Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Lịch sử phát triển kinh tế xã hội của malaysia từ sau khi giành được độc lập dân tộc đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.17 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI ASEAN

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MALAYSIA
TỪ SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC
ĐỘC LẬP DÂN TỘC ĐẾN NAY

Lớp: Buổi sáng thứ 5
Mã lớp học phần: 231POL10803
Học kỳ: 1 - Năm học: 2023-2024
Nhóm: F
Giảng viên: ThS. Đinh Nguyệt Bích

TP.HCM, tháng 11 năm 2023


DANH SÁCH NHĨM F
TT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Nguyễn Bích


Ngọc

211A030947

ĐÁNH
GIÁ
(%)

ĐIỆN
THOẠI,
EMAIL

GHI
CHÚ

100%

0962154044

Nhóm
trưởng

KÝ TÊN

2

Phạm Dương
Tường Linh

211A031209


100%

0932016055

3

Nguyễn Thị
Thu Thảo

211A030942

100%

0931307476

4

Trần Thụy
Phương Lan

211A030427

100%

0379910270

Trần Thị Ý Nhi 211A170249

100%


0326772473

5
6

Đặng Nguyễn
Trang Nhã

211A140335

100%

0326500748

7

Vũ Hà Anh
Nguyên

201A030491

100%

0964751874


LỜI CẢM ƠN
Nhóm F xin gửi lời tri ân sâu sắc tới giảng viên Đinh Nguyệt Bích.
Bài tiểu luận “Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của malaysia từ sau khi giành được độc

lập dân tộc đến nay” của em chắc chắn đã khơng hồn thiện một cách tốt nhất nếu khơng
có những kiến thức sâu sắc về mơn kinh tế, văn hóa, xã hội asean và sự tận tình hướng
dẫn của giảng viên Đinh Nguyệt Bích.
Trong q trình làm tiểu luận, chúng em có những tư duy mới hơn, sâu hơn về môn học.
Chung tay xây dựng cộng đồng ASEAN, vì hịa bình, ổn định và thịnh vượng chung cho
mục tiêu phát triển đất nước.
Tiểu luận của chúng em sẽ không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Rất mong
nhận được những nhận xét và góp ý từ cơ, để bài luận của chúng em hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1
Hình thức:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Nội dung:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Điểm số:……………..
Bằng chữ:……………
TPHCM, Ngày tháng năm 2023

Giảng viên
(ký tên ghi rõ họ và tên)

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2
Hình thức:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Nội dung:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Điểm số:……………..
Bằng chữ:……………
TPHCM, Ngày tháng năm 2023
Giảng viên
(ký tên ghi rõ họ và tên)


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ QUỐC GIA MALAYSIA
1
1. Quốc kỳ.....................................................................................................................1
2. Quốc ca:.....................................................................................................................1

3. Quốc huy...................................................................................................................1
4. Vị trí địa lý.................................................................................................................1
5. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................................2
a. Vị trí địa lý tự nhiên:.............................................................................................2
b. Khí hậu..................................................................................................................2
6. Dân số.......................................................................................................................3
7. Tơn giáo.....................................................................................................................3
8. Thủ đơ........................................................................................................................3
9. Tiền tệ........................................................................................................................4
10. Ngơn ngữ....................................................................................................................4
11. Những cơng trình nổi bật tiêu biểu và những địa điểm hấp dẫn để tham khảo du
lịch ...................................................................................................................................4
12. Ẩm thực.....................................................................................................................6
13. Trang phục truyền thống:..........................................................................................7
14. Các lễ hội nổi tiếng....................................................................................................7
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MALAYSIA..............9
2.1. Chính trị - Ngoại giao...............................................................................................9
Các cột mốc lịch sử quan trọng........................................................................................9
Thể chế chính trị............................................................................................................10
Bộ máy nhà nước...........................................................................................................11
Tổng hợp các đời Tổng Thống hoặc đứng đầu của Malaysia........................................12
Mối quan hệ ngoại giao với các nước............................................................................14
2.2. Kinh tế - Xã hội.......................................................................................................15
Các cột mốc phát triển...................................................................................................15
GDP của nước Malaysia qua các năm...........................................................................18
GDP bình quân đầu người của nước Malaysia qua các năm.........................................18
Kim ngạch xuất nhập khẩu bằng đường hàng không của nước Malaysia qua các năm 18
Điểm nổi bật trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ của Malaysia......19
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN...........................................................................................21
3.1. Những thành tựu đạt được và những vấn đề còn lại...............................................21

3.2. Những nhận xét và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........................................22
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................23


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ QUỐC GIA MALAYSIA
1. Quốc kỳ
Quốc kỳ Malaysia (tiếng Mã Lai là Bendera Malaysia, hay Jalur Gemilang, nghĩa là
“những sọc vinh quang”) gồm 14 sọc đỏ và trắng xen kẽ nhau nằm ngang, đại diện cho tư
cách bình đẳng trong liên bang 13 tiểu bang và lãnh thổ liên bang của Kuala Lumpur,
Labuan và Putra Jaya. Ở góc trên bên trái cờ có một hình chữ nhật màu xanh (tượng
trưng cho sự thống nhất của nhân dân Mã Lai) mang lưỡi liềm (đại diện cho Hồi giáo,
quốc giáo của Malaysia); và ngôi sao 14 cánh được gọi là Bintang Persekutuan – “ngôi
sao liên bang”, đại diện cho sự thống nhất giữa các bang. Màu vàng của ngôi sao và lưỡi
liềm là màu hoàng gia của vua Malaysia.
2. Quốc ca:
NERAGAKU
Bài hát này được chọn làm Quốc ca khi Liên bang Malaysia giành được độc lập từ
Anh vào năm 1957.
3. Quốc huy
 Bersekutu bertambah mutu: Đồn kết tạo nên lực lượng
 Hình ảnh con hổ xuất hiện trên quốc huy Malaysia với ý nghĩa là thần hộ mệnh
giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
 Lưỡi liềm và ngôi sao:
Ngôi sao 14 cánh đại diện cho 13 bang với thủ đô
Lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo, quốc giáo của Malaysia;
Màu vàng của ngơi sao và lưỡi liềm là màu hồng gia của Vua Malaysia.
 Nền đỏ với năm thanh kiếm
 Nếu như “Hoa sen” là quốc hoa của Việt Nam, thì tại Malaysia quốc hoa chính là
“hoa dâm bụt”. Do 1963 Singapo gia nhập, trở thành một vùng của Liên bang
Malaysia, trong quốc huy lúc đó là hình hoa lan. Nhưng năm 1965, Singapo lại

tách ra, nên quốc hoa lúc này là hoa dâm bụt.
Hoa dâm bụt màu đỏ tượng trưng cho lòng quả cảm. Với năm cánh màu đỏ tươi,
hoa dâm bụt đại diện cho năm nguyên tắc quốc gia, triết lý quốc gia của Malaysia
trong việc tăng cường đoàn kết và hịa giải dân tộc.
 Bốn hình ảnh cịn lại trên quốc huy là Penang, Malacca, Sabah và Sarawak là bốn
bang khơng có vua
4. Vị trí địa lý
Liên bang Malaysia gồm 13 bang và ba lãnh thổ liên bang với tổng diện tích khoảng
329.733km² bao gồm 2 vùng lãnh thổ bị tách làm 2 phần qua biển Đơng đó là Malaysia
bán đảo và Borneo.
Về ranh giới thì Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan (506km), Indonesia
(1.782km), Brunei (381km), còn biên giới trên biển với Singapore, Việt Nam,
1


Philippines. Và kết nối với Singapore thông qua Đường đắp nổi Johor-Singapore cao
1056km.
Thú vị là quốc gia này gần như bao quanh đất nước Brunei, chia Brunei thành hai phần.
Malaysia có vị trí địa lý nằm trên tuyến đường quan trọng nhất trong giao lưu kinh tế
tồn cầu đó là eo biển Malacca. Eo biển này nằm giữa Malaysia bán đảo và đảo Sumatra.
Đường bờ biển dài 4.675 km² biển trải dài từ Biền Đông sang Ấn Độ dương.
Tọa độ chính xác là : 2°30' Bắc, 112°30' Đơng. Nằm ở múi giờ thứ 7.
5. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý tự nhiên:
Địa hình chủ yếu trên các đảo ở Maylaysia là đồi núi và các đồng bằng duyên hải.
Bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của nước này với chiều dài lên tới 740 km,
chiều rộng là 322 km.
Hai phần tách biệt của Mã Lai:
Bán đảo Mã lai: có diện tích 131,573 km², phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp
Singapore. Trung tâm của bán đảo đó có rất nhiều dãy núi. Các dãy núi này được cấu tạo

chủ yếu từ đá hoa cương và các loại đá lửa khác và có rừng bao phủ dày đặc. Malaysia
cũng có diện tích đồng bằng rộng lớn bao quanh bán đảo với bờ biển dài 1.931 km.
Borneo: gồm hai tiểu bang, Sabah và Sarawak, có diện tích 73,711km² và 124.449 km²
nằm ở phía Bắc đảo Borneo, phía Nam giáp Calimantan. Địa hình ở đây rất đa dạng bao
gồm các miền ven biển, nội lục đồi núi, đồi và thung lũng. Dãy núi Croker có núi
Kinabalu là núi cao nhất nước này với độ cao 4.095,2 m. Xung quanh Malaysia cịn có
một số hịn đảo lớn nhỏ. Trong đó đảo Banggi là đảo lớn nhất.
b. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do được bao bọc bởi diện tích biển xung quanh, nên
nhiệt độ điều hòa mát mẻ. Quốc gia này có ẩm độ và lượng mưa trung bình hàng năm
cao. Lượng mưa trung bình trong năm vào khoảng từ 2.032 mm đến 2.540 mm, nhiệt độ
trung bình trong ngày từ 21°C – 32°C; vùng núi nhiệt độ cao nhất 26°C, thấp nhấp 20°C,
chịu ảnh hưởng qua lại của gió mùa Tây nam bắt đầu từ Ấn Độ Dương và gió mùa Đơng
Bắc từ Biển Đơng (biển Nam Trung Hoa). Quốc gia này có nhiệt độ trung bình năm xấp
xỉ là 28 độ.
Khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt, gió mùa Tây Nam giữa tháng 4 đến tháng 10,
gió mùa Đơng bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Hiện tại, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, El Nino (hiện tượng nóng lên tồn
cầu), ngày càng nghiêm trọng ở Malaysia. Theo Bộ trưởng Bộ Môi trường Malaysia Nik
Nazmi Nik Ahmad, hiện tượng này có thể kéo dài đến tháng 4-2024. Để cải thiện cho
cuộc sống người dân, ngày 12-6-2023, Cơ quan Quản lý thảm họa quốc gia Malaysia đã
2


triển khai chiến dịch 'gieo' mây tạo mưa trong vòng 2 ngày tại vùng phía bắc bán đảo
Malay.
6. Dân số
Tổng dân số các nước nước Malaysia hiện chiếm 0,42% dân số thế giới.
Dân số hiện tại của Malaysia là 33.695.815 người vào ngày 18/10/2023 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc.

Mật độ dân số của Malaysia là 103 người/km2
Có tới 70 nhóm dân tộc khác nhau, nhưng nhóm chính gồm người Malay, người
Hoa ( chiếm30% ), người Ấn ( chiếm 9% ) tại vùng bán đảo Malaysia, còn tại vùng
Sabah và Sarawak thì có người Kadazan, người Dayak và người Iban.
Dân cư tập trung tại bờ biển Tây bán đảo Mã lai , nơi có nhiều thành phố lớn và khu
công nghiệp. Khoảng 58,8% dân số Mã lai sinh sống tại các khu đô thị.
Dân cư Malaysia phân bố không đều, vùng Sabah và Sarawak chỉ chiếm khoảng
23% tổng số dân, trong khi diện tích vùng này chiếm gần 60%.
Người Hoa sinh sống chủ yếu ở phía Tây, phía Nam bán đảo Mã lai và ở các thành
phố.
Cộng đồng người Ấn độ sinh sống ở các vùng nông thôn lẫn thành thị, nhưng tập
trung là ở vùng biển phía Tây bán đảo Mã lai, nơi có nhiều đồn điện cao su
Malaysia là một dân tộc trẻ: 33,9% dân số dưới 14 tuổi, 62,2% trong độ tuổi từ 15
đến 64; 3,9% còn lại trên 65 tuổi; tỷ lệ tăng dân số là 2,4%/ năm. Tuổi thọ trung bình của
nam là 69,8 tuổi, của nữ là 74,8 tuổi
Malaysia đang thu hút 2 triệu lao động nước ngoài (chủ yếu là người Indonexia)
7. Tôn giáo
Malaysia là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tơn giáo chính thức của Malaysia.
Theo cuộc Điều tra Dân số và Nhà cửa năm 2000, xấp xỉ 60.4% dân số theo Đạo
Hồi; 19.2% theo Phật giáo; 9.1% theo Thiên chúa giáo; và 6.3% theo Hindu giáo. 5% cịn
lại được tính vào các đức tin khác, gồm thuyết duy linh, shaman giáo, Đạo Sikh, Bahá'í,
Đạo giáo, Khổng giáo, và các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác
8. Thủ đơ
Malaysia có hai thủ đơ.
Kuala Lumpur là thủ đơ, nhưng nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang là thành phố
Putrajaya.
Theo cổng thông tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, Putrajaya được nhắc tới là thủ đơ
hành chính của Malaysia. Putrajaya được đặt theo tên cố thủ tướng Tunku Abdul Rahman
Putra. Từ "jaya" nối sau chữ Putra có nghĩa là "xuất chúng" theo tiếng Malaysia.
3



Putrajaya cách Kuala Lumpur khoảng 30 km về phía nam
9. Tiền tệ (so sánh tỷ giá VND):

Tiền tệ:
Ringgit Malaysia còn được gọi là đồng Đôla Malaysia là đơn vị tiền tệ chính thức
của Malaysia.
1 Ringgit được chia thành 100 sen ( xu) và có ký hiệu MYR.
Bank Negara Malaysia đã phát hành tiền giấy dollar Malaysia lần đầu vào 12
tháng 6 năm 1967. Đồng Đôla Malaysia thay thế cho đồng Đôla của xứ Malaya và
Borneo thuộc Anh.
Tờ tiền Ringgit của Malaysia có hình Quốc Vương Yang di - Pretuan Agong quốc
vương đầu tiên của Malaysia.
Hiện nay, ở Malaysia lưu hành cả tiền giấy và tiền xu. Tiền giấy có các mệnh giá :
RM1, RM2, RM5,RM10, RM50,RM100.
So sánh tỷ giá VND:
Ringgit (RM) (MYR) (1.00000 MYR = 5167.34000 VNĐ)
10. Ngôn ngữ
Tiếng Mã Lai là ngơn ngữ chính của hệ ngơn ngữ Nam Đảo, được dùng ở Malaysia
và nhiều quốc gia khác như Indonesia,Brunei,Singapore. Cách viết ngơn ngữ Mã
Lai khá là khó, nhưng khi phiên âm ra thì có vẻ dễ đọc. Chẳng hạn như:
Siapa nama awak: Tên bạn là gì
Nama saya…: Tên của tôi là…
Tiếng Mã Lai là một ngôn ngữ dung nhiều, nhưng cũng khơng phải là ngơn ngữ
chính thức. Với sự đa dạng về ngơn ngữ, sẽ khơng có gì thú vị và bất ngờ về ngôn
ngữ ở Malaysia nếu mọi chuyện dừng lại ở đó, và tồn dân đồng lịng sử dụng tiếng
Mã Lai như ngơn ngữ chính của dân tộc. Do malaysia là đất nước đa sắc tộc, việc
những người có nguồn gốc Ấn Độ và Trung Quốc cảm thấy việc sử dụng ngôn ngữ
của một nền văn hóa khác là một sự phân biệt đối xử nặng nề với nền văn hóa của

họ, do đó tiếng anh là ngơn ngữ chiếm gần ½ đất nước này.
11. Những cơng trình nổi bật tiêu biểu và những địa điểm hấp dẫn để tham khảo
du lịch

Tháp đôi Petronas
Nếu như Việt Nam có niềm tự hào về cơng trình kiến trúc Landmark 81 cao chọc
trời thì ở Malaysia có Tháp đơi Petronas. Tháp đôi Petronas là biểu tượng và cũng
là niềm kiêu hãnh của Malaysia. Nhắc đến Malaysia, chắc hẳn bạn sẽ khơng thể bỏ
qua được cơng trình kiến trúc nổi tiếng này. Hồn thành cơng trình vào năm 1998,
với độ cao 452 m (88 tầng). Điểm ấn tượng của tòa tháp đơi này chính là chiếc cầu
trên khơng nối giữa hai tịa tháp có chiều cao 170 m và chiều dài 158 m, nằm ở
4


tầng thứ 41 và 42 - nơi lý tưởng để du khách có thể ngắm tồn cảnh thành phố
Kuala Lumpur.
Batu Caves
Động Batu là trung tâm tôn giáo Hindu với 272 bậc thang rực rỡ nằm tựa lưng vào
núi đá vôi. Tên của động được bắt nguồn từ tên của con sông Sungai Batu. Hệ
thống động Batu bao gồm ba hang lớn: Hang Thờ (Cathedral Cave), Triển lãm
nghệ thuật (Art Gallery Cave), Bảo tàng (Museum Cave).
TÊN HANG
Hang Thờ
(Cathedral Cave)
Triển lãm nghệ thuật
(Art Gallery Cave)

ĐẶC ĐIỂM
Chiều rộng 200m, vòm cao 100m là hang
lớn nhất và nổi bật nhất ở động Batu.

Quy tụ hàng nghìn bức tượng thần, tranh vẽ
tinh xảo.
Nội dung kể về các huyền thoại, sự tích về
Chúa Murugan và các vị thần Hindu giáo
như thần hủy diệt Shiva, thần bảo vệ
Vishnu, thần sáng tạo Brahma…
Bảo tàng
Hang động hoang dã với các vách đá vôi
(Museum Cave)
rực rỡ và độc đáo.
Là nơi trú ngụ của nhiều sinh vật quý hiếm,
nằm trong sách đỏ, có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngơi đền 100 tuổi này nằm ở quận Gombak, ẩn mình sau sự xơ bồ của thủ đô
Kuala Lumpur. Điểm nổi bật nhất ở hang động Batu là bức tượng thần Murugan
cao nhất thế giới với chiều cao 42,7m, dựng vào năm 2006.
Đền Kek Lok Si ( tên gọi khác là Chùa Cực Lạc )
Điểm đến tâm linh này nằm trên đỉnh núi Air Itam, của hịn đảo ở phía Nam
George Town, bang Penang, Malaysia. Cơng trình xây dựng trong khoảng thời
gian năm 1890 đến năm 1930 bởi trụ trì Beow Lean, là sự kết hợp giữa phong cách
kiến trúc của Trung Quốc hòa với chút Thái Lan và Myanmar. Đây là ngôi đền
Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á. Phần lớn số vốn xây dựng chùa đều được quyên
góp bởi cộng đồng người Hoa sinh sống tại Penang.
Khuôn viên của chùa được chia thành 3 khu vực chính. Nhưng điểm nhấn thu hút
các tín đồ hành hương là Tòa tháp 7 tầng và bức tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
khổng lồ.
Tòa tháp 7 tầng có tên Ban Po Thar. Cơng trình này được xây dựng vào năm
1930 với chiều cao hơn 30 mét, theo kiến trúc hình bát giác đặc trưng của đền
chùa Trung Quốc, kết hợp với phong cách kiến trúc của Thái Lan và Miến
Điện. Điều đó cũng thể hiện sự đồng nhất về sắc tộc và tôn giáo giữa các quốc
gia với nhau. Mỗi tầng cơng trình đặt rất nhiều những bức tượng được điêu

khắc bằng ngọc.
5


Bức tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát có tên Guanyin. Nằm trên đỉnh cao nhất
của chùa Kek Lok Si. Guanyin xây dựng vào năm 2002 với chất liệu bằng
đồng, cao hơn 36,5 mét. Tượng được che chở bởi một không gian mái 3 tầng và
được chống đỡ bằng hệ thống 16 cột làm bằng đồng.
12. Ẩm thực
Nhìn chung, khẩu vị ăn uống của người Malaysia cũng phong phú như Việt Nam.
Ngồi đa sắc khẩu vị như người Việt thì người Malaysia cịn sử dụng cơm là thực phẩm
chính trong bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên thực phẩm của Malaysia lại nhỉnh hơn. Do
người Đạo Hồi có nguyên tắc là chỉ sử dụng những nguyên liệu tươi sống, vì vậy ẩm thực
Malaysia chất lượng hơn.
Tuy nhiên, đa số người Malaysia kiêng ăn các lồi động vật như mèo, chó… đặc
biệt là thịt lợn. Họ ăn thịt gà, bò, cừu, và thịt họ ăn phải giết mổ theo đúng nghi thức của
người Hồi giáo.
Điều đặc biệt nhất ở đất nước này về ẩm phẩm đó là người Malaysia khơng uống
rượu bia ( theo quy định của người Đạo Hồi). Họ uống trà sữa, cà phê, nước hoa quả, trà
đá hoặc một tô súp nhỏ. Người Malaysia, dùng tay để thưởng thức món ăn, họ khơng ăn
canh và khơng có thói quen chan canh như người Việt Nam, mà họ ăn cơm với nước sốt
sánh đặc.
Dưới đây là một số ẩm thực tiêu biểu mà bạn nên thử khi đến Malaysia:
Nasi Lemak là một trong những món ăn được coi là “quốc hồn quốc túy” của
Malaysia mà bất cứ du khách nào đến đây cũng đều nên thử một lần. Du khách có
thể tìm mua nasi lemak ở hầu hết các qn ăn, nhà hàng, thậm chí là các quán vỉa
hè. Cơm Nasi Lemak khá béo vì nó được trộn nước dừa thơm ngon, sốt sambal cay
nồng, trứng chiên giòn và thịt gà hoặc thịt bị, món ăn này mang đến cho người ăn
một hương vị đặc trưng của đất nước Malaysia. Nasi lemak thường được ăn kèm
cùng cá khô nhỏ, lạc, dưa chuột, được đựng trên đĩa nhựa hoặc lá chuối.

Satay là món nướng được người dân Malaysia u thích. Các tín đồ món nướng
nhất định đến đây phải thưởng thức. Satay được chế biến với các nguyên liệu chính
là thịt bò hoặc thịt gà, thịt sẽ được ướp gia vị đặc trưng, cuốn tròn rồi mang đi xiên
que để nướng. Satay thường được sử dụng kèm với cơm, sốt đậu phộng, dưa leo và
hành tây. Tuy chế biến không quá cầu kỳ nhưng rất đáng để thử khi đặt chân tới nơi
đây.
Laksa chiếm vị trí quan trọng trong bản đồ ẩm thực của Malaysia. Món ăn từng
được kênh ẩm thực nổi tiếng CNN International (Mỹ) xếp hạng là một trong các
món ăn ngon nhất thế giới, đồng thời được Anthony Bourdain gọi là “bữa sáng của
các vị thần”, Với các phiên bản khác nhau như Laksa Penang, Laksa Sarawak..
nhưng hương vị chung nhất của Laksa là sự kết hợp giữa vị cay, ngọt, chua và mặn,
tạo nên một hương vị đậm đà và đa dạng. Nước dùng của Laksa thường được làm từ
cốt dừa, nước tương, tôm khô, tamarind, ớt và các gia vị khác để tạo ra một hương
6


vị cay cùng với hương vị chua ngọt đặc trưng. Các thành phần khác như mì sợi,
tơm, thịt gà hoặc thịt lợn, quả bông điên điển, đậu hũ và rau thơm giúp tăng thêm vị
tươi mát và đa dạng của món ăn.
13. Trang phục truyền thống:
Đối với nữ: Malaysia là một quốc gia phần lớn theo đạo Hồi nên quần áo của phụ
nữ sẽ che toàn bộ cơ thể, trừ tay và mặt. Baju Kurung bộ trang phục này gồm một chiếc
váy hoặc một chiếc xà rông dài từ hông đến gót chân kết hợp cùng một chiếc áo tay dài
có độ dài đến ngang hơng hoặc đầu gối. Người phụ nữ Malaysia sẽ chồng khăn vắt qua
vai hoặc có khi trùm lên đầu khi mặc Baju Kurung. Thế nhưng, do đa sắc tộc nên số ít,
ngồi trang phục Baju Kurung, những phụ nữ gốc Ấn tại Malaysia thường mặc các bộ
Sari mỏng và tô điểm bằng nhiều trang sức khác nhau. Những người phụ nữ người Sikh
thì mặc một chiếc áo lụa dài quá gối trùm ra bên ngoài quần lụa.
Đối với nam: Baju Melayu là bộ trang phục truyền thống dành cho nam giới với
thiết kế đơn giản hơn. Baju Melayu gồm quần áo dài tay, có nón đội và bên ngồi quần

có quấn một tấm vải giống như sà rơng ngắn đến đầu gối. Ngồi ra, Malaysia cịn có
những trang phục truyền thống nama của một số cộng đồng khác như Sikh họ mặc Kurti
với chiếc quần dài rộng, đội khăn xếp, người Peranakan họ mặc Dohti với áo sơ mi và
Sarong hoặc Kain Pelekat với khăn xếp.
14. Các lễ hội nổi tiếng :
Lễ hội là cơ hội mà du khách có thể cảm nhận trọn vẹn văn hoá truyền thống của đất
nước Malaysia. Một số lễ hội tiêu biểu ở đất nước xinh đẹp này:
Lễ hội Hari Merdeka ( ngày Quốc Khánh )
Để chúc mừng đất nước Malaysia thoát khỏi sự cai trị của Anh. Vào ngày này, một bữa
tiệc pháo hoa tại thủ đô Kuala Lumpur được tổ chức hoành tráng để chiêu đãi tất cả mọi
người, tiếp theo đó là cuộc diễu hành tại quảng trường Merdeka và các buổi hòa nhạc
cũng như các buổi biểu diễn suốt cả ngày.
Lễ hội Thaipusam
Lễ hội bày tỏ lịng thành kính với đức thần Hindu Muruga, là lễ hội quan trọng nhất của
những người theo đạo Hindu. Tại Batu Caves, hàng năm, cứ độ giữa tháng giêng và
tháng hai âm lịch, hàng nghìn du khách và các tín đồ đạo trên khắp thế giới về tham dự.
Hari Raya Korban
Dịp lễ kéo dài 3 ngày được người Hồi giáo trên tồn thế giới tổ chức nhằm tơn vinh
Abraham đã sẵn lòng vâng lời Thượng đế mà hiến tế con trai Ishmael của mình trước khi
Thượng đế can thiệp để cấp cho ông một con cừu làm vật hiến tế thay thế. Tháng linh
thiêng của việc kiêng khem và ăn chay.
Lễ hội Diwali
Lễ hội Diwali kéo dài 5 ngày, thường trùng vào dịp Năm Mới của người Hindu. Được tổ
chức bởi người đạo Hindu, Sikh và Jain. Ý nghĩa của lễ hội là sự chiến thắng của ánh
sáng trước bóng tối. Nhà cửa trong dịp lễ được trang trí bằng nến và đèn nhiều màu.
7


Cùng với đó là những đợt bắn pháo hoa cơng phu. Những ngày này tràn ngập không gian
ấm cúng do các gia đình tụ họp lại quây quần bên nhau ăn uống và tặng quà cho nhau.


CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MALAYSIA
2.1 Chính trị - Ngoại giao
Các cột mốc lịch sử quan trọng
Cuộc chiến kéo dài hơn 11 năm giữa người Hoa, thực dân Anh và người Malay
khiến cho đất nước Malaysia luôn trong tình trạng bất ổn. Người Malay đã nhận ra tình
nguy hại của vấn đề nên đã tìm cách tạo sự thỏa hiệp với những người gốc hoa. Đảng
Quốc gia Malaya, đứng đầu là Abdul Rahman đã ký một Hiệp ước với “Hiệp hội người
Hoa ở Malaya” và cả “Hiệp hội người Ấn ở Malaya”.

8


Tháng 7/1957 thành lập “Đảng Liên Minh” – Alliance, Đảng này đã giành được
thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. Thành Lập chính phủ và chính phủ này đã thương
thuyết thành công với Anh về nền độc lập của Malaya cùng sự ra đời của bản Hiếp pháp
năm 1957. Hiến Pháp năm 1957 vẫn dành vị trí ưu đãi cho người Malay và Islam trở
thành quốc gia của Liên bang Malaya.
Năm 1963, Liên bang Malaysia hình thành, về cơ bản mơ hình nhà nước khơng có
gì thay đồi. Bộ máy chính quyền vẫn nằm trong tay người Malay vì thế mâu thuẫn sắc tộc
vẫn tiếp tục xảy ra giữa người Hoa và người Malay đỉnh cao là cuộc đụng độ đẫm máu
năm 1969.
Năm 1970. Malaysia đã giải quyết vấn đề sắc tộc bằng việc hình thành Mặt trận
Dân Tộc (Barisab National – BN), trong đó Tổ chức Dân tộc thống nhất Malaysia
(UNMO) là đảng phái chính trị mạnh nhất, có uy tín và hạt nhân chính trong Mặt trận
Dân tộc.
Năm 1974 Mặt trận Dân tộc chính thức hoạt động, và luôn giành đa số phiếu trong
các kỳ bầu cử nghị viện. Ma trận hoạt động tích cực và đã góp phần quan trọng vào giải
quyết ổn thỏa giữa những mâu thuẫn chính trị giữa bang Kalantan và nhà nước liên bang.
Năm 1980, với sự ủng hộ của Mặt trận Dân tộc, Mahathir đã loại trừ phe đối lập,

xây dựng sự thống nhất chính trị tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tháng 7/ 1997 đã làm suy sụp các nền kinh tế,
tình hình chính trị các nước Đơng Nam Á. Suy thối kinh tế, khiến tình hình chính trị
Malaysia cũng trở nên phức tạp do xung đột đường lối khắc phục khủng hoảng tài chính
giữa thủ tướng Mahathir Mohamad và Phó thủ tướng Anwar Ibrahim.
Năm 1998, sự kiện Anwar là một cuộc đụng độ lớn giữa phe đổi mới và phe bảo thủ
trong nội bộ lãnh đạo đảng nói riêng và ở đất nước Malaysia nói chung. Sự kiện này đã
có ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình chính trị của đất nước và hoạt động của các phong
cách, các tổ chức chính trị - xã hội ở Malaysia về cả quy mơ và tính chất hoạt động trong
những năm sau khủng hoảng và hiện nay.
Tháng 11/ 1999, Mahathir giải tán Quốc hội sau đó nhanh chóng bước vào thời kì
vận động tranh cử 8 ngày.
Những năm đầu TK XX, phong trào cải cách và phe đối lập tiếp tục cuộc đấu tranh
chính trị vì các quyền cơ bản. Trước những khó khăn Kinh tế và hàng loạt những lý do,
năm 2003 Thủ tướng MAhathir quyết định nghỉ hưu và trao quyền cho ơng Abdulah
Badawi.
Thể chế chính trị
Liên bang Malaya khi đó theo chế độ quân chủ lập hiến. Vua Malaya được bầu từ
các tiểu vương thuộc 9 bang Islam (Malaysia có 13 bang) theo nhiệm kỳ 5 năm. Vua
Malaya có quyền lực khá lớn có thể bác bỏ các dư luật, có thể giải tán nghị viện, nhưng
9


quyền hành của nhà vua chỉ là chịu trách nhiệm cam kết và bảo hộ tơn giáo Islam trong
tồn Liên bang và đóng vai trị cố vấn cho Thủ tướng và các quyết định bổ nhiệm mang
tính nghi thức.
Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp liên bang và bang. Ở cấp
liên bang, Quốc hội liên bang của Malaysia bao gồm Hạ viện và Thượng viện.
Hạ viện:

Gồm 100 thành viên, sau này lên đến 192 thành viên, được lựa chọn từ các khu vực
bầu cử, có nhiệm kỳ 5 năm
Thượng viện:
Có 69 thành viên, trong đó 40 người đứng đầu các bang được chỉ định (thường do
vua chỉ định ) và 29 người được bầu từ các bang đại diện cho quyền lợi của các bang với
nhiệm kỳ 6 năm.
Quốc hội có thể ban hành luật cho một bang nào đó hoặc cho tồn liên bang. Luật
của bang do chính cơ quan lập pháp của bang đó ban hành và chỉ có hiệu lực ở bang đó.
Chính phủ liên bang của Malaysia do Thủ tướng đứng đầu. Cấp chính quyền này có
ba nhánh là hành pháp, lập pháp và tư pháp mỗi nhánh có nhiệm vụ và chức năng khác
nhau. Các Nội các Malaysia là cơ quan hành pháp của chính phủ Malaysia do Thủ tướng
lãnh đạo. Nội các của Malaya có 25 Bộ trưởng. Người đứng đầu 9 tiểu vương miền Tây
theo chế độ cha truyền con nối được tham gia lựa chọn vào ngôi vua tồn liên bang.
Thống đốc các bang cịn lại khơng theo Islam như Sarawak, Sabah, Malacca, và Penang
do nhà vua chỉ định khơng được bầu làm vua.
Đảng chính trị chủ yếu của Malaysia là Tổ chức UMNO, nắm quyền trong Liên
minh được gọi là Barisan Nasional (trước đây là Liên minh) với các đảng khác kể từ khi
Malaya giành được độc lập vào năm 1957. Hiện nay, Liên minh Barisan Nasional có 3
thành viên nổi bật là UMNO, Hiệp hội Trung Quốc Malaysia và Hội nghị Ấn Độ
Malaysia. Ngoài UMNO và các thành viên khác của Barisan Nasional, 3 đảng đối lập
chính (và một số đảng nhỏ hơn) cạnh tranh trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia ở
Malaysia. 3 đảng đối lập cạnh tranh nhất là Đảng Tư pháp nhân dân (PKR), Đảng Hồi
giáo Pan-Malaysia (PAS) và Đảng Hành động Dân chủ (DAP).
Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước Malaysia được chia thành 3 ngành: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Cơ quan lập pháp
Quyền lập pháp của liên bang được trao cho Quốc hội liên bang .
Quốc hội có chức năng làm luật và kiểm sốt tài chính của Chính phủ, Ngân sách
liên bang cũng do Quốc hội quy định. Giúp việc cho văn phịng Quốc hội có các bộ phận:
quản lý tài chính, họp báo chính thức, lưu trữ, thông phiên dịch, lễ tân và giám sát xây

dựng.
10


Cơ quan hành pháp
Cơ cấu hành pháp gồm có: Vua, Thủ tướng, Nội các, các Bộ Trưởng.
Vua có quyền bổ nhiệm Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng, và thẩm phán, có quyền
giải tán Quốc hội khi cần thiết.
Trong hoạt động Chính phủ, Vua là nguyên thủ quốc gia, nắm quyền hành pháp tối
cao. Tuy nhiên, điều hành công việc của đất nước hàng ngày được giao cho Nội các. Hiến
pháp quy định rõ: “Nhà vua quyết định trên cơ sở tư vấn của Thủ tướng và Nội các, ngoại
trừ 3 trường hợp sau:
Bổ nhiệm Thủ tướng
Giải tán Quốc hội
Triệu tập Hội nghị 9 Tiểu vương quốc thì Vua có thẩm quyền tự quyết định không
phải tham khảo ý kiến của Nội cácu”
Cơ quan tư pháp
Ủy ban tư pháp
Ủy ban tư pháp là một cơ quan độc lập, chịu sự chi phối trực tiếp của Vua và Hoàng
gia, người đứng đầu ủy ban này do Vua bổ nhiệm.
Cơ cấu tổ chức hệ thống tòa án
Hệ thống tòa án Malaysia được tổ chức theo 3 cấp:
Tòa án cấp thấp (cấp I) gồm Tòa án huyện, tòa án khu vực, cả 2 loại Tòa án này đều
xử sơ thẩm.
Tòa án cấp cao (gọi là cấp II hay cấp Bang): xử sơ thẩm và phúc thẩm
Tòa án tối cao: xử phúc thẩm và xử các vấn đề liên quan đến Hiến pháp

11



12


Tổng hợp các đời Tổng Thống hoặc đứng đầu của Malaysia
Tên

Bổ nhiệm

Bãi nhiệm

Sự kiện

16/07/1981

31/10/2003

Ông được mệnh danh là "Cha đẻ
của Malaysia hiện đại". Sự phát
triển của Malaysia được bắt đầu từ
thời của ơng, đất nước nhanh chóng
trở thành thành viên của Câu lạc bộ
các nước công nghiệp mới (NICs).
Trong 22 năm cầm quyền,
Mahathir đã biến Malaysia thành
trung tâm viễn thông, tài chính và
sản xuất cơng nghệ cao trong khu
vực Asean và châu Á. Mahathir có
cơng dẫn dắt Malaysia qua những
bước phát triển thần kỳ, trở thành
một trong những nền kinh tế mạnh

nhất Khu vực các nước Asean.
Mahathir 92 tuổi đã giành chiến
thắng lịch sử trong cuộc tổng tuyển
cử ngày 9/5/2018 tại Malaysia,
chấm dứt 60 năm cầm quyền của
liên minh Barisan Nasional.
Mahathir được coi là một trong
những nhân vật quan trọng nhất
trong lịch sử Malaysia hiện đại.
Giai đoạn kinh tế Malaysia phát
triển mạnh vào những nhiệm kỳ
ông đương chức. Vào tháng 4 năm
2019, Mahathir được Tạp chí Time
liệt kê là một trong 100 người có
ảnh hưởng nhất năm 2019.Vào
tháng 5 cùng năm, ông được xếp
hạng thứ 47 trong danh sách 50 nhà
lãnh đạo xuất sắc của Fortune
Global 2019. Hiện tại, Chính trị gia
97 tuổi nắm giữ kỷ lục Guinness
thế giới "Thủ tướng cao tuổi nhất
thế giới hiện tại"

( Năm sinh )
Mahathir
Mohamad
(1925)

13



Najib Razak

03/04/2009

10/05/2018

(1953)

Anwar Ibrahim
(1947)

24/11/2022

Najib trở thành thủ tướng Malaysia
vào năm 2009. Trong thời gian cầm
quyền, ông đã thực thi thuế tiêu thụ
6% và dính líu đến vụ bê bối tham
nhũng 1MDB dẫn đến một loạt các
cuộc biểu tình kêu gọi ơng từ chức.
Nhiều chính trị gia xếp Najib là
một trong những "tệ nhất thủ tướng
trong lịch sử Malaysia". Vào ngày
28 tháng 7 năm 2015, tạp chí Time
đã đề xuất Tổng thống Hoa Kỳ
Barack Obama nên tránh xa Najib.
Đứng đầu danh sách năm lý do để
Obama làm như vậy là vụ bê bối
1MDB. Ngày 2 tháng 2 năm 2016,
FinanceAsia đã đánh giá Najib là

Bộ trưởng Tài chính tệ nhất năm
2016. Tạp chí cho biết năm 2015
đã là một năm khó khăn đối với
nền kinh tế Malaysia, với "cú đánh
kép" của vụ bê bối 1MDB và sự
sụp đổ giá dầu.

Đương nhiệm Hiện là đương kim Thủ tướng thứ
mười của Malaysia, trước đó, ơng
làm Phó Thủ tướng nước này từ
năm 1993 đến 1998. Vào thời kỳ
đầu trên cương vị này, ông được
xem là người kế vị sáng giá nhất
chức Thủ tướng của Thủ tướng
Mahathir Mohamad. Anwar là
người Malaysia duy nhất được bầu
chọn vào danh sách 100 nhân vật
ảnh hưởng nhất thế giới của Time.

Mối quan hệ ngoại giao với các nước
Chính sách ngoại giao của Malaysia dựa trên nguyên tắc trung lập và duy trì các
quan hệ hịa bình với tất cả các quốc gia, bất kể hệ thống chính trị của quốc gia đó. Chính
phủ đặt ưu tiên cao đối với an ninh và sự ổn định của Đông Nam Á, cố gắng phát triển
hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực. Trong quan hệ với các quốc
14


gia Hồi giáo khác, Malaysia là một quốc gia Hồi giáo tiến bộ. Trong chính sách ngoại
giao của Malaysia, một nguyên tắc bất di bất dịch là khẳng định chủ quyền quốc gia và
quyền của một quốc gia trong việc kiểm sốt các cơng việc nội bộ.

Nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ trên lĩnh vực quân sự, Malaysia với 4 quốc gia láng
giềng đã đưa ra “Thỏa thuận phòng thủ năm nước”. Đây có thể coi là một sáng kiến an
ninh khu vực tồn tại trong gần 40 năm, liên quan đến các cuộc luyện tập quân sự chung
được tổ chức giữa Malaysia, Singapore, Australia, New Zealand và Anh. Các cuộc luyện
tập quân sự và tập trận chung được tổ chức với Indonesia trong nhiều năm. Malaysia và
Philippines chấp thuận tổ chức luyện tập an ninh chung nhằm đảm bảo biên giới hàng hải
và giải quyết các vấn đề như nhập cư bất hợp pháp.
Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Tunku Abdul Rahman (đến năm 1970), Malaysia
đã theo đuổi chính sách đối ngoại chống cộng cực kỳ ủng hộ Cộng sản. Tuy nhiên,
Malaysia đã tích cực phản đối phân biệt chủng tộc khi thấy Nam Phi rời khỏi Khối thịnh
vượng chung năm 1961 và là thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) năm 1967 và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) năm 1969, với Tunku là Tổng
thư ký đầu tiên vào năm 1971.
Dưới thời Thủ tướng Tun Abdul Razak và Tun Hussein Onn, Malaysia đã thay đổi
chính sách của mình theo hướng không liên kết và trung lập. Năm 1971, ASEAN đã ban
hành Tun bố hịa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) trung lập và chống hạt nhân.
Malaysia chưa bao giờ cơng nhận Israel và khơng có quan hệ ngoại giao với nước
này, với việc Malaysia từng lên án hành động của Israel trong cuộc đột kích của họ đối
với một nhiệm vụ nhân đạo ở Gaza và yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế thực hiện bất kỳ
hành động nào chống lại họ. Malaysia tuyên bố sẽ chỉ thiết lập quan hệ chính thức với
Israel sau khi đạt được thỏa thuận hịa bình với Nhà nước Palestine và kêu gọi cả hai bên
tìm giải pháp nhanh chóng.
2.2 Kinh tế - Xã hội
Các cột mốc phát triển
Từ sau độc lập dân tộc: 1970 – 1990
Sau khi giành được độc lập (1957), Malaysia lúc đó là một nước nơng nghiệp nghèo
nàn, lạc hậu, nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào Anh, nguồn thu chính là từ xuất khẩu cao
su tự nhiên và thiếc. Từ 1970, Chính phủ Malaysia thực hiện chính sách kinh tế mới
(1970-1990) với mục tiêu xố nghèo đói và cơ cấu lại nền kinh tế. Ở giai đoạn này, nhà
nước đã chủ động đóng vai trị then chốt trong phát triển kinh tế.

Hai mục tiêu chính của NEP là: cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội, giảm tỷ lệ
đói nghèo trên tồn đất nước không phân biệt dân tộc; điều chỉnh những mất cân đối
trong xã hội tức là kết cấu lại việc làm, nghề nghiệp và vốn cổ phần tương xứng với cơ
cấu các tộc người Mã Lai, Hoa, Ấn.
Thơng qua các chính sách cụ thể về công nghiệp, nông nghiệp và phát triển vùng,
nền kinh tế của Malaysia đã có nhiều biến chuyển theo hướng cơng nghiệp hố tích cực.
15



×