Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại phường thịnh quang, quận đống đa, hà nội năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.24 KB, 82 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TÉ CÔNG CỘNG

NGUYỀN KĨM HẠNH

THỤC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP
VÀ MỘT SÓ YÉU TÓ LIÊN QUAN Ỏ NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI PHƯỜNG THỊNH QUANG, QUẬN ĐỐNG ĐA,
HÀ NỘI NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC sĩ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SÔ: 607276

HƯỚNG DÃN KHOA HỌC: PGS, TS. LÊ BẠCH MAI
Chữ ký

Hà Nội, 2008


LỜI CẢM ƠN
Đe hoàn thành nghiên cứu này, trước hểt tôi xin trân trọng cám ơn sự hướng dẫn tận tình của
các thầy cơ giáo trường Đại học Y tế Công cộng. Đặc biệt là PGS, TS. Lê Bạch Mai, giáo viên trực
tiếp hướng dẫn.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu cùng tập thế các thầy cô giáo trường Đại học Y tể
công cộng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cửu tại nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên, chia sẻ của gia đình, chồng và các con, bạn bè và
nhũng người thân thường xuyên sát cánh bên tôi.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám đốc Trung tâm
YTDP quận Đống Đa và các đồng nghiệp, ủy ban nhân dân phường Thịnh Quang, Trạm ỵ tế phường
Thịnh Quang, các bác/các anh, chị cộng tác viên và các bác tổ trưởng phường Thịnh Quang, đã giúp
đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa phương.


Một lân nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Thịnh Quang, thảng 9 năm 2008


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT «

ĐTNC
ĐTV

Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên

GDSK
HA

Giáo dục sức khoẻ
Huyết áp

HATĐ

Huyết áp tối đa

HATT

Huyết áp tối thiểu

ISH

Hội tăng huyết áp quốc tế {International society of Hypertension)


JNC

Liên ủy ban Quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, đánh giá và điều trị tăng huyết
áp cũa Hoa Kỳ {Liên ủy ban quốc gia Hoa Kỳ - United States Joint National
Committee)

NCT

Người cao tuổi

TBMMN

Tai biến mạch máu não

TDTT

Thể dục thể thao

THA

Tăng huyết áp

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

YTCC

Y tể công cộng


MỤC LỤC
TÓM TẤT ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu..................................................................................................3
ChưoTig 1. TÓNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................4
1.1. Một số vấn đề người cao tuổi và tăng huyết áp........................................................4
1.1.1. Người cao tuổi...................................................................................................4
1.1.2. Tăng huyết áp....................................................................................................6
1.1.3. Thay đổi sinh lý của huyết áp...........................................................................8
1.1.4. Người cao tuổi với bệnh tăng huyết áp.............................................................8
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp......................................................9
1.1.6. Biến chứng của tăng huyết áp.........................................................................12
1.2. Tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi ở Việt Nam và trên thế giới.............12
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................................12
1.2.2. Tại Việt Nam...................................................................................................13
1.3. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe người cao tuổi trong phòng bệnh tăng
huyết áp....................................................................................................................14

Chưong 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.....................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................16
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................16
2.3.1. Cỡ mẫu...........................................................................................................16
2.3.2. Mô tả cách chọn mẫu......................................................................................16
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................17
2.4. Xử lý và phân tích số liệu......................................................................................17
2.5. Các biển số, chỉ số nghiên cứu...............................................................................18
2.5.1. Các biển số nghiên cứu...................................................................................18
2.5.2. Một số khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá dùng trong nghiên cứu..................23


2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................24


I
V

Chuông 3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu................................................................................25
3.1. Thông tin chung về đổi tượng tham gia nghiên cửu..............................................25
3.2. Tỷ lệ hiện mac tăng huyết áp của người cao tuối..................................................29
3.3. Kiến thức, thực hành về tăng huyết áp ở người cao tuổi phường Thịnh Quang.. 32
3.3.1. Kiến thức.........................................................................................................32
3.3.2. Thực hành phòng chống tăng huyết áp của người cao tuổi............................38
3.4. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi.................................42
Chưoiig 4. BÀN LUẬN......................................................................................................45
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu......................................................................45
4.2. Tỷ lệ tăng huyết áp của người cao tuổi phường Thịnh Quang...............................46
4.3. Kiến thức, thực hành về phòng chong tăng huyết áp............................................47

4.3.1. về kiến thức phòng chống tăng huyết áp........................................................47
4.3.2. về thực hành phòng chống tãng huyết áp của người cao tuổi.........................49
4.4. Các yểu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi......................................50
KẾT LUẬN........................................................................................................................52
KHUYÊN NGHỊ...............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi và giới tính..................................................................................................25
Bảng 3.2. Trình độ học vấn và nghề nghiệp........................................................................26
Bảng 3.3. Tình trạng đời sống tinh thần..............................................................................28
Bảng 3.4. Phân loại tăng huyết áp tại thời điểm nghiên cứu...............................................30
Bảng 3.5. Tình hình phát hiện tăng huyết áp.......................................................................32
Bảng 3.6. Cách phát hiện THA và thời gian định kỳ NCT cần kiểm tra HA......................32
Bảng 3.7. Hiểu biết về số đo huyết áp.................................................................................33
Bảng 3.8. Hiểu biết của người cao tuổi về các dấuhiệu của THA.......................................33
Bảng 3.9. Hiểu biết của NCT về yếu tố nguy cơ gây

THA........................................34

Bảng 3.10. Hiểu biết của người cao tuổi về cách phòng bệnh THA...................................35
Bảng 3.11. Tiếp cận nguồn thơng tin về phịng chong bệnh tăng huyết áp.........................36
Bảng 3.12. Hiểu biết của NCT về các biển chứng của THA...............................................36
Bảng 3.13. Nguyên tắc theo dõi, điều trị THA....................................................................37
Bảng 3.14. Cách xử trí khi có dấu hiệu THA......................................................................37
Bảng 3.15. Kiến thức chung về phòng chống THA.............................................................38
Bảng 3.16. Thực hành các biện pháp phòng THA...............................................................38
Bảng 3.17. Cách theo dõi HA cùa đối tượng nghiên cửu....................................................39

Bảng 3.18. Thực hành điều trị bằng thuốc của người cao tuổi khi THA.............................39
Bảng 3.19. Việc dùng thuốc của người THA......................................................................40
Bảng 3.20. Kết hợp điều trị khi tăng huyết áp.....................................................................40
Bảng 3.21. Sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình và xã hội đối với người THA.......................41
Bảng 3.22. Đánh giá chung về thực hành phòng chống THA.............................................41
Bảng 3.23. Liên quan giữa tuổi với tỷ lệ THA tại thời điểm nghiên cứu............................42
Bảng 3.24. Liến quan giữa giới tính, tiền sử gia đình với THA ở NCT..............................42
Bảng 3.25. Liên quan giữa chế độ ăn, sử dụng chất kích thích, đời sổng tinh thần và cơng
việc hiện tại với tỷ lệ THA ở NCT...................................................................43
Bảng 3.26. Liên quan giữa kiến thức về phòng chống THA với tỷ lệ tỷ lệ THA ....44
Bảng 3.27. Liên quan giữa kiến thức về phòng chống THA với tỷ lệ tỷ lệ THA ở những
người chưa được phát hiện...................................................................................................44


vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tiền sử chế độ ăn và sử dụng

một số chất kích thích.............................27

Biểu đồ 3.2. Tiền sử tăng huyết áp của gỉa

đình vàbản thânĐTNC............................28

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới...........................................................................29
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng huyết áp theo nhóm tuổi...................... ..........................................31


TÓM TẮT ĐÈ TÀI

NGHIÊN củ u
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh phổ biến và là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở tất
cả các nước trên thế giới. Bệnh có xu hướng ngày càng tăng và có tỷ lệ tử vong cao do các
biến chứng của tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy
thận...
Thịnh Quang là một trong 21 phường của quận Đống Đa, Thành phổ Hà Nội và đã đạt
chuẩn quốc gia (theo 10 chuẩn quốc gia y tế cơ sở). Dân cư trong phường chủ yếu là nhân
dân lao động và công chức nhà nước. Trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu về suy
dinh dưỡng, HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư nhân cũng như một
sổ vấn đề sức khỏe khác... trên địa bàn quận Đống Đa, nhưng tính đến thời điểm này vẫn
chưa có nghiên cứu nào về tăng huyết áp của người cao tuổi. Vì vậy, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "
Thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi
tại phường Thịnh Quang, quận Đổng Đa, Hà Nội năm 2008"với các mục tiêu: (1). Xác
định tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp của người cao tuổi tại phường Thịnh Quang, quận Đổng
Đa, Hà Nội năm 2008. (2). Mô tả kiến thức, thực hành về tăng huyết áp của người cao tuổi
tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2008. (3). Xác định một sổ yếu tố liến


quan đến tăng huyết áp của người cao tuổi tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội
năm 2008. Để thực hiện được ba mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mơ tả cắt
ngang có phân tích. Đối tượng nghiên cứu là 372 người cao tuổi đang sinh sống tại phường
Thịnh Quang, quận Đống Đa. Hà Nội. Chọn mầu theo phương pháp ngầu nhiên hệ thống.
Thu thập số liệu qua đo huyết áp cho các đôi tượng nghiên cứu. phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
có cấu trúc, đo các chỉ số nhân trắc, số liệu được xử lý bàng phần mềm SPSS 12.0. Đưa ra
những kết quả của nghiên cứu và từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm giải quyết những
vấn đề còn tồn tại liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại phường.


1


ĐẶT VÁN ĐÈ

Trong những năm qua với những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc trên mọi lĩnh vực,
chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, tuổi thọ trung bình của con
người đã tăng thêm gần 30 năm trong vòng một thế kỷ qua, cùng với đó số lượng người cao
tuổi đang tăng lên nhanh chóng trên phạm vi tồn cầu. Theo Tổ chức Y tế thể giới (WHO)
dự báo năm 2025 sẽ có khoảng 1,2 tỷ người cao tuổi {trên 60 tuổi), năm 2050 sẽ có khoảng
2 tỷ người cao tuổi chiêm 22% dân sổ thể giới và 80% trong sổ đó sẽ sổng tại các nước đang
phát triển [34],
Việt Nam với những nét dặc thù của một nước đang phát triển, tuổi thọ và số người
cao tuổi ở nước ta cũng ngày càng tăng. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 cả nước
có 6,19 triệu người cao tuổi, năm 2004 là 6,6 triệu, năm 2005 là 7,4 triệu [13] và dự kiến
năm 2029 sẽ là 16,5 triệu [27].
Vấn đề người cao tuổi hiện nay không chỉ là mối quan tâm của mỗi quốc gia mà còn là
mối quan tâm của toàn thế giới và cả cộng đồng. Tuổi già thường đi đơi với sức khoẻ yếu và
bệnh tật, trung bình một người cao tuổi mắc 2,69 bệnh, chủ yếu là các bệnh mãn tính, khơng
lây truyền [16]. Một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là bệnh tăng huyết áp.
Tăng huyết áp và các biến chứng của nó là một trong những nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu trong các bệnh tim mạch. Bệnh xảy ra âm thầm, triệu chứng cơ năng khơng có
hoặc có rất nghèo nàn, nhưng nhận biết lại khá de chỉ cần đo huyết áp. Nếu người bệnh
không được phát hiện sớm, không tuân thủ chế độ điều trị nghiêm túc lâu dài và không được
theo dõi chặt chẽ sẽ dẫn đến các biến chứng rất nặng ne hoặc gây tử vong hoặc tàn phế suốt
đời.
Nghiên cứu của Assantachai và cộng sự năm 1998 tại Thái Lan cho thẩy tỷ lệ người
cao tuổi bị tăng huyết áp lả 36,5% [29]. Tại Ấn Độ năm 2001, tỷ lệ hiện mắc tăng huyết áp
của người cao tuổi là 65% [33].
Tại Việt Nam, theo cơng trình nghiên cứu của Viện Bảo vệ sửc khoẻ Người cao tuổi
(Bộ Y te), năm 1989 - 1991, tỷ lệ tăng huyết áp của người cao tuổi tại các



2

vùng đại diện là: thành thị 33%, ven biển 26,2%, nông thôn 19,9%
và miền núi 30,5% [23J, [24], [25]. Theo điều tra y tế quốc gia 20012002, tỷ lệ người từ 60-69 tuổi mắc tăng huyết áp là 30,6%; tỷ lệ trên 70
tuổi mắc tăng huyết áp là 47,4% [1], Do đó, việc xác định thực trạng tăng
huyết áp cũng như kiến thức, thực hành phòng chống tăng huyết áp ở
người cao tuổi là rất cần thiết, vì trên cơ sở đó chúng ta mới có thể xây
dựng các chương trình truyền thơng giáo dục sức khỏe phù hợp, giúp cho
người cao tuổi ựr bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mình để người cao
tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội.
Đống Đa là một quận của Hà Nội với diện tích 10 km 2 gồm 21 phường, có dân số
40,883 người trong đó người cao tuổi là 38,833. Dân cư trong quận chủ yếu là nhân dân lao
động và công chức nhà nước [19], Thịnh Quang là một trong 21 phường của quận Đống Đa
và đã đạt Chuấn quổc gia (theo 10 chuẩn quốc gia y tế cơ sở).
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Thực trạng tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở
người cao tuổi tại nơi đây như thế nào? Đe trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: "
Thực trạng tăng huyết áp và một số yểu tổ liên quan ở người cao tuổi tại
phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2008"
. Từ đó có những khuyến cáo phù
hợp nhàm nâng cao nhận thức về phòng chống tăng huyết áp ở người cao tuổi, hạn che
những biến chứng do tăng huyết áp gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.


MỤC TIÊU NGHIÊN cửu
1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe
này ở người cao tuổi tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội năm 2008 nhằm tăng

cường công tác phông chống tăng huyểt áp của người cao tuổi tại địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Xác định tỷ lệ hiện mac tăng huyết áp của người cao tuổi phường Thịnh Quang
năm 2008.
2.2. Mô tả kiến thức, thực hành về phòng chổng và điều trị tăng huyết áp của người
cao tuổi phường Thịnh Quang năm 2008.
2.3.

Xác định một số yểu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi


Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn để người cao tuổi và tăng huyết áp
1.1.1. Người cao tuổi
ỉ. ỉ. 1.1. Khái niệm về người cao tuổi (NCT)
Theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc đưa ra và cũng được xác ỉập trong Pháp lệnh
người cao tuổi của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: người có độ tuổi từ
60 trở lên được gọi là người cao tuổi [20]. Tổ chức Y tế thế giới sắp xếp thành 4 nhóm: từ 45
- 59 tuổi là người trung niên; từ 60 - 74 tuổi là người cao tuổi; từ 75 - 90 tuổi là người già và
trên 90 tuổi là người già sống lâu [34].
1. Ị. 1.2. Người cao tuổi ở Việt Nam và trên thế giới.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thể giới lần thứ II về NCT tại
Madrid, Tây Ban Nha, ngày 8/12/2002 nhận định rằng thế giới sẽ có một sự chuyển đổi nhân
khẩu học chưa từng có và đen năm 2025 số NCT sẽ tăng từ 600 triệu lên khoảng 1,2 tỷ NCT.
Năm 2050 sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ NCT và tỷ lệ NCT sẽ tăng gấp đôi từ 10% lên 21%. Mức
tăng cao nhất và nhanh nhất sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển, 80% NCT trên Thế giới sẽ
sống tại các nước đó [34].
Việt Nam với nhừng nét đặc thù của những nước đang phát triển, do đỏ cùng với sự
phát triển về kinh tế- xã hội của đất nước, tuổi thọ của con người ngày càng được nâng cao

và số NCT ở nước ta cũng ngày càng tăng. Cơ cấu dân số nước ta là dân số trẻ nhưng đang
bước vào thời kỳ quá độ chuyển đổi sang dàn số già. Kết quả điều tra dân số cho thấy sổ


NCT ở Việt Nam tăng dần, chiếm 7,1% dân sổ (năm 1979), 7,2% (năm 1989), 8,2% (năm
1999), 9,2% (năm 2008). Trong thập kỷ 80, tong so NCT tăng 24% tương đương với mức
tăng tổng dân số 22%. Nhưng bước sang thập kỷ 90, sổ NCT tăng 34% trong khi tổng số dân
chỉ tăng 18%, như vậy mức tăng NCT gần gấp đôi so với mức tăng dân số chung [13].


Theo kết quả điều tra dân sổ năm 1999, cả nước có 6,19 triệu NCT chiếm 8,2% dân số
[13], năm 2005 là 6,6 triệu, năm 2010 theo dự đoán là 10,1 triệu và năm 2029 sẽ là 16,5 triệu
chiếm khoảng 17% dân sổ [27].
1.1.1.3. Những thay đôi về tâm sinh lý và bệnh lý ở tuôi già.
Già là quá trinh sinh học và q trình hố già xảy ra trong cơ thể với các mức độ khác
nhau làm giảm hiệu lực của ccác cơ che tự điều chỉnh cơ the, giảm khả năng thích nghi bù
trừ, do đó khó đáp ứng được những đòi hỏi của sự sống.
về mặt sinh lý, biến đổi thường gặp nhất là giảm khả năng thụ cảm (giảm thị lực, khứu
giác, vị giác, xúc giác). Các cấu trúc xinap cũng giảm tính linh hoạt trong sự dẫn truyền xung
động. Hậu quả là phản xạ vô điều kiện hình thành chậm hơn, yếu hơn. hoạt động thần kinh
cao cấp có những biển đổi trong các quá trình cơ bản, giảm ức chế rồi giảm hưng phan. Sự
cân bằng giữa hai q trình đó kém đi, đẫn đen rối loạn hình thành phản xạ có điều kiện.
Thường gặp trạng thái cường giao cảm, roi loạn giấc ngủ (thường là giấc ngủ không sâu, ban
ngày dễ ngủ gà).
về mặt tâm lý, nhiều người già sống lâu sức khoẻ bình thường, vẫn giữ được một
phong thái hoạt động thần kinh cao cap như lúc còn trẻ. Khi sức khoẻ không ổn định, tâm lý
và tư duy thường biến đổi và mức độ của những biển đổi ấy tuỳ thuộc vào quá trình hoạt
động cũ, the trạng chung và thái độ của người xung quanh. Trong các biến đổi đó, có hai đặc
tính chung là giảm tốc độ và tính linh hoạt. Dễ có sự đậm nét hố về tính tình cũ, giảm quan
tâm đến những người xung quanh, đến "thế sự”, ít hướng về cái mới mà thường quay về đời

sổng nội tâm. Người già thường sợ sự cô đơn và dễ tủi thân. Trí nhớ và kiến thức chung về
nghiệp vụ vẫn khá tổt. nhưng thường giảm khả năng ghi nhớ những việc mới xảy ra và
những vấn đề trừu tượng.
Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển. Sở dĩ
như vậy là vì ở tuổi già, có giảm khả năng và hiệu quả của các q trình tự thích nghi của cơ
thể, giảm khả năng hấp thụ và dự trữ các chất dinh dường, đồng thời thường có những rối
loạn chuyển hoá, giảm phản ứng cơ thể, nhất là giảm sự tự


vệ đổi với các yếu tố gây bệnh như nhiễm trùng, nhiễm độc, các
stress. Chính vì vậy ở người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc nhất
là bệnh mãn tính [16J. Theo kết quả điều tra dịch tễ, những người khoẻ
mạnh thực sự chiếm khoảng 1/5 trong sổ người cao tuổi, số còn lại mắc
các bệnh khác nhau với đặc tính đa bệnh lý. Bệnh ở người già thường phát
triển từ từ, chậm chạp, âm thầm khó phát hiện và dần dẩn trở thành mãn
tính. Khi mắc bệnh cũng thường mac nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy
sụp nhanh chóng nên khơng được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tích cực
dễ dẫn đen tử vong. Người già có những hẫng hụt lớn về tâm lý do sự rời
bỏ hoạt động nghề nghiệp, thói quen cơng việc đã gấn bó nhiều năm. Sự
thay đổi địa vị xã hội, thay đổi lối sống, thay đổi chức năng vai trò của cá
nhân đổi với con cái, gia đình; tỷ lệ tăng người thân, bạn bè qua đời cùng
với sự thoái hoá của hệ thần kinh, giảm sút trí nhớ... làm cho bệnh lý tâm
thần của người già tăng cao và trầm trọng [11].
Trong độ tuổi 60 - 69 có 40,2% số người có từ 4 đến 5 bệnh, cịn ở độ tuổi lớn hơn
bằng 75 có đến 65,9% số người mắc trên 5 bệnh. Ket quả điều tra dịch tễ tại Việt Nam (năm
2002) cho thấy một người già mắc 2,69 bệnh, trên 75 tuổi là 3,05 bệnh. Trong đó người cao
tuổi mắc bệnh tăng huyết áp nhiều nhất so với các lứa tuổi khác chiếm tỷ lệ 45,6 % [1].
1.1.2. Tăng huyết áp
1.1.3. ỉ. Huyết áp
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp (HA) mà chúng ta thường nói là

huyết áp động mạch, là áp lực của máu lên thành động mạch mà ta đo được. Huyết áp được
tính bang mmHg. Khi ghi chỉ số huyết áp người ta thường ghi HATĐ/HATT (vzW 140/90
mmHg) [21].
ỉ. 1.2.2. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người già. Trung bình cứ hai người già có một
người bị THA. Tăng huyết áp là yểu tổ nguy cơ hàng đầu gây tai biến và tử vong tim mạch.


Ngược lại, kiểm soát tốt THA cho phép làm giảm tỷ lệ đột quị 3540%, nhồi máu cơ tim 20 25%, suy tim hơn 50% [16].


Cùng với WHO và Hội THA quốc tế, Liên Uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (JNC): cũng đưa
ra phân loại THA. Cách phân loại này dựa trên số HA đo được, đồng thời chú ý đến cả ton
thương cơ quan đích. Đen năm 1997, tại kỳ họp lần thứ VI, JNC đã đưa ra các tiêu chuẩn
đánh giá THA một cách hoàn chỉnh hơn (JNC VI) bao gồm con số HA đo được, tổn thương
cơ quan đích, yếu tố nguy cơ và hướng dẫn điều trị (Liên Uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ VI 1997, bảng phân loại mức HA của người trên 18 tuổi [36].
- Cuối nãm 1998, WHO và Hội THA quốc tế đã hội thảo và đưa ra “Hướng dẫn của
WHO/ISH - 1999 về THA” bằng nhiều chỉ dẫn tương đối cụ thể và hoàn chỉnh về phân loại
THA, về yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích cũng như khuyến cáo khá đầy đủ về
phương pháp điều trị và quản lý bệnh nhân THA, đây là tài liệu có giá trị khoa học và thực
tiễn cao [36].
Năm 2003, Liên ủy ban quốc gia về phát hiện, phòng ngừa, đánh giá và điều trị bệnh
THA lần thứ Vll (JNC VII) [35] đã đưa ra chỉ dẫn về phân loại THA mới nhất như sau:
Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII [35]

Phán loại HA

HA tâm thu (mmHg)

HA tâm trương (mmHg)


< 120

Và <80

Tiền tăng huyết áp

120- 139

Hoặc 80 - 89

THA giai đoạn 1

140- 159

Hoặc 90 - 99

THA giai đoạn 2

> 160

Hoặc > 100

Huyết áp bình thường

Theo phân loại huyết áp của JNC VII thì:
- Con số HA bình thường trước kia là < 140/90 mmHg, nay hạ xuống nữa còn <
120/80 mmHg. Các chi số HA 120 - 139/80 - 90 JNC VII khơng coi là bình thường nữa mà
gọi là "tiền THA"nghĩa là có nguy cơ bị THA thực sự sau này cao gẩp 2 lần so với người có
HA bình thường < 120/80 mmHg.



8

- THA giai đoạn 1 (trước đây gọi là độ 1) vẫn như cũ, nghĩa là HA 140 - 159/90 - 99
mmHg. JNC VII bỏ khái niệm THA giới hạn.
- THA độ 2 và 3, nay được JNC VII gộp lại gọi là THA giai đoạn 2, HA tâm thu >
160 Hoặc HA tâm trương > 100 mmHg vì tỷ lệ biến chứng không khác nhau rõ ràng và thái
độ xử lý thì giống nhau [5].
1.1.4. Thay đổi sinh lý của huyết áp
- ở một người bình thường, HA khơng phải lúc nào cũng ổn định mà nỏ luôn luôn thay
đổi. Sự thay đổi này tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong một giới hạn nhất định, đó là sự
táng giảm sinh lý của HA [16], [18].
- Huyết áp thay đổi theo thời gian'. Trong một ngày HA được ghi nhận nhờ một máy
đo HA tự động trong ngày liên tục trong suốt 24 giờ người ta thấy: gần sáng HA tăng dần
lên, khi tỉnh dậy tim làm việc mạnh hơn và HA tăng lên nhanh hơn. Trong ngày, HA giao
động nhẹ và tăng cao hơn vào khoảng 9-12 giờ trưa và cuối buổi chiều. Đêm. HA lại hạ thấp
xuống vào khoảng 3 giờ sáng.
- Huyết áp thay đỏi theo thời tiết'. Khi trời lạnh các mạch máu ngoại vi co lại để làm
giảm sự thải nhiệt, giữ nhiệt cho cơ thể. HA tăng lên, ngược lại khi trời nang nóng, mạch
máu ngoại vi dãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt, để điều hoà nhiệt độ cho cơ thể thì HA lại hạ
xuống.
- HA thay đoi tuỳ theo sự hoạt động của cơ the (kể cả lao động trí óc lần lao động
chân tay). Khi cơ thể tăng cường vận động, nhu cầu ôxy và chất dinh dưỡng đảm bảo cho
hoạt động đó tăng lên, yêu cầu tim phải làm việc nhiều bằng cách tăng tần số và cường độ co
bóp. Do đó khi hoạt động nhiều HA tăng lên. Khi nghỉ ngơi, HA trở lại bình thường. Khi lao
động trí óc căng thẳng kéo dài liên tục, HA có thể tăng cao [16], [18].
- HA thay đổi theo tuổi'. Tuổi càng cao, hệ thống động mạch thường bị xơ cứng
nhiều, sự co dãn và đàn hồi của thành động mạch kém đi, lòng động mạch cũng bị hẹp hơn vì
vậy dễ bị THA nhiều hơn.




×