Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn trâu quỳ, huyện gia lâm, hà nội 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.61 KB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

LACH CHANTHET

THựC TRẠNG TĂNG HUYÉT ÁP VÀ MỘT SỐ
YÉU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP Ỏ NGƯỜI CAO
TUỔI TẠI THỊ TRẤN TRÂU QUỲ, HUYỆN GIA LÂM NÃM 2011

LUẬN VĂN THẠC sĩ Y TÉ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 60.72.76
Huong dẫn khoa học:

PGS.TS. NGUYỀN THỊ MINH THỦY

HÀ NỘI, 2011


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu, giờ đây cuốn luận văn tốt nghiệp đã được
hoàn thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo Trường Đại học Y
tế công cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quả trĩnh học tập, nghiên cứu.
Trung tâm Y tế huyện Gia Lâm, ủy ban nhân dân, Trạm y tế thị trấn Trâu Quỳ,
Người cao tuối tham gia nghiên cứu đã giúp đỡ, tạo diều kiện cho tôi tiến hành đê tài
và thu thập số liệu.
Cô giáo PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thủy người thầy trực tiếp, tận tĩnh hướng
dân, giúp đỡ, đóng góp ỷ kiến quý báu giúp tơi hồn thành luận văn này.
Bố, Mẹ và các anh chị, các em trong gia đĩnh đã luôn động viên và cho tơi
nhiều nghị lực để tơi hồn thành tốt việc học tập, rèn luyện, nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn các anh chị và các bạn đã luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt


quá trĩnh học tập.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011


i

MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN cứu ĐẶT VẤN ĐẺ..............................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................3
1.1. Tăng huyết áp...................................................................................................3
1.2. Một số vấn đề người cao tuổi..........................................................................13
1.3. Người cao tuổi với bệnh tăng huyết áp...........................................................22
1.4. Tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam...........22
1.5. Kiến thức về tăng huyết áp của người cao tuổi...............................................24
1.6. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu..........................................................25
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu........................................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................26
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................26
2.4. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................27
2.6. Phương pháp phân tích số liệu........................................................................30
2.7. Biến số nghiên cứu.........................................................................................31
2.8. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu...................34
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...................................................................35
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục...............................36
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu...................................................................37
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................................37
3.2. Thực trạng tăng huyết áp của người cao tuổi.................................................40
3.3. Kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người cao tuổi.............................42



3.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc tăng huyết áp của người cao tuổi..47
Chương 4. BÀN LUẬN.........................................................................................54
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...............................................................54
4.3. Kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người cao tuổi..............................55
4.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tăng huyết áp của người cao tuổi.......58
Chương 5. KÉT LUẬN.........................................................................................60
5.1. Tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi...............................................60
5.2. Kiến thức, thực hành phòng tăng huyết áp của người cao tuổi........................60
5.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp......................................................61
KHUYÊN NGHỊ....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................63
PHỤ LỤC :
Phụ lục 1: Cây vấn đề..................................................................................69
Phụ lục 2: Phiếu hỏi.....................................................................................70
Phụ lục 3: Bảng điểm đánh giá kiến thức....................................................77
Phụ lục 4: Bảng mô tả kiến thức của người cao tuổi về THA......................80
Phụ lục 5: Danh sách các cán bộ tham gia nghiên cứu................................83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

CBYT

: Cán bộ y te

cs
CD


: Cộng sự
: Cao đẳng

ĐH

: Đại học

ĐTĐ
ĐTNC

: Đái tháo đường
: Đối tượng nghiên cứu

ĐTV

: Điều tra viên

HA

: Huyết áp

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương

JNC


: Liên uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ

NCT

: Người cao tuổi

TBMMN

: Tai biến mạch máu não

THA

: Tăng huyết áp

TTYT

: Trung tâm y tế

TYT

: Trạm y tế

UBND

: Uỷ ban nhân dân


iv


TÓM TẮT NGHIÊN cứu
Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến
trong cộng đồng đặc biệt ở những người cao tuổi (NCT). Hiện nay, khi cuộc sống của
người dân ngày càng được cải thiện thì tỷ lệ THA trong cộng đồng nói riêng và tỷ lệ
người dân mắc các bệnh khơng lây nhiễm nói chung ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở
người cao tuổi.
Thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm, tỷ lệ người cao tuổi cũng khá cao chiếm
khoảng 7%, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào xác định tỷ lệ mắc THA tại đây. Do
đó, nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu thực trạng THA và một số yếu tố liên quan
đến THA ở NCT tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Nghiên cứu được tiến hành trên 207 đối tượng NCT đang sinh sống tại thị trấn
Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2011 - 6/2011
với phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu được lấy theo
phương pháp ngẫu nhiên hệ thống, sử dụng danh sách do ủy ban nhân dân (UBND)
thị trấn Trâu Quỳ cung cấp. Thu thập số liệu qua đo huyết áp cho các đối tượng
nghiên cứu, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc, nhập số liệu bằng phân mềm
epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng phân mềm SPSS 16.0. Những người đủ tiêu
chuẩn sẽ được đo HA và phỏng vấn theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn.
Ket quả: Tỷ lệ NCT bị THA tại thời điểm nghiên cứu là 44,9%. Trong đó nữ giới là
52,7% và nam giới là 47,3%. Có 14.5% NCT đạt kiến thức chung về THA. 88,9%
đối tượng NCT đã từng đo huyết áp, trong đó 15,8% NCT thường xuyên thực hiện đo
HA, 35,3% chỉ đo khi có nghi ngờ bị THA và 48,9% đo HA vào đợt khám định kỳ.
58,2% NCT theo dõi tình trạng HA của mình tại cơ sở y tế và 41.8% theo dõi tại nhà.
Phân tích hồi quy đa biến cho kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
về tỷ lệ mắc THA ở nhóm người cao tuổi từ 70 - 79 tuổi, có tiền sử mắc bệnh tim
mạch/Đái tháo đường (ĐTĐ)/thận, có thói quen ăn mặn có tỷ lệ mắc THA cao hơn 5
lần những người khơng ăn mặn, có thói quen uống cà phê/trà đặc so với các nhóm
đối lập tương ứng.



1

ĐẶT VÁN ĐÈ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới, tỷ lệ THA ngày
càng gia tăng và đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, tuổi thọ trung
bình của con người cũng ngày càng tăng nhanh, làm cho số lượng người cao tuổi
(NCT) ngày càng nhiều. Những dự đoán về tăng trưởng dân số cho rằng tần suất
THA chắc chắn sẽ gia tăng ở NCT và ước tính chiếm đến 2/3 của nhóm dân sổ này
[38]. ở Hoa Kỳ, tỷ lệ THA ở những người 60 tuổi là 54%, tỷ lệ này tăng lên 65% ở
lứa tuổi 70 [32]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Thắng (2004) cho thấy tỷ lệ
THA ở NCT chiếm tỷ lệ 45,6% [21],
Vấn đề NCT hiện nay không chỉ là mối quan tâm của từng quốc gia mà cịn là
mối quan tâm của tồn thế giới và cộng đồng. Tuổi già thường đi đôi với sức khỏe
yếu, tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh. Trung bình một NCT mắc 2,69 bệnh, chủ
yếu là bệnh mãn tính, khơng lây truyền [3].
Tương tự, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm cũng đang phải đối mặt với các
vấn đề sức khỏe của NCT. Tính đến năm 2010, tồn thị trấn có 1507 NCT, chiếm 7%
dân số tồn thị trấn. Tỷ lệ những người tới cơ sở y tế huyện khám chữa bệnh THA
khá cao 9,3% trong tổng 20 bệnh nội khoa thường gặp nhất trong năm 2010 [25],
Vấn đề chăm sóc sức khỏe NCT được chính quyền và cơ quan y tế địa phương quan
tâm. Tuy nhiên, cịn nhiều câu hỏi lớn chưa có câu trả lời, đó là thực trạng tăng huyết
áp của NCT tại thị trấn hiện nay như thế nào? Kiến thức, thực hành THA của NCT về
bệnh THA ra sao? Cũng như các yếu tố nào có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc THA của
NCT tại nơi đây.
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng tăng huyết áp và một
số yếu tổ liên quan đến tăng huyết áp ở ngiĩời cao tuổi tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện
Gia Lâm, Hà Nội năm 2011 ”, nhằm bước đầu cung cấp những thông tin cơ bản về
thực trạng mắc THA của NCT tại thị trấn Trâu Quỳ, đó cũng là cơ sở để đưa ra các
giải pháp thực hiện phù hợp nhằm giảm thiểu những tai biến, biến chứng của THA ở
NCT tại huyện Gia Lâm.



2

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1.

Xác định tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn Trâu Quỳ,

huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011.
2.

Mô tả kiến thức, thực hành về phòng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn

Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011.
3.

Xác định một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thị trấn

Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tăng huyết áp
1.1.1. Một số khái niệm

Huyết áp (HA): là áp lực máu trong động mạch thường được đo ở động mạch
cánh tay. Áp lực máu có trong động mạch là do tim co bóp đẩy máu từ thất trái vào hệ
động mạch, đồng thời cũng do ảnh hưởng của lực co bóp của thành mạch và kết quả là

làm cho máu được lưu thông đến các tế bào để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng
cho nhu cầu của toàn cơ thể. Khi tim co bóp tống máu, áp lực trong động mạch là lớn
nhất, ta có HA tâm thu (HATT) cịn gọi là HA tối đa. Khi tim nghỉ, áp lực đó ở mức
thấp nhất, ta có HA tâm trương (HATTr), cịn gọi là HA tối thiểu [4].
THA: là khi HA tâm thu > 140 và hoặc HA tâm trương > 90 mmHg. Con số này
có được dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch tễ học cho thấy có sự gia tăng đặc biệt
là nguy cơ tai biến mạch máu não (TBMMC) ở người lớn có số huyết áp > 140/90
mmHg. Tỷ lệ TBMMN ở người có số huyết áp < 140/90 mmHg giảm rõ rệt [31].
Ngồi ra, cịn một sổ khái niệm khác về THA như sau:
THA tâm thu đơn độc: đối với người lớn, HATT có xu hướng tăng và HATTr
có xu hướng giảm. Khi chỉ số của HATT > 140 mmHg và HATTr < 90 mmHg, bệnh
nhân được gọi là THA tâm thu đơn độc.
THA tâm trương đơn độc: thường xảy ra ở người trung niên, THA tâm trương
thường được định nghĩa khi chỉ số HATT <140 mmHg và HATTr > 90 mmHg. Mặc
dù HATTr thường được cho là yêu tố tiên lượng tốt nhất về nguy cơ mắc bệnh ở tuổi
dưới 50; một số tiền cứu về THA tâm trương đơn độc cho thấy tiên lượng có thể lành
tính, tuy vậy vấn đề đang cịn tranh luận.
THA áo choàng trắng và hiệu ứng áo choàng trắng: một số bệnh nhân HA
thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám bác sĩ trong khi HA hàng ngày hoặc
đo 24h lại bình thường. Tình trạng này gọi là THA áo chồng trắng, cho dù một thuật
ngữ khác ít mang tính cơ chế hơn là THA phịng khám hoặc bệnh viện


đơn độc. Tỷ lệ hiện mắc THA áo choàng trắng là 10 - 30%, chiếm
một tỷ lệ không phải không đáng kể trên những đối tượng THA. THA áo
choàng trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này dưới 10% ở THA độ II và độ III khi
đo tại phòng khám. THA áo chồng trắng có thể là khởi đầu của THA thực
sự và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch mặc dù không phải nghiên
cứu nào cũng trả lời như vậy.


THA ẩn giấu hoặc THA lưu động đơn độc: thường ít gặp hơn THA áo chồng
trắng nhưng khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược HA bình thường tại phịng
khám và THA ở nơi khác, ví dụ tại nơi làm việc hay tại nhà (THA 24 giờ đơn độc).
Những bệnh nhân này có tổn thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn
những đổi tượng ln ln bình thường.
THA giả tạo: trong một số lượng nhỏ bệnh nhân lớn tuổi khoảng 10%, do xơ
cứng động mạch cánh tay làm cho số HA cao hơn thực tế [11] [26], 1.1.2. Một so đặc
điểm sinh lý về huyết áp

Ở người bình thường khơng phải HA lúc nào cũng ổn định, HA luôn thay đổi
tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong một thời gian nhất định, đó là sự thay đổi sinh lý của
HA. Người già có HA cao hơn so với người trẻ, thường từ 10 đến 20 mmHg. Tuy
nhiên ở tuổi quá cao, khi thành mạch bị lão hóa nhiều, giảm tính đàn hồi, động mạch
trở nên cứng hơn thì có thể làm cho HA tâm thu tăng cao hơn và gây nên chứng THA
tâm thu đơn thuần. HA ở nam thường cao hơn nữ khoảng từ 3-5 mmHg và khi chuyển
từ tư thể nằm sang đứng, HA tăng nhẹ 10-20 mmHg để bảo đảm cung cấp máu tốt hơn
cho các bộ phận trong cơ thể. Đồng thời chế độ ăn mặn cũng ảnh hưởng tới HA, làm
HA tăng cao, thậm chí là gây bệnh THA [16].
HA thay đổi do tâm trạng tâm lý: căng thẳng, lo âu, bồn chồn, xúc động, stress
dễ dàng làm cho tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm giải phóng nhiều Adrenalin
và Noradrelanin làm tim đập nhanh gây THA. Huyết áp cũng thay đổi theo sự hoạt
động của cơ thể, kể cả lao động trí óc lẫn chân tay. Khi cơ thể tăng cường vận động,
nhu cầu oxy và năng lượng để đảm bảo cho hoạt động đó của cơ thể cũng tăng lên, tim
phải làm việc nhiều hơn bằng cách tăng tần số và cường co bóp, do đó làm THA. Khi
nghỉ ngơi, HA sẽ trở lại bình thường. Trong lao động trí


óc cũng vậy, khi trí óc căng thẳng kéo dài liên tục HA có thể tăng lên
cao [6].


Mơi trường sống có nhiều tiếng ồn và khơng n tĩnh, khơng an toàn dễ gây
căng thẳng thần kinh, lo lắng và dễ gây THA. Thời tiết thay đổi cũng có ảnh hưởng
đến HA, lạnh nhiều thì các mạch máu ở ngoại vi co làm cho HA tăng, nóng nhiều thì
các mao mạch ngoại vi giãn ra làm cho giảm HA. Bên cạnh đó vào ban đêm cả HA
tâm thu và HA tâm trương đều giảm 20% so với ban ngày, thấp nhất vào khoảng 2-3
giờ sáng. Gần sáng HA tăng dần, bắt đầu từ 4 - 5 giờ sáng, cho đến khi tỉnh dậy thì
tăng nhanh hơn. Trong ngày, HA dao động nhẹ, tăng theo mức độ vận động, có khi
khá cao (gắng sức nhiều, xúc cảm, căng thẳng), giảm khi nghỉ ngơi. Chiều khoảng 5
giờ, HA lại tăng lên nhẹ. HA cũng có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc như:
Amphetamin, thuốc giảm cân, cam thảo, thuốc tránh thai, Corticoid...có thể làm THA
[4]
Tuy vậy những dao động của HA nói chung vẫn ở trong giới hạn sinh lý bình
thường, thường chỉ khi có lao động thể lực quá nặng thì HA mới tăng cao hơn mức quy
định nhưng sau đó cơ thể có thể tự điều chỉnh và đưa huyết áp nhanh chóng trở lại mức
cũ [16].
1.1.3. Phân loai tăng huyết áp

Năm 1997, tại kỳ họp lần thứ VI, JNC đã đưa ra các tiểu chuẩn đánh giá THA
(JNC VI) bao gồm con số HA đo được, tổn thương cơ quan đích, yếu tố nguy cơ và
hướng dẫn điều trị (Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ VI - 1997) [36]
Bảng 1.1. Phân loại THA theo WHO- ISH và JNC VI (1997)
Khải niệm

HA tâm thu

HA tâm trương

HA tối ưu

< 120




<80

HA bình thường
Bình thường - cao

< 130
130- 139


hoặc

<85
85- 89

Giai đoạn 1

140- 159

và/ hoặc

90-99

Giai đoạn 2

160- 179

và/ hoặc


100- 109

Giai đoạn 3

180-219

và/ hoặc

> 110

Tăng huyết áp


Cuối năm 1998, WHO/ ISH đã hội thảo và đưa ra “Hướng dẫn của WHO/ISH
1999 về THA” bằng nhiều chỉ dẫn tưcmg đối cụ thể và hoàn chỉnh về phân loại THA,
về yêu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích cũng như khuyến cáo khá đầy đủ về
phương pháp điều trị và quản lý bệnh nhân THA. Đen năm 2003, JNC đã đưa ra một
cách phân độ THA mới (JNC VII) [36].
Bảng 1.2. Phân loại THA theo JNC VII năm 2003
Phân độ THA

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

< 120

<80


Tiền THA

120- 139

80-89

THA độ I

140- 149

90-99

THA độ II

> 160

> 100

Bình thường

Có một số thay đổi theo cách phân loại mới so với cách phân loại cũ, đó chính
là đưa ra khái niệm tiền THA thay cho khái niệm HA bình thường cao, vì một số
nghiên cứu đã chỉ ra có những nguy cơ cao (ví dụ tiểu đường) khi bị ở mức tiền THA
thì đã cần có thái độ quyết liệt hơn trong điều trị. Đồng thời, theo phân loại mới đã
khơng cịn giai đoạn III như trước đây vì trong thực tế trường hợp này cần có phương
án điều trị tích cực giống như giai đoạn II. Do đó, chúng tơi lựa chọn cách phân loại
THA theo JNC VII năm 2003 để sử dụng trong nghiên cứu [30], [36].
Xác định và đánh giả một bệnh nhãn THA

Đe xác định chẩn đoán một người bị THA rất đơn giản là đo HA. Tuy nhiên,

khi đo huyết áp cũng cần phải có những quy tắc riêng:
Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước khi đo), khơng
dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến HA (cà phê, hút thuốc lá).
Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang
với mức tim. Trong một số trường hợp đặc biệt cần đo HA ở cả thư thế nằm và ngồi
hoặc đứng.


7

Be rộng bao đo huyết áp nên bằng 80% chu vi cánh tay, do đó ở một số bệnh
nhân tay to cần dùng loại bao rộng hơn.
Nên dùng loại máy đo HA thủy ngân. Con số huyết áp tâm thu tương ứng với
pha I của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên), cần chú ý là khoảng trống HA ở pha
V (mất tiếng đập). Khoảng trống HA có thể gặp ở một sổ bệnh nhân. Nên đo HA ở cả
hai tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn.
Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 5 phút và con số cuối cùng là
trung bình cộng nếu sự biệt > 5 mmHg [26], [31].
Chỉ sổ để xác định là THA

Tại phòng khám: khi bệnh nhân có trị số HA: 140/90 mmHg. Sau khám lọc lâm
sàng ít nhất 2 và 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám HA được đo ít nhất 2 lần.
Tại nhà: khi đo nhiều lần đúng phương pháp. THA khi có trị sổ HA >135/85.
Đo HA bằng máy đo HA Họlter 24 giờ: HA >125/80 [31].
1.1.4. Nguyên nhãn và một so yếu to nguy cơ của bệnh THA

Đại đa số THA ở người lớn là khơng có căn ngun (hay còn gọi là THA
nguyên phát) chiếm tới > 95%. THA thứ phát hay THA có căn nguyên cần được chú ý,
nhất là trong các trường hợp: phát hiện ra THA ở tuổi trẻ < 30 tuổi hoặc già >60 tuổi,
THA rất khó khống chế bàng thuốc, THA tiến triển nhanh hoặc THA ác tính, có biểu

hiện bệnh lý cơ quan khác mà có thể là nguyên nhân của THA [26]. Tuy nhiên, trong
lúc đi tìm nguyên nhân gây bệnh THA, nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy có một số
yếu tố liên quan rất mật thiết đến bệnh này, trong đó có các yếu tố khơng thể thay thế
được như tiền sử gia đình, tuổi cao, chủng tộc. Các yếu tố khác về lối sống như uống
nhiều rượu, sử dụng nhiều muối, hút thuốc lá, dùng ít kali, calci, magnesi, thường
xuyên bị stress...là những yếu tố có thể thay đổi được. Các yếu tố nguy cơ này tương
tác với nhau có thể làm bệnh dễ xuất hiện hơn và làm bệnh nặng thêm. Người ta gọi
các yếu tố là yếu tố nguy cơ hay các yếu tố đe dọa [31].
NCT có nguy cơ mắc THA hơn người trẻ tuổi. Do q trình lão hóa góp phần
làm THA bao gồm xơ cứng thành động mạch, giảm tính nhạy cảm của các thụ

I


8

thể, tăng sức cản ngoại vi, giảm lượng máu tới thận. Các điều tra
trên thế giới cũng cho thấy tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới. Người ta
đã chứng minh được rằng: Estrogen có tác dụng bảo vệ tim và thiếu
Estrogen nội sinh khi tuổi già liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở
thời kỳ mãn kinh. Estrogen cải thiện các thành phần Lipoprotein có tác
dụng giãn mạch trên nội mạc và ức chế cơ trơn mạch máu để khơng gây
co mạch do đó khơng làm THA [31],

về chế độ ăn, đáng lưu ý nhất muối ăn, thực chất là natri vì muối ăn là natri
clorid. Trên thế giới, người ta đã thấy ở những vùng mà người dân ăn quá nhiều muối
thì tần suất bệnh THA tăng cao rõ rệt so với vùng khác, nhưng về cơ chế cụ thể thì
chưa rõ, người ta chỉ biết nếu nồng độ natri máu tăng cao, thì thành mạch máu nhạy
cảm với áp lực hơn. Đối với NCT sự nhạy cảm của thành mạch cũng kém hơn so với
người trẻ tuổi, chính vì vậy trong điều trị THA ở NCT cần giảm muối ăn vừa phải

trong chế độ ăn [13].
Bên cạnh đó việc uống nhiều rượu cũng làm THA, làm mất hoặc làm giảm tác
dụng của thuốc điều trị THA, nghiện rượu lâu ngày làm rối loạn hoạt động của vỏ não,
làm yếu quá trình ức chế dưới vỏ của vỏ não, làm nặng thêm quá trình rối loạn thần
kinh chức năng. Mặc dù bia có độ cồn thấp hơn nhưng khi uống nhiều cũng có tác hại
như uống rượu, ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ về phịng chống THA khuyến cáo mỗi ngày
chỉ nên uống khơng quá 1 ounce (tương đương với 29,6ml) ethanol đối với nam và 1/2
ounce đối với nữ và người nhẹ cân. uống thường xuyên một lượng rượu nhỏ cũng cỏ
tác dụng phịng các ngun nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, vì
vậy cũng khơng nên kiêng hẳn mà chỉ nên uống điều độ. Cafein có trong cà phê, chè
đặc vừa làm tim đập nhanh, vừa làm tăng sức co bóp của cơ tim nên có thể làm THA
[6].
Việc hút thuốc lá cũng là nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Bệnh nhân TEIA
nếu hút thuốc lá thì cho dù có dùng thuốc hạ áp vẫn khơng được bảo vệ đầy đủ khỏi
nguy cơ tim mạch. Nicotin có trong thuốc lá kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co
mạch ngoại vi gây THA; hút một điếu thuốc lá, HATT có thể tăng lên tới 11 mmHg,
HATTr tăng lên 9 mmHg, kéo dài 20- 30 phút, hút nhiều có thể có cơn


9

THA kịch phát nguy hiểm [16].

Ăn ngủ sinh hoạt không điều độ: đối với người bệnh THA, chế độ sinh hoạt,
làm việc, ăn ngủ lại càng phải khoa học, điều độ, làm sao cho trí não ln được thoải
mái. Vì thế trong ngày NCT nên thu xếp công việc để có thời gian nghỉ ngoi hợp lý,
nghe nhạc, đọc báo chí, chơi với các cháu nhỏ, lao động chân tay các cơng việc gia
đình, chăm sóc cây cối, đảm bảo ngủ đủ, giữ đuợc tâm hồn thoải mái, tránh căng
thẳng, mất ngủ làm cho hệ thần kinh giao cảm bị kích thích tiết ra Adrenalin và
Noadrenalin có tác dụng có mạch ngoại vi làm THA [31].

Sống tĩnh, ít hoạt động, không tập thể dục: rèn luyện thể lực là một yếu cầu hết
sức quan trọng đổi với tất cả mọi người, để giữ vững và nâng cao sức khỏe. Cơ thể có
khỏe mạnh thì giúp cho việc chống đỡ với bệnh tật tốt hơn, hoạt động thể lực và trí lực
tổt hơn, có hiệu quả hơn, ăn khỏe, ngủ ngon, tinh thần sảng khối. Luyện tập đều đặn
cịn làm cho tim thích ứng được với yêu cầu cao về cung cấp máu khi gắng sức bất
thường và làm tăng Lipoprotein HDL là loại Lipoprotein tốt phòng chống bệnh xơ vữa
động mạch [4],
Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng
thường được gọi là các thành phần mỡ của máu hay chính xác hơn là lipid máu. Nồng
độ cholesterol máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và
dần dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong
cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và cũng chính là yếu tố gây THA.
Có mối liên quan chặt chẽ giữa HA và trọng lượng cơ thể, người thừa cân dễ bị
THA, người tăng cân nhiều theo tuổi cũng sẽ tăng nhanh HA. Đồng thời, người ta cũng
đã tìm thấy tính chất gia đình của bệnh THA, có bố hoặc mẹ bị bệnh THA thì trong số
con cái cũng có nhiều người mắc bệnh THA [30]
Ngoài ra các stress trong gia đình và xã hội, bị căng thẳng tâm thần kinh, hệ
thần kinh giao cảm tăng cường hoạt động giải phóng ra Adrenalin và Noradrenalin làm
tim tăng co bóp, nhịp tim nhanh hơn, động mạch nhỏ co lại và làm HA tăng. Stress
thường xuyên dễ gây nên bệnh THA, trên nền bệnh THA thì gây cơn THA


10

kịch phát rất nguy hiểm.

Mặt khác THA có mối liên quan mật thiết với các bệnh đái tháo đường, thận, xơ
vữa động mạch.... Người ta thấy có 30-50% bệnh nhân đái tháo đường đã bị THA,
những bệnh nhân này thường trong tình trạng thừa cân. Ngược lại, xét nghiệm đường
trong máu thấy tăng cao ở 1/3 số bệnh nhân THA [26], [31]. Như vậy, bệnh THA, tim

mạch, ĐTĐ có liên quan đến chế độ ăn uống, hút thuốc và thói quen sinh hoạt. Nhưng
nếu có chế độ ăn hợp lý thì có thể giảm 80% nguy cơ mắc các bệnh trên [41].
1.1.5. Biến chứng của THA

THA là bệnh tim mạch với nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh rất ít hoặc khơng
có biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nên người bị THA rất khó phát hiện ra nếu họ
khơng đi khám bệnh định kỳ và kiểm tra HA thường xuyên. Do vậy thường khi phát
hiện ra bị THA thì họ đã có một vài biến chứng. Người ta cũng thấy rằng với mỗi mức
HATT tăng lên 20 mmHg và HATTr tăng 10 mmHg thì nguy cơ các tai biến tim mạch
cũng sẽ tăng lên gấp đôi. THA là một trong những bệnh gây tỷ lệ tử vong rất cao.
Người ta ước tính cỏ khoảng 17,5 triệu người trên thế giới bị tử vong do THA và các
biến chứng tim mạch [15].
Một số biến chứng thường xảy ra:

- Đổi với thần kinh: thoáng vắng ý thức.
- Đối với động mạch: làm hẹp lịng mạch, giảm tính đàn hồi, mạch máu bị xơ
cứng nhất là với các tiểu động mạch, cản trở máu đến các tổ chức, gây phình tách động
mạch chủ, xơ vữa động mạch.
- Đổi với tim: THA gây quá tải liên tục cho tim, gây dày thất trái dẫn đến suy
tim, thiếu máu cơ tim, các bệnh mạch vành (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim), loạn nhịp
tim, phù phổi cấp.
- Đôi với não: khi THA não bị thiếu máu, vì vậy có phản ứng tăng lưu thơng
lượng máu não, gây những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc
ngủ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tổn thương thần kinh khu trú, gây TBMMN
(xuất huyết não, phù não...)


11

- Đối với mắt: gây tổn thương đáy mắt theo nhiều mức độ dẫn đến hậu quả là

giảm thị lực, rối loạn thị lực, chảy máu võng mạc, tắc mạch mắt,...
- Đổi với thận: là cơ quan bị ảnh hưởng muộn nhất, các tổn thương thận ban
đầu là những tổn thương chức năng diễn ra trong một thời gian dài có hồi phục nếu
được điều trị, chỉ đến giai đoạn muộn của bệnh mới xuất hiện các tổn thương xơ mạch
thận và xơ teo dần hai thận, làm tăng áp lực động mạch thận, gây suy thận, protein
niệu, đái máu, giảm chức năng cô đặc nước tiểu, tiểu đêm nhiều lần,...
- Phổi: THA có thể gây tăng áp lực hệ mao mạch phổi dẫn đến phù phổi mạn
tính hoặc cấp tính, hầu hết biến chứng phổi thường là hậu quả của của suy tim trái do
THA.
- Cơn THA kịch phát: có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của THA, nếu khơng
xử lý kịp thời có thể gây chảy máu não, phù phổi cấp thậm chí gây tử vong. Như vậy
THA là một bệnh gây nhiều biến chứng, biến chứng nặng nề, tỷ lệ tàn phế và tử vong
cao [11], [31],
1.1.6. Những triệu chứng của THA

Đa số bệnh nhân khơng có triệu chứng lâm sàng cụ thể, chỉ có một số ít các
bệnh nhân THA là có một vài triệu chứng cơ năng gợi ý cho họ đi khám bệnh như: đau
đầu, chóng mặt, cảm giác “ruồi bay”, mặt đỏ bừng...
1.1.7. Những giải pháp phòng bệnh và phòng biến chứng THA

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc tôn trọng điều trị bệnh THA đã ngăn chặn
được đáng kể tử vong và tàn phế do các biến chứng của THA gây ra. Theo ước tính,
nếu cứ giảm đi 10 mmHg HATT ở người bị THA thì giảm được khoảng 30% nguy cơ
tử vong do bệnh tim mạch và giảm được 40% nguy cơ tử vong do TBMMN.
Trong điều trị THA, người ta thường ít bàn tới tầm quan trọng của việc phịng
bệnh, các biện pháp phịng bệnh có vẻ rất tốt “phịng bệnh hơn chữa bệnh” song khơng
được coi trọng đúng mức khi thực hiện. Khuyến cáo của JNC VII nhấn mạnh: “Neu
khơng phịng từ đầu, sẽ chẳng bao giờ có thể thanh tốn được bệnh THA, cịn chúng ta
chỉ đơn giản là phát hiện và điều trị THA sẵn có. Phịng bệnh từ



12

đáu cho phép phá vỡ và ngăn chặn tiến triển vòng xoắn tổn kém
trong việc điều trị THA và các biến chứng của nó ” [36].

Đe phịng bệnh THA, một số tác giả đã đưa ra lòi khuyên chung liên quan chủ
yếu đen chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt:
- Ăn nhiều rau, quả, các loại hạt, hạn chế các chất béo no và the trans, ít ăn các
thức ăn chế biến công nghiệp.
-

Hạn chế ăn muối.

-

Hạn chế hoặc không uống rượu khi mắc bệnh THA.

-

Bỏ thuốc lá, thuốc lào

-

Tăng cường luyện tập thể lực.

-

Giảm cân nặng nếu thừa cân.


-

Hạn chế cà phê ở những người có HA dao động.

-

Giữ tinh thần lạc quan

-

Hãy kiểm tra HA thường xuyên theo khuyến cáo

-

Hãy kiểm tra các nguy cơ khác: rối loạn đường máu, lipid máu...[12], [31].

1.2. Một số vấn đề sức khỏe người cao tuổi
1.2.1. Khái niệm về người cao tuổi

Theo định nghĩa của các nhà dân số học, những người trên 60 tuổi, không phân
biệt nam nữ, được gọi là người cao tuổi (NCT), trong các cuộc điều tra dân số, người
ta phân loại dân số theo các lứa tuổi; NCT thuộc lứa tuổi bằng hoặc trên 60 tuổi [18].
Hiện nay khái niệm về NCT đã có nhiều thay đổi, do tuổi thọ của con người đã
tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Ở Mỹ năm 1935, người ta coi 65 tuổi là đủ
điều kiện nhận trợ cấp xã hội, khi đó tuổi thọ vào khoảng 61 tuổi. Sau đó, tuổi thọ tăng
lên nhanh chóng, Mỹ và một số nước khác bắt đầu điều chỉnh nâng cao tuổi nhận trợ
cấp xã hội lên và thay đổi khái niệm về NCT [28]. ở một số nước coi những người từ
60 trở lên là NCT, trong khi một số nước khác chọn từ 65 tuổi hoặc hơn.



13

Ở Việt Nam, trước kia phong tục làng, xã tôn vinh những người từ 50 tuổi là
lên “lão”. Ngày nay nước Việt Nam có quy định 60 tuổi trở lên là NCT. Đây là một
mốc tuổi hành chính được đặt ra nhằm định hướng cho một số hoạt động xã hội, áp
dụng một số chính sách liên quan tới bảo trợ, lao động và trợ cấp. Theo tiêu chuẩn của
Liên hiệp quốc đưa ra và cũng được xác lập trong Pháp lệnh người cao tuổi nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định người có độ tuổi từ 60 trở lên được gọi là
ngưòi cao tuổi [29]. Tổ chức Y tế thế giới sắp xếp thành 4 nhóm: từ 45- 50 tuổi là
người trung niên; từ 60-74 tuổi là người cao tuổi; từ 75-79 tuổi là người già và trên 90
tuổi là người sống lâu [40],
1.2.2. Đặc điểm dịch tễ học người cao tuồi

1.2.2.1. Người cao tuổi trên Thế giói
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hội nghị Thế giới lần thứ II về NCT tại Madrid,
Tây Ban Nha, ngày 8/12/2002, ước lượng số NCT sẽ tăng từ 737 triệu người năm 2009
lên khoảng 1,2 tỷ người năm 2025, và đến năm 2050 sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ người.
Mức tăng cao nhất và nhanh nhất sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển chiếm khoảng
80% lượng NCT trên thế giới. Hiện nay, số NCT sống tại các nước Châu Á là cao nhất
chiếm đến 54%, Châu Âu là 21%, thấp nhất là Châu Phi. Hiện nay, Những người từ 80
tuổi trở lên chiếm khoảng 14% trong tổng số những người trên 60 tuổi. Theo tính toán
vào năm 2050, người từ 80 tuổi trở lên sẽ chiếm khoảng 20% trong tổng số NCT [2],
Theo một báo cáo về dân số của Mỹ năm 2005, các nước như Italia, Hy Lạp,
Thụy Điển có trên 17% dân số trên 65 tuổi, ở Mỹ là 12,4%. Trong khoảng từ năm
2002 đến năm 2025, tổng số người trên 65 tuổi ở các nước châu Âu sẽ tăng khoảng từ
11% đến 70%. Một sổ nước đang phát triển sẽ có tỷ lệ tăng khoảng 170%. Vào năm
2025, nước có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất sẽ là Nhật Bản (28%), Italia (24,75%) và
Đức (24,6%). Tuy nhiên, nếu nói về số lượng thì tại một số nước đang phát triển như
Trung Quốc, Ấn Độ, do có lượng dân số cao nhất thế giới nên số lượng NCT cũng sẽ
là nhiều nhất trên thế giới. Năm 2002, Trung Quốc có số lượng người già trên 80 tuổi

nhiều nhất, sau đó đến Mỹ và Ẩn Độ. Tới năm 2025, thế giới


14

sẽ có khoảng 830 nghìn người trên 80 tuổi, tập trung nhiều ở các
nước đang phát triển [11].

Thế giới đã có sự thay đổi ấn tượng về tuổi thọ, nhìn chung tuổi thọ trung bình
đã tăng được thêm 20 tuổi kể từ năm 1950. Năm 2009, tuổi thọ trung bình trên thế giới
là 68 tuổi. Ở những nước đang phát triển thì tuổi thọ trung bình của nam tăng thêm 20
năm và của nữ tăng thêm 24 năm. Tuổi thọ trung bình của nữ giới bao giờ cũng cao
hon nam giới ở tất cả mọi độ tuổi, mặc dù cũng có một số ít nam giới cao hơn nữ. Theo
số liệu, năm 2009 chỉ 83 nam/100 nữ trong độ tuổi trên 60, nhưng đến tuổi 80 thì chỉ
có 59 nam/100 nữ. Tỷ lệ đàn ơng hiện nay có gia đình cao hơn phụ nữ vì phụ nữ
thường kết hơn trẻ hơn nam giới và sống trong tình trạng góa nhiều hơn. Nam giới sau
khi vợ mất hoặc ly hôn thường có xu hướng tái hơn nhiều hơn. Có khoảng 80% nam
giới cao tuổi đang sống cùng vợ so với 48% phụ nữ cao tuổi đang sống cùng chồng.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 14% NCT đang sống độc thân, ở các nước đang phát
triển NCT sống độc thân là 8%, ít hơn so với các nước phát triển là 24%. Mặc dù, họ
sống độc thân và có thể tự lo được cho bản thân, nhưng những người này rất dễ bị tổn
thương so với nhóm khác [2], [34],
Năm 1950, có khoảng 12 người trong độ tuổi lao động (15- 64) sẽ hỗ trợ 1
người có tuổi từ 65 trở lên, 9 người trong năm 2009 và ước tính sẽ chỉ cịn 4 người vào
năm 2050. Đây chính là chỉ số lão hóa trong nhân khẩu học và mức độ phụ thuộc của
NCT với nhóm người trong tuổi lao động. Tỷ lệ NCT cần được hỗ trợ rất quan trọng
đối với khả năng thanh toán của các hệ thống an sinh xã hội (trợ cấp xã hội, lương hưu
và hệ thống y tế). Một điều rõ ràng nhất là sự chuyển đổi cơ cẩu từ nhóm dân số đang
lao động sang nhóm NCT đây là vấn đề khó khăn cho xã hội [2], [34].
O các nước phát triển thì tỷ lệ NCT tham gia vào thị trường lao động thấp hơn

so với các nước đang phát triển. Ở những nước phát triển chỉ có 24% nam giới trên 60
tuối đang hoạt động kinh tế so với 47% ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, số
nữ giới trên 60 tuổi đang hoạt động kinh tế ở các nước phát triển là 14% so với 24% ở
các nước đang phát triển. NCT ở các nước đang phát triển vần phải



×