Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.08 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT Ơ TƠ

XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG,
BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA NHỎ XE QUA SỬ DỤNG

GVHD: ThS. TRẦN ĐÌNH QUÝ
SVTH: TRẦN TUẤN ANH
PHAN HUỲNH MINH SANG

SKL010725

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG,
BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA NHỎ XE QUA SỬ DỤNG
NHÓM SVTH:
1. TRẦN TUẤN ANH

MSSV: 19145014



2. PHAN HUỲNH MINH SANG

MSSV: 19145298

Khóa : 2019
Ngành: CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT Ơ TƠ
GVHD: Ths. TRẦN ĐÌNH Q

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sĩ Trần Đình Quý về sự
giúp đỡ, hướng dẫn và động viên trong quá trình thực hiện đề tài "Xây dựng quy trình
kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng". Đây là một đề tài mang
tính thử thách và chúng em cảm thấy may mắn khi được hợp tác với thầy, người đã giúp
chúng em vượt qua những khó khăn và hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
Trong quá trình làm đề tài, chúng em cảm thấy rất may mắn khi được hợp tác với
thầy, chúng em cảm thấy rất ấn tượng với sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm của thầy trong
lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thầy đã cung cấp cho chúng em những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong việc nghiên cứu và xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng bảo
dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng. Những lời khuyên và chỉ dẫn từ thầy cũng giúp chúng
em có được cái nhìn rõ ràng hơn về quy trình nghiên cứu, phân tích và đưa ra kết luận.
Ngoài ra, chúng em cũng xin cảm ơn anh Quy – chủ Garage Ơ Tơ 247 và anh Nguyễn
Thái Học – chủ showroom Thái Học Auto Sài Gòn đã hỗ trợ nhóm em trong q trình làm

đồ án tốt nghiệp. Kinh nghiệm cũng như kiến thức của 2 anh đã giúp nhóm em hiểu được
nhiều hơn về quy trình và kỹ năng mua bán xe cũ. Đồng thời nhờ sự hỗ trợ của anh Quy,
nhóm đã thử nghiệm được phần mềm quản lý nhằm phục vụ quá trình đánh giá cũng như
bảo dưỡng, sửa chữa xe.
Chúng em rất trân trọng những giá trị đã học được từ đề tài này. Chúng em hy vọng
rằng những kiến thức và kinh nghiệm này sẽ giúp chúng em phát triển kỹ năng và sự nghiệp
của mình trong tương lai.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của thầy Trần
Đình Quý, anh Nguyễn Thái Học và anh Quy cũng như tồn thể thầy cơ trong khoa Đào
tạo Chất lượng cao và tập thể lớp 19145CL1, 19145CL2 đã giúp chúng em hoàn thành đề
tài tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện đề tài

Trần Tuấn Anh

Phan Huỳnh Minh Sang

i


TÓM TẮT
Vấn đề mua bán xe cũ trong thị trường hiện nay là một vấn đề nóng bỏng trong ngành
cơng nghiệp ô tô. Trong thị trường này, nhu cầu sử dụng xe cũ vẫn rất lớn, nhưng việc mua
bán xe cũ lại gặp rất nhiều rủi ro và khó khăn do sự khơng chắc chắn về chất lượng và an
tồn của xe. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng
bảo dưỡng sửa chữa nhỏ xe qua sử dụng" sẽ giúp quá trình mua bán được diễn ra thuận
lợi, đảm bảo tính chính xác, cơng bằng trong quy trình đánh giá xe cũ.
Đề tài được nghiên cứu theo hướng xây dựng trên tiêu chuẩn của hãng. Từ đây, vạch
ra các quy trình cụ thể để kiểm tra các thành phần của một chiếc xe đã qua sử dụng. Quy
trình gồm 3 hạng mục chính là: Kiểm tra hiện trạng xe, Kiểm tra chi tiết các hệ thống,

Kiểm tra chức năng hoạt động của xe. Cuối mỗi hạng mục của quy trình sẽ có kết luận để
người mua (hoặc bán) có thể nắm được tình trạng hiện tại của xe. Ngồi ra, đề tài có xây
dựng thêm phần mềm quản lý để đảm bảo tiến độ của từng giai đoạn trong quy trình diễn
ra thuận lợi. Bên cạnh đó thu thập và lưu trữ được thông tin của khách hàng phục vụ việc
kinh doanh của cá nhân hoặc các gara trong lĩnh vực mua bán xe qua sử dụng.
Bên cạnh đó, đề tài cũng áp dụng các phương pháp tìm kiếm thơng tin, khảo sát thực
tế, sử dụng phương pháp SWOT để phân tích các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và thách thức
trong quá trình xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng. Từ đó, đề xuất các giải pháp để
nâng cao chất lượng và an toàn của xe cũ được bán ra, như tăng cường năng lực kỹ thuật
cho nhân viên bảo dưỡng và sửa chữa, tạo ra các quy trình chuẩn hóa và đưa ra hướng dẫn
bảo trì và sửa chữa cho khách hàng.
Đề tài nghiên cứu này đóng góp rất lớn cho việc nâng cao chất lượng và an toàn của
xe cũ, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp mua
bán xe cũ trên thị trường. Từ đó, có thể thấy rằng việc xây dựng thành cơng một quy trình
kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa nhỏ để mua bán xe cũ, cung cấp một cơng cụ hữu
ích cho các đơn vị kinh doanh xe cũ trong việc đảm bảo chất lượng của xe. Đồng thời, nếu
sử dụng được các công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao độ chính xác và tính hiệu quả của quy
trình kiểm tra, giúp người tiêu dùng có được sự đảm bảo về chất lượng xe cũ mà họ mua
rõ ràng và minh bạch.

ii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------***------TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
Nhóm sinh viên:
Trần Tuấn Anh

Phan Huỳnh Minh Sang

MSSV: 19145014
MSSV: 19145298

Ngành: Cơng nghệ Kỹ thuật Ơ tơ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Đình Quý

ĐT: 0918069082

Ngày nhận đề tài:
/ / 2023
Ngày nộp đề tài: / / 2023
1. Tên đề tài: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, BẢO
DƯỠNG SỬA CHỮA NHỎ XE QUA SỬ DỤNG
2. Nội dung thực hiện đề tài:
Đề tài sẽ phân tích nhu cầu sử dụng xe cũ hiện nay tại Việt Nam cũng như một số
nước trên thế giới. Từ đó, xác định mục tiêu, mục đích xây dựng quy trình đánh giá xe cũ.
Việc xây dựng quy trình, các tiêu chí đánh giá cũng như các chi tiết cần đánh giá sẽ dựa
trên các kiến thức đã được học trên trường lớp cũng như kiến thức trong quá trình thực tập.
Nội dung chính của đề tài chỉ ra lý do cần đánh giá xe cũ, phương pháp đánh giá một
chiếc xe cũ theo tiêu chuẩn của hãng. Các quy trình đánh giá xe cũng sẽ được trình bày
một cách cụ thể và rõ ràng giúp người đọc hiểu được các bước, cũng như thứ tự kiểm tra,
đánh giá.
Ngoài ra, đề tài cũng sẽ cung cấp một phần mềm giúp việc quản lý công việc đánh
giá xe, quản lý xe mua, xe bán. Đồng thời, phần mềm cũng đảm bảo sự chặt chẽ, chính xác
trong các cơng việc bảo dưỡng hay sửa chữa nhỏ tại một gara, giúp gara hồn thành tốt các
cơng việc cũng như đem lại sự hài lòng và tin tưởng cao từ khách hàng.
TRƯỞNG NGÀNH


GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký & ghi rõ họ tên)

iv


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------***------TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nhóm sinh viên:
Trần Tuấn Anh

MSSV: 19145014

Phan Huỳnh Minh Sang

MSSV: 19145298

Ngành : Công nghệ kỹ thuật ô tô
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Đình Q
Tên đề tài : XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, BẢO
DƯỠNG SỬA CHỮA NHỎ XE QUA SỬ DỤNG
NHẬN XÉT:
1. Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

2. Ưu điểm

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

3. Khuyết điểm
................................................................................................................................
................................................................................................................................
4. Đề nghị cho báo cáo hay không ..............................................................................
5. Đánh giá phân loại ..................................................................................................
6. Điểm..................... (Bằng chữ:…………..)
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2023

Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)

v


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------***------TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Nhóm sinh viên:
Trần Tuấn Anh

MSSV: 19145014


Phan Huỳnh Minh Sang

MSSV: 19145298

Ngành : Công nghệ kỹ thuật ô tô
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Đình Q
Tên đề tài : XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, BẢO
DƯỠNG SỬA CHỮA NHỎ XE QUA SỬ DỤNG
NHẬN XÉT:
1. Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

2. Ưu điểm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

3. Khuyết điểm
................................................................................................................................
................................................................................................................................
4. Đề nghị cho báo cáo hay không ..............................................................................
5. Đánh giá phân loại ..................................................................................................
6. Điểm..................... (Bằng chữ:…………..)
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Giảng viên phản biện

năm 2023

(Ký ghi rõ họ tên)


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SWOT

: Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats.

VAMA

: Vietnam Automobile Manufacturers Association.

VAT (value-added tax)

: thuế giá trị giá tăng.

TTB

: thuế trước bạ.

ECU

: Electronic Control Unit.

ESP

: Electronic Stability Program.

DC


: Direct Current.

P/S

: đèn cánh báo Power Steering.

ABS

: Anti-locked Brake System.

GPS

: Global Positioning System.

OBD – II

: On – Board Diagnotics thế hệ II.

CSKH

: Chăm sóc khách hàng.

VIN

: Vehicle Identification Number.

CRUD

: Create – Read – Update – Delete.


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Đồ thị đánh giá chất lượng hiện tại của xe cũ
Lưu đồ 2.1: Quy trình kiểm tra đánh giá xe cũ
Bảng 2.1: Bảng đánh giá chi tiết xe cũ
Bảng 2.2: Bảng tiêu chuẩn nồng độ khí thải
Bảng 3.1: Bảng danh sách các bảng dữ liệu trong SQL
Bảng 3.2: Bảng HIEUXE
Bảng 3.3: Bảng PHIEUSUACHUA
Bảng 3.4: Bảng CT_PHIEUSUACHUA
Bảng 3.5: Bảng CT_SUDUNGVATTU
Bảng 3.6: Bảng VATTU
Bảng 3.7: Bảng PHIEUTHUTIEN
Bảng 3.8: Bảng BAOCAOTONKHO
Bảng 3.9: Bảng BAOCAODOANHSO
Bảng 3.10: Bảng CT_BAOCAODOANHSO
Bảng 3.11: Bảng THAMSO
Bảng 3.12: Bảng PHIEUNHAP
Bảng 3.13: Bảng CT_PHIEUNHAP
Bảng 3.14: Bảng QUYENGUOIDUNG
Bảng 3.15: Bảng TAIKHOAN
Bảng 3.16: Bảng XEBAN
Bảng 3.17: Danh sách các màn hình có trong phần mềm

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Nội dung kiểm tra 176 hạng mục kỹ thuật theo Toyota (Nguồn: internet)
Hình 2.2: Xe bị móp vè phía trước rất rõ
Hình 2.3: Sử dụng đèn pin để kiểm tra bề mặt sơn (Nguồn: internet)
Hình 2.4: Tình trạng sau khi bị hàn lại
Hình 2.5: Dấu hiệu lắp ráp không đều sau khi sửa chữa (Nguồn: internet)
Hình 2.6: Các chi tiết của khung xe
Hình 2.7: Đai ốc đã bị tháo vặn, sơn cũ đã bị trầy
Hình 2.8: Đường keo nguyên bản, cứng, đều
Hình 2.9: Đường keo đã được đi lại, khơng đều, mềm
Hình 2.10: Chi tiết được thay thế có sự khác nhau giữa màu sắc giữa mặt trong và
mặt ngồi
Hình 2.11: Các vị trí quan trọng của khung xe phía trước
Hình 2.12: Các vị trí ghép nối 2 bên khung xe
Hình 1.13: Kiểm tra vết sơn lại, các điểm hàn dưới gioăng cửa
Hình 2.14: Kiểm tra sự thay thế của nắp khoang hành lý
Hình 2.15: Kiểm tra tai nạn cản sau
Hình 2.16: Kiểm tra khoang lái
Hình 2.17: Kiểm tra tính năng ghế điện (Nguồn: internet)
Hình 2.18: Kiểm tra hoạt động của bàn đạp ly hợp
Hình 2.19: Kiểm tra các cơng tắc bên ghế lái
Hình 2.20: Màn hình hiển thị hư hỏng
Hình 2.21: Kiểm tra tất cả các tay số
Hình 2.22: Các dạng mịn của lốp
Hình 2.23: Thời gian sản xuất của lốp
Hình 2.24: Sử dụng thiết bị để kiểm tra cân bằng động bánh xe
Hình 2.25: Góc Camber [8]
Hình 2.26: Góc Caster [8]
ix



Hình 2.27: Độ chụm (Nguồn: internet)
Hình 2.28: Số liệu trong q trình cân chỉnh các góc Camber - Caster - Độ chụm
Hình 2.29: Kiểm tra bọt dầu trợ lực [10]
Hình 2.30: Kiểm tra mức hồi dầu. [10]
Hình 2.31: Các thành phần chính của hệ thống lái điện (Nguồn: internet)
Hình 2.32: Chụp bụi rotuyn bị rách khiến mỡ bơi trơn rị rỉ
Hình 2.33: Cơ cấu phanh đĩa [7]
Hình 2.34: Cơ cấu phanh tang trống [7]
Hình 2.35: Hệ thống treo sử dụng nhíp lá [6]
Hình 2.36: Lị xo [6]
Hình 2.37: Ống giảm chấn [6]
Hình 2.38: Kiểm tra tỷ trọng ắc quy bằng tỷ trọng kế [4 Hình 2.39: Chỉnh độ căng
dây đai của máy phát [4]
Hình 2.40: Kiểm tra tình trạng lọc gió động cơ
Hình 2.41: Cao su gắn cố định bầu pơ bị rách
Hình 2.42: Dây curoa bị lão hóa
Hình 2.43: Các loại máy chẩn đốn hiện nay (Nguồn: internet)
Hình 2.44: Xe xảy ra hiện tượng xả khói bất thường
Hình 2.45: Quy trình các bước cơ bản đánh giá xe cũ
Hình 3.1: Sơ đồ thiết kế giao diện của phần mềm quản lý

x


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT ................................................................................................................. ii
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN ................................................................................................ iv
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................v

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ ......................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................. ix
MỤC LỤC ................................................................................................................ xi
Chương 1: TỔNG QUAN .........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
Chương 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XE QUA SỬ
DỤNG ..................................................................................................................................4
2.1. Thế nào là đánh giá xe đã qua sử dụng? ......................................................4
2.2. Tại sao cần đánh giá xe cũ .............................................................................7
2.3. Phương pháp đánh giá xe cũ .........................................................................8
2.4. Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá ........................................................8
2.4.1. Kiểm tra hiện trạng xe .............................................................................10
2.4.2. Kiểm tra chi tiết các hệ thống .................................................................29
2.4.3. Kiểm tra chức năng hoạt động của xe .....................................................54
2.4.4. Tổng kết...................................................................................................58


2.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự ưu tiên trong quá trình thực hiện
quy trình .......................................................................................................................60
2.5.1. Xác định các yếu tố quan trọng ...............................................................60
2.5.2. Đánh giá tác động của từng bước đến các yếu tố quan trọng .................61
2.5.3. Xác định mức độ ưu tiên của từng bước .................................................62
2.5.4. Áp dụng mức độ ưu tiên vào quy trình kiểm tra .....................................62
Chương 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BẰNG C#...................64
3.1. Giới thiệu về C# ............................................................................................64

3.2. Yêu cầu ..........................................................................................................64
3.2.1. Yêu cầu lưu trữ: .......................................................................................64
3.2.2. Yêu cầu chức năng: .................................................................................65
3.2.3. Yêu cầu phi chức năng: ...........................................................................66
3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu ................................................................................66
3.3.1. Danh sách các bảng dữ liệu. ....................................................................66
3.3.2. Mô tả từng bảng dữ liệu: .........................................................................67
3.4. Thiết kế giao diện .........................................................................................74
3.5. Kết luận .........................................................................................................78
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................80
4.1. Kết luận .........................................................................................................80
4.2. Kiến nghị .......................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC .................................................................................................................85


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc mỗi gia đình có một chiếc xe hơi là điều khá dễ thấy tại khắp mọi nơi
trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo VietTimes, tỷ lệ sở hữu ô tô được coi là một
trong những thước đo về mức độ phát triển của một quốc gia do đó các nước phát triển như
Châu Âu, Hoa Kỳ có độ phủ ô tô rất cao. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, để sở hữu được
1 chiếc xe ô tơ mới thì ta lại phải chịu rất nhiều loại thuế cũng như chi phí khác nhau. Tổng
chi phí liên quan đến mua xe ô tô mới tại Việt Nam bao gồm các loại thuế như thuế giá trị
gia tăng (VAT), thuế trước bạ (TTB), thuế nhập khẩu (nếu có), phí trước bạ cho ơ tơ nhập
khẩu và thuế mơi trường. Ngồi ra, cịn có các khoản chi phí khác như phí trước bạ, phí
đăng ký xe và bảo hiểm xe. Các khoản phí này phụ thuộc vào giá trị của xe và luật pháp
hiện hành tại Việt Nam. Hay như trong thực tế hiện nay, tình trạng “mua bia kèm lạc” diễn
ra khá phổ biến nếu người dân muốn sở hữu một chiếc xe mới sớm nhất, màu đẹp nhất thì
phải bỏ thêm tiền để mua các gói phụ kiện khác.

Trong thị trường ơ tơ tồn cầu, nhu cầu mua bán xe cũ cũng đang tăng lên do nhiều
yếu tố như chi phí mua ơ tơ mới đang tăng lên, người tiêu dùng tìm kiếm giá trị đối với
tiền của họ, và sự phát triển của thị trường xe hơi cũ trực tuyến. Trên tồn thế giới, thị
trường ơ tô cũ được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức trung bình khoảng 5% trong giai đoạn
2020-2025.
Hay ngày nay, tại Việt Nam, các trang web mua bán xe cũ khá phổ biến và uy tín như
oto.com.vn, chotot, carmudi.vn, bonbanh.com… cũng đang rất phát triển. Theo thống kê
từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong quý I năm 2021, doanh số bán
xe ô tô cũ tại thị trường Việt Nam đã tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến tháng
7/2021, nhu cầu mua xe ô tô cũ tại Việt Nam vẫn đang tăng trưởng. Sự phát triển của kinh
tế và thu nhập của người dân đang tăng cùng với sự phát triển của thị trường ô tô, đã tạo ra
một nhu cầu mua bán xe cũ đáng kể trong những năm gần đây. Đặc biệt, xe hơi cũ nhập
khẩu từ các thị trường khác, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, đang trở thành
một lựa chọn phổ biến cho người tiêu dùng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với việc buôn bán xe qua sử dụng, người bán cần phải chú ý đến việc
kiểm tra và bảo trì xe để đảm bảo chất lượng của xe và giá trị của nó. Ngồi ra, các quy
định pháp luật cũng cần được tuân thủ đúng cách để tránh rủi ro pháp lý. Vì vậy có thể
1


thấy, việc đánh giá một chiếc xe đã qua sử dụng như thế nào để đảm bảo chất lượng cũng
như xác mình tính pháp lý của nó là việc rất cần thiết trong q trình mua bán xe cũ. Chính
vì các lý do đó nhóm chúng em đã chọn đề tài “XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG, BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA NHỎ XE QUA SỬ DỤNG” nhằm xây
dựng được quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào của xe dựa theo tiêu chuẩn của
Toyota. Đồng thời, xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chữa nhỏ để xe đạt được các tiêu chí
tốt nhất trước khi đến với tay người tiêu dùng.
1.2. Mục đích của đề tài
Xe cũ đang trở thành lựa chọn phổ biến cho những người muốn mua một chiếc xe mà
không phải bỏ ra một số tiền lớn cho một chiếc xe mới. Tuy nhiên, việc mua xe cũ không

phải là một quyết định đơn giản. Một trong những vấn đề lớn nhất liên quan đến mua xe
cũ là việc đánh giá chất lượng của chiếc xe. Trong nhiều trường hợp, xe cũ đã được sử
dụng và bảo dưỡng trong nhiều năm, và có thể có những vấn đề tiềm ẩn mà người mua
khơng thể phát hiện được bằng cách nhìn bề ngồi của chiếc xe. Để giải quyết vấn đề này,
việc xây dựng một quy trình kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa nhỏ cho xe đã qua
sử dụng trở nên cực kỳ cần thiết. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phát triển một quy
trình kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng sửa chữa nhỏ cho xe cũ để giúp mua bán xe cũ trở
nên an toàn và đáng tin cậy hơn.
Đề tài sẽ áp dụng các phương pháp và tiêu chuẩn hiện có để xây dựng một quy trình
chính xác và chi tiết. Các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra trong quy trình sẽ được xác định
dựa trên các yếu tố khác nhau, bao gồm độ tuổi của xe, lịch sử bảo dưỡng, số kilomet đã
đi, cùng với việc kiểm tra những chi tiết quan trọng nhất như động cơ, hộp số, hệ thống
phanh, hệ thống treo và các hệ thống khác.
Mục tiêu của đề tài là cung cấp một cách thức tiêu chuẩn và đáng tin cậy để đánh giá
chất lượng của chiếc xe cũ trước khi mua. Những người đang cân nhắc mua một chiếc xe
cũ sẽ được hỗ trợ thông qua việc cung cấp các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra, từ đó họ
có thể tự tin và đảm bảo về chất lượng của chiếc xe mà mình đang mua. Điều này sẽ giúp
họ tránh được các vấn đề về an toàn và chất lượng trong quá trình sử dụng chiếc xe và giảm
thiểu nguy cơ rủi ro tài chính. Đồng thời, đề tài cũng có thể cung cấp cho những người

2


kinh doanh xe cũ hoặc một gara nhỏ cách thức để cải thiện quy trình bảo dưỡng và sửa
chữa xe, tăng cường niềm tin của khách hàng và giúp kinh doanh phát triển bền vững.
Để đạt được mục đích này, đề tài sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận khảo sát thị trường
và phỏng vấn các chuyên gia trong ngành ô tô để tìm hiểu về các quy trình bảo dưỡng và
sửa chữa xe cũ hiện tại. Quy trình sẽ được kiểm tra và xác minh bằng cách sử dụng nhiều
trường hợp thực tế để đảm bảo tính hiệu quả và độ chính xác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối với những người có nhu cầu mua xe cũ, đề tài này cung cấp cho họ một quy trình
kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa nhỏ cụ thể trước khi quyết định mua chiếc xe cũ.
Những người này có thể là những người mới sử dụng xe hoặc khơng có nhiều kinh nghiệm
trong việc mua bán xe cũ và đang cần tìm hiểu các tiêu chuẩn và quy trình để đảm bảo mua
được một chiếc xe đáng tin cậy.
Tuy nhiên, đề tài này tập chung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhỏ hay gara kinh
doanh mua bán xe cũ, đề tài cung cấp cho họ quy trình đáng tin cậy, tương đối giống với
các hãng xe lớn để đánh giá chất lượng của xe cũ trước khi mua. Điều này giúp cho các
doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình bảo dưỡng và sửa chữa xe, tăng cường niềm tin của
khách hàng và giúp kinh doanh phát triển bền vững.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên, ta cần tìm hiểu các quy định, tiêu chuẩn, quy trình, và hướng dẫn liên quan
đến việc kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa xe cũ. Tiếp theo, ta tham khảo các tài
liệu và tài nguyên trực tuyến liên quan để thu thập thông tin về thực tế và kinh nghiệm
trong việc kiểm tra chất lượng bảo dưỡng sửa chữa xe cũ.
Sau đó, ta sẽ thực hiện một số bài phỏng vấn với các đại lý bán xe cũ, các chuyên gia
bảo dưỡng sửa chữa xe hơi, và những người khác liên quan đến lĩnh vực này để thu thập
thông tin và kinh nghiệm trong việc kiểm tra chất lượng. Dựa trên các tài liệu và thơng tin
thu thập được, quy trình đánh giá chất lượng để mua bán xe cũ sẽ được xây dựng.
Cuối cùng, ta có thể sử dụng phân tích SWOT để đánh giá mức độ cạnh tranh của
quy trình này so với các phương pháp khác, từ đó đưa ra giải pháp hồn thiện và tối ưu hóa
việc kiểm tra.
3


Chương 2: XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
XE ĐÃ QUA SỬ DỤNG
Trước khi đánh giá một chiếc xe cũ, để cơng việc được thực hiện một cách nhanh
chóng và thuận tiện nhất, ta cần xác định rõ nguồn gốc của chiếc xe. Hãy đặt ra những câu
hỏi cho chủ xe hiện tại của chiếc xe về một số nội dung như điều kiện vận hành của chiếc

xe, lịch sử bảo dưỡng của nó hay chủ hiện hiện tại của chiếc xe có phải chủ đầu tiên
khơng… Điều cần được lưu ý khi chúng ta là người trực tiếp thu mua và đánh giá xe cũ đó
chính là nắm bắt được tâm lý của người bán. Những mong muốn chung của người bán xe
ô tô cũ tại Việt Nam có thể kể đến như:
• Bán xe với giá cao hơn: Người bán mong muốn bán được chiếc xe cũ của mình với
giá cao nhất có thể, đặc biệt là khi xe đã qua sử dụng một thời gian. Họ muốn bán xe với
giá cao nhất có thể để tối đa hóa lợi nhuận. Điều này sẽ giúp họ thu về một khoản tiền tốt
hơn để đầu tư vào một chiếc xe mới hơn hoặc để sử dụng vào mục đích khác.
• Bán xe nhanh chóng: Người bán cũng muốn bán xe nhanh chóng để tránh tình trạng
xe bị hư hỏng hoặc giảm giá trị theo thời gian.
• Bán xe cho người mua đáng tin cậy: Người bán mong muốn bán xe cho người mua
đáng tin cậy để tránh tình trạng mất tiền hoặc gặp phải các rắc rối pháp lý liên quan đến
việc bán xe.
• Thuận tiện trong việc bán xe: Người bán mong muốn quá trình bán xe diễn ra thuận
tiện, không mất nhiều thời gian và công sức của họ. Ngồi ra cịn nhiều vấn đề khác mà
người bán xe cũng rất quan tâm.
Vậy tại sao cần phải đánh giá xe cũ? Hay làm thế nào để đánh giá được một chiếc xe
cũ có phù hợp với giá tiền mà người bán đưa ra hay không? Các phần tiếp theo của đề tài
sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các câu hỏi đó.
2.1. Thế nào là đánh giá xe đã qua sử dụng?
Đánh giá xe đã qua sử dụng là quá trình xác định tình trạng, chất lượng và giá trị của
một chiếc xe đã qua sử dụng. Q trình đánh giá xe cũ có thể được thực hiện bởi một
chuyên gia hoặc tự doanh nhân, cá nhân có chun mơn và đây chính là một phần của quy
trình mua bán xe cũ.
4


Theo Toyota, việc đánh giá xe cũ được tuân theo một số điều kiện tiêu chuẩn nhất
định được nêu dưới đây.
1) Tuổi của xe: Đối với Toyota, đa phần xe cũ được xem là xe đã qua sử dụng từ 5

năm trở lên. Tuy nhiên, một số mẫu xe được xem là có tuổi thọ lâu hơn và có thể được bán
trong thị trường xe cũ lên tới 10 năm.
2) Số kilomet đã đi: Số kilomet đã đi của xe cũng là một yếu tố quan trọng để xác
định giá trị của chiếc xe. Toyota thường xem xét số kilomet đã đi của xe để đánh giá mức
độ hao mòn và tổn thất bảo trì của các bộ phận xe.
3) Tình trạng chung của xe: Toyota đánh giá tình trạng tổng thể của xe để xác định
nó có đáng giá hay khơng. Tình trạng xe bao gồm sự hoạt động của động cơ, hộp số, hệ
thống treo, điều hịa khơng khí, hệ thống phanh, và các yếu tố khác.
4) Lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa: Toyota kiểm tra lịch sử bảo dưỡng và sửa chữa
của xe để biết chính xác nó đã được bảo trì và sửa chữa đầy đủ hay khơng. Điều này giúp
xác định tình trạng và độ tin cậy của xe cũ.
5) Thị trường và nhu cầu: Cuối cùng, Toyota cũng xem xét thị trường và nhu cầu để
đánh giá giá trị của xe cũ. Giá trị của xe cũ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cầu và
cung của thị trường, độ phổ biến của mẫu xe, và tình trạng chung của nền kinh tế.

Đồ thị 2.1: Đồ thị đánh giá chất lượng hiện tại của xe cũ
5


Với một chiếc xe cũ, việc đánh giá xe để xem chiếc xe đó có đạt đủ điều kiện tiêu
chuẩn hay khơng, ta có thể sử dụng đồ thị 2.1 để làm việc này.
Trục tung của đồ thị sẽ thể hiện điều kiện của xe, từ xấu (dưới) đến tốt (trên). Các
điều kiện xe bao gồm các yếu tố như độ bẩn, mức độ hao mịn, tình trạng cơ cấu, hệ thống
điện, hệ thống lái, hệ thống phanh. Nếu điều kiện của chiếc xe đang đánh giá gióng qua
trục tung có giá trị càng lớn theo chiều đi lên tức là chiếc xe đó cịn tốt, phù hợp để mua
bán. Ngược lại nếu giá trị gióng qua trục tung càng bé thì cần kiểm tra xem xét lại việc thu
mua chiếc xe đó.
Trục hồnh của đồ thị sẽ thể hiện tuổi thọ của xe, tức là thời gian hoạt động của xe
tính từ lúc sản xuất hoặc từ khi xe được đưa vào sử dụng. Giá trị trên đồ thị càng lớn theo
chiều tăng trên trục hoành sẽ cho thấy xe đã hoạt động trong thời gian dài hơn, còn giá trị

bé hơn sẽ cho thấy xe mới được sử dụng trong thời gian ngắn. Đồng thời trên trục hồnh
cịn biểu thị số kilomet xe đã đi, đây cũng là một giá trị quan trọng dùng để đánh giá mức
độ hao tổn của xe. Nếu số kilomet càng bé nghĩa là chủ cũ của xe sử dụng xe rất ít, thường
xuyên để xe ở một chỗ, ít di chuyển. Đây cũng là một trong những yếu tố để đánh giá được
giá trị sử dụng của chiếc xe, giúp việc thẩm định chiếc xe chính xác hơn.
Đường thẳng trên đồ thị chính là điều kiện tiêu chuẩn của một chiếc xe theo Toyota.
Quan sát đồ thị có thể thấy, đường thẳng có độ dốc âm, tức là điều kiện xe càng tốt thì tuổi
thọ, số kilomet đã đi của xe càng bé. Điều này có thể diễn giải là xe có hiệu suất cao hơn,
bền bỉ hơn khi số kilomet đã đi và tuổi xe càng nhỏ. Đồng nghĩa với việc xe được bảo
dưỡng, sửa chữa, duy trì thường xuyên, giúp kéo dài tuổi thọ và sử dụng được nhiều hơn.
Điểm hình ngơi sao trên đồ thị chính là chiếc xe chúng ta đang đánh giá. Bước đầu
của việc đánh giá, ta xác định giá trị tuổi thọ hoặc theo số kilomet mà xe đã đi được. Sau
khi thực hiện các việc kiểm tra và đánh giá, ta xác định tình trạng thực tế của chiếc xe là
tốt hay xấu. Từ hai giá trị vừa tìm được, ta có thể xác định được vị trí của điểm hình sao.
Khoảng cách từ điểm hình sao đến đường thẳng tiêu chuẩn sẽ cho ta biết xe này có đủ tiêu
chuẩn hay khơng. Xe càng tốt khi khoảng cách này càng bé, giá trị điều kiện xe là tốt, số
kilomet hay tuổi thọ của xe càng nhỏ.
Phân tích theo hướng "xe càng tốt khi số kilomet và tuổi xe càng bé" có thể giúp
đánh giá về độ bền, độ tin cậy của xe trong quá trình sử dụng, đồng thời đưa ra những nhận
định về hiệu quả của biện pháp bảo trì, sử dụng xe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phân tích đồ
6


thị chỉ là một công cụ hỗ trợ nên cần kết hợp với các dữ liệu và thông tin khác để có cái
nhìn tồn diện về tình trạng và hiệu suất của xe.
Đối với Toyota, một chiếc xe được xem là tiêu chuẩn nếu đạt đủ điều kiện cơ bản như
xe khơng tai nạn, khơng có hư hại lớn ở thân vỏ, nội thất, động cơ và hệ thống. Hay trong
thực tế, thơng tin của chủ xe có rõ ràng không cũng là một trong những vấn đề rất quan
trọng đối với những người mua xe cũ. Thông tin này có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng
thể về chiếc xe và lịch sử sử dụng của nó. Biết chủ sở hữu hiện tại sẽ giúp ta xác định liệu

xe có đang ở tình trạng pháp lý tốt hay không. Thông tin về lịch sử sửa chữa và bảo dưỡng
của xe để hiểu rõ hơn về tình trạng xe và độ tin cậy của nó. Hoặc lý do bán xe của người
bán là gì để xác minh độ tin cậy của chiếc xe.
2.2. Tại sao cần đánh giá xe cũ
Ở Việt Nam, người mua xe cũ cũng có những mong muốn tương tự như người mua
xe cũ ở các quốc gia khác. Tuy nhiên, có một số yếu tố đặc thù ở Việt Nam mà người mua
xe cũ cần quan tâm.
Một trong những mong muốn của người mua xe cũ tại Việt Nam là giá cả hợp lý. Tại
Việt Nam, giá cả xe mới khá cao và không phải ai cũng có khả năng mua được xe mới. Do
đó, việc mua xe cũ sẽ là lựa chọn phù hợp với nhiều người.
Trước khi quyết định mua xe, chúng ta cũng cần tìm hiểu kỹ về thơng tin và lịch sử
của chiếc xe, bao gồm các thông số kỹ thuật, lịch sử bảo dưỡng, lịch sử sửa chữa, và lịch
sử về tai nạn hoặc vi phạm luật giao thông của chiếc xe. Về phía người mua cũng nên kiểm
tra kỹ lưỡng các chi tiết của xe trước khi quyết định mua, bao gồm cả bên trong và bên
ngoài xe.
Bởi vậy, để có được một mức giá hợp lý cũng như đảm bảo tính đúng đắn về mặt kỹ
thuật của chiếc xe, việc đánh giá xe cũ là một bước quan trọng khi quyết định mua một
chiếc xe đã qua sử dụng. Đánh giá xe cũ giúp người mua đảm bảo rằng xe đáp ứng được
các tiêu chuẩn an toàn, các thủ tục liên quan. Nếu xe có tình trạng khơng tốt, nó có thể gây
ra nguy hiểm cho người lái và hành khách. Nếu xe cũ có nhiều lỗi và sự cố, ta có thể hạ
giá xuống hoặc quyết định khơng mua.
Ngồi ra, người mua cũng mong muốn được hỗ trợ hậu mãi tốt sau khi mua xe, bao
gồm các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, và cung cấp các linh kiện thay thế. Bên cạnh đó,
7



×