Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Tiểu luận môn lịch sử việt nam cố đô huế nơi hội tụ bốn phương đất nước trong cuối thế kỉ xix và nửa đầu thế kỉ xx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 52 trang )

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ VIỆT NAM
TÊN ĐỀ TÀI:
CỐ ĐÔ HUẾ - NƠI HỘI TỤ BỐN PHƯƠNG ĐẤT NƯỚC
TRONG CUỐI THẾ KỈ XIX VÀ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX


MỤC LỤC
Mở đầu ……………………………………………………………………….……3
Nội dung …………………………………………………………………………….
Chương 1: Hoàn cảnh thành lập Vương triều Nguyễn …………………………6
Chương 2:Tôn giáo ………………………………………………………..………7
Chương 3: Giáo dục – Văn học ………………………………..…………………8
Chương 4: Kiến trúc …………………………………………………...………..13
Chương 5: Nhã nhạc Cung Đình………………………………...………………20
Chương 6: Trang phục Cung Đình………………………………………...……22
Chương 7: Ẩm thực Cung Đình …………………………………………...……23
Chương 8: Hệ thống lăng tẩm………………………………………………...…26
Chương 9: Di sản Văn hóa
Huế………………………………………………….34
Kết luận …………………………………………………………………………..40
Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………………...42
Hình ảnh minh họa ………………………………………………………………43


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu
Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt. Vị thế ấy
tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa
khác nhau. Có thể đó là luồng văn hóa đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó lại
là luồng văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi là luồng văn hóa đến từ


trời Tây hay bên kia bờ biển Thái Bình Dương xa xơi.
Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam lại là “sự không chối từ”- chữ
dung của J.Fray. Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngồi, tiếp thu
tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là một hằng
số của văn hóa Việt Nam. Nhìn ở phương diện xã hội, nơng dân, nơng nghiệp
lúa nước và xóm làng là ba nhân tố cơ bản của nền văn minh thơn dã Việt
Nam, bên cạnh đó ngôn ngữ cũng là một nhân tố tạo nên các nét đặc sắc của
văn hóa Việt. Ngơn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ
cho nhau. Mà chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia đa tộc người.
Nền văn hóa của Việt Nam được tạo ra từ nền văn hóa của 54 tộc người
trên đất nước Việt Nam, trong đó Huế là một nơi có những nét văn hóa rất đặc
sắc, độc đáo. Điều này được tạo ra là nhờ ngôn ngữ rất riêng của vùng đất
Huế cố đô. Cố đô Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần
thể kiến trúc kinh đô Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc
trưng hấp dẫn của ẩm thực Huế. Vì vậy, rất nhiều người khi đến Huế phải thốt
lên rằng Huế thật đẹp với những con đường xanh ngắt, những ngơi nhà cổ
kính, những di tích lịch sử lâu đời, những món ăn rất cay- rất Huế. Và một thứ
“đặc sắc” để lại ấn tượng trong long mỗi du khách chính là chất giọng trọ trẹ
của miền Trung, là những “chi, mô, răng, rứa” khiến ai đi xa cũng nhớ mãi.
Khúc ruột miền Trung - vùng đất sóng biển vỗ bờ đá núi, với điệp trùng núi
non ghềnh thác.
3


Khơng bị trói buộc lề thói một cách q chặt chẽ như quê cha cội nguồn
Bắc Kỳ, cũng không quá thống đạt như xứ sở sơng nước phù sa Nam Kỳ,
chất trầm lắng, tính chịu thương, chịu khó dường như ăn sâu vào giọng nói.
Cho nên, làm sao cảm nhận được cuộc sống đầy thơ mộng và đầy thú vị trong
cảm giác ở Huế khi ta lưu lại đó ít ngày. Bởi Huế đẹp với dáng vẻ duyên dáng
riêng của nó, một cái đẹp được kết hợp giữa thiên nhiên với những hứng khởi

của con người trong sự tĩnh lặng siêu nhiên, đem lại sự thư thái trong tâm
hồn của ta. Qua đó, chúng ta thấy ngơn ngữ thể hiện rất rõ nét trong văn hóa
của Huế, nó thể hiện qua phong cảnh, con người,kiến trúc nghệ thuật ẩm thực
và phong tục, lễ hội.
2. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan
Giáo trình Lịch sử Việt Nam
Đại cương Lịch sử Việt Nam
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối với việc nghiên cứu để làm tiểu luận này, nhằm những mục đích
sau đây:
- Đối với cá nhân:
+ Củng cố những kiến thức lịch sử vương triều Nguyễn.
+ Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học dựa trên tìm kiếm, tham khảo nhiều
nguồn tài liệu khác nhau
- Đối với nội dung đề tài:
+ Tìm hiểu khái về văn hóa của triệu đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử.
+ Tìm hiểu về di tích, hiện vật đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa
vật thể, phi vật thể của nhân loại cần được bảo tồn và phát huy.
- Những nhiệm vụ cơ bản gìn giữ văn hóa Huế hiện nay.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: văn hóa Huế.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian, thời gian: Cố đô Huế, giai đoạn cuối thế kỉ XIX
nửa đầu thế kỉ XX.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:

- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương lôgic và lịch sử
+ Phân tích.
+ Tổng hợp.
+ Khái qt hóa và hệ thống hóa…..
6. Kết cấu của đề tài
Ngồi mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 9
chương.

5


NỘI DUNG:
Chương 1: Hoàn cảnh thành lập vương triều Nguyễn
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam do các
hồng đế họ Nguyễn thuộc dịng Nguyễn Phúc lập ra. Tổ tiên của các vị vua
nhà Nguyễn là chúa Nguyễn từ thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Nguyễn
Phúc Ánh (Gia Long) chính là hồng đế đầu tiên của dịng họ Nguyễn, ơng tự
xưng đế vào năm 1802.
Nguyễn Phúc Ánh chính là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khốt – vị
chúa Nguyễn áp chót ở Đàng Trong. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân
Tây Sơn – Nguyễn Huệ lật đổ năm 1977, ông chạy trốn và bắt đầu cuộc chiến
25 năm với Tây Sơn. Nguyễn Ánh đã cầu viện sự trợ giúp của quân Pháp,
quân Thanh khiến cho Tây Sơn suy yếu.
Đây là một Bối cảnh rất đặc biệt nhà Nguyễn trải qua rất nhiều những
biến cố trong khoảng thời gian tồn tại. Nguyễn Ánh sau khi chạy trốn trong
cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh đã nằm gai nếm mật trong vịng 25 năm
ni lớn trí lớn trả thù quân Tây Sơn đánh bại nghĩa quân Tây Sơn .
Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống là hai vị vua duy nhất cầu viện tới sự
giúp đỡ của ngoại bang để lật đổ triều đại, chiếm lấy ngai vàng, trị vì đất

nước. Bởi vậy, trong lịch sử cũng có nhiều ý kiến tỏ sự khơng đồng tình với
hành động này của vua Nguyễn Ánh.
Trên thế giới, đầu thế kỷ XIX là thời điểm tư bản đang phát triển rực rỡ
với những thể chế chính trị mang tính chất dân chủ hơn. Còn ở Việt Nam, nhà
nước phong kiến triều Nguyễn đã ra đời. Đây chính là vương triều cuối cùng
trong lịch sử quân chủ chuyên chế của Việt Nam. Kết thúc ở đời vua Bảo Đại
năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.
Ra đời trong bối cảnh đặc biệt, nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều biến cố
trong khoảng thời gian tồn tại, mang nhiều thị phi như cầu viện ngoại bang,
6


làm mất nước vào tay Pháp quốc và cũng có nhiều công lao trong việc thống
nhất đất nước mở mang lãnh thổ, phát triển kinh tế. Nên khi nhìn nhận về
triều đại này cần những đánh giá công tâm, khách quan vai trị của nó trong
lịch sử nước Việt.

Chương 2: Tơn giáo
Hồn cảnh lịch sử đã ảnh hưởng, tác động đến thái độ, đến cách nhìn
nhận, đến chính sách của nhà Nguyễn đối với các tôn giáo khác. Xuất phát từ
chỗ coi Nho giáo là khuôn vàng, thước ngọc “vững vàng, anh minh như bầu
trời”, những gì trái với khn vàng, thước ngọc ấy đều xấu xa, sai trái, các tơn
giáo khác đều là tà đạo. Với lăng kính chủ quan đó, nhà Nguyễn đã có thái độ
và tư tưởng khinh thường phương Tây, xa lánh, miệt thị, bài xích đạo Thiên
chúa…Tuy vậy, do tác động của diễn biến lịch sử trong và ngoài nước từ cuối
thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX mà chính sách đối với đạo Thiên chúa của
các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức cũng có những điểm khác nhau
Nhất là nửa đầu thế kỷ XIX, cho thấy quá trình ngày càng đẩy mạnh và
mở rộng việc truyền đạo Thiên chúa của các giáo sĩ Pháp ở Việt Nam. Việc
truyền đạo đó đã gắn liền với những hoạt động chuẩn bị xâm lược Việt Nam

của tư bản Pháp, nhất là từ khi Hội Thừa Sai Paris được thành lập vào năm
1664 gắn liền với tên tuổi vị giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Tháng 12-1624, De
Rhodes đến truyền đạo ở Đàng Trong, năm 1626 ơng ra Đàng Ngồi truyền
đạo sau đó lại hoạt động truyền đạo ở Đàng Trong và đến năm 1645, ông bị
trục xuất khỏi Việt Nam, De Rhodes đã mang về Pháp nhiều bản đồ Việt Nam
do ông ta vẽ, cùng với tập “Hồi ký truyền đạo” và cuốn “Lịch sử vương quốc
7


Bắc kỳ”. Những tài liệu nói trên đã ghi lại chi tiết, cụ thể đầy hấp dẫn đất
nước ta bấy giờ nhằm làm cho tư bản Pháp chú ý tới xứ sở này.
Các vua đầu triều Nguyễn nhận thức được vai trò quan trọng của Nho
giáo trong việc củng cố chế độ phong kiến tập quyền nên rất coi trọng Nho
giáo. Đối với Phật giáo, tuy có những quy định chặt chẽ về việc xây dựng
chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, đàn chay hội chùa... “từ nay về sau, chùa
quán có đổ nát mới được tu bổ, làm chùa mới và tô tượng đúc chuông, đàn
chay hội chùa, hết thảy đều cấm”, nhưng nhiều vị vua triều Nguyễn tổ chức
tu sửa chùa chiền, xây dựng nhiều chùa công (chùa do nhà nước xây cất) như
Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên....

Chương 3: Giáo dục văn học
Triều Nguyễn được thiết lập đứng trước rất nhiều khó khăn: quản lý
một lãnh thổ rộng lớn lần đầu tiên được thống nhất liền một dải từ Lạng Sơn
đến Cà Mau; hậu quả của cuộc khủng hoảng và những biến động dữ dội
những chục năm cuối thế kỷ XVIII; lòng dân chưa yên - nhất là vùng Đàng
Ngồi vốn thuộc quyền kiểm sốt của chính quyền Lê Trịnh… Thực tế trên
đặt ra cho Nguyễn Ánh và những người đứng đầu triều đình Nguyễn phải
bằng mọi cách nhanh chóng ổn định tình hình. Đó cũng sẽ là ưu tiên số một
trong chính sách cai trị của nhà Nguyễn về sau. Biện pháp để thực hiện mục
đích trên thì nhiều (như tăng cường sức áp chế hành chính - qn sự, tăng

cường kiểm sốt và can thiệp của nhà nước vào tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội…). Trong số đó, “vũ khí” truyền thống được nhà Nguyễn dùng
lại là kỷ cương hóa xã hội dựa trên nền tảng tinh thần Nho giáo.
Trong lịch sử Việt Nam, giáo dục và khoa cử, ở một mức độ nhất định.
Đến nhà Nguyễn, trên cơ sở kế thừa và tiếp nối truyền thống, trong những
điều kiện mới, một hệ thống giáo dục quan phương đã nhanh chóng được thiết
8


lập lại từ trung ương cho đến địa phương đóng vai trị chủ đạo của tồn bộ
nền giáo dục đương thời đồng thời với việc tiếp tục tồn tại và phát triển một
cách phổ biến hệ thống giáo dục dân gian.
3.1 Hệ thống giáo dục nhà nước – phục hồi tinh thần Nho học
Để ổn định tình hình đất nước sau nhiều biến động, nhà Nguyễn thiết
lập kỉ cương xã hội dựa trên tinh thần Nho giáo. Hệ thống giáo dục Nho học
từ cấp huyện đến cấp trung ương được phục hồi. Thấp nhất là trường huyện
có quan huấn đạo dạy. Lên tới phủ thì quan giáo thụ rồi đốc học ở trường tỉnh
trông coi.
Năm 1803 tại Huế, cho xây dựng Quốc học đường, về sau đổi tên thành
Quốc Tử Giám. Phụ trách Quốc Tử Giám có quan đại thần trơng coi, tế tửu,
tư nghiệp, học chính cùng các chức giám thừa, điển bạ, điển tịchvà các vị
nhập lưu thư lại. Sinh viên Quốc Tử Giám được chọn lựa nghiêm ngặt, gồm
các cử nhân chuẩn bị thi Hội, các tôn sinh (nho sinh thuộc hoàng tộc), ấm sinh
(con quan được ban ơn) và cống sinh ở các địa phương.
Nội dung giáo dục nằm trong khuôn khổ của nền giáo dục Nho học
truyền thống. Giáo dục chú trọng các tác phẩm kinh điển Nho giáo (Tứ thư,
Ngũ kinh), lấy sử làm đầu, chưa có các mơn kỹ thuật, khoa học. Việc học lấy
học thuộc lòng, từng câu, từng chữ làm yêu cầu bắt buộc. Mục đích của việc
học chủ yếu là để đi thi để ra làm quan.
3.2 Quốc Tử Giám

Hệ thống giáo dục Việt Nam truyền thống được hình thành từ khá sớm.
Về cấp độ, có trường trung ương và trường địa phương (trấn, phủ, huyện thậm chí đến xã); về loại hình, có trường cơng lập và trường dân lập; về khoa
cử, có ba kỳ thi chính thức: ở địa phương (thi Hương) và ở trung ương (thi

9


Hội, thi Đình). Nội dung giáo dục và khoa cử cơ bản là Nho học, càng về sau
càng rõ.
Trường học cấp trung ương là Quốc Tử Giám được thành lập năm 1076
dưới thời Lý tại kinh thành Thăng Long, hoạt động gần như liên tục cho đến
đầu cuối thế kỷ XVIII. Thời Nguyễn (1802-1945), kinh đô chuyển vào Phú
Xuân (Huế), Quốc Tử Giám cũng được chuyển vào đây. Tại kinh đô Huế,
năm Gia Long thứ hai (năm 1803), cho xây dựng Quốc học đường, đặt quan
Đốc học và Trợ giáo phụ trách. Năm Minh Mệnh thứ hai (năm 1821) đổi
Quốc học đường thành Quốc Tử Giám, đồng thời cho mở rộng quy mô (gồm
7 gian Giảng đường, 5 gian Di luân đường, 2 nhà học hai bên tả hữu mỗi nhà
3 gian, xung quanh xây tường gạch, phía trước và sau đều mở cửa). Việc sửa
chữa, mở rộng Quốc Tử Giám được tiếp tục trong các năm 1847 và 1860 dưới
thời Tự Đức. Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế nằm cách kinh thành 5 km về
phía tây, cạnh Văn Miếu bên bờ sông Hương.
Sinh viên Quốc Tử Giám được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước. Họ
được miễn các nghĩa vụ quân dịch, lao dịch, thuế thân, được cấp gạo, tiền và
dầu đèn và nhiều ưu tiên khác. Hàng năm đều có các kỳ khảo hạch để phân
loại: hạng ưu được tăng lương, bình giữ nguyên, thứ bị giảm hoặc phạt (ba kỳ
thứ sẽ bị đuổi học). Trước khi thi Hội phải khảo hạch kỹ càng, vượt qua mới
được thi.
3.3 Hệ thống trường học trong cả nước
Cùng với Quốc Tử Giám, hệ thống trường công lập dưới thời Nguyễn
được thiết lập ở tất cả các địa phương, từ cấp tỉnh cho đến các phủ huyện.

Trong số 30 tỉnh của cả nước, cho đến đầu đời Tự Đức1, 21 tỉnh có trường học
cấp tỉnh (70%); trong số 401 phủ, huyện của cả nước, 56 phủ và 82 huyện có
trường học cấp phủ và huyện (34%).

10


Rõ ràng, hệ thống giáo dục địa phương, về nguyên tắc, được thiết lập ở
cả ba cấp tỉnh, phủ, huyện nhưng trên thực tế, không phải tỉnh nào, phủ nào,
huyện nào cũng có trường. Các trường học tập trung chủ yếu ở vùng đồng
bằng và trung du Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Sơn Tây,
Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định và Ninh Bình, với 76 trường, chiếm 48% số
trường học của cả nước. Khu vực miền núi phía bắc có số trường học ít nhất
(mỗi tỉnh chỉ có 1 trường, thậm chí khơng như trường hợp Lạng Sơn). Trung
Bộ và Nam Bộ không trù mật như đồng bằng và trung du Bắc Bộ, nhưng một
số tỉnh cũng có nhiều trường học như Thanh Hóa (11 trường), Nghệ An (8
trường), Thừa Thiên (6 trường), Bình Định (6 trường), Vĩnh Long (6 trường).
Trong nền giáo dục Việt Nam truyền thống nói chung, dưới triều
Nguyễn nói riêng, ngồi hệ thống các trường công lập, tồn tại một cách phổ
biển các trường tư, với nhiều cấp độ, nhiều hình thức hết sức phong phú. Một
số trường tư thục với những thày học nổi tiếng uyên thâm, nổi tiếng có nhiều
học trò đỗ đạt, nhưng nhiều hơn là các trường làng, với các thầy giáo làng. Sự
tồn tại của hệ thống giáo dục phi quan phương này là phần đặc biệt sinh động
của bức tranh giáo dục Việt Nam truyền thống .
3.4. Hệ thống giáo dục dân gian tồn tại và phát triển song song
Bên cạnh hệ thống giáo dục công lập của triều đình, ở nơng thơn cũng
như thành thị cịn có những thầy đồ mở trường tư dạy học. Mỗi làng có vài ba
trường tư thục, hoặc ở nhà thầy, hoặc ở nhà người hào phú nuôi thầy cho con
học và cho con các nhà lân cận đến học.
Thầy ngồi yên rồi dưới này một trò nào chẳng hạn chiếu theo ngày mà

mở ba cuốn sách nhằm chỗ tiếp với hôm trước, theo thứ tự đè chồng lên nhau
và đem đặt lên ghế xuân ý trước mặt thầy. Đọc đi! Thầy truyền… Rồi một
người tốt giọng bắt đầu đọc. Đọc chậm rãi mà ngân ngợi. Được vài ba tờ, tới

11


chỗ thầy bảo dứt thì dứt. Đến phiên thầy cắt nghĩa. Ngồi ra có những người
khơng đến nghe giảng nhưng khi thầy ra đầu bài thì cũng làm bài nộp vào để
thầy chấm, con số lên đến non 100.
Thầy đồ đa số là các vị quan về hưu hoặc những người đỗ tú tài mở lớp.
Một người thầy uyên thâm, nổi tiếng có thể có đến hàng nghìn học sinh theo
học, có nhiều học trị đỗ đạt thành danh. Sự tồn tại của hệ thống giáo dục tư
nhân trường làng là phần đáng chú ý trong bức tranh giáo dục Việt Nam thời
Nguyễn.
3.5 Khoa cử thời Nguyễn
Đi cùng với giáo dục là khoa cử - như là kết quả cuối cùng của nền giáo
dục nhằm mục đích chọn lựa nhân tài hay nhân sự cho bộ máy quan liêu và
đích cao nhất mà hầu hết người học hướng tới. Giống như hệ thống thi cử đã
định hình từ các triều đại trước, khoa cử thời Nguyễn vẫn bao gồm Hương thí,
Hội thí và Đình thí.
Hầu hết những người đỗ đạt đều tham gia chính trị, nhiều người nắm
giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Tất nhiên, cũng có một bộ
phận khơng ra làm quan hoặc sớm từ bỏ quan trường làm nghề dạy học sống
ẩn dật. Nhiều người đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn
chương và học thuật, như Phan Thanh Giản, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn
Quang Bích, Nguyễn Xn Ơn hay sau này như Nguyễn Khuyến. Nhiều nhà
khoa bảng tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX như
Phạm Văn Nghị, Phan Đình Phùng…
Do Nho giáo được phục hồi, được gia cố nên nội dung giáo dục thời

Nguyễn (nhất là ở nửa đầu thế thế kỷ XIX) vẫn nằm trong khuôn khổ của nền
giáo dục Nho học truyền thống. Đó vẫn là các tác phẩm kinh điển Nho giáo
(Tứ thư, Ngũ kinh), ngoài ra lấy sử làm đầu, hầu như khơng có các mơn khoa

12


học kỹ thuật và càng xa lạ với khoa học và kỹ thuật phương Tây. Việc học
vẫn lấy học thuộc lòng, từng câu, từng chữ làm yêu cầu bắt buộc.
Những biến động cuối thế kỷ XVIII làm cho đất nước trở nên kiệt quệ
và mất ổn định. Nhà Nguyễn lên cầm quyền buộc phải bằng mọi cách nhanh
chóng khắc phục tình trạng này. Phục hồi Nho giáo là một giải pháp mà hạt
nhân là chấn chỉnh, phát triển và hoàn thiện hệ thống giáo dục và khoa cử
Nho học.
Trên thực tế, giáo dục và khoa cử Nho học thời Nguyễn, từ khởi đầu đến
khi kết thúc, cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng. Trước hết là nhằm
vào các mục đích phục vụ yêu cầu của vương triều (xây dựng đội ngũ trí thức
Nho học làm nịng cốt tư tưởng và giường cột nhân sự của bộ máy nhà nước),
sau nữa - bằng việc đặc biệt quan tâm của nhà nước - xác lập lại quốc sách
giáo dục và đào tạo vốn đã được các triều đại phong kiến Việt Nam tuyên bố.
Chỉ có điều, Việt Nam dưới thời trị vì của nhà Nguyễn, trong các mối quan hệ
khu vực và quốc tế, đứng trước quá nhiều thánh đố (để độc lập và phát triển)
mà vượt qua hay không vượt qua gần như phụ thuộc vào chính sách bảo thủ
hay khơng bảo thủ, trong đó giáo dục và khoa cử có thể coi là một nền tảng.
Sự cũ kỹ về nội dung của toàn bộ nền giáo dục và khoa cử truyền thống vốn
đã bộc lộ những bất cập ngay từ các thế kỷ trước được dùng lại dưới thời
Nguyễn trở thành rào cản triệt tiêu sáng tạo và canh tân đồng thời tăng cường
bảo thủ và trì trệ.

Chương 4: Kiến trúc

Kiến trúc gắn liền với triều Nguyễn từ di tích Hồng thành, cung điện,
đến đền đài, lăng tẩm (như điện Thái Hòa, điện Long An…) đều mang vẻ
trầm mặc, cổ kính đậm phong cách Á Đơng. Tuy vậy, cũng khơng khó để tìm

13


thấy kiểu kiến trúc mang âm hưởng Tây Âu sang trọng, ấn tượng. Có thể kể
đến như cung An Định, lăng Khải Định và các biệt phủ khác của Hoàng tộc.
Được định hình từ khi Huế là Kinh đơ của Việt Nam thời phong kiến. Là
một trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế… của cả nước suốt thế kỷ XIX và
nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những cơng trình kiến trúc mỹ thuật kỳ
vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dày đặc.
Ngôn ngữ của kiến trúc là định vị các cơng trình trong khơng gian sao
cho hài hịa với thiên nhiên. Như Điện Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành,
chung quanh là Thanh Long (Ðông), Bạch Hổ (Tây), Chu Tước (Nam),
Huyền Vũ (Bắc). Hướng Kinh thành phải quay mặt về phía Nam vì Kinh dịch
viết "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" nghĩa là bậc đế vương xoay
mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ.
Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống
Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự lạc hậu nên
đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được Việt Nam
hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy
tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc
và Chămpa. Ðặc biệt đã được hiện đại hóa kỹ thuật của những cơng trình sư
người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có
chọn lọc những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần
để phù hợp với tâm lý bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế
4.1 . Kinh thành Huế
Gồm 3 phần: Phịng Thành, Hồng Thành và Tử Cấm Thành. Kinh

thành xây dựng trong 30 năm (1803 – 1832), thành có 10 cửa chính để ra vào.
Kinh thành nằm bên bờ sông Hương là một quần thể kiến trúc rộng lớn và đẹp
nhất nước ta thời đó.

14


Năm 1802 vua Gia Long khởi cơng xây dựng Hồng Thành và Tử Cấm
Thành, năm 1805 mới bắt đầu xây dựng kinh thành, quy mơ diện tích rất lớn
520 ha, chu vi 10km. Đặc biệt vận dụng kiểu kiến trúc phòng ngự Vauban của
Pháp. Đây là một loại thành lũy được áp dụng ở nhiều địa phương nước Pháp
và các nước lân cận. Khi xây dựng kinh thành, 8 làng phải dời đi và hai đoạn
nhánh sông Hương là Bạch Yến và Kim Long đã bị lấp. Vịng thành có 10
cửa lớn đường bộ, hai đường thủy và kỳ đài, thành cao 6,6m; rộng 21m xây
gạch bên ngoài kiên cố, có dãy hào sâu gọi là Hộ Thành Hà. Trong kinh thành
cịn có những cơng trình kiến trúc: Lục Bộ, Nha Viện, Quốc Tử Giám, Quốc
Sử Quán. Quần thể kiến trúc Hồ Tịnh Tâm, Khâm Thiên Giám, Trấn Bình
Đài, Tàng Thơ Lâu, Kỳ Đài …
Khởi công xây dựng năm 1805, kinh thành Huế được quy hoạch bên bờ
bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha có
10 cửa chính gồm:
1. Cửa chính Bắc (cịn gọi là cửa hậu, nằm ở mặt sau kinh thành);
2. Cửa Tây Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây);
3. Cửa chính Tây;
4. Cửa Tây Nam bên phải kinh thành);
5. Cửa chính Nam (cịn gọi cửa nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố, nhà để đồ binh
khí, lập thời Gia Long);
6. Cửa Quảng Đức;
7. Cửa Thể Nhơn (tức cửa ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành
con đường dành cho vua ra bến sông);

8. Cửa Đơng Nam (cịn gọi là cửa thượng tứ, do có Viện Thượng Kỵ và tàu
ngựa nằm phía trong cửa);
9. Cửa chính Đơng (tức cửa Đơng Ba, tên khu vực dân cư này);
10. Cửa Đơng Bắc (cịn có tên cửa Kẻ Trài)

15


4.2 Hồng thành Huế
Hồng thành là cơng trình nổi bật mang đậm nét kiến trúc cung đình
triều Nguyễn. Hồng thành là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh thành Huế, có
chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ
tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành Huế.
Vòng thành kết cấu bằng gạch, có mặt bằng gần vng, mỗi bề khoảng
600m, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, gồm 4 cửa để ra vào, trong
đó cửa chính ở phía Nam là Ngọ Môn. Bên trong thành đều được thiết kế hài
hòa giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn non bộ và
các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm, tạo thêm vẻ thanh thốt cho
hình ảnh Hồng thành Huế.
Hồng thành Huế gồm quần thể cơng trình được bố trí trên một trục đối
xứng, phần trung tâm là các hạng mục chỉ dành riêng cho vua. Các cơng trình
ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc “tả
nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”, tính từ trong ra. Ngay cả các miếu thờ cũng có
sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần
lượt theo thời gian).
Các công trình trong Hồng thành dù có quy mơ khác nhau nhưng tổng
thể đều xây dựng theo kiểu kiến trúc “trùng lương trùng thiềm” tức là kiểu
nhà kép hai mái trên một nền đá cao. Các cột được sơn thếp theo mơ típ long
– vân (rồng – mây). Thiết kế nội thất đa số được trang trí theo cùng một
phong cách “nhất thi nhất họa” (một bài thơ kèm một bức tranh) với rất nhiều

thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu hay tứ
thời một cách công phu tinh xảo, khiến khách du lịch Hồng thành Huế khơng
khỏi trầm trồ, thán phục.
4.3 Ngọ môn Huế

16


Ngọ Mơn là cổng chính phía nam của Hồng thành Huế, cũng được coi
là bộ mặt của Hoàng thành và vương triều phong kiến. Ngọ Môn được xây
dựng dưới thời vua Minh Mạng - vua thứ 2 của nhà Nguyễn.
Năm 1833, trong công cuộc quy hoạch xây dựng, nâng cấp tổng thể
Hoàng cung triều Nguyễn, vua Minh Mạng đã cho xây dựng Ngọ Mơn - cổng
chính phía nam Hồng thành. Tại vị trí này trước kia có kiến trúc Nam
Khuyết đài, được xây dựng dưới thời Gia Long. Trên đài có điện Càn
Nguyên, hai bên có hai cửa là tả Đoan Môn và hữu Đoan Môn. Tất cả các
kiến trúc này đã bị triệt giải để xây dựng Ngọ Môn.
Theo Kinh Dịch, vua luôn ngồi quay mặt về hướng nam để trị thiên hạ.
Chính vì vậy, tồn bộ Kinh thành, Hoàng thành được quy hoạch xây dựng
theo nguyên tắc “tọa càn hướng tốn” (tây bắc - đông nam). Ngọ Môn cũng là
cổng lớn nhất trong 4 cổng Hoàng thành. Căn cứ trên la bàn, phía nam thuộc
hướng “ngọ” trên trục “tý - ngọ” (bắc - nam), vì thế, cái tên Ngọ Môn mang ý
nghĩa về không gian, phương hướng chứ khơng phải về thời gian. Là cổng
chính nhưng Ngọ Mơn khơng được sử dụng nhiều vì mang tính nghi thức cao.
Cổng thường chỉ mở trong những dịp đặc biệt như khi vua ra vào Hồng
thành có đồn ngự giá, hay trong những dịp tiếp đón sứ thần ngoại quốc quan
trọng của Hồng cung.
Kiến trúc của Ngọ Mơn là một phức hệ, có thể chia ra làm hai phần
chính: Phần nền đài ở phía dưới và lầu Ngũ Phụng ở phía trên. Tuy tính chất
và vật liệu xây dựng rất khác nhau nhưng hai thành phần này lại được thiết kế

ăn khớp, hài hòa với nhau, trở thành một tổng thể thống nhất.
4.4 Tử Cấm Thành
Tử Cấm thành Huế là vòng thành thứ 3 trong Kinh thành Huế. Đây là
nơi cung cấm chỉ dành riêng cho vua và hoàng gia, được bảo vệ rất nghiêm

17


ngặt, ngay cả quan lại nếu không phận sự hoặc được vua gọi cũng ít khi lai
vãng.
Hệ thống kiến trúc trên sơ đồ Tử Cấm thành Huế được bố cục chặt chẽ
và đăng đối, với hơn 50 cơng trình phân chia theo chức năng khác nhau. Điện
Cần Chánh là nơi vua làm việc và thiết triều, gian giữa đặt ngai vua, tả hữu
treo bản đồ thành trì các tỉnh. Hai bên có nhà Tả Vu, Hữu Vu là nơi các quan
đứng đợi và chỉnh đốn sắc phục trước khi thiết triều. Đặc biệt, Điện Càn
Thành trong Tử Cấm thành ở Huế chính là nơi vua ở, phía trước có sân rộng,
ao sen… Cung Khôn Thái là nơi sinh hoạt của Hoàng Quý Phi và các phi tần
mỹ nữ thuộc Nội Cung.
Ngồi ra, có nhiều cung điện, lầu tạ khác phục vụ ăn uống, sức khỏe và
giải trí của hồng gia như: Duyệt Thị Ðường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi
nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách), một số hạng mục dành
cho tín ngưỡng tâm linh.
4.5 Lăng Khải Định
Kiến trúc gắn liền với triều Nguyễn (1802 – 1945), từ di tích Hồng
thành, cung điện, đến đền đài, lăng tẩm, chùa miếu, phủ đệ, đều mang vẻ
thâm trầm, uy nghiêm, cổ kính theo kiểu kiến trúc truyền thống. Nhưng trong
số ấy, ngoài các kiến trúc mang âm hưởng Tây Âu rõ rệt và dễ nhận, như
cung An Định, lầu Tịnh Minh, cơng trình mang nét khác biệt phá cách phải kể
đến chính là lăng Khải Định. Mất đến 11 năm xây dựng, lăng Khải Định trở
thành cơng trình kỳ công nhất trong số lăng tẩm triều Nguyễn khi sử dụng

nguồn vật liệu sắt thép, ngói Ardoise nhập khẩu từ Pháp, đồ sứ, đồ thủy tinh
nhập từ Trung Hoa, Nhật Bản để hồn thiện cơng trình. Kiến trúc lăng là sự
kết hợp rất nhiều chi tiết khác lạ với những đường nét mang âm hưởng Hindu

18


giáo, Phật giáo, La Mã, Gothic, thuộc địa… tạo cho cơng trình một dấu ấn rất
riêng, giống với phong cách và lối sống vua Khải Định lúc đương triều.
Bên cạnh đó , đa số cung điện của nhà Nguyễn đều được sơn son thếp
vàng. Và xây theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Đây là một lối kiến trúc điển
hình ở kinh thành Huế xưa – hợp nhất hai gian nhà trước và sau bằng hệ
thống trần để tạo nên một khơng gian rộng lớn và liên hồn.
Hệ thống cổng/cửa tại các biệt phủ của Hoàng tộc khá đa dạng về hình
thức. Có loại cổng tam quan bề thế; cửa xếp làm từ gỗ quý được chạm khắc
công phu; hay cửa vịm nguyệt mơn uyển chuyển, mềm mại.
4.6 Cột cờ Hà Nội
Đứng sừng sững, uy nghi ngay bên dãy chẵn của đường Điện Biên Phủ
thuộc quận Ba Đình- Hà Nội, Cột cờ Hà Nội được xây dựng từ năm 1805 trên
phần đất phía Nam của Hồng thành Thăng Long. Thực ra, phải gọi là Kỳ đài
mới đủ nghĩa (kỳ: cờ, đài: nhà làm cao để có thể nhìn xa, nhìn rộng được).
Thêm vào đó, trong hệ thống phịng thủ của thành nhà Nguyễn, Kỳ đài cịn có
chức năng là Vọng canh, vì theo trục Bắc, Nam, kiến trúc này chỉ cách Đoan
Mơn khoảng 300m, điện Kính Thiên 500m và Cửa Bắc chừng gần 1000m. Từ
trên đỉnh của Kỳ đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu
thành cổ.
Nhìn tổng thể Cột Cờ (Kỳ đài), gồm những khối lăng trụ xếp chồng
nhau, thu nhỏ và cao dần từ dưới lên trên, bố cục cân đối ấy tạo nên những
đường nét thẳng, khoẻ khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân Cột Cờ, dù cảm
thấy đỉnh cao nhất, nhưng không hề có cảm giác nặng nề, mà trái lại, vẻ dáng

của nó hài hồ, thanh thốt giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh. Ở mỗi
cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, tuy đơn giản
nhưng lại tạo ra những đường nét mềm mại và vẻ đẹp riêng cho từng cấp.

19


Đáng chú ý là cấp thứ ba bố trí 4 cửa theo hướng đông, tây, nam, bắc. Những
cửa này thông với nhau qua cửa tò vò, tạo nên nhiều phòng nhỏ có trần vịm
cuốn. Tại trần nhà của cửa hướng Bắc có hai lỗ thơng lên mặt sân thượng, có
thể là ống truyền âm từ trên xuống (dạng loa miệng). Trừ cửa hướng Bắc, các
cửa khác đều có tên riêng. Cửa hướng đơng tên là Nghênh Húc (đón ánh sáng
ban mai), Cửa hướng Tây tên là Hồi Quang (nhìn về hồng hơn), cửa hướng
Nam tên là Hướng Ninh (trơng theo ánh mặt trời).
Theo các nguồn sử liệu cho biết thì Gia Long cho phá thành Thăng
Long để xây thành mới kiểu Vô - băng với sự tận dụng triệt để nguyên vật
liệu cũ. Gạch vồ thời Lê đã được sử dụng chủ yếu vào việc ốp tường tam cấp;
còn những loại nguyên liệu xi măng, sắt thép chứng tỏ Cột Cờ đã qua nhiều
lần tu sửa sau này.

Với tư cách là một di tích lịch sử thời Nguyễn cịn tương

đối nguyên vẹn nhất trong khu vực Hoàng thành Thăng Long kể từ đầu thế kỷ
XIX đến nay, Cột Cờ Hà Nội vẫn là một trong những biểu tượng của Thủ đơ trung tâm chính trị- kinh tế, văn hố của cả nước.

Chương 5: Nhã nhạc cung đình Huế
Nhã Nhạc Cung Đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời
phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ cung đình như Tế Giao, Tế
miếu, Lễ Đại triều, Thường triều...Nhã nhạc cung đình Huế nhằm tạo
sự trang trọng cho các buổi lễ. Nhã Nhạc Cung Đình Huế có tiến trình

hình thành, phát triển khá rõ ràng, được ghi lại qua các triều đại Lý Trần và nhiều thế hệ truyền thừa giữ gìn, phát triển, bổ sung, sáng tạo,
ngày càng phong phú, tinh tế, đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà
Nguyễn( được xem là quốc nhạc của nhà Nguyễn 1802-1945)

20



×