Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề thi HSG Địa lí 2122

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.82 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
CẤP TỈNH (BẢNG B), NĂM HỌC 2021 - 2022
Mơn: Địa lí.
Thời gian: 180 phút (khơng kể thời gian giao đề).
Ngày thi: 20/02/2022.
(Đề thi có 07 câu, gồm 02 trang).

Họ và tên thí sinh:.................................................................................
Số báo danh:...........................................................................................

Câu 1. (3,0 điểm)
a) Khu vực nào trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?
Tại sao?
b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sơng.
c) Vì sao cùng xuất phát từ cao áp cận nhiệt đới nhưng gió Tây ơn đới
thường mưa nhiều, gió Mậu dịch ít mưa?
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Tại sao nói “Đơ thị hóa nếu khơng xuất phát từ q trình cơng nghiệp hóa
sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội”?
b) Vì sao ngành công nghiệp thực phẩm phân bố rộng khắp ở các nước trên
thế giới?
c) Ngành giao thông vận tải đường biển có ưu, nhược điểm gì? Vì sao các
hải cảng lớn trên thế giới phân bố chủ yếu ở hai bên bờ Đại Tây Dương?
Câu 3. (2,0 điểm)
a) Tại sao tồn cầu hóa là xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới?
b) Vì sao trong quá trình phát triển kinh tế, Nhật Bản phải thực hiện chính
sách mở cửa và tăng cường hoạt động đầu tư ra nước ngoài?


Câu 4. (2,0 điểm)
a) Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư điều đó ảnh hưởng như thế
nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
b) Vì sao nông nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông?
Câu 5. (4,0 điểm). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Vì sao nói sơng ngịi nước ta là sơng ngịi của vùng nhiệt đới ẩm gió
mùa?
b) Nguyên nhân của sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam. Vì sao
miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và khơng có mùa
đơng lạnh như ở hai miền phía Bắc?
c) Tại sao hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở dải bờ biển Trung
Bộ?
Trang 1/2


Câu 6. (4,0 điểm). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ảnh hưởng như thế nào đến
khí hậu vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ?
b) Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu nước ta?
c) Hoạt động của gió mùa đã dẫn đến sự phân chia mùa ở nước ta như thế
nào?
Câu 7. (2,0 điểm)
a) Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng
giảm nhưng quy mơ dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh?
b) Cho bảng số liệu:
Cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn nước ta giai đoạn 2000 – 2019
(Đơn vị: %)
Năm

Thành thị


Nông thôn

2000

24,2

75,8

2005

26,9

73,1

2014

33,1

66,9

2019

34,4

65,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê 2020)
Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số
thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 2000 - 2019.

--------------------HẾT---------------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục); không
được sử dụng các tài liệu khác.
- Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
..

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
CẤP TỈNH (BẢNG B), NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn thi: Địa lí

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
(Hướng dẫn chấm này có 4 trang)
NỘI DUNG

Điểm
3,00

Câu 1.
Khu vực nào trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

1,00

Trang 2/2


a)

b)

- Khu vực ngoại chí tuyến khơng có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Nguyên nhân:
+ Do trục Trái Đất nghiêng 66033’ nên để tạo được góc 90o thì góc phụ phải là 23o27’.
+ Các địa điểm ở ngoại chí tuyến có vĩ độ lớn hơn 23o27’, nên góc phụ nhỏ hơn 23027’.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sơng.
- Ở miền khí hậu nóng nguồn cung cấp nước cho nước sông chủ yếu là nước mưa; miền
khí hậu lạnh, nước sơng chủ yếu do băng tuyết tan.
- Nước ngầm: Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều => nước ngầm đóng vai trị chủ yếu
trong điều hịa chế độ nước sơng;
- Địa hình: khu vực miền núi sông chạy nhanh hơn đồng bằng;
- Thảm thực vật, hồ đầm có tác dụng điều hịa dịng chảy cho sơng ngịi, giảm lũ lụt;
( Lưu ý: Học sinh phân tích được từ 4 nhân tố tác động trở lên cho điểm tối đa)

c)

Vì sao cùng xuất phát từ cao áp cận nhiệt đới nhưng gió Tây ơn đới thường mưa
nhiều, gió Mậu dịch ít mưa?
- Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao cận nhiệt đới về vùng áp thấp ơn đới (có khí hậu lạnh hơn),
nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước trong khơng khí nhanh chóng đạt tới
độ bão hịa, vì thế gió Tây ơn đới ln ẩm ướt và gây mưa.
- Gió Mậu dịch là gió thổi từ các áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp Xích đạo (có nhiệt
độ cao hơn) nên khơng khí càng có khả năng chứa được nhiều hơi nước, nhiệt độ bảo hòa
tăng lên, vì vậy gió Mậu dịch thường ít mưa.

b)

c)

Tại sao nói “Đơ thị hóa nếu khơng xuất phát từ q trình cơng nghiệp hóa sẽ dẫn đến
nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội”?
- Đô thị hóa khơng xuất phát từ cơng nghiệp hóa là những cuộc di dân tự phát từ nông thôn

lên thành thị.
- Ở nơng thơn: thiếu hụt nguồn lao động, có chất lượng, gây khó khăn cho việc phát triển
KTXH nơng thôn.
- Ở thành thị: tập trung đông dân dẫn đến thiếu việc làm, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn.
- Môi trường bị ơ nhiễm, tệ nạn xã hội gia tăng.
Vì sao ngành công nghiệp thực phẩm phân bố rộng khắp ở các nước trên thế giới?
- Đáp ứng nhu cầu đa dạng về lương thực, thực phẩm của con người trên tồn thế giới.
- Khơng cần nhiều vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế cao, quy trình, kỷ thuật sản xuất đa dạng từ
đơn giản đến phức tạp: có thể phát triển được ở các nước phát triển và đang phát triển
- Nguồn nguyên liệu phong phú, tạo điều kiện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tăng giá
trị nông sản, thúc đẩy nơng nghiệp phát triển.
- Có thị trường tiêu thụ lớn, có khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, sử dụng nhiều lao động.
Ngành giao thông vận tải đường biển có ưu, nhược điểm gì? Vì sao các hải cảng lớn
trên thế giới phân bố chủ yếu ở hai bên bờ Đại Tây Dương?
- Ưu điểm: Đảm nhận vận tải quốc tế, khối lượng luân chuyển lớn...
- Hạn chế: gây ô nhiểm môi trường biển, tốc độ không nhanh...
- Các hải cảng lớn trên thế giới phân bố chủ yếu ở hai bên bờ Đại Tây Dương vì:
+ Hai bờ Đại Tây Dương là hai trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới (EU và Bắc Mĩ). Các
cảng ở đây vừa có hậu phương cảng rộng lớn và phát triển, khối lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu rất lớn.
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi và cơ sở vật chất kỷ thuật hiện đại để xây dựng các cảng
biển lớn.

Câu 3.
Tại sao tồn cầu hóa là xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới?

0,25
0,25
1,00
0,25

0,25
0,25
0,25
1,00
0,5
0,5
3,00

Câu 2.
a)

0,5

1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
2,00
1,00


Trang 3/2


a

b

- Về kinh tế: sự phụ thuộc lẫn nhau về thị trường, nguyên, nhiên liệu giữa các nhóm nước
hiện nay.
- Hợp tác trong sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng sâu rộng.
- Nhiều vấn đề mang tính tồn cầu (như biến đổi khí hậu, an ninh, khủng bố…) đã và đang
xuất hiện đòi hỏi cần phải có sự hợp tác của tồn thế giới để cùng giải quyết.
- Quá trình phát triển kinh tế dẫn đến sự phân công lao động ngày càng sâu rộng, điều này
đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế
Vì sao trong quá trình phát triển kinh tế, Nhật Bản phải thực hiện chính sách mở cửa
và tăng cường hoạt động đầu tư ra nước ngoài?
- Xuất phát từ đặc điểm hạn chế về tài nguyên để phát triển kinh tế: nghèo khống sản, quỹ
đất nơng nghiệp ít.
- Tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh.
- Sử dụng lao động giá rẻ ở bên ngoài.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Câu 4.
a) Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội?
- Tích cực:
+ Đem lại cho Hoa Kì lao động dồi dào, chất lượng cao mà khơng tốn chi phí đào tạo.
+ Mang lại nguồn vốn lớn.
- Tiêu cực:

+ Sưc ép vấn đề việc làm.
+ Tình trạng phân biệt chủng tộc làm mất trật tự an ninh xã hội.

b)

Vì sao nơng nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông?
- Tự nhiên: địa hình đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi
dào, khí hậu cận nhiệt và ơn đới gió mùa.
⟹ Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất lương thực và cây công
nghiệp ngắn ngày.
- Kinh tế-xã hội: dân cư đơng đúc, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị
trường tiêu thụ rộng lớn, công nghiệp chế biến phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật-cơ sở hạ
tầng hoàn thiện, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật.
⟹ Quyết định thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, hiệu quả,
chất lượng sản phẩm.
Vì sao nói sơng ngịi nước ta là sơng ngịi của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?
- Mạng lưới sơng ngịi dày đặc do lượng mưa lớn trên địa hình bị cắt xẻ mạnh.
- Sơng nhiều nước, giàu phù sa:
+ Nhiều nước: do mưa nhiều, nhận được lượng nước lớn từ bên ngoài lãnh thổ.
+ Giàu phù sa: do q trình xâm thực mạnh.
- Chế độ nước sơng theo mùa do chế độ mưa theo mùa.

0,25
0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
2,00

1,00

0,25
0,25
0,25
0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

(Lưu ý: Nếu HS chỉ nêu đặc điểm mà khơng giải thích thì cho ½ số điểm)

b)

0,25

4,00
1,00
0,25

Câu 5.
a)

0,25


Nguyên nhân của sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam. Vì sao miền Nam
Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và khơng có mùa đơng lạnh như ở
hai miền phía Bắc?
- Ngun nhân phân hóa Bắc – Nam:
+ Do lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ = > nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.

2,00

0,25

Trang 4/2


c)

+ Do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc.
+ Bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã...
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, khơng chịu tác động của
gió mùa Đơng Bắc nên khơng có mùa đơng lạnh.
- Chế độ nhiệt ít biến động vì:
+ Nằm gần xích đạo nên góc nhập xạ lớn => nền nhiệt cao, nóng quanh năm.
+ Mùa hạ: chịu tác động của gió mùa Tây Nam (Bắc Ấn Độ Dương, Tín phong bán cầu
Nam) vượt qua xích đạo nên tăng nhiệt và ẩm => có nền nhiệt cao.
+ Mùa đơng: chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc (có tính chất khơ, nóng và ổn
định).
Tại sao hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở dải bờ biển Trung Bộ?
- Đây là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão.
- Do địa hình có nhiều đồi núi nằm sát biển, sông ngắn và dốc.
- Phần lớn là đất cát pha nên độ kết dính thấp.

- Hướng địa hình vng góc với hướng gió mùa ( gió mùa đơng bắc).

Câu 6.
a) Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu

vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ?
- Đặc điểm địa hình: gồm 2 bộ phận chính
+ Khối núi cổ Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, nghiêng
dần về phía đơng.
+ Phía tây là các cao ngun badan xếp tầng.
- Ảnh hưởng đến khí hậu:
- Mùa hè: gió mùa Tây Nam thổi lên bị Trường Sơn Nam chắn lại, gió hội tụ và gây mưa
cho vùng Tây Nguyên, gió này khi tràn xuống Duyên hải Nam Trung Bộ thì trở nên khơ,
nóng.
- Mùa đơng: gió Tín phong bắc bán cầu thổi vào bị Trường Sơn Nam chắn lại gây nên mùa
mưa vào thu đông ở Duyên hải Nam Trung Bộ, gió này khi vượt qua dãy Trường Sơn Nam
tràn lên Tây Ngun thì trở nên khơ, nóng tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên.
- Theo độ cao: Tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao, trên các vùng núi, cao ngun
nhiệt độ hạ thấp, khí hậu có sự phân hóa mát mẻ hơn.

b)

c)

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25

1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
4,00
2,00
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5

Biển Đơng ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu nước ta ?

1,00

- Đặc điểm: Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa.
- Tăng cường độ ẩm cho các khối khí đi qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa lớn.
- Giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết (lạnh khơ mùa đơng; nóng bức vào mùa hè).
- Làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương nên điều hịa hơn.

0,25
0,25
0,25
0,25
1,00
0,25
0,25


Hoạt động của gió mùa đã dẫn đến sự phân chia mùa ở nước ta như thế nào ?
- Miền Bắc: chịu sự tác động của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam tạo nên sự phân
chia thành mùa đơng lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam: gió mùa Tây Nam tạo nên hai mùa mưa, khô rõ rệt
- Bắc Trung Bộ: gió mùa Đơng Bắc tạo nên mùa mưa lệch về thu đơng, mùa hè gió Tây
Nam hoạt động kết hợp với bức chắn địa hình gây ra hiệu ứng phơn khơ, nóng.
- Giữa Tây Ngun và Dun hải Nam Trung Bộ: sự hoạt động của gió Tín phong bắc bán
cầu và gió mùa Tây Nam tạo nên sự đối lập giữa hai mùa mưa và mùa khô ở hai vùng này.

Câu 7.

0,25
0,25

2,00

Trang 5/2


a)

b)

Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhưng
quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh ?
- Quy mô dân số nước ta lớn.
- Cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lớn.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các nước khác.
- Trình độ dân trí thấp, tư tưởng phong kiến….
Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở nước ta giai

đoạn 2000 - 2019.
- Cơ cấu dân số nơng thơn, thành thị nước ta có sự chuyển dịch tích cực:
+ Tỉ trọng dân số thành thị tăng ( dẫn chứng).
+ Tỉ trọng dân số nông thơn giảm ( dẫn chứng).
- Giải thích: do kết quả của q trình đơ thị hóa.

Tổng số điểm tồn bài

1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25

20,00

.......................................HẾT........................................
Lưu ý: - Thí sinh giải cách khác, nếu đúng và lập luận chặt chẽ vẫn chấm điểm tối đa.
- Điểm tồn bài khơng làm trịn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ DỰ BỊ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12

CẤP TỈNH (BẢNG B), NĂM HỌC 2021 - 2022
Mơn: Địa lí.
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề).
Ngày thi: 20/02/2022.
(Đề thi có 07 câu, gồm 02 trang).

Họ và tên thí sinh:...............................................................
Số báo danh:.......................................................................
Câu 1. (3,0 điểm)
a) Vì sao sơng ngịi có hiện tượng bên lở, bên bồi? Sơng Hồng ở nước ta sẽ
bị lở bờ bên nào?
b) Giải thích sự hình thành và phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
c) Tại sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ ?
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Vì sao hiện nay tỷ suất tử thô ở các nước phát triển cao hơn các nước
đang phát triển?
b) Tại sao giá cả trên thị trường luôn biến động ?
c) Vì sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ
trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ?
Câu 3. (2,0 điểm)
a) Tại sao Tây Nam Á và Trung Á được coi là “ điểm nóng” của thế giới?
b) Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành dựa trên các cơ sở nào?
Trang 6/2


Câu 4. (2,0 điểm)
a) Vì sao mục tiêu các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định?
b) Giải thích vì sao phần lớn các nước châu Phi đều là những nước nghèo
và kém phát triển nhất thế giới?
Câu 5. (4,0 điểm). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Vì sao địa hình đồi núi ở nước ta bị xâm thực mạnh?
b) Giải thích các đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của sơng ngịi nước ta. Vì
sao dịng chảy kiệt của sơng ngịi ở miền Nam vào mùa khô thường thấp hơn miền
Bắc?
c) Chứng minh Biển Đông nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên.
Câu 6. (4,0 điểm). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Giải thích sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng
núi Tây Bắc.
b) Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa theo độ cao của các thành phần tự
nhiên. Chứng minh rằng thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo đai cao.

c) Tại sao nói vị trí địa lí là nhân tố quan trọng tạo nên sự phong phú của tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và làm cho nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa?
Câu 7. (2,0 điểm)
a) Chứng minh rằng dân cư – lao động nước ta phân bố không đều giữa
thành thị - nơng thơn. Tại sao có sự phân bố như vây?
b) Cho bảng số liệu sau :
Tình hình dân số nước ta giai đoạn 2000 – 2019
(Đơn vị: Nghìn người).
Năm
2000
2005
2009
2014
2019
Tổng số
77631
82392
86025

90729
96208
Thành thị
18725
22332
25585
30035
33122
Nông thôn
58906
60060
60440
60694
63086
( Nguồn: Niên giám thống kê 2019, NXB Thống kê 2020)
Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét tình hình phát triển dân số nước ta, giai
đoạn 2000 – 2019.
--------------------Hết---------------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục); không được sử
dụng các tài liệu khác.
- Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

Trang 7/2


Trang 8/2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×