ LỤC 2: ước tính chi phí do sử dụng thuốc lá........................................................- 41 PHỤ LỤC 3: Các nghiên cứu về tỷ lệ sừ dụng thuốc lá từ 1992 đển 2010...................- 43 PHỤ LỤC 4: Danh sách cac nuớc/vùng lãnh thổ đã áp dụng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh
-...............................................................................................................................45 PHỤ LỤC 5: Một số hình ảnh về cảnh báo của các nước trên thế giới.......................- 47 -


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẤT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immune Deficiency

CDS


Syndrome)
Trung tâm nghiên cứu và Trợ giúp phát triển cộng đồng (Center for Research
and Community Development Services)

COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(Chronic Obstructive Pulmonary Disease)

FCTC

Cơng ước khung về Kiểm soát thuốc lá của Tồ chức Y tế thế giới (WHO
Framework Convention on Tobacco Control)

GATS

Điều tra toàn cầu về sừ dụng thuốc lá ở người trưởng thành (Global Adults
Tobacco Survey)

HIV
Virus suy giảm miễn dịch ở người (Human immunodeficiency virus)
ITC

Điều tra thuốc lá toàn cầu
(International Tobacco Control Survey

SAVY

Điều tra Quốc gia về Thanh niên và Vị thành niên Việt Nam (Survey
Assessement of Vietnamese Youth)


SEATCA
The Union

Liên minh Phòng chổng thuốc lá Đông Nam A (Southeast Asia Tobacco Control
Alliance)
Liên minh quốc tế phòng chống lao và các bệnh phổi khác (International Union
Against Tuberculosis and Lung Disease)

VHLSS

Điều tra mức sổng hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Household Living Standard
Survey)

VINACOSIỈ

Vãn Phịng Chưong trình Phịng chổng Tác hại Thuốc lá (Vietnam Steering

VLSS

Committee on Smoking and Health)
Điều tra mức song dân cư Việt Nam (Vietnam Living Standard Survey)

VNHS

Điều tra Y tế quốc gia Việt Nam (Vietnam National Health Survey)

WHO
Tổ chức Y tể Thế giới (World Health Organization)



DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, BIẺU ĐỒ
Danh mục các bảng
Bảng 1: Tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành tại 1 sổ nước trong khu vực Trang 7 Đông
Nam Á
Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm đổi tượng có hiểu biết về các bệnh do hút thuốc gây 10 ra (Nghiên
cứu của Wei stein N D và Điều tra Annanberg 2)
Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ hút thuốc của Việt Nam theo giới và năm

Trang 8

Biểu đồ 2: Tỳ lệ hút thuốc theo giới và nhóm tuổi (VNHS 2002)
Biểu đồ 3: Số

cuộc gọi đến đường dây điện thoại miễn phí của dịch vụ hỗ trợ

8
16

bỏ thuốc ờ Braxin trước và sau khi áp dụng in cành báo hình ảnh
Biểu đồ 4: Nước/vùng lãnh thổ đang áp dụng cành báo hình ảnh qua các năm

22

Biểu đồ 5: Tỷ

23

lệ các nước áp dụng cánh báo hình ảnh theo diện tích trung


bình của hình ảnh cảnh báo
Danh mục các hình vẽ
Hình 1: Mơ tả các bệnh do hút thuốc gây nên

Trang 5

Hình 2:

Thiết kế bao thuốc hướng tới đổi tượng người dùng là phụ nữ

13

Hình 3:

Một số thiết kế bao thuốc với hình dạng đặc biệt

13

Hình 4:

vỏ bao thuốc lá hiệu Lionger của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam

24

(Vinataba) được xuất sang Singapore

'

Hình 5:


Bao thuốc đơi tại Ai Cập

26

Hình ố;

vỏ/hộp bao ngồi của sản phẩm thuốc lá

26

Hình 7:

Cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá tại Việt Nam giai đoạn

Tỉ

1996-2008
Hình 8:

3 mẫu thiết kế cảnh báo được sử dụng trong nghiên cứu của Nguyễn

27

Ngọc Bích và cộng sự (2006)
Hỉnh 9:

5 mẫu cảnh báo hình ảnh được Bộ Y tế lựa chọn, dự định áp dụng vào

28


năm 2007
Hình 10: 2 mẫu cảnh báo sức khỏe ưên vỏ bao thuốc lá tại Việt Nam giai đoạn
2008 đển nay

28


-1 -

ĐẶT VẤN ĐÈ
Thuốc lá là sản phẩm tiêu dùng duy nhất có thể gây chết người khi được sử dụng
đúng theo hướng dẫn của nhà sân xuất [73]. Theo Tổ chức Y tế thể giới (WHO), nếu như
tình trạng hút thuốc ỉá khơng được cài thiện thì tới năm 2030, nó có thể là nguyên nhân gây
từ vong hàng đầu cho nhân loại [72]. Hiện nay, các bệnh liên quan đên thuôc lá giêt chêt
hơn 6 triệu người mỗi năm trên toàn thể giới [74].
Việt Nam ỉà một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất the giới với 47,4%
nam giới hút thuốc [77], Trong nhóm những người trẻ tuổi (từ 25 đến 45 tuổi) tỷ lệ hút
thuốc thậm chí cịn cao hơn, khoảng 56,7% [77], Trên cả nước, mỗi ngày có hơn 100 người
mẩt đi sinh mạng vì thuốc lá, tương đương khoảng 40.000 người mỗi năm. Con số này cao
gấp 3 lần so với số tử vong do tai nạn giao thông. Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90%
các ca ung thư phổi, 75% các ca bệnh phổi tẳc nghẽn mạn tính (COPD) và 25% các ca bệnh
tim thiểu máu cục bộ [49],
Thuốc lá đã và đang vẫn là một kẻ giết người thầm lặng vì đại đa số người tiêu dùng
chỉ nhận thức chung chung rang thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng lại không biết rố về
mức độ trầm trọng của các bệnh do thuốc lá gây ra cũng như đảnh giá thấp khả năng mắc
các bệnh đó của bản thân [10]. Người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung
đều có 8 quyền cơ bản, trong đó có quyền được an tồn và quyền được thông tin. Việc cung
cấp cho người sử dụng các thông tin về hậu quả đối với sức khỏe do tiêu thụ thuốc lá và
phơi nhiễm khói thuốc gây ra khơng những để đảm bảo hai quyền trên cùa người tiêu dừng

mà cịn là việc làm cần thiết, vơ cùng cấp bách. Trong rất nhiều các kênh truyền thông nhằm
nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của thuốc lá thì cảnh báo sức khỏe trên
vỏ bao thc là một phương tiện trun thơng mạnh mẽ, ít tơn kém mà lại rât hiệu quả [75].
Cành báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá nằm trong nhóm chính sách MPOWER,
thuộc nhóm cảnh báo (W). Đây là gói chính sách được cụ thể hỏa từ các điều quy định trong
Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) mà Việt Nam là nước thành viên ký tham
gia và cam kết thực hiện. Điều 11 khoản 1(b) trong Công ước nêu rõ: “Mỗi bao thuốc lá cần
có cành báo sức khỏe miêu tả những tác hại của thuốc lá và các thông tin hỗ trợ khác. Cảnh
báo phải được quy định theo pháp luật cùa mỗi nước thành viên, phủi đảm bảo đủ lớn, rõ
ràng, dễ nhìn và nên chiếm từ 50% diện tích trưng bày chỉnh của bao thuốc trở lên. Cánh
báo khơng nên nhị hơn 30% diện tích trưng bày chính của bao bì sán phẩm


-2-

(30% ỉà mức yêu cầu thấp nhất). Canh báo cần phái được thay đổi định kì và nên bao gồm
hình ảnh/hình vẽ hoặc biếu đồ"[71],
Việt Nam đà cỏ quy định vê in cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá [5], theo quy
định này, lời cảnh báo hiện tại chiếm 30% diện tích bề mặt bao thuốc. Đển năm 2012, dự
kiến dự thảo luật Phòng chống tác hại thuốc ỉá sẽ được thơng qua, trong đó có điều 13
chng II quy định về cảnh báo sức Khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá.
Với mục đích góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm thơng tin hữu
ích về cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì các sản phẩm thuốc lá, báo cáo tổng
quan này tập trung làm rõ bối cảnh, nguyên nhân nên sử dụng cảnh báo hình ảnh. Mặt khác,
bài viêt cơ găng phân tích những ưu diêm của cảnh báo hình ảnh so với các kênh truyền
thơng khác, cũng như tổng hợp, phân tích các bằng chứng về hiệu quả của cảnh báo hình
ảnh trong nâng cao nhận thức người tiêu dùng, thúc đấy bỏ thuốc, ngăn ngừa hành vi bat đẩu
hút thuốc và bảo vệ cộng đồng khỏi hút thuốc lá thụ động. Báo cáo cũng chỉ ra xu hướng sử
dụng cảnh báo hình ảnh trên thế giới, hiện trạng và hiệu quả của cảnh báo sức khỏe tại Việt
Nam hiện nay, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần tăng cường hiệu quả cũng

như tính phù hợp khi áp dụng cảnh báo hình ảnh ở nước ta.


-3-

MỤC TIÊU
1. Mô tả những nguy cơ sức khỏe do thuốc lá gây ra, tình hình sừ dụng thuốc lá trên thế
giới, ở Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng.
2. Rà soát, tổng hợp các bàng chứng về tác dụng/hiệu quả của cảnh báo sức khỏe bằng
hình ảnh trên bao bì sản phẩm thuốc lá.
3. Phân tích ưu điềm của cành báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm thuốc lá so với các
kênh truyền thông nhằm giảm cầu khác.
4. Mơ tả xu hướng sử dụng cảnh báo hình ảnh trên thế giới, hiện trạng và hiệu quả cùa
cảnh báo sức khỏe tại Việt Nam hiện nay.
5. Đưa ra một số khuyến nghị góp phần tăng cường hiệu quả và tính phù hợp của các
chính sách liên quan đến tới cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá ở Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP
1.

Tiêu chuan lựa chọn tài liệu • • •

* về nội dung: Các tài liệu có đề cập đến một trong các vấn đề sau, tình hình sử dụng
thuốc lá; nguy cơ sức khỏe do hút thuốc và nhận thức của người tiêu dùng; chiến lược sử
dụng vị bao thuốc trong tiếp thị của các cơng ty thuốc lá; hiệu quả của cảnh báo hình ảnh;
kinh nghiệm của các nước đã thực hiện.
* về loại tài liệu: Các báo cáo, nghiên cứu, bài báo chuyên ngành, tài liệu hội nghị/hội
thảo có nội dung kể trên.
Ưu tiên các tài liệu có bản đây đủ (full text), trong trường hợp thật sự cần thiết mới sử
dụng các tài liệu chi có phần tóm tắt (abstract).

* về nguồn của tài liệu: chỉ sử dụng các tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy như
báo cáo của các tố chức quốc tể uy tín, bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, nghiên
cứu của cá nhân/tồ chức đã được công bố/xuất bản.
*

Ngôn ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Việt

* về mặt thời gian: Các báo cáo nghiên cứu khoa học, tài liệu đăng báo/tạp chí, ưu tiên
sử dụng các tài liệu trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2001 trở đi). Đối với các sách chuyên
ngành, giáo trình, tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài thì không giới hạn thời điểm xuất
bàn.


-4Ph iron g pháp thu thập tài liệu

2.

2.1. Đối với tài liệu trực tuyến
Việc tỉm kiêm được tiên hành với các từ khóa:
— Từ khóa tiếng Việt; cảnh báo sức khỏe, cảnh báo hình ảnh, thuốc lá, cơng ước khung,
chính sách thuốc lá, hiệu quả, tác động, tác hại...
— Từ khóa tiêng Anh: health warnings, tobacco labels, pictorial warnings, tobacco,
cigarette, fete, effects, health risk...
Tài liệu trực tuyến được tìm chủ yếu từ 3 nguồn sau:
— Các cơ sở dữ liệu thư mục theo chủ đề như HINARĨ, PubMed, ERIC... hoặc cổng
thông tin/cơ sở dữ liệu của các nhà xuẩt bản như BioMed Central, Open J-Gate,
HighWire Press, Vdic (Vietnam Development Information Center)...
— Trang web của các to chức cơ quan hoạt động liên quan đến thuốc lá như trang web
của WHO, SEATCA, VINACOSH, Health Bridge Canada, The Union...
— Một số trang web nầm trong các chiến dịch truyền thông hoặc phục vụ riêng cho chủ

đề cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá như clickkhongthuocla.vn,
tobaccolabels.ca, tobaccofreecenter.org...
2.2. Đổi với tài liệu được lưu trữ tại các viện, trung tâm nghiên cừu: tham khảo trực tiếp
trên bản in
2.3. Đối với luận văn, nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước khơng
được đăng tải online: liên hệ trực tiếp để thu thập
Kết quả thu thập - Cách thức quản lý tài liệu

3.

-

Tổng số tài liệu được lựa chọn và sử dụng trong bài viết là 80. Trong đó 72 tài liệu ở
phiên bản đầy đủ (full text) và 8 tài liệu chỉ có phần tóm tắt (abstract).

-

Số tài liệu trực tuyến chiếm hơn 80% (64/80), còn lại là tài liệu của các viện, trung
tâm nghiên cứu hoặc tài liệu xuất bản của các tổ chức hoạt động về thuốc lá.

-

về loại tài liệu, có 9 nghiên cứu đã được công bố, 29 báo cáo hoặc công cụ hướng dẫn
được đăng tải trên trang web của các tẻ chức hoạt động trong lĩnh vực thuốc lá, 5
factsheet và 38 bài viết được đăng ưên các tạp chí khoa học, chuyên ngành.

-

Các tài liệu sau khi thu thập, được nhập và quản lý bàng phần mềm Endnote X3



-5-

NỘIDUNG
I.

TÁC HẠI CỦA THUÓC LÁ

Theo WHO, cứ mỗi 6 giây thuốc lá lại giết chết một người [50], số người tử vong vi
thuốc lá mỗi năm còn lớn hơn tổng số người chết do HIV, lạm đụng rượu bia/chất kích thích,
tai nạn xe cộ, tự tử và giết người cộng lại [24, 54],
Khói thuốc chứa hơn 7000 hóa chất, trong đó có hàng trăm là chất độc và 69 chất gây
ung thư ở người [65], Nếu như mỗi năm thuốc lá giết chết hơn 5 triệu người thì hút thuốc lá
thụ động là nguyên nhân gây ra cái chết cùa hơn 600.000 người [65], Hút thuốc lá gầy
hại đến hầu hết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người, các cơ quan đích bị tổn thương có
thể kể đến như mắt, hệ tiêu hóa (răng, lợi, dạ dày...), hệ hơ hấp (đặc biệt là ung thư vịm
họng và ung thư phổi), hệ tim mạch, não, hệ sinh dục... [64],

Hình 1. Mô tả các bệnh do hút
thuốc gây nên
(Nguồn: WHO - Tobacco Free
Initiative, 2001)

Theo báo cáo năm 2010 của Sở
Y tế và con người Hoa Kỳ (U.S.
Department of Health and Human
Services), hút thuốc là nguyên nhân gây ra 90% các ca tử vong do ung thư phối ở nam và
80% các ca tử vong do ung thư phổi ở nữ [65], Điều này lý giải vì sao ung thư phổi trở thành
dạng có thể phịng ngừa nhất trong số các loại ung thư [19], Đối với nam giới, nguy cơ phát
triển ung thư phổi ở người hút thuốc cao hơn so với người không hút thuốc 23 lần, đối với

nữ giới con số này là 13 lần [65], Ngoài ung thư phổi (phổ biến nhất), thuốc lá còn là nguyên
Hút thuốc lá là nguyên nhân chù yếu của bệnh tim [65], So với những người không hút
thuốc, hút thuốc lá sẽ làm tăng từ 2 đến 4 lần nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tim hoặc
đột quỵ [65],


-6-

Nhiều người hút thuốc lá không biết đến mối liên quan giữa hút thuốc lá và chứng mù.
Dạng pho biến nhất của chứng mù do hút thuốc lá gây ra là thối hóa điểm vàng liên quan
đến tuổi già [44]. Những người đang nghiện thuốc lá có nguy cơ phát triển thối hóa điểm
vàng liên quan đến tuổi già cao gấp 4 lần và sớm hơn 10 năm so với những người đã từng
hút thuốc lá hoặc những người không hút thuốc lá [44; 53; 62]. Người ta ước tính rằng hút
thuốc lá gây ra hoặc góp phần vào khoảng 20% chứng mù mới ở những người trên 50 tuổi
[53],
Đổi với nữ giới, hút thuốc lá gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc
biệt là trong quá trình mang thai. Theo nghiên cứu của Laws PJ và cộng sự (2006), cân nặng
sơ sinh của trẻ do bà mẹ hút thuốc sinh ra sẽ thấp hơn khoảng 200 gram so với trung bình
quần thể. Nguy cơ thai chết lưu ở những bà mẹ hút thuốc cũng sẽ cao hơn 50% so với bình
thường. Trẻ được sinh ra từ các các bà mẹ này cịn có nguy cơ tử vong sơ sinh cao gấp 3 lần
so với trẻ do các bà mẹ không hút thuốc sinh ra [46].
Hút thuốc ở giai đoạn thanh thiếu niên cần được quan tâm đặc biệt vì những ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe do thời gian hút thuốc kéo dài. Thanh thiếu niên 18 tuổi thường
xuyên hút thuốc và bắt đầu hút từ 15 tuổi có tinh trạng sức khỏe xấu hơn các bạn không hút
thuốc gấp 2,4 lần và thường ho ra đờm và máu gấp 2,4 - 2,7 lần [23; 26].
Có hai diêm cân lưu ý ờ đây, thứ nhất nguy cơ mắc các bệnh ke trên tăng tỷ lệ thuận với
thời gian và cường độ hút thuốc [1; 65]. Thứ hai, nguy cơ phát triển sự lệ thuộc sau khi hít
thở khói thuốc lá lớn hơn rủi ro phát triển sự lệ thuộc sau khi sử dụng cocaine, rượu hay cần
sa [39]. Mặt khác, người bắt đầu hút thuốc vào tuổi 13-19 dễ trở nên nghiện thuốc lá suốt đời
hơn những người hút thuốc lá lần đầu khi đã trưởng thành [39].

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Levy DT và cộng sự (2006) ước tính mỗi năm thuốc
lá giết chết hơn 40.000 người [48], Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 người mỗi năm vào
năm 2030. Đây vẫn là ước tính ở ngưỡng thấp khi giá trị nguy cơ tương đối (RR— Relative
Risk) của tử vong do hút thuốc lá được các tác già sử dụng trong nghiên cứu này khá thâp,
chỉ là 1,35 so với ờ Thái Lan hay Đài Loan - con số RR được dùng là 1,55 - còn ở Mỹ con số
RR được dùng là 2; đồng thời con số 70.000 kể trên cũng chưa tính đến tử vong do hút thuốc
thụ động.
Tác hại của hút thuốc lá không chỉ dừng lại ở người hút mà nguy hiểm hơn, nó cịn tác
động xấu đến sức khỏe của những người hút thuốc thụ động vì nồng độ hóa chất độc hại
trong khói thuốc thụ động cao gấp từ 3 đến 4 lần so với dòng khói chính mà người hút thuốc
hít vào [74], Hút thuốc thụ động đã được chímg minh là có thể gây nên nhiều bệnh


- 7hiểm nghèo như ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp và đè non. Ví
dụ, người khơng hút thuốc, có phơi nhiễm thường xun với khói thuốc thụ động, sẽ tâng
nguy cơ bệnh về động mạch vành lên 25-30% và nguy cơ bị ung thư phổi lên 20- 30%. ơ trẻ
em hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hơ hấp, hen, viêm tai giữa và gây đột tử ở trẻ sơ
sinh [73].
Ngoài các ảnh hưởng cỏ hại đến sức khởe của hút thuốc và hút thuốc thụ động, thuốc lá
còn gầy tác động xâu tới kinh tê, xà hội và môi trường. Cụ the, các hộ nghèo cỏ người hút
thuốc sẽ bị mất một khoản đáng kể (5-15%) trong thu nhập khiếm tốn của họ vào việc mua
thuốc lá [70], ảnh hường trực tiếp đến kinh tế hộ gia đình. Kinh tế, xã hội của quốc gia đều bị
ảnh hưởng từ những khoản chi khổng lo cho việc điều trị các ca bệnh do hút thuốc gây ra,
cộng thêm chi phí do giảm năng suất lao động và hỏa hoạn. Các nhà máy thuốc lá gây ra ơ
nhiễm mịi trường nghiêm trọng, thêm vào đó là nạn phá rừng để lấy nhiên liệu sẩy thuốc lá,
làm biến mất khoảng 1,7% diện tích rừng trên toàn thế giới mỗi năm [9] (chi tiết xem Phụ lục
2 trang 41).
II.

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC LÁ

Thuốc lá gây ra những tác hại to lớn cho sức khỏe người sử dụng cũng như người hút

thuốc thụ động. Tuy nhiên, số lượng người sử dụng loại sản phẩm độc hại, có thể gây chết
người này vẫn rất lớn và tiếp tục tăng lên, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
1.

Trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, 84% trong số đó sống tại các
nước đang phát triển. Mười quốc gia có số người hút thuốc lá cao nhẩt, chiếm đến gần 2/3
tổng số người hút thuốc lá trên toàn thế giới là Trung Quốc, Án Độ, Indonesia, Nga, Mỹ, Nhật,
Brazil, Bangladesh, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ [73].
Bảng 1: Tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành tại một sổ nước trong khu vực Đơng Nam Ả
Quốc gia

Nhóm tuổi

Tỷ lệ hút thuốc (%)
Nam giới

Nữ giới

Năm điều tra

Campuchia

15+

53,9


6,0

2004

Philippin

15+

56,3

12,1

2003

Singapo

15+

21,8

3,5

2004

Thái Lan

15+

36,9


2,0

2006

Việt Nam

15+

49,2

1,5

2006

Nguồn: SEATCA country profile 2007 và WPRO database 2003


2.

Tại Việt Nam
Từ năm 1992 đến 2010 đã có khá nhiều cuộc điều tra được tiến hảnh đề đánh giá mức độ

vả sự phân bố tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Việt Nam (chi tiết xem thêm Phụ lục 3 trang 43). Theo
số liệu mới nhất trong báo cáo cùa OATS (2010), Việt Nam là một trong những nước có tỳ lệ
nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới (47,4%) [52], Bên cạnh đó, tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ
giới vẫn ở mức thấp, dưới 1,5%. Các tỷ lệ này đã giảm đáng kể nếu so với hơn một thập kỷ
trước đây khi tỷ lệ nam giới hút thuốc tới hơn 60% và nữ giới hút thuốc khoảng 4% [2], Tuy
nhiên cần biểt rằng từ năm 1992 đến 2010, trong khi tỷ lệ hút thuốc lá ố nừ giới giảm dẩn thì
tỷ lệ hút thuốc ỡ nam giới lại có lúc tăng lúc giảm (Biểu đồ 1).
Biểu đồ ỉ: Tỷ lệ hút thuốc theo giới và năm


Nguồn: VLSS1992-1993, 1997-1998; VNHS 2001-2002; VHLSS 2006,
Tính theo nhóm tuổi thì tỷ lệ hút thuốc cao nhất ở nhóm nam giới trong độ tuổi lao động
25 - 54 (tỷ lệ hút từ 68% đến 72%) [1], Ở nữ giới, tỳ lệ hút thuốc lá tâng dần theo nhóm tuổi
(Biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Tỷ lệ hút thuốc theo nhóm tuổi và giói (VNHS 2002)

15-24

25-34

35-44

45-54

55-64

65+ Nhómti

Nguồn: Điều tra y tế Quốc gia Việt Nam VNHS 2001 - 2002


-9-

Một điều đặc biệt quan trọng là phần lớn những người hút thuốc bắt đầu hành vi từ khi họ
còn rat trè. 10% nam sinh trong độ tuổi 13 — 15 có hút thuốc [76]. Theo Điều tra quốc gia về
VỊ thành niên và thanh niên Việt Nam lan 2 (SAVY 2), lý do phổ biến nhất của việc bãt đâu
hút thc lá của thanh thiêu niên là do "tị mỏ” (35,9%). Một trong những lý do chính khác
được 30,9% nam thanh niên hút thuốc nêu lên là “vì các bạn em đểu hút” (ảnh hưởng của bạn
bè như vậy đã giảm 25% so với SAVY 1). Các nguyên nhân khác được đề cập đến bao gồm

"đế chứng tỏ người lớn” (2,5%), "do quá căng thằng” (14,7%), m
" ọi người đều hút” (6,4%) và
"hút là sành điệu” (0,7%) [8]. Tất cả các lý do kể trên đều rất đáng ngại, nhất là có đến 2/3 các
em hút thuốc chỉ vì "tỏ mò ” hoặc để giống bạn.
Thu nhập và tỷ lệ hút thuốc có tương quan nghịch, tỷ lệ hút thuốc ở cả nam và nữ đều có
xu hướng giảm ở nhóm thu nhập cao hon [1; 2; 17]. Cụ thể, nếu chia mức thu nhập thành 5
nhóm thì tỷ lệ nam giới hút thuốc trong nhóm nghèo nhất là 62,3%. Trong khi ở nhóm giàu
nhất, tỷ lệ này là 50,7% (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001) [1].
Xét về số lượng thuốc lá sử dụng, theo WHO, 69% người hút thuốc hút hon 10 điếu một
ngày và có đến 29,3% hút hơn 20 điếu một ngày [73]. Một nghiên cứu khác chỉ trên đối tượng
thanh thiếu niên Việt Nam đưa ra kết quả hai phần ba trong nhóm thanh niên hút thuốc hút từ
6 điếu trở lên mỗi ngày [8],
Tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ Việt Nam thấp (1,4%) khơng có nghĩa phụ nữ gặp ít nguy cơ sức
khỏe hơn so với nam giới, bởi vì phụ nữ thường xuyên là nạn nhân của hút thuốc lá thụ động.
Theo GATS (2010), 41,3% phụ nữ không hút thuốc trả lời họ thường xun hít phải khói
thuốc của đồng nghiệp. Tỷ lệ phơi nhiễm khói thuốc thụ động tại nhà trong sổ phụ nữ không
hút thuốc là 68,8% [52]. Bên cạnh đó, gần 60% học sinh tuổi thiếu niên nói rang thường hay
hít phải khói thuốc thụ động ở nhà [25], trong khi 71% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các hộ
gia đình có ít nhât một người hút thc [1 ].
III. CÁC U TƠ ẢNH HƯỞNG ĐÉN HÀNH VI sử DỤNG THUỎC LÁ
Như đã nêu ở phần trên, rõ ràng thuốc lá gây ra nhừng tác hại rất lớn về sức khỏe, kinh tể
và môi trường nhưng tổng lượng tiêu thụ thuốc lá lại đang gia tăng trên toàn thể giới, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển. Sở dĩ vẫn tồn tại hiện trạng đầy mâu thuẫn này là do người tiêu
dùng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về các tác hại của thuốc lá trong khi các chiến dịch tiếp thị
của ngành còng nghiệp thuốc lá thi ngày càng tinh vi, đa dạng, hướng vào nhiều nhóm đối
tượng, đặc biệt là giới trẻ và phụ nữ.


- 101.


Nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của thuốc lá

1.1. Hìêu biết về nguy cơ đồi với sức khỏe từ việc hút thuốc
Theo WHO, trong khi phần đơng cơng chúng ở các nước có nhận thức chung rằng
thuốc lá có hại cho sức khỏe, thì nhận thức và hiểu biết cụ thể về các nguy cơ lại rất thấp [1;
75]. Đó là một vấn đề đáng lo ngại, vì hiểu biết cụ thề về loại, mức độ và hậu quả cùa các
nguy cơ mới là động lực thúc đẩy người hút thuốc cố gắng bò thuốc lá hoặc không bát đầu
hành vi hút thuốc.
Tại Trung Quốc, một khảo sát tiến hành tháng 2/2009 cho thấy 37% người hút thuốc lá
biết hút thuốc gây nhồi máu cơ tim và chỉ có 17% biết hút thuốc gây đột quỵ [41]. Một nghiên
cứu khác của Án Độ cho thấy, chưa tới một nửa số học sinh sinh viên ờ Gujarat (một bang
trồng thuốc lá) biết về mối liên hệ gần gũi giữa thuốc lá, gutkha (một loại thuốc nhai) và ung
thư miệng [57]. Trong khảo sát nãm 2003 tại Ixaren, có đến '/ỉ số học sinh cho rằng hút thuốc
bàng ổng điếu ít hại hơn rất nhiều so với hút thuổc lá điếu [66].
Trong những năm gần đây, tỳ lệ hút thuốc lá ở các nước phát triển có xu hướng giảm
nhẹ. Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa người dân ở các nước này có nhận thức cao hơn về
nguy cơ sức khỏe do hút thuốc. Theo một điều tra do Liên minh quốc tế về thối hóa điểm
vàng liên quan đến tuổi già (Age-related Macular Degeneration Alliance International) thực
hiện tại Anh, chi có 7% người trưởng thành biết rang thuốc lá có thể gây mù [18]. Nghiên cứu
của Phillip Moradi (2007) cho thấy tỷ lệ này trong nhóm thanh niên Anh (16- 18 tuổi) thậm
chí cịn thấp hơn nữa, chỉ 5,4% cho ràng hút thuốc gây mù [55].
Nghiên cứu cùa Weinstein N D (2001) và Điều tra Annenberg 2 (Annenberg National
Health Communication Survey, 2001) tại Mỹ đều cho thấy khả năng các đối tượng phỏng vấn
nêu được các bệnh cụ thể do thuốc ra gây ra là rất hạn chế (Xem Bảng 2) Băng 2: Tỷ lệ phần
trăm đối tượng có hiểu biết về các bệnh do hút thuốc !á gây ra
Người trường thành
Ung thư phối
Ung thư miệng hoặc nướu
hoặc vịm họng
Khí phe thũng hoặc bệnh

phối tắc nghẽn mạn tính
Viêm cuống phổi
Bệnh tim hoặc các vẩn đề
về tim
Đột quỵ

Nghiên cửu của Weistein N D
Điều tra Annenberg 2
Hút thuốc
Không hút thuốc Hút thuốc Không hút thuốc
(n= 193)
(n = 205)
(n = 478)
(n — 1524)
67
81
76
86
18

20

20

25

49

51


54

55

7

2

6

8

34

92
Zồ

5

4

24
2

2


-11 -

Ở cả 2 nghiên cứu, trong khi tỷ lệ đổi tượng tham gia nghiên cứu kể được ung thư phổi

như một nguy cơ sức khỏe do hút thuốc khá cao (67% - 86%), thì chỉ có 18% - 25% đề cập
đến bất kì dạng ung thư khác như miệng, nướu hay họng. Đáng ngạc nhiên nhất là trong
trường hợp các bệnh liên quan đến tim mạch. Rất ít đoi tượng phỏng vẩn biết thuốc lá dẫn đến
nguy cơ đột quỵ (2% - 5%). Mặt khác, cũng chỉ có 24% - 34% đối tượng kể được các bệnh về
tim là do thuốc lá gây ra [68].
1.2. Nhận thức về mức độ nghiêm trọng và khả năng mắc
Ngay cả khi cộng đồng có thể kể tên các bệnh do thuốc lá gây ra, chưa chắc họ đã có
nhận thức đầy đù về khả năng mắc bệnh của bản thân cũng như mức độ nghiêm trọng của
bệnh. Khá nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm hiểu sâu hơn về điểm này.
Kết quả phân tích của Weistein N D và cộng sự (2005) từ số liệu của Điều tra xu hướng
sức khỏe quốc gia cùa Mỹ (Health Information National Trends Survey) cho thấy, người hiện
đang hút thuốc đánh giá nguy cơ phát triển ung thư phổi của bản thân thấp hơn một cách có ý
nghĩa thơng kê so với đánh giá nguy cơ của những người hút thuốc khác (M= 3,17 V 3,77; p <
0,0001). Cụ thể, 55% người hút thuốc cũng cho rằng nguy cơ mắc ung thư phổi của bản thân
chỉ cao hơn những người không hút thuốc 2 lần hoặc ít hơn [67], trong khi trên thực tế nguy
cơ này cao hơn từ 13-23 lần tùy giới [64],
Một phân tích khác của Yang J và cộng sụ (2010) dựa trên kết quả Điều tra thuốc lá toàn
cẩu tại Trung Quốc (International Tobacco Control - ITC Survey) chỉ ra rằng mặc dù 75,4%
người đang hút thuốc đồng ý “mẫi điếu thuốc lá đều gây hại cho sức khỏe ”, nhưng khi được
hỏi về nguy cơ sức khỏe của bản thân trong tương lai thì có đến 33,7% khơng lo lăng gì và
41,7% có lo lang một chút [78],
Nghiên cứu của Weistein N D và cộng sự (2001) còn cho thấy một mặt khác của vấn đề,
ngay cả khi đối tượng phỏng vấn kế được tên bệnh, điều đó cũng khơng có nghĩa họ có hiểu
biết chính xác về bệnh đó [68], Trong nghiên cứu của tác giả, 91% - 99% đối tượng đã từng
nghe đến bệnh khí phế thũng, nhưng có 11% - 17% nhìn nhận bệnh này như một căn bệnh
mạn tính, dai dắng và kéo dài thay vì là một chứng bệnh có thể gây chết người. Hơn nữa, chỉ
có khoảng % thanh niên và hơn % người trưởng thành nhận thức được rằng bệnh khí phế
thũng - một khi đã được chẩn đốn — khơng có khả năng chữa khỏi [68J. Một ví dụ khác về
căn bệnh ung thư phổi, quá nửa những người hút thuốc khi được hỏi (51,9%) cho rang hơn
25% người mắc bệnh ung thư có thể được chữa khỏi [67]. Tuy nhiên thực tể sau khi được chẩn

đốn, chì 10% bệnh nhân ung thư phổi sống được hơn 10 năm [28].



×