Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHẾ TẠO MÁY TẠO NƯỚC KHỬ KHUẨN ANOLYTE (NƯỚC A NƯỚC MUỐI ION) DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 15 trang )

CUỘC THI KHOA HỌC KĨ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM

CHẾ TẠO MÁY TẠO NƯỚC KHỬ KHUẨN ANOLYTE
(NƯỚC A - NƯỚC MUỐI ION) DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
Lĩnh Vực Dự Thi: Kỹ thuật y sinh
******

0


MỤC LỤC

Mở đầu......................................................................... .......................................................2
1. Tổng quan về dịch hoạt hoá điện hoá Anolyte................................................................3
2. Tác động diệt khuẩn của dung dịch Anolyte...................................................................5
3. Nguyên lý của công nghệ điều chế Anolyte....................................................................6
4. Chế tạo thiết bị….............................................................................................................7
5. Thử nghiệm thiết bị..........................................................................................................9
6. Kết luận..........................................................................................................................10
7. Tài liệu tham khảo.........................................................................................................11

1


Mở đầu
Cơng nghệ hoạt hóa nước bằng phương pháp điện hóa được khởi đầu bằng cơng trình
nghiên cứu phương pháp điện hóa xử lý dung dịch khoan của kỹ sư Bakhir V.M. (người
Nga). Cho đến nay hoạt hóa điện hóa đã trở thành một nhánh khoa học và kỹ nghệ hiện
đại, có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống và sản xuất, được
nghiên cứu hồn thiện và ứng dụng ở nhiều nước cơng nghiệp phát triển.


Dung dịch nước muối loãng được điện phân, dưới sự tác động của dịng điện, q
trình điện phân khơng màng ngăn dung dịch nước muối loãng xảy ra, tạo thành dung dịch
cuối cùng là nước khử khuẩn Anolyte, nước Anolyte chứa thành phần chính là hợp chất
sodium hypochlorit (NaOCl) hoạt tính cao và một số phần tử khác như gốc OH
(Hydroxyl radical) và H2.
Nước Anolyte có một số cơng dụng đã được nghiên cứu như có khả năng kháng
khuẩn cao, sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong việc sát trùng chống lại các loại vi
khuẩn (E.coli, khuẩn Coliform, và một số các loại khuẩn khác,…); có khả năng nhanh
chóng và hiệu quả để tiêu diệt vi rút, diệt nấm mốc, khử độc sinh học, diệt khuẩn sàn nhà,
phòng học, rửa tay, sát trùng các dụng cụ trong y tế, dùng để rửa các loại rau quả và làm
sạch thực phẩm. Nước Anolyte cũng dùng để tẩy uế các bề mặt nhiễm bẩn hoặc dùng
trong xử lý rác, khu vực phịng y tế, buồng bệnh, máy móc. Nước A cũng có thể dùng
ngồi da để sát khuẩn như các chất sát khuẩn khác như oxy già…
Trong những năm gần đây Liên bang Nga và các nước công nghiệp phát triển khác
như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn quốc đã đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo thiết bị sản xuất ” nước
hoạt hố " và phát triển ứng dụng nó trong đời sống và sản xuất. Hãng Samsung của Hàn
quốc đã mua bản quyền của Nga để lấp đặt dây chuyên sản xuất mỗi tháng khoảng 5.000
thiết bị cung cấp cho thị trường Châu Á.
Các thiết bị tạo nước Anolyte hiện nay đa phần có kích thước lớn, cơng suất cao nên
giá thành cao, phù hợp với các cơ sở sản xuất lớn, khơng có nhiều thiết bị nhỏ gọn, phù
hợp với quy mơ gia đình.
Với mong muốn góp phần vào việc phòng chống dịch bệnh, tăng cường sức khoẻ cho
người dân, nhóm chúng em thực hiện dự án “ Chế tạo máy tạo nước khử khuẩn
Anolyte dùng trong gia đình” với mục đích chế tạo thiết bị tạo nước khử khuẩn Anolyte
kích thước nhỏ gọn, giá thành rẻ, phục vụ cho quy hộ gia đình.
Đối tượng nghiên cứu của dự án là:
Máy tạo nước khử khuẩn Anolyte với các yêu cầu như : Dễ dàng sử dụng, an toàn,
hiệu quả, quy trình vận hành dễ dàng tạo ra Anolyte trung tính một cách anh tồn và
nhanh chóng.
Ý nghĩa khoa học:

Tạo ra thiết bị điện phân có kích thước nhỏ gọn, đơn giản hố quy trình cơng
nghệ.
Ý nghĩa thực tiễn:
Chế tạo máy tạo nước khử khuẩn Anolyte dùng trong gia đình với mục đích chế
tạo thiết bị tạo nước khử khuẩn Anolyte kích thước nhỏ gọn, giá thành rẻ, phục vụ cho
quy hộ gia đình. Hơn nữa do dung dịch Anolyte mất dần tính sát khuẩn theo thời gian,
nên việc tạo ra và sử dụng trong thời gian ngắn, để đạt hiệu quả cao hơn.
2


1. Tổng quan về dịch hoạt hoá điện hoá Anolyte.
Theo quan điểm hóa lý, dung dịch hoạt hố điện hố là một dung dịch muối vơ cơ
lỗng giả bền được tạo ra dưới tác động của một điện trường đơn cực (anốt hoặc catốt)
trong buồng điện hóa. Q trình hoạt hóa được diễn ra mạnh mẽ trong một buồng điện
hóa có khoảng cách tối thiểu giữa các điện cực.
Trong số tất cả các loại dung dịch khử trùng có hoạt tính cao nhưng với độc tính
thấp được biết từ trước đến nay, dung dịch Anolyte trung tính sản xuất trên các thiết bị
hoạt hố điện hố có nhiều ưu điểm nỗi bật [6,7]. Điều khiến các nhà y học đặc biệt quan
tâm đối với các dung dịch khử trùng này là ở chỗ chúng khơng cho phép vi khuẩn thích
nghi chống lại tác dụng của chúng.
Dung dịch hoạt hoá điện hoá Anolyte nhằm thay thế các chất khử trùng truyền
thống tại bệnh viện số 15 thành phố Maxcova (Nga) đã khẳng định không một chủng vi
khuẩn kháng thuốc nào được tìm thấy sau đó [9]. Đã có khá nhiều cơng trình cơng bố về
nước oxy hóa điện hóa (electrolyzed oxidizing water) [8], trong đó các yêu tố diệt khuẩn
chủ yêu chỉ dựa vào axit hypoclorơ HOCL được tạo ra trong quá trình điện phân dung
dịch muối NaCl trong buồng điện phân với các điện cực được bồ trí cách xa nhau.
Hiện tượng hoạt hóa điện hóa được kỹ sư người Nga Bakhir V. M. phát minh năm
1975 trong quá trình nghiên cứu khả năng điều chỉnh các tính chất của dung dịch khoan
băng phương pháp điện hóa [4]. Tác giả phát minh đã định nghĩa khái niệm hoạt hóa điện
hóa như sau: Hoạt hoá điện hoá là tổ hợp các tác động điện hóa lên dung dịch nước chứa

các Ion và phân tử của các chất tan tại vùng không gian sát bề mặt điện cực (anốt hoặc
catốt) trong một buồng phản ứng điện hóa, trong điều kiện chuyển điện tích khơng cân
bằng qua giới hạn “điện cực - dung dịch” với kết quả là các thành phần của dung dịch
được đưa lên trạng thái kích thích giả bền để sau khi ngừng kích thích sẽ tắt dần về trạng
thái cân băng nhiệt động học [10].
Các điều kiện kỹ thuật này được thiết lập trong các mơ đun điện hóa dòng chảy
FEM [7,12], cho phép tạo ra trạng thái giả bền của sản phẩm với thời gian kéo dài hàng
chục giờ, hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nồng độ chất điện ly đầu vào. Nguyên liệu sử dụng
để điều chế dung dịch hoạt hoá điện hoá là các dung dịch muối, chủ yếu là dung dịch
muối NaCl.
Nước được hoạt hóa tại vùng anốt được đặc trưng bởi hoạt tính thiểu điện tử, thể
hiện tính chất oxy hóa, được gọi là Anolyte. Tương tự như vậy, nước được hoạt hóa tại
vùng catốt cho hoạt tính dư điện tử, thể hiện tính chất khử, được gọi là catolit. Dung dịch
Anolyte bao gồm hàng loạt các tác nhân oxy hóa hoạt tính cao như: O2-, O•, H2O2, HO2•,
HO•, ClO-...Tất cả những chất này đều có thể hiện diện trong mơi trường bên trong cơ
thể sống, bởi vì cơ sở của quá trình thực bào dựa trên sự tổng hợp các chất oxy hóa tương
tự từ trong huyết tương. Tác động kết hợp của các chất hoạt động này làm cho vi sinh vật
khó thích nghi được với tác dụng khử trùng của Anolyte, đồng thời nồng độ nhỏ của các
hoạt chất chứa oxy và clo đã đảm bảo tính an tồn đối với sức khỏe con người và mơi
trường trong q trình sử dụng lâu dài [12].

3


Khảo sát một q trình điện phân, trong đó dịng điện một chiều được cho chạy
qua hai điện cực trong một dung dịch điện ly khơng có màng ngăn. Kết quả là thành phần
hóa học trong dung dịch thay đổi: tại vùng catốt các điện tử liên kết với các ion và phân
tử tạo ra sản phẩm khử, còn tại vùng anốt các ion và phân tử bị mất điện tử, nghĩa là các
chất tan bị oxy hóa. Trong quá trình điện phân, tại khu vực gần catốt thể hiện tính chất
kiềm rõ ràng, cịn tại vùng anốt - tính chất axit. Các nhà khoa học điện hóa thống nhất với

nhau ở một điểm chung là năng lượng cấp cho quá trình điện phân chủ yếu được sử dụng
cho việc thực hiện các phản ứng hóa học và tăng cường động năng của các nguyên tử,
phân tử và ion được thể hiện dưới dạng phát tán nhiệt.
Tác giả phát minh hiện tượng hoạt hoá điện hoá đã đề xuất giả thuyết cho rằng
một phần năng lượng đó được tiêu hao nhằm làm tăng nội thế năng của các thành phần có
mặt trong dung dịch điện ly trong khi nhiệt độ và áp suất của hệ phản ứng không thay đổi
[6]. Sự gia tăng thế năng đó khơng liên quan đến quá trình chuyển mức năng lượng của
các điện tử, mà chỉ là sự tăng giảm bán kính của các quỹ đạo điện tử trong mức năng
lượng của chúng, cụ thể là, tại vùng catốt bán kính quỹ đạo điện tử giãn ra, trong khi tại
vùng anốt bị co lại . Dễ dàng nhận thấy trong cả hai trường hợp nội thế năng của chất đều
tăng do bán kính quỹ đạo điện tử của nó đều dịch khỏi vị trí cân bằng. Như vậy, chính
lượng dư thế năng trong các nguyên tử đã làm cho chúng tồn tại trong trạng thái kích
thích giả bền, thể hiện khả năng phản ứng cao trong q trình phục hồi từ trạng thái kích
thích về trạng thái cân bằng.
Sự ngang bằng nhiệt độ của chất trước và sau khi hoạt hóa chứng tỏ động năng
của nó là khơng thay đổi. Khi đó sự thay đổi các tính chất hóa-lí của các chất có mặt
trong hệ cũng như khả năng phản ứng của chúng sau hoạt hóa chỉ có thể là do sự thay đổi
của nội thế năng, mà thước đo của nó theo định nghĩa vật lí cổ điển là khoảng cách trung
bình giữa các hạt của chất, hoặc nói cách khác, là mật độ của chất. Đồng thời, sau khi
dừng tác dụng hoạt hóa một thời gian nhất định, mật độ của các chất trở về giá trị ban
đầu.
Như vậy, một chất được gọi là hoạt hóa là khi dự trữ nội thế năng của nó dưới tác
dụng của các yếu tố bên ngồi nào đó tạm thời khơng tương ứng với các giá trị cân bằng
nhiệt động học của nhiệt độ và áp suất. Tương tự như vậy, một tác động được xem là hoạt
hóa khi nó làm cho nội năng của một chất tạm thời xê dịch khỏi giá trị cân bằng nhiệt
động học. Thuật ngữ “năng lượng tác động hoạt hóa” cần được hiểu là phần năng lượng
của một tương tác không cân bằng được lưu lại trong chất dưới dạng thế năng rồi phát tán
dần để chuyển thành nhiệt năng.
Nói chung các q trình hoạt hóa tồn tại được chỉ là do hai quá trình phục hồi theo
động năng (nhiệt năng) và theo thế năng thường khác nhau đáng kể về thời gian, trong đó

q trình thứ nhất diễn ra nhanh hơn nhiều so với quá trình thứ hai mà kết quả đã được
khẳng định bằng nhiều số liệu thực nghiệm [17].

4


Hình 1. Đường cong thế năng của một chất trong q trình điện hóa: (1) đường điện hóa
bình thường; (2) đường điện hóa hoạt hóa catốt; (3) đường điện hóa hoạt hóa anốt.
2. Tác động diệt khuẩn của dung dịch Anolyte
Dung dịch Anolyte có phổ tác động rộng đối với vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn,
virut, nấm, nhưng không làm tổn hại đến các tế bào mô của người và các động vật bậc
cao khác. Sự khác biệt đó là do cấu trúc của các loại tế bào khác nhau. Các tế bào của
động vật bậc cao có nhiều lớp lipoprotein bảo vệ chứa nhiều liên kết đơi có khả năng cho
điện tử để chống lại tác dụng oxy hóa. Đồng thời các tế bào động vật máu nóng trong
vịng đời của mình, thí dụ trong các phản ứng của cytochrom P-450, trong quá trình thực
bào cũng sản sinh và sử dụng hàng loạt các tác nhân oxy hóa hoạt tính cao như O2-, O•,
H2O2, HO2•, HO•, ClO- - v .v...[11]. Vì vậy, các tế bào sở hữu một hệ thống chống oxy
hóa mạnh có khả năng ngăn chặn tác dụng độc hại của các tác nhân trên đôi với các câu
trúc tê bào quan trọng của cơ thể sống.
Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định rằng vai trò quan trọng hàng đầu trong
diệt khuẩn của các tiểu thực bào, hay còn gọi là bạch cầu trung tính (neutrophil), là axit
hypoclorơ (HCIO) do các tế bào thực bào sinh ra. Trong mỗi một nhịp thở có tới 28%
tông số khối lượng oxy do các bạch cầu trung tính tiêu thụ được sử dụng để tạo HCIO.
Axit hypoclorơ trong các tiểu thực bào được tạo ra từ hydrogen peroxit và Ion clorua
[12]. Sự phân hủy của H2O2 trong mơi trường nước ln tạo ra các chất có hoạt tính
kháng khuẩn cao như: HO2- - anion hydroperoxit, O22- - peroxitanion, O2- - superoxit
anion, HO2 - gốc hydrogen peroxit, HO2- anionhydrogen peroxit.

Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh được sự tham gia của anion superoxit
trong các phản ứng thực bào. Vì vậy, cơ thể động vật máu nóng phải sở hữu một hệ thống

chống oxy hóa mạnh để có thể ngăn chặn tác dụng độc hại của các thành phần oxy hóa
nói trên đối với các câu trúc tế bào quan trọng của cơ thê sống. Các loài vi sinh vật trong
q trình phát triển của mình khơng sản sinh ra các chất oxy hóa và hệ thống bảo vệ
chống oxy hóa, vì vậy các dung dịch hoạt hố điện hố chứa các chất oxy hóa như đã nêu
ở trên là vô cùng độc hại đối với vi sinh vật .
Tóm lại, các chất oxy hóa trong các dung dịch hoạt hố điện hố có thể được sử
dụng một cách an toàn làm tác nhân chống viêm nhiễm đối với cơ thể con người, bởi vì
hầu hết các chất oxy hóa đó là những chất cũng được các tế bào động vật máu nóng tạo
ra. Thế hóa của các Ion và phân tử trong dung dịch hoạt hoá điện hố cao hơn rất nhiều
so với thế hóa của các dung dịch khử trùng bình thường có cùng nồng độ. Độ khống hóa
thấp của các dung dịch hoạt hố điện hố cùng với khả năng hydrat hóa cao đã làm tăng
lực thẩm thấu qua màng tế bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình vận chuyên thẩm
thấu và điện thẩm thấu của các chất oxy hóa vào mơi trường bên trong tê bào vi sinh vật.
Quá trình vận chuyển thẩm thấu các chất oxy hóa qua thành tế bào của vi sinh vật
diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều so với sự vận chuyển qua màng tế bào động vật máu nóng
chủ yếu là do sự khác biệt đáng kể về gradient áp suất thẩm thấu của hai loại tế bào này.
5


Ngồi ra, sự hiện diện của vơ số các hạt vi bọt khí mang điện tích có khả năng hình thành
các điện trường cực mạnh tại vùng tiếp xúc với các polyme sinh học trên màng tế bào
cũng giúp cho q trình vận chuyển thâm thấu các chất oxy hóa qua màng tế bào vi sinh
vật diễn ra đễ dàng hơn.
Tất cả các tế bào sinh dưỡng của động vật bậc cao đều thuộc loại dị dưỡng, trong
khi tất cả các tế bào vi sinh vật đều thuộc loại tự dưỡng và việc ni dưỡng chúng phụ
thuộc vào hoạt tính năng lượng của bản thân chúng, nghĩa là nếu các hoạt động enzym
bên trong tế bào vi khuẩn bị ức chế, chúng sẽ chết. Nói cách khác, tính chất tự trị về đinh
dưỡng (autotrophy) chính là điểm yêu của các tê bào vi khuẩn để cho các chất oxy hóa dễ
dàng tấn công.
Như vậy, việc khai thác sử dụng tối đa các khác biệt cơ bản giữa thế giới vi sinh

vật và thế giới động vật chính là cơ sở của giải pháp khử trùng hiện đại trên cơ sở cơng
nghệ hoạt hố điện hố của dung dịch Anolyte.
3. Ngun lý của công nghệ điều chế Anolyte
Điện phân NaCl không màn ngăn có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Hình 2. Điện phân dung dịch NaCl khơng màn ngăn
Vì khơng có màng ngăn nên NaOH sẽ tác dụng với Clo. Phương trình phản ứng diễn ra
như sau:
2NaCl + 2H2O => H2 + NaOH + Cl2
NaOH sẽ tác dụng với khí Clo:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
NaCl + H2O → NaClO + H2
NaOCl tiếp tục phản ứng với nước:
NaClO + H2O → HClO + NaOH
Axit HClO sinh ra sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khử:
HClO → HCl + O
Tiếp theo đó, NaOH và HCl cịn lại sẽ tác dụng với nhau:
NaOH+ HCl → NaCl + H2O
6


7


Các nghiên cứu thử nghiệm đã cho thấy, dung dịch Anolyte được điều chế theo
cơng nghệ này có nồng độ các chất hòa tan thấp. Điều này tạo điều kiện làm tăng tỷ lệ
các chất oxy hóa chứa oxy tạo thành trong q trình tổng hợp điện hóa, làm giảm đáng kể
tính ăn mịn của dung dịch oxy hóa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thay đổi thành
phần các chất oxy hóa, nồng độ khống hóa thấp của dung dịch Anolyte đã làm tăng
cường hiệu quả diệt khuẩn của axit hypocloro trên nền hoạt động của hỗn hợp các chất

oxy hóa. Nó tạo ra dung dịch sản phẩm có nồng độ các chất hịa tan thấp, trong khi hàm
lượng chất oxy hóa trong sản phẩm lại cao, đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả chuyển hóa
muối, giảm được các chi phí về muối và điện năng tiêu hao, tăng năng suất điều chế chất
oxy hóa và có khả năng khắc phục được các hạn chế của Anolyte điều chế từ các sơ đồ
cơng nghệ dịng chảy liên tục.
4. Chế tạo thiết bị.
Yêu cầu đặt ra đối với thiết bị sản xuất hóa chất nói chung và thiết bị điều chế
dung dịch Anolyte nói riêng là: Ngồi việc sản xuất ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng,
còn phải bền trong mơi trường hóa chất. Hơn nữa, những thiết bị này cịn phải đảm bảo
an tồn tuyệt đối cho người vận hành, sử dụng chúng.
Kiểu dáng, kích thước: Tiết kiệm diện tích là một tiêu chí quan trọng trong hầu hết
các thiết kế kỹ thuật hiện nay. Thiết bị phải có kích thước nhỏ gọn, các bộ phận phải
được đơn giản để dễ dàng sử dụng và thay thế khi cần.
Độ ổn định, an toàn khi vận hành, sử dụng: Đây là tiêu chí quan trọng vào bậc
nhất đối với mọi loại thiết bị liên quan đến vận hành, sử dụng trực tiếp của con người. An
toàn ở đây được nói đến là an tồn cả cho người sử dụng lẫn an toàn cho thiết bị khi vận
hành. Thiết bị phải đảm bảo an toàn về điện cho người dùng (không bị điện giật, không
xảy ra cháy nổ), an tồn về hóa chất.
Điện cực dạng lá, chiều dài 2cm làm từ titan tinh khiết nhãn hiệu BTI- 00 có bề
mặt được phủ lớp oxit TiO, ngồi ra cịn được phủ thêm các oxit kim loại quý hiếm như
bạch kim (PTA) và hỗn hợp Ir-Ru-Sb nhằm tăng điện áp phân cực cũng như độ trơ về
phương diện hóa học.

Hình 2. Điện cực điện phân

8


Mạch điện tự động ngắt nguồn sau thời gian điện phân.


Hình 3. Mạch điện tự động ngắt nguồn
Thiết bị điện phân hồn chỉnh.

Hình 4. Thiết bị điện phân
Các tham số cơ bản và đặc trưng hoạt động của thiết bị:
Điện áp : 5V
Cơng suất điện tiêu thụ : 5W
Dịng điện điện phân : 1A
Nông độ dung địch muối: 2%
Chỉ số pH của dung dịch Anolyte: 6,0 ~ 8,0
Thời gian 1 lần điện phân : 5 phút

9


5. Thử nghiệm thiết bị.
Thực hiện việc thử nghiệm để tạo ra nước khử khuẩn Anolyte theo các điều kiện :

- Lượng nước : 100ml
- Lượng muối : 2g
- Thời gian : 5 phút

Hình 5. Học sinh thực hiện thử nghiệm thiết bị, dung dịch sau khi tạo ra.

10


Dung dịch sau khi tạo ra được mang đi kiểm nghiệm tại khả năng diệt khuẩn tại Viện
Pasteur TP. Hồ Chí Minh.


11


Nhận xét
Theo kết quả kiểm nghiệm ngày 10/1/2022 của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh.
Các mẫu vi sinh vật thử nghiệm: Salmonella typhimurium, Stapliylacoccus sureus,
Esclierichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Sfiigella flexneri.

12


Sau khi tiếp xúc với dung dịch trong 1 phút, tỷ lệ diệt khuẩn là 99,99%. Từ kết quả kiểm
nghiệm đã xác nhận tính năng diệt khuẩn của dung dịch Anolyte được tạo ra bởi thiết bị.
6. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu và kiểm nghiệm ta thấy thiết bị tạo nước khử khuẩn
Anolyte hồn tồn có thể sử dụng trong gia đình để tạo ra nước khử khuẩn Anolyte.
Anolyte có một số cơng dụng đã được nghiên cứu như khả năng kháng khuẩn cao, sản
phẩm được ứng dụng rộng rãi trong việc sát trùng chống lại các loại vi khuẩn (E.coli,
khuẩn Coliform, và một số các loại khuẩn khác,…); có khả năng nhanh chóng và hiệu
quả để tiêu diệt vi rút, diệt nấm mốc, khử độc sinh học, diệt khuẩn sàn nhà, phòng học,
rửa tay, sát trùng các dụng cụ trong y tế, dùng để rửa các loại rau quả và làm sạch thực
phẩm.
Nước Anolyte cũng có thể dùng để tẩy uế các bề mặt nhiễm bẩn hoặc dùng trong
xử lý rác, khu vực phòng y tế, buồng bệnh, máy móc. Nước Anolyte cũng có thể dùng
ngồi da để sát khuẩn như các chất sát khuẩn khác như oxy già…


13



7. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Hoài Châu, V.M. Bakhir, Ngơ Quốc Bưu. Dung dịch hoạt hóa điện hóa cơng
nghệ và ứng dụng. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Cơng nghệ (2015).
2. Nguyễn Hồi Châu, Ngơ Quốc Bưu, Nguyễn Văn Hà. Nghiên cứu phát triển và ứng
dụng công nghệ hoạt hóa điện hóa ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công
nghệ 50(6), 923-941 (2012).
3. Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Hồi Châu - Dung dịch hoạt hóa điện hóa và ứng dụng trong
y tế, Tạp chí hóa học 47 (5A) 209 – 214 (2009).
4. Vitold Bakhir Electrochemical Systems and Technologies Institute – Electrochemical
activation selected articles, Moscow (2010).
5. P. Manes, S.Smolinski, D.M.Blake, Z.Huang, E.J.Wolfrum, W.A.Jacoby. Bactericidal
Activity of Photocatalytic TiO2 Reaction: toward an Understanding of Its Killing
Mechanism. Appl Environ Microbiol, 65(9), 4094–4098 (1999).
4. Hoang Yu.-R., Hung Ye.-C., Hsu Sh.-Y, Huang Y.-W., Hwang D.-F.- Application of
electrolyzed water in the food industry, Food Control 19 (2008) 329-345, Review.
5. Shimizu E., Hurusawa T. - Antiviral, antibacterial, and antifungal actions of
electrolyzed oxidizing water through electrolysis, Dental Journal 37 (1992) 105501062.
6. Mori Y., Komatsu S., Hata Y. -Toxicity of electrolyzed strong acid aqueous solution –
subacute toxicity test and effect on oral tissue in rats, Odontology 84 (1997) 619-626.
7. Oomory T., Oka T., Inuta T., Arata Y. -The efficiency of disinfection of acidic
electrolyzed water in the presence of organic materials, Analytical Science 16 (2000)
365-369.
8. Sakurai Y., Ogoshi K., Kaku M., Kobayashi I. - Strongly acidic electrolyzed water:
Valuable disinfectant of endoscopes, Digestive Endoscopy 14 (2002) 61-66.
9. Park H., Hung Y., Chung D. - Effects of chlorine and pH on efficacy of electrolyzed
water for inactivating E.coli 0157:H7 and Listeria monocytogenes, Intern. J. Food
Microbiology 91 (2004) 13-18.
10. 10.Vorobjeva N. V., Vorobjeva L. I., Khodjaev E. Y. - The bactericidal effects of
electrolyzed oxidizing water on bacterial strains involved in hospital infections, Artificial
Organs 28 (2003) 590-592.

11. Len S. V., Hung Y. C., Erickson M., Kim C. - UV spectrophotometric
characterization and bactericidal properties of electrolyzed oxidizing water as influenced
by amperage and pH, J. Food Protection, 63 (2000) 1534-1537.
12. Liao L. B., Chen W. M., Xiao X. M. - The generation and inactivation mechanism of
REDOX potential of electrolyzed oxidizing water, J. Food Eng. 78 (2007) 1326-1332.
13. Fabrizio K. A., Cutter C. N. - Comparision of electrolyzed oxidizing water with other
anti microbial interventions to reduce pathogens on fresh pork, Meat Science 68 (2004)
463-468.
14. Bakhir V.M., Atajanov A.R., Mamajanov U.D. et al. - Activated substances. Some

14



×