TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI
TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
MỤC LỤC
I.
Sơ lược về sự hình thành phong kiến Tây Âu và Tây Âu thời hậu kỳ
trung đại.............................................................................................................3
1. Sự hình thành phong kiến Tây Âu..........................................................3
2. Tây Âu thời hậu kỳ trung đại..................................................................4
II.
Âu
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời hậu kỳ trung đại Tây
.................................................................................................................5
1. Kinh tế.....................................................................................................5
2. Chính trị..................................................................................................6
3. Xã hội......................................................................................................7
4. Văn hóa...................................................................................................8
III.
Thành thị thời hậu kỳ trung đại Tây Âu................................................10
1. Nguyên nhân ra đời của thành thị.........................................................10
2. Hoạt động của thành thị thời hậu kỳ trung đại Tây Âu.........................12
IV.
Các cuộc phát kiến địa lý.......................................................................14
1. Nguyên nhân.........................................................................................14
2. Điều kiện...............................................................................................15
3. Các cuộc phát kiến địa lý......................................................................15
4. Kết quả..................................................................................................16
V.
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu..............................................16
1. Tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản..........................................16
2. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản Tây Âu.................................................17
VI.
Phong trào văn hóa Phục hưng..............................................................18
1. Tính chất................................................................................................18
2. Thành tựu..............................................................................................19
3. Ý nghĩa..................................................................................................20
VII. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân Đức....................................21
1. Cải cách tôn giáo...................................................................................21
2. Chiến tranh nông dân Đức....................................................................23
KẾT LUẬN.....................................................................................................26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................27
1
MỞ ĐẦU
Thời kỳ trung đại (hay trung cổ) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt
đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma ở thế kỷ V, hòa vào thời Phục Hưng
và thời đại khám phá. Thời trung đại (trung cố) là thời đại thứ hai trong ba
thời đại lịch sử theo cách phân kì truyền thống của lịch sử phương Tây, cùng
với cổ đại và hiện đại.
Các nhà sử học mác - xít cho rằng lịch sử trung đại về cơ bản là lịch sử
chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô
lệ, mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ, ở Tây Âu là
năm 476 – năm đế quốc Rôma diệt vong.
Lịch sử trung đại phương Tây kéo dài 12 thế kỷ (từ thế kỷ V đến thế kỷ
XVII). Như trên đã nói nội dung của lịch sử trung đại là lịch sử chế độ phong
kiến, một chế độ xã hội phổ biến nhất trong lịch sử loài người. Căn cứ theo
tiến trình của chế độ phong kiến có thể chia thành ba thời kì: Sơ kì, trung kì,
hậu kì.
Thời hậu kì trung đại kéo dài từ đầu thế kỷ XVI – giữa thế kỷ XVII là
thời kì tan rã của chế độ phong kiến. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế hàng hóa, quan hệ tư bản chủ nghĩa vốn đã có mầm mống ở Italia từ thế kỷ
XIV, giờ đây phát triển phổ biến ở Tây Âu dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư
bản. Lịch sử trung đại phương Tây là lịch sử chế độ phong kiến trên phạm vi
toàn châu Âu, trong đó chế độ phong kiến ở Tây Âu xuất hiện và tan rã sớm
hơn nhiều so với các khu vực khác, hơn nữa những nội dung quan trọng nhất
của lịch sử trung đại phương Tây về kinh tế, xã hội, chính trị, tơn giáo, văn
hóa, đấu tranh giai cấp, vv... chủ yếu diễn ra ở Tây Âu. Do vậy, trong phạm vi
yêu cầu của bài tiểu luận, tôi chỉ tập trung giới thiệu lịch sử Tây Âu mà nội
dung trọng tâm là Tây Âu thời hậu kỳ trung đại. Hơn nữa, do đặc điểm của
thời kỳ này, nhiều biến động lịch sử không phải chỉ xảy ra trong từng quốc
gia riêng lẻ mà thường trở thành những sự kiện chung của cả Tây Âu, do đó
2
lịch sử trung đại phương Tây không viết theo từng nước mà theo những vấn
đề cơ bản, những sự kiện quan trọng mang tính tiêu biểu của cả thời kỳ. Cơ sở
lý luận của bài tiểu luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin để
đưa ra cái nhìn về Tây Âu thời hậu kỳ trung đại. Đề tài sử dụng phương pháp
nghiên cứu là phân tích và tổng hợp ngồi ra cịn có phương pháp lơgic và
lịch sử. Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 7
chương và 19 tiết.
3
NỘI DUNG
I. Sơ lược về sự hình thành phong kiến Tây Âu và Tây Âu thời hậu
kỳ trung đại
1. Sự hình thành phong kiến Tây Âu
Ở ngồi biên giới của đế quốc Rơma có các bộ lạc người Xentơ,
Giécmanh, Xlavơ cư trú. Trước thế kỷ thứ V, họ đang sống trong chế độ công
xã nguyên thủy nên người Rôma gọi là “man tộc”. Đến thế kỷ thứ III, các bộ
lạc Giécmanh đã liên kết thành nhiều liên minh bộ lạc Ơxtơrơgốt, Vidigốt,
Văngđan, Frăng…và thường tập kích vào biên giới của đế quốc Rôma. Không
ngăn nổi sự xâm nhập ấy, các hồng đế Rơma buộc phải cho một số liên minh
bộ lạc Giécmanh di cư ồ ạt vào phần lãnh thổ phía Tây của đế quốc Rơma và
họ thành lập các vương quốc: Vidigốt, Văngđan, Buốcgôngđơ, Ăngglô
Xắcxông…Năm 476, một viên tướng người Giécmanh là Ơđơacrơ (Odeacre)
đã làm chính biến, lật đổ hồng đế cuối cùng của Tây Rơma là Rơmulút
Ơgutulút (Romulus Augustiulus). Đây là mốc kết thúc của chế độ chiếm hữu
nô lệ trong lịch sử thế giới. Đế quốc Tây Rôma diệt vong, người Giécmanh
tiếp tục thành lập ba vương quốc nữa là Ơxtơrơgốt Lơngba, Frăng, ... Các
vương quốc chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng vương quốc Frăng tồn
tại lâu dài và có vai trị quan trọng trong lịch sử phong kiến Tây Âu.
Từ thế kỉ V- IX là thời kì xác lập của chế độ phong kiến ở Tây Âu, sự
ra đời của chế độ phong kiến ở Tây Âu được hình thành. Sự ra đời của quan
hệ sản xuất phong kiến gắn liền với sự hình thành hai giai cấp cơ bản của xã
hội phong kiến đó là giai cấp lãnh chúa và giai cấp nơng nơ. Muốn có hai giai
cấp này phải trải qua một q trình phong kiến hóa, đó là q trình ruộng đất
vào trong tay một số người để biến thành lãnh chúa phong kiến và đồng thời
với quá trình trên là q trình người nơng dân tự do bị tước đoạt mất ruộng
đất cùng với các tầng lớp nhân dân khác biến thành nông nô. Trong thời kỳ
4
này thượng tầng kiến trúc đã được hình thành như nhà nước, pháp luật, tôn
giáo, … để phù hợp với xu thế của thời đại.
Lịch sử phương Tây trung đại kéo dài từ thế kỷ V đến thế kỷ XVI,
XVII, chia thành ba thời kỳ lớn: Sơ kỳ trung đại từ thế kỷ V đến thế kỷ IX,
trung kỳ trung đại từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, hậu kỳ từ XV đến thế kỷ XVI,
XVII, tương ứng ba thời kỳ hình thành, phát triển và tan rã của chế độ phong
kiến Tây Âu.
2. Tây Âu thời hậu kỳ trung đại
Hậu kỳ trung đại Tây Âu kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, XVII.
Đây được coi là thời kì suy tàn của chế độ phong kiến Tây Âu, quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong lòng chế độ phong kiến Tây Âu. Do
sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, quan hệ tư bản chủ nghĩa vốn đã có
mầm mống ở Italia từ thế kỷ XIV, giờ đây phát triển phổ biến ở Tây Âu dẫn
đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong và quan
hệ tư bản nảy sinh. Giai đoạn nầy được mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn
về địa lý. Bởi vì phát kiến địa lý mở đường cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
và mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận đại. Ðây cũng là thời kỳ
chính quyền quân chủ chuyên chế được xây dựng ở một số nước (Anh, Pháp,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ....) Lúc này là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng
cấp phong kiến cũ đã suy thoái và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị
dân trung đại, và khi mà giữa hai bên đối địch nhau chưa bên nào thắng bên
nào, lúc ấy qúi tộc phong kiến bắt tay vời tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ
và phong trào nông dân đang lên mạnh. Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những
cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa sâu sắc (đấu tranh giữa hai ý thức hệ
tôn giáo phản động và ý thức hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào
cải cách tơn giáo, văn hóa Phục Hưng.
5
Trong giai đoạn này, do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội
và tư tưởng mới, phong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh mẽ, biến
thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hồn tồn mới là thủ
tiêu chế độ phong kiến và vương quyền. Tất cả những điều đó đã làm cho giai
đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở thành một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử,
khác về chất với giai đoạn phong kiến phát triển trước đó (thế kỷ XI-XV),
cũng như với các thế kỷ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công nghiệp (thế kỷ
XVIII - XIX). Quy luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải phù hợp với tính
chất của lực lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy nhanh sự tan rã
của chế độ phong kiến.
II. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời hậu kỳ trung
đại Tây Âu
1. Kinh tế
Vào thế kỉ XV, trên cơ sở nền sản xuất công trường thủ công, ở Tây Âu
bắt đầu xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường… có th mướn
nhân cơng. Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. Các
ngân hàng được thành lập và ngày càng có vai trị to lớn. Đó là nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa, với sự hình thành hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản.
Trong nền sản xuất mới, giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, nhưng
khơng có quyền lực chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm. Nhân dân lao
động (chủ yếu là nơng dân, thợ thủ cơng, cơng nhân) bị áp bức, bóc lột nặng
nề. Tạo nên mâu thuẫn sâu sắc giữa phong kiến và tư bản nổi bật ở thời kỳ
này. Còn mâu thuẫn giữa tư bản và vơ sản có nhưng khơng sâu sắc.
Ở thời kỳ này kinh tế hàng hóa tiền tệ dần phát triển, đẩy lùi kinh tế tự
nhiên, các ngân hàng bắt nguồn từ Italia được mở ra ở các thành thị và phát
triển rất nhiều chi nhánh trên toàn Tây Âu. Các tổ chức kinh tế theo lối phong
kiến được thay thế bằng các hình thức sản xuất mới theo lối TBCN. Phường
6
hội được thay thế bằng các công trường thủ công. Các tổ chức hội buôn được
thay bằng các công ty thương mại.
Chế độ ruộng đất ở phương Tây có khác phương Đông. Đất đai một
phần thuộc nhà vua. Vua chia ruộng đất cho các quan chức phong kiến và các
tướng lĩnh, giáo hội. Một phần được chia cho nông dân nhưng buộc họ phải
phục vụ suốt đời, trung thành với nhà vua và không được chia cho con cháu.
Nông nô ở phương Tây phải nộp tô tiền, tô lao dịch, thuế và các nghĩa vụ
công cộng. Nhưng ở thời này trong nơng nghiệp các lãnh địa bị xóa bỏ, thay
bằng các trang trại kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Từ đó nơng nơ
khơng làm việc cho địa chủ phong kiến nữa mà làm việc cho giai cấp tư bản.
2. Chính trị
Từ cuối thế kỉ XV, chế độ phong kiến trung ương tập quyền đã hình
thành, tiếp tục phát triển thành nhà nước quân chủ chuyên chế (Anh, Pháp,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Bên cạnh vua vẫn có nghị viện, hội nghị 3 đẳng
cấp như một cơ quan tư vấn giúp nhà vua cai trị. Nhà nước quân chủ chun
chế thời kì này có sự liên minh giữa tư sản và phong kiến. Chính quyền phong
kiến khuyến khích tư sản kinh doanh phát triển kinh tế nhưng trong khn
khổ của chế độ phong kiến. Hình thức nhà nước quân chủ chuyên chế tồn tại
mạnh nhất ở Pháp và Anh.
Ở Pháp, vua liên kết với thị dân và các lãnh chúa phong kiến nhỏ
dẹp nạn cát cứ vào cuối thế kỷ XIII; các đời vua Lui, nước Pháp đã tiên
hành nhiều cuộc cải cách khiến cho quyền lực nhà vua rất lớn, nhà vua
kiểm sốt hồn tồn địa phương, chế độ tự quản ở Pháp không được
thừa nhận, cơ quan đại diện đẳng cấp khơng cịn hoạt động, nhà thờ trở
thành công cụ của nhà vua.
7
Ở Anh, vẫn duy trì nghị viện khi nhà nước quân chủ chuyên chế ra đời
gắn với tên tuổi của vua Henry VIII, sau này phát triển cực thịnh dưới thời
Elizabét I (1558-1603) trong suốt 45 năm. Năm 1603, Nữ hồng qua đời, vua
Giêm I kế vị. Lúc đó ngồi tơ thuế, vua khơng cịn nguồn thu nào khác, sau
này Hạ nghị viên với sự xuất hiện của quý tộc mới mạnh về kinh tế đã có khả
năng thơng qua đạo luật về thuế, kiểm soát được chi tiêu của nhà vua. Trong
xã hội dần hình thành mâu thuẫn giữa tư sản tiến bộ với phong kiến phản
động và nhà vua.
Nhìn chung thời kì này có thể được chia làm 2 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn xác lập chính thể quân chủ trung ương tập
quyền, đây là giai đoạn đầu có mục đích xố bỏ chế độ phân quyền cát cứ.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn xây dựng nhà nước theo chính thể quân chủ
chuyên chế khi cả quý tộc phong kiến, tư sản và giáo hội đều có nhu cầu tập
quyền.
3. Xã hội
Từ thế kỷ XV, quan hệ xã hội đã có sự thay đổi, ở thời sơ và trung kì
quan hệ bóc lột là lãnh chúa đối với nông nô đã thay bằng quan hệ bóc lột
giữa chủ và thợ. Hình thức bóc lột lao động làm thuê, bóc lột giá trị thặng dư
thay cho hình thức bóc lột có tính chất cưỡng bức người nông nô. Công thức
là chủ xuất vốn, thợ xuất sức.
Từ thế kỷ XIV, mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã ra
đời và phát triển, hình thành nên giai cấp tư sản (một số thương nhân giàu có,
một số chủ đất, một bộ phận thị dân giàu có). Trong xã hội lúc này mâu thuẫn
xã hội trở nên gay gắt: Đó là mâu thuẫn giữa các lãnh chúa với nông dân
(phong trào khởi nghĩa cùa nông dân nổ ra khấp nơi) và lãnh chúa với giai cấp
tư sản. Trong đó mâu thuẫn tư sản và vô sản mới nảy sinh, chưa sâu sắc. Còn
mâu thuẫn giữa tư sản và phong kiến mới là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu ở thời
8
hậu kì. Do đó, đấu tranh của tư sản chống phong kiến là động lực thúc đẩy xã
hội phong kiến Tây Âu hậu kì, làm cho xã hội phong kiến tan rã nhanh hơn,
mở đường cho sức sản xuất TBCN phát triển.
Lúc này giai cấp tư sản mong muốn thống nhất, mở rộng thị trường, vì
vậy muốn xố bỏ tình trạng phân quyền cát cứ nhằm phát triển kinh tế tư bản
chủ nghĩa. Trước tỉnh hình đó, giai cấp tư sản đã khôn khéo liên kết với nông
nô, đứng về phía nhà vua chống lại các lãnh chúa phong kiến, lúc này những
lãnh chúa nhỏ cũng liên kết với giai cấp tư sản, nông nô và nhà vua chống lại
các lãnh chúa lớn.
Bên cạnh ngun nhân này cịn có các nguyên nhân khác như lúc này
phong trào nông nô phát triển mạnh, cần phải có sự tập trung quyền lực để đối
phó. Mặt khác qua các cuộc Thập tự chinh thế kỷ XII, XIII nhiều lãnh chúa
phong kiến hiếu chiến đã không trở về hoặc bị phá sản, tức là thế lực của
nhiều lãnh chúa lúc này bị suy yếu nhiều.
4. Văn hóa
Do sự phát triển của nền kinh tế, các thành thị ra đời, đồng thời tầng
lớp thị dân cũng xuất hiện. Tầng lớp này có nhu cầu rất lớn về tri thức để mở
rộng tầm hiểu biết của mình. Xuất phát từ nhu cầu đó, các trường học đã ra
đời, ban đầu là các trường phổ thông, sau đó là các trường đại học. Trường
đại học đầu tiên là Bôlôna (Ý), sau đến các trường như Paris, Ooclêăng
(Pháp), Oxford, Cambridge (Anh), Xalamanca (Tây Ban Nha), Palecmo
(Ý)...Cuối thế kỉ XIV ở Châu Âu có 40 trường đại học. Học sinh đủ mọi thành
phần, từ con em quý tộc, tăng lữ đến thị dân, nông dân.
Ngôn ngữ dùng để giảng dạy trong các trường học là tiếng Latinh.
Tiếng Latinh là ngơn ngữ chết (tử ngữ), có nghĩa là dân chúng khơng nói
tiếng này. Vì thế đầu tiên, học sinh phải học đọc và viết tiếng Latinh. Khi đó,
sách vở rất hiếm và rất đắt (sách vở làm bằng da cừu hoặc da dê dát mỏng,
9
viết bằng bút lông ngỗng), cho nên chỉ thầy giáo (đều là thầy tu) mới có một
quyển sách để dạy học, còn học trò học thuộc lòng những chữ và những câu
do thầy đọc. Sau khi học sinh đã đọc thông, viết thạo tiếng Latinh, học sinh
phải học tiếp “bảy nghệ thuật tự do”: văn phạm (hay ngữ pháp), tu từ học
(nghệ thuật nói), biện chứng pháp (nghệ thuật tranh cãi), số học, hình học,
thiên văn học và âm nhạc. Nhìn chung, các mơn khoa học thời kì này đều bị
giáo hội lợi dụng, lừa dối, xuyên tạc nhằm phục vụ lợi ích của giáo hội.
Sau khi học xong “bảy nghệ thuật tự do” trong 5 hoặc 7 năm, học sinh
có thể xin vào học tại trường đại học. Trường đại học thời đó thường chỉ có 3
khoa: Thần học, Luật học và Y học. Môn luật học Rôma được đề cao từ khi
kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát triển và chính quyền quân chủ tập quyền được
thiết lập. Bộ luật Rôma trước kia đề cao quyền lực vơ hạn của hồng đế
Rơma, thì nay giúp cho việc tăng cường uy quyền của nhà vua dưới chế độ
quân chủ tập quyền. Các trường đại học thời trung đại thường được xây dựng
ở các thành thị sầm uất, mượn một số trong tu viện hay nhà thờ làm giảng
đường. Tuy nhiên, giáo hội vẫn tìm mọi cách để chi phối, khống chế các
trường đại học (đuổi nhiều giáo sư tiến bộ, thay bằng các giáo sĩ), triết học
kinh viện chiếm vị trí quan trọng nhất trong trường đại học.
Triết học kinh viện (triết học nhà trường) là môn học rất được chú trọng
trong các trường đại học. Triết học kinh viện áp dụng những phương pháp
biện luận cực kì rắc rối, chú trọng lơgic hình thức. Các nhà triết học kinh viện
cho rằng đối với các hiện tượng tự nhiên khơng cần phải quan sát, thí nghiệm
mà chỉ cần dùng phương pháp tư duy trừu tượng thì cũng có thể đạt tới chân
lý. Sang thế kỉ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái. Từ đây các nhà triết
học kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và các tác phẩm cổ điển
nữa mà chỉ làm công việc biện hộ cho giáo lý của đạo Thiên chúa, đồng thời
họ đấu tranh mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tư sản mới ra đời
tức là những người theo chủ nghĩa nhân văn.
10
Văn học bao gồm có văn học dân gian, văn học Latinh, văn học kị sĩ và
văn học thành thị. Văn học kị sĩ là các câu chuyện, bài thơ ca ngợi những con
người mang đầy đủ các tính cách của giới kị sĩ, đó là trung thành với lãnh
chúa, ngoan đạo, tôn thờ người đẹp và dũng cảm trong chiến đấu. Tác phẩm
tiêu biểu: Bài ca Rôlăng, Bài ca Xit, Bài ca Nibêlunghen, Tơrixtăng và Ydơ...;
Văn học thành thị là tiếng nói của thị dân nhằm đả kích giai cấp phong kiến
vạch trần sự tham lam và những hành vi xấu xa của tầng lớp giáo sĩ, đồng thời
miêu tả sự thơng minh, tháo vát của nhân dân có các tác phẩm tiêu biểu “Di
chúc của con lừa”, “Thầy lang vườn”.
Nghệ thuật kiến trúc Tây Âu thời kì này bị suy thối. Kiến trúc Rơman
là những nhà thờ xây bằng đá, tường dày, cửa sổ nhỏ, mái tròn, cột to và thấp,
nơi cửa ra vào có tháp chng nhọn và đồ sộ. Nửa sau thế kỉ XII, kiến trúc
Gôtich xuất hiện ở miền Bắc nước Pháp: vòm cửa nhọn, nóc nhà nhọn, bên
ngồi có tháp cao vút, tường mỏng, cửa sổ lớn, được trang trí bằng nhiều kính
màu làm cho trong nhà có đầy đủ ánh sáng.
III. Thành thị thời hậu kỳ trung đại Tây Âu
1. Nguyên nhân ra đời của thành thị
Từ cuối thời đế quốc Rôma, do sự suy thối của nền kinh tế hàng hóa,
các thành thị ở Tây Âu đã bị điều tàn. Sự xâm nhập và phá hoại của man tộc
càng làm nghiêm trọng thêm tình hình ấy. Trừ một số thành phố ở Italia, miền
nam nước Pháp và Tây Ban Nha, cịn nói chung, các thành thị đều trở nên
vắng vẻ, các công trình kiến trúc tráng lệ trước kia như lâu đài, đền miếu, ...
chỉ còn lại những đống hoang tàn, đất đai xung quanh biến thành đồng ruộng.
Đến đầu thời trung đại, đề phòng sự xâm nhập của các tộc bên ngồi và do
tình trạng hỗn chiến ở Tây Âu, ở Pháp và Đức đã xây dựng những thành lũy
mới hoặc khơi phục lại các cơng trình phịng thủ của các thành phố cổ như
Pari, Côlônhơ. Những cơ sở này thường trở thành kinh đơ của vua hoặc trung
tâm hành chính của các bá tước hoặc giám mục. Cư dân phần lớn là bà con và
11
tơi tớ của lãnh chúa, ngồi ra cịn có một số nơng dân và thợ thủ cơng. Ngồi
ra, để thốt khỏi thân phận nông nô, một bộ phận cư dân phải chuộc thân phận
hoặc là bỏ trốn ra khỏi lãnh địa và tìm đến những nơi có nhu câu tập trung
thuận tiện (bến sông, ngã ba, ngã tư giao thương) để có thể sinh sống, bn
bán từ đó hình thành nên thành thị.
Đến thế kỷ XI, nền kinh tế châu Âu có một bước tiến rất quan trọng mà
chủ yếu biểu hiện ở sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp. Từ
cuối thế kỷ X, nền kinh tế nơng nghiệp ở Tây Âu đã có những tiến bộ lớn.
Tước hết là do kinh nghiệm sản xuất được tích lũy, trải qua năm trăm năm, đã
được dồi dào, phong phú. Người nông nô đã biết cải tiến công cụ như dùng
cày nặng có bánh xe, có hai hay ba ngựa hoặc bị kéo. Kĩ thuật bón phân làm
đất tơi, xốp và tăng độ phì đã được phổ biến. Việc áp dụng phương pháp luân
canh ba khoảnh (hai khoảng cày cấy, một khoảng nghỉ thay phiên nhau) đã
góp phần làm tăng năng suất lao động. Thóc giống bỏ ra, có thể thu về gấp
sáu lần khi mùa tới. Lương thực dồi dào khiến người ta có thể mở rộng chăn
nươi. Nhờ vậy, những người nông nô đã đem lương thực, nông sản thừa đổi
lấy sản phẩm thủ công nghiệp. Như thế là nông dân đã cung cấp nguyên liệu
và lương thực thực phẩm cho thợ thủ cơng, điều đó làm cho những thợ thủ
cơng khéo tay có thể n tâm sản xuất để có được những sản phẩm tốt hơn.
Trong thủ công nghiệp, nhiều ngành nghề mới đã ra đời với trình độ kĩ
thuật ngày càng hồn thiện. Đó là các nghề khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ
khí, thuộc da, dệt len dạ, làm đồ gốm bằng bàn xoay, v.v... Khi những thợ thủ
công khéo tay yên tâm sản xuất để làm ra những sản phẩm tốt hơn, từ đó dần
xuất hiện lớp thợ thủ cơng chun nghiệp trong thôn trang. Sản phẩm của họ
vừa đẹp vừa bền hơn. Dân dần số thợ thủ công tăng lên, chuyên tâm sản xuất
hơn và tách khỏi việc cày cấy. Sự thay đổi tích cực ấy của thủ cơng nghiệp
địi hỏi phải có những người thợ thủ cơng chun mơn hóa, đồng thời phải
biến thủ công nghiệp từ một nghề phụ của nông nghiệp thành một ngành độc
12
lập. Những nơi tập trung những người thợ thủ công dần dần lập thành thành
thị.
Chính sự tách rời giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp là điều kiện
quan trọng dẫn đến sự ra đời của thành thị thời trung đại ở châu Âu. Mác và
Ăngghen viết: “Sự phân công lao động trong nội bộ một dân tộc gây ra trước
hết là sự tách rời giữa lao động công nghiệp, thương nghiệp với lao động
nơng nghiệp, và do đó gây ra sự tách rời giữa thành thị và nông thôn và sự đối
lập giữa lợi ích của thành thị và nơng thôn"1.
2. Hoạt động của thành thị thời hậu kỳ trung đại Tây Âu
Thành thị trung đại có 3 loại: Thành thị mới do những người thợ thủ
cơng thốt ly khỏi nơng thơn lập nên; Thành thị cổ có từ thời cổ đại được
phục hồi lại và thành thị do lãnh chúa quý tộc phong kiến xây dựng lên cho
thị dân thuê. Các thành thị đều có thành lũy và tháp canh bao bọc chung
quanh để ngăn ngừa chiến tranhvà cướp bóc. Trong thành thị được chia thành
nhiều khu phố, mỗi khu phố tập trung những người thợ thủ công cùng ngành
nghề. Nhà cửa trong thành thị thì nhỏ bé, lụp xụp, đường phố chật hẹp bẩn
thỉu. Ngoài ra trong thành thị cịn có những khu chợ, nhà thờ, tịa thị chính, ...
là những nơi tập trung cơng cộng.
Cư dân sống trong thành thị gọi là thị dân (gồm thợ thủ công tự do,
thương nhân tự do). Trong buổi đầu hoạt động của thành thị gặp khó khăn do
thành thị cịn nằm dưới quyền thống trị của lãnh chúa phong kiến. Dần dần về
sau hoạt động của thành thị ngày càng phồn thịnh, dân cư ở nông thôn kéo lên
thành thị ngày càng nhiều, làm cho đất đai trong thành thị chật hẹp, cư dân
phải xây dựng nhà cửa bên ngoài thành lũy. Như vậy, thành thị ngày càng
được mở rộng theo hình trịn đồng tâm.
1
Mác-Ăngghen (1994), Triết học Mác – Lênin (tập II), Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
13
2.1.
Hoạt động thủ công nghiệp
Thành thị là nơi sản xuất hàng hóa chủ yếu của xã hội phong kiến. Sản
phẩm được chế tạo tại các xưởng thủ công của thợ thủ cơng. Xưởng thủ cơng
có quy mơ nhỏ, lao động hồn tồn bằng tay với những cơng cụ thơ sơ, đơn
giãn. Mỗi xưởng thủ cơng có 1 thợ cả (thợ chính) và vài ba thợ học việc (thợ
bạn). Họ phải tự cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ và tự tiêu thụ hàng hóa.
Quan hệ giữa thợ bạn và thợ cả là quan hệ hợp tác thầy trò hay gia trưởng.
Những người thợ thủ công cùng sản xuất một loại hàng hóa ở trong
cùng một thành thị thì tập hợp lại trong một tổ chức gọi là phường hội.
Phường hội lập ra nhằm mục đích: Giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm; Ðảm bảo quyền lợi giữa những người thợ thủ công cùng ngành nghề;
Ngăn cản những người thợ thủ cơng khơng có chân trong thành thị cùng làm
nghề thủ cơng đó; Ðấu tranh chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa phong
kiến. Mỗi phường hội có một quy chế riêng gọi là phường quy. Tức những
điều khoản bắt buộc người thợ phải thực hiện trong qúa trình sản xuất hàng
hóa như: Quy định mỗi xưởng có mấy thợ; Mỗi ngày làm mấy giờ, dùng
những công cụ sản xuất và nguyên vật liệu gì; Quy cách, chất lượng, giá cả
sản phẩm, ... Phường hội ngoài là một tổ chức đồn thể (có cờ hiệu) nó cịn là
một tổ chức quân sự (mỗi phường hội là một đội tự vệ để bảo vệ thành thị)2.
2.2
Hoạt động thương mại
Trong buổi đầu của thành thị, hàng hóa được bày bán ở cửa hàng (đồng
thời cũng là nhà ở của thợ thủ cơng), nên việc bn bán chậm chạp, khó khăn.
Dần dần về sau xuất hiện tầng lớp thương nhân bao mua, họ đem hàng hóa từ
thành thị này đến thành thị khác hoặc về nông thôn đề bán hay trao đổi những
sản phẩm khác.
Ðến thế kỷ XIII, thương mại mới bắt đầu phát triển, xuất hiện con
đường buôn bán giữa các nước, nhiều đường bộ, đường sông chạy ngang dọc
2
Minh Vương (2015), “Phường hội là tổ chức nghề nghiệp”, Kho lịch sử, số 26.
14
khắp Châu Âu và từ Âu sang Á. Ðường biển cũng phát triển, xuất hiện nhiều
hải cảng sầm uất từ Ðịa Trung Hải đến Hắc Hải. Ðể thuận tiện trong việc
buôn bán, thương nhân Tây Âu lập ra một tổ chức gọi là Hanse (thương hội).
Con đường tơ lụa được coi là một hệ thống những con đường thương
mại lớn nhất thế giới thời trung đại, được coi như cầu nối giữa hai nền văn
minh Đông và Tây. Con đường tơ lụa trên biển được các thương nhân là Bồ
Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến giao lưu buôn bán và trao đổi
với các quốc gia Trung Á và Châu Á. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển kinh tế và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
2.3
Vai trò của thành thị
Sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp trong
các thành thị đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo
diều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển. Làm xuất hiện tầng lớp
mới – thị dân. Thành thị cịn góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phong kiến
phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyển, thống nhất quốc gia, dân
tộc. Đặc biệt, nó mang khơng khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người,
tạo tiền để cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu như Bơlơna
(I-ta-li-a), Ĩc-phót (Anh), Xc-bon (Pháp) v.v...
IV. Các cuộc phát kiến địa lý
1. Nguyên nhân
Từ giữa thế kỷ XV, người Tuốcxengiúc chặn hồn tồn con đường
bn bán trên đường bộ từ phương Tây sang phương Đông qua eo biển Địa
Trung Hải và Hồng Hải. Sự khát khao của cải của các vua chúa phương Tây
cộng với những tiến bộ mới về kỹ thuật hàng hải và lòng quả cảm của những
người thám hiểm càng tăng thêm quyết tâm của các thực dân phương Tây đi
tìm con đường mới sang phương Đông.
15
Lực lượng sản xuất phát triển, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh dẫn
đến những nhu cầu mới cấp thiết về vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu dồi dào và
thị trường tiêu thụ mới cũng thơi thúc hành trình tìm ra những vùng đất mới
màu mỡ hơn. Việc tìm con đường đi sang phương Đông đã thúc đẩy các cuộc
phát hiện lớn về địa lí. Nó mang lại nguồn của cải lớn và châu Âu cũng như
những hiểu biết mới về Trái Đất.
2. Điều kiện
Khoa học kĩ thuật thời kỳ này cũng có những tiến bộ đáng kể như là
nghiên cứu các dịng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương,
những phát minh về la bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng. Hiểu biết
đúng đẳn về hình dạng của trái đất, vẽ được bản đị và hải đổ có ghi các bến
cảng. Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống
buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu ca-ra-ven). Những cuộc hành trình của
người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi
trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.
Các triều đình phong kiến (tiên phong là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha)
tích cực ủng hộ và đầu tư tổ chức vào các cuộc thám hiểm, phát kiến địa lý để
tìm ra con đường mới tới Trung Á và phương Đông.
3. Các cuộc phát kiến địa lý
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong việc đi tìm
con đường mới sang phương Đơng. Từ cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI ở châu
Âu có các cuộc phát kiến lớn về địa lý.
Bồ Đào Nha có các cuộc phát kiến địa lý như của thái tử Henri; Điadơ
(1486) đã đến vịnh Ghinê (Tây Phi). Cuộc thám hiểm của Vaxcơ đơ Gama
(1497-1499) có ý nghĩa lớn, tìm ra con đường hàng hải mới ven biển, vịng
qua châu Phi, vượt mũi Hảo vọng đến bờ Tây Ấn Độ (Calicút).
16
Tây Ban Nha có các cuộc phát kiến địa lý như của Critxtơp Cơlơmbơ
(1492). Ơng là người Ý được triều đìnhTây Ban Nha đồng ý kế hoạch thám
hiểm tìm con đường mới sang phương Đơng. Ơng đã đặt chân đến châu Mỹ.
Qua những lần thám hiểm đặt chân đến châu Mỹ, ơng ln nhầm tưởng mình
đã đã đến Ấn Độ. Sau đó Amerigơ Vexpuxi, người Ý trong triều Bồ Đào Nha
(1506) đã khẳng định đây không phải là Ấn Độ mà là châu lục mới. Tên châu
Mỹ ra đời từ đó.
Cuộc phát kiến địa lý tìm ra con đường vịng quanh thế giới của
Magienlăng. Ông là người Bồ Đào Nha, phục vụ trong triều Tây Ban Nha.
Tháng 9-1519, trên 5 chiếc thuyền và 265 thuỷ thủ, ơng đã vịng theo bờ biển
phía đơng châu Mỹ, vượt sang biển sang Thái Bình Dương, đặt chân đến
Philíppin và do xung đột với thổ dân ở đây, Magienlăng đã chết tại Philippin.
Đến năm1522, đoàn thám hiểm đã về đến Tây Ban Nha, chỉ còn 18 thuỷ thủ.
4. Kết quả
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi tiên phong trong các phát
kiến lớn về địa lý nên đua nhau đi khai thác các vùng đất mới. Do nguồn tài
nguyên phong phú, rẻ mạt và tình trạng lạc hậu về kinh tế ở các vùng "đất
mới" vừa phát hiện ở phương Đông, châu Mỹ, các thực dân đua nhau khai
thác thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân phương Tây xuất hiện.
Tuy nhiên các phát kiến lớn về địa lý đã mở ra khả năng phát triển mới
cho các ngành khoa học về hàng hải, thiên văn, địa lý, dân tộc học...v.v. Nó
thúc đẩy buôn bán Đông Tây phát triển. Các đô thị Tây Âu nhanh chóng phồn
thịnh. Của cải vơ vét được nhiều đã tạo ra những cuộc "cuộc cách mạng giá
cả" ở nhiều nước Tây Âu.
17
V. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu
1. Tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản
Theo C.Mác tích lũy tư bản là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư
trở lại thành tư bản, cịn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự
hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho
của chính phủ và tư nhân)3. Trong thời kỳ này, tư bản được tích lũy bằng
nhiều con đường là bn bán nơ lệ, bóc lột nhân dân lao động ở chính quốc.
Đặc biệt là ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa châu
Mỹ, châu Phi và châu Á nhằm lấy lại số vốn đầu tư ban đầu và lấy lãi gấp
nhiều lần.
Đối với nhân công, sự tích lũy được giai cấp tư sản tích lũy bằng những
hình thức bóc lột thậm tệ. Thợ thủ cơng bị chèn ép, thuế khóa nặng nề, mất tư
liệu sản xuất phải đi làm th trở thành cơng nhân. Cịn nơng dân bị sử dụng
bạo lực để tước đoạt ruộng đất và biến họ trở thành những người làm thuê bị
bóc lột sức lao động với số lương ít ỏi.
2. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản Tây Âu
Sự ra đời chủ nghĩa thực dân nhanh chóng làm tan rã của chế độ phong
kiến ở Tây Âu. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ, sự phát triển các khoa học và giao
lưu giữa các quốc gia Tây Âu đã xoá bỏ dần tính chất cát cứ, bảo thủ lạc hậu
của chế độ phong kiến.
Từ thế kỷ XVI, sau các phát kiến địa lý và hàng loạt các tiến bộ về kỹ
thuật dệt, khai mỏ, luyện kim, nấu quặng, chế tạo súng, thuốc súng, mực,
giấy, nghề in, đóng tàu biển... làm cho lực lượng sản xuất ở Tây Âu phát triển
nhanh.
Quá trình tập trung và tích luỹ vốn tư bản vào một số ít người và q
trình biến người sản xuất thành người làm thuê ngày càng tăng. Nhiều biện
pháp cướp bóc của cải, bóc lột thổ dân ở các miền "đất mới”, cướp đất, đuổi
3
C.Mác (2007), Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Nhà xuất bản Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh.
18
nông dân ra khỏi ruộng đất của họ, tăng thuế, cướp bóc thuộc địa, bn bán
nơ lệ da đen... Nơng dân mất ruộng, thợ thủ công, thị dân phá sản... hình
thành đội qn làm th ngày càng đơng. Trong thương nghiệp, các công ty
thương mại lớn ra đời thay thế cho các thương hội.
Hình thức tổ chức sản xuất kiểu phường hội phong kiến đã không theo
kịp yêu cầu của sản xuất. Hình thức quản lý sản xuất mới là công xưởng thủ
công tập trung và phân tán ra đời. Công cụ sản xuất được cải tiến, tiến bộ kỹ
thuật được sử dụng; năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tăng lên rất
nhiều so với hợp tác giản đơn và phường hội. Sản xuất nông nghiệp phát triển
theo hướng sản xuất hàng hố. Các hình thức trang trại nơng nghiệp của phú
nơng, địa chủ phong kiến hình thành.
Sự ràng buộc giữa nông nô và lãnh chúa phong kiến giảm đi. Ngay
trong nội bộ quý tộc phong kiến cũng có sự phân hoá, bộ phận đầu tiên của
giai cấp mới, giai cấp tư sản thương nghiệp và thủ công nghiệp ở Tây Âu đã
hình thành. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh. Quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa ra đời trong lòng chế độ phong kiến. Giai cấp mới ra đời đó là giai cấp
tư sản và vơ sản. Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Chính vì vậy đã dẫn tới bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thời kỳ cận
đại, lật đổ những rào cản phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.
VI. Phong trào văn hóa Phục hưng
1. Tính chất
Từ thế kỷ XIV- XVI, cùng với quá trình tan rã chế độ phong kiến Tây
Âu, các tiền đề ra đời của chủ nghĩa tư bản hình thành. Để phù hợp với lực
lượng sản xuất mới đang phát triển, một nền văn hoá mới của giai cấp tư sản
đã xuất hiện, đối lập gay gắt và muốn xóa bỏ hệ tư tưởng, văn hố phong
kiến. Bởi vì, nhà thờ và chế độ phong kiến đã tuyên truyền các tư tưởng duy
tâm thần bí, buộc nhân dân phải trói mình trong các luật lệ hà khắc. Nền văn