Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khdn trong hoạt động cho vay tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex – cn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài báo cáo:
Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính KHDN trong
hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex –
CN Hà Nội

Tên sinh viên thực tập: Đào Vân Anh
Lớp

: K21CLCC

Khoá học

: 2018-2022

Mã sinh viên

: 21A4010014

Giảng viên hướng dẫn: Th.S.Nguyễn Thị Nga

Hà Nội, tháng 05 năm 2022

Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!! 17014126372941000000


LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan toàn bộ nội dung của khoá luận là nghiên cứu của riêng em
và dưới sự hướng dẫn của giảng viên – Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga. Toàn bộ nội dung
và kết quả trong bài là trung thực. Các số liệu báo cáo trong bảng biểu phục vụ cho
việc nhận xét đánh giá các chỉ tiêu trong khoá luận xuất phát từ việc nghiêm túc
nghiên cứu, thu thập và thống kê từ chính nơi em thực tập.
Nếu có phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về
nội dung bài Khố luận Tốt nghiệp của mình.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đào Vân Anh

i


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành bài khố luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới giảng viên – Thạc sĩ Nguyễn Thị Nga đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hồn thành bài khố luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm
ơn Q Thầy, Cơ khoa Tài chính nói riêng và Q Thầy, Cơ trong Học viện Ngân
hàng nói chung, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt 4 năm em theo học tại
Học viện Ngân hàng. Với vốn kiến thức em đã tiếp thu trong quá trình học tập, đó
khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu khố luận tốt nghiệp mà cịn là hành
trang q báu giúp em làm việc tại các tổ chức Tài chính.
Trong q trình nghiên cứu và làm bài, do trình độ cũng như kinh nghiệm cịn
hạn chế nên bài khố luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được
các Thầy Cơ chỉ bảo.
Cuối cùng, em xin kính chúc Quý Thầy, Cô mạnh khoẻ, thành công hơn nữa

trong sự nghiệp trồng người cao quý này.

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đào Vân Anh

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.1.

Lý do chọn đề tài: ................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................... 2

1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................... 2
1.5. Kết cấu của khoá luận .............................................................................................. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 4
1.1.1. Các định nghĩa cơ bản:........................................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của NHTM đối với nền kinh tế: .................................................................. 4
1.1.3. Hoạt động của NHTM: ........................................................................................... 4
1.1.4. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại: .................................................... 7
1.1.4.1. Các định nghĩa cơ bản:........................................................................................ 7
1.1.4.2. Phân loại: ............................................................................................................ 7
1.1.4.3. Quy trình cho vay tại NHTM: .............................................................................. 9
1.1.5. Hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương
mại: ................................................................................................................................ 10
1.1.5.1. Khái niệm .......................................................................................................... 10

iii


1.1.5.2. Mục tiêu ............................................................................................................ 10
1.1.5.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................................... 11
1.1.5.4. Phương pháp phân tích .................................................................................... 11
-

Phương pháp phân chia ..................................................................................... 11

-

Phương pháp liên hệ, đối chiếu .......................................................................... 12

-

Phương pháp phân tích nhân tố ......................................................................... 12


1.1.6. Nguồn thơng tin phục vụ cơng tác phân tích ....................................................... 12
1.1.7. Vai trị của phân tích tài chính doanh nghiệp trong việc ra quyết định cho vay
của các NHTM ............................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XĂNG DẦU PETROLIMEX – CN HÀ NỘI ............................................................... 14
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex .............................. 14
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 14
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ....................................................................................... 14
2.1.3. Sơ đồ tổ chức ........................................................................................................ 15
2.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội ....... 15
2.2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội
........................................................................................................................................ 15
2.2.2. Sơ đồ tổ chức ........................................................................................................ 16
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi
nhánh Hà Nội................................................................................................................. 16
2.3. Nội dung phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay
của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội ............................. 17
2.4. Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay do
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội thực hiện.......................... 30
2.4.1. Dữ liệu và phương pháp phân tích ....................................................................... 30
2.4.2. Quy trình phân tích............................................................................................... 30

iv


2.4.3. Nội dung phân tích ............................................................................................... 30
2.4.4. Đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Sơng Đà 5 ............................ 47
2.5. Đánh giá thực trạng công tác phân tích Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội. ...................................................... 48
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CƠNG
TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY DO NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX THỰC
HIỆN .............................................................................................................................. 52
3.1. Mục tiêu của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex trong cơng tác tín dụng
năm 2022. ....................................................................................................................... 52
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao cơng tác phân tích tài chính khách hàng doanh
nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội ..... 52
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................................................. 53
3.2.2. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính khách
hàng doanh nghiệp......................................................................................................... 55
3.2.3. Một số giải pháp khác:.......................................................................................... 57
3.3. Một số kiến nghị...................................................................................................... 60
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ....................................... 60
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 61
3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài Chính .................................................................................. 62
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 65

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt
BCTC


Báo cáo tài chính

CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

DN

Doanh nghiệp

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HO

Hội sở

KH

Khách hàng

KHDN

Khách hàng Doanh nghiệp


NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

PG Bank

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

QHKH

Quan hệ khách hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ


Tài sản cố định

TSNH

Tài sản ngắn hạn

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 1.1. Bảng cân đối kế toán hiệu chỉnh sau khi thẩm định

15

Bảng 1.2. Bảng phân tích kết quả HĐKD

17

Bảng 1.3. Hệ thống các loại tín dụng doanh nghiệp

25

Bảng 2.1. Bảng một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh

29


của PG Bank – CN Hà Nội
Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán (Tài sản)

31

Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán (Nguồn vốn)

26

Bảng 2.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

40

Bảng 2.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

42

Bảng 2.6. Các chỉ số tài chính chủ yếu

44

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình

Trang


Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Xăng dầu

27

Petrolimex
Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội

viii

28


LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, Ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung
có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. NHTM đã và đang
là kênh dẫn vốn không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, qua đó giải quyết được
vấn đề thừa, thiếu vốn với các cá nhân, tổ chức và giúp cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh diễn ra liền mạch, hiệu quả. Ngân hàng thương mại phát triển gắn liền sự phát
triển của kinh tế hàng hoá, bởi Ngân hàng thương mại có một số chức năng liên quan
trực tiếp đến nền kinh tế như chức năng trung gian tín dụng, đây chính là chức năng
quan trọng nhất của NHTM.
Tín dụng giữ vai trò quan trọng và cũng là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất,
đem lại nguồn thu, lợi nhuận lớn nhất cho các Ngân hàng. Do đó mà rủi ro mà hoạt
động tín dụng đem lại cũng lớn nhất, và đến từ phía khách quan do khách hàng vay
không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng vào thời điểm đáo hạn.
Vì vậy, bảo đảm và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vừa là mục tiêu vừa là
chìa khố quan trọng dẫn tới kết quả hoạt động của NHTM. Chính vì thế mà kiểm

soát và hạn chế tối thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng là nhiệm vụ ln được quan tâm
nhất. Các Ngân hàng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro có thể
xảy ra thơng qua việc phân tích các khía cạnh tài chính, phi tài chính theo một quy
trình vơ cùng khoa học và chặt chẽ, phân tích tài chính khách hàng là một trong những
nội dung đó. Tuy nhiên, cơng tác phân tích tín dụng, cụ thể hơn là phân tích tình hình
tài chính của khách hàng vẫn còn chứa đựng nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả cho vay
chưa cao, tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM vẫn ở mức cao. Nói tóm lại, để ra quyết định cho
vay cũng như giám sát khách hàng sau khi cho vay, phân tích tài chính doanh nghiệp
là một khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng cho vay của mỗi Ngân hàng.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với những kiến thức có được trong quá
trình học tập tại Học viện Ngân hàng cũng như qua q trình thực tế tại phịng Khách
hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội,
em đã lựa chọn đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình là “Giải pháp nâng cao

1


chất lượng phân tích tài chính Khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay
tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu thực trạng cơng tác phân tích tài chính
KHDN trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – Chi
nhánh Hà Nội
Các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex nói chung và CN Hà
Nội nói riêng làm cơ sở cho việc nghiên cứu về thực trạng cơng tác phân tích
tài chính KHDN


-

Tìm hiểu thực trạng cơng tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động cho
vay do Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex thực hiện

-

Qua việc tìm hiểu những đặc thù của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
và tìm hiểu thực trạng phân tích tài chính KHDN, chuyên đề đưa ra những
nhận xét về cơng tác phân tích tài chính KHDN và những giải pháp kiến nghị
cho những tồn tại của công tác này.

1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng cơng tác phân tích tài chính KHDN trong
hoạt động cho vay do Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex thực hiện.
Phạm vi nghiên cứu: Công tác phân tích tài chính KH mà chủ thể là KHDN
vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex.
1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chung: đề tài được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phép duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp cụ thể:
Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp: Thơng qua khảo sát tờ
trình tín dụng, kế hoạch tín dụng và các văn bản quy định của Chuyên viên KHDN
2


tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – CN Hà Nội nhằm nghiên cứu cơng tác
phân tích tài chính KHDN, phục vụ hoạt động vay vốn do Ngân hàng TMCP Xăng
dầu Petrolimex thực hiện

Phương pháp thu thập: Để thu thập các số liệu sử dụng trong khoá luận, bài
nghiên cứu đã dùng những số liệu có sẵn của PG Bank cũng như các trang báo kinh
tế như Cafef, Vietstock, Google finance,… Sau đó tổng hợp lại và đánh giá, phân tích
tài chính của các DN được nêu trong bài khố luận. Tất cả những thông tin, số liệu
đều được kiểm chứng và đảm bảo độ chính xác cao để xây dựng cơ sở luận cứ nhằm
chứng minh giả thuyết.
Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm hữu ích như Microft Excel,
đây là công cụ được sử dụng phổ biến nhất để xử lý các số liệu và có nhiều tính năng
để đáp ứng các u cầu xử lý số liệu mà bài khoá luận cần. Bằng cách sử dụng phần
mềm này, các số liệu đã được xử lý một cách gọn nhẹ, tinh chỉnh và dễ hiểu, dễ theo
dõi.
Nguồn dữ liệu nghiên cứu
-

Dữ liệu thứ cấp: Thông qua hồ sơ của cơng ty, kế hoạch tín dụng, dữ liệu

từ phòng KHDN tại PG Bank – CN Hà Nội khi cấp vốn vay cho khách hàng là Công
ty Cổ phần Sông Đà 5
-

Dữ liệu sơ cấp: Dựa trên khảo sát, quan sát, phỏng vấn trưởng nhóm tín

dụng KHDN cũng như thành viên trong nhóm nhằm thu thập các dữ liệu
1.5. Kết cấu của khố luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính Khách hàng doanh nghiệp
trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính Khách hàng
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác phân tích tài
chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay do Ngân hàng TMCP

Xăng dầu Petrolimex.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các định nghĩa cơ bản:
-

Ngân hàng thương mại (Commercial Bank): là một doanh nghiệp

chuyên về kinh doanh đồng vốn và các dịch vụ tiền tệ liên quan và được coi là một
loại hình kinh doanh đặc thù. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu là việc sử dụng những
khoản tiền tệ nên có thể hiểu Ngân hàng thương mại chính là nơi vừa cung cấp tiền
vốn và cũng là nơi giúp khách hàng tiêu thụ những đồng vốn. Điều này sẽ phát sinh
ra các giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra những hoạt động làm
cho ngân hàng tác động ngược lại với khách hàng.
1.1.2. Vai trị của NHTM đối với nền kinh tế:
Dựa vào hình thức sở hữu, có thể phân NHTM thành các loại khác nhau:
NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng chi nhánh
nước ngoài, NHTM 100% vốn nước ngồi. Mỗi hình thức ngân hàng lại có các chức
năng, vai trò khác nhau nhưng đối với nên kinh tế thì đều đóng góp các vai trị sau
đây: Đáp ứng nhu cầu vay vốn cho nền kinh tế bằng cách biến tiết kiệm thành đầu tư;
Rút ngắn tốc độ lưu thơng hàng hố và tiền tệ, góp phần làm cho sản xuất kinh doanh
diễn ra liên tục không bị đứt quãng cung cấp vốn đầu tư và các công cụ lưu thơng tín
dụng; Tham gia vào sự ổn định của thị trường tài chính và thị trường chứng khốn,
tạo điều kiện phát triển nên những thị trường này thông qua việc chiết khấu giải quyết
khả năng lưu thông nhanh của chứng khoán.
1.1.3. Hoạt động của NHTM:

a. Hoạt động huy động vốn:
-

NHTM được nhận tiền gửi khơng kì hạn, có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và

các loại tiền gửi khác.
-

Được phát hành chứng trỉ tiền gửi, kì phiếu, trái phiếu để huy động vốn

trong và ngoài nước.
-

Được vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của pháp luật.
-

Được vay vốn của TCTD, TCTC trong và ngoài nước theo quy định của

pháp luật
4


b. Hoạt động cấp tín dụng: Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay; Chiết
khấu, tái chiết khấu cơng cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân
hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh tốn trong nước; Bao thanh toán quốc tế
c. Hoạt động dịch vụ thanh toán:
-

NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì trên tài khoản tiền


gửi này số sư bình qn khơng thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
-

NHTM được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác và được

mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh tốn ở nước ngồi theo quy định của pháp luật
về ngoại hối.
-

NHTM mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; Cung ứng các dịch vụ

thanh toán gồm: Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, uỷ
nhiệm chi, nhờ thu, uỷ nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi
hộ; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được
NHNN chấp thuận.
-

NHTM tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân

hàng quốc gia.
-

NHTM được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được NHNN

chấp thuận.
d. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần:
NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần theo
quy định:
-


NHTM phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực

hiện hoạt động kinh doanh: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, mơi giới chứng khốn,
quản lí, phân phối chứng trỉ quỹ đầu tư chứng khốn, quản lí danh mục đầu tư chứng
khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; cho thuê tài chính, bảo hiểm.
-

NHTM được thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động

trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao
thanh tốn, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh tốn,
thơng tin tín dụng.
-

NHTM được góp vốn, mua cổ phần của DN hoạt động trong lĩnh vực:

Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán,
5


phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh tốn, thơng
tin tín dụng.
e. Hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh.
f. Các hoạt động kinh doanh khác:
-

NHTM được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán cơng cụ

chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng nhà nước
và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

-

NHTM được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan

đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định NHNN
-

Thực hiện dịch vụ quản lí tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính, các dịch

vụ quản lí, bảo quản tài sản, cho th tủ, két an tồn.
-

Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập DN

và tư vấn đầu tư; Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu DN; Dịch vụ mơi giới
tiền tệ, lưu kí chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên
quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản.
g. Mở tài khoản:
-

NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì trên tài khoản tiền

gửi này số dư bình qn khơng thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.
-

NHTM được mở tài khoản thanh tốn tại tổ chức tín dụng khác.

-

NHTM được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo


quy định của pháp luật về ngoại hối.
h. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán
-

NHTM được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên

ngân hàng quốc gia
-

NHTM được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được NHNN

chấp thuận.
i. Góp vốn, mua cổ phần
j. Tham gia thị trường tiền tệ
-

NHTM được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán cơng cụ

chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy
tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

6


-

Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh.

1.1.4. Hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại:

1.1.4.1. Các định nghĩa cơ bản:
-

Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng theo đó ngân hàng thương mại giao

hoặc cam kết giao dịch cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác
định trong một thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc
và lãi.
-

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng: bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu,

tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu
doanh nghiệp, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN (bao gồm
cả dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà NHTM chịu rủi ro theo
quy định của pháp luật); hạn mức cho vay chưa giải ngân, hạn mức thẻ tín dụng, số
dư bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (sau
khi đã trừ đi số tiền ký quỹ của thư tín dụng) và số dư các khoản uỷ thác cho tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khác cấp tín dụng.
-

Hạn mức cho vay: Là mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một

thời hạn nhất định theo thoả thuận giữa NHTM và khách hàng.
1.1.4.2. Phân loại:
Mục đích của NHTM là kinh doanh tạo ra lợi nhuận, trong đó cho vay là hoạt
động chủ yếu để tạo ra lợi nhuận. Không chỉ vậy, doanh thu từ hoạt động này mới có
thể bù đắp được chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi
phí vốn trơi nổi, chi phí thuế và các loại chi phí rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động
cho vay của NHTM được chia thành các loại khác nhau:

a. Căn cứ vào thời gian cho vay:
-

Cho vay ngắn hạn: thời gian cho vay đến 12 tháng.

-

Cho vay trung hạn: thời gian cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.

-

Cho vay dài hạn: thời gian cho vay mà thời gian cho vay ít nhất là 60 tháng.

b. Căn cứ vào tính chất luân chuyển vốn vay:
-

Cho vay vốn cố định: vốn vay sử dụng vào các mục đích mua sắm, mở

rộng, duy tu tài sản cố định.
-

Cho vay vốn lưu động: vốn vay sử dụng để mua tài sản lưu động.

7


c. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
-

Cho vay sản xuất kinh doanh: tiền tham gia vào quá trình sản xuất kinh


doanh. Trong đó, q trình sản xuất kinh doanh là quá trình mà bỏ vốn mua các yếu
tố sản xuất, sau đó thực hiện q trình lao động để kết hợp các yếu tố sản xuất thành
sản phẩm và tiêu thụ, sau đó tiếp tục q trình tái sản xuất. Đối với hình thức này thì
có thể vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
-

Cho vay tiêu dùng: cho vay vào mục đích tiêu dùng; cho vay tiêu dùng phải

có nguồn thu nợ độc lập với dự án như nguồn tiền lương, nguồn thu từ bán các tài sản
khác của người vay.
d. Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay:
-

Cho vay có Tài sản bảo đảm

-

Cho vay khơng có Tài sản bảo đảm

e. Căn cứ vào phương thức hồn trả:
-

Cho vay trả góp: q trình trả nợ diễn ra đều đặn, chu kì trả nợ bằng nhau,

số tiền trả nợ gốc các kỳ bằng nhau nếu tính bằng phương thức tính sẵn tiền lãi trên
số tiền vay ban đầu; hoặc phương thức tính lãi trên số dư nợ thực tế, khi cho vay
khách hàng và ngân hàng thoả thuận số tiền gốc được chia đều cho các kỳ trả nợ, số
tiền lãi được tính trên số tiền gốc của kỳ trước, như vậy số tiền trả nợ không bằng
nhau giữa các kỳ trả nợ do số tiền lãi nhỏ dần theo dư nợ thực tế.

-

Cho vay phi trả góp: q trình trả nợ gốc khơng đều về chu kỳ trả nợ và số

tiền trả nợ từng chu kỳ. Hiện nay, có phương thức cho vay mà quá trình trả nợ gốc
do hai bên thoả thuận được phổ biến nhất.
-

Cho vay thấu chi: ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản và thoả

thuận với khách hàng một hạn mức thấu chi trong một thời gian nhất định. Tài khoản
của khách hàng khi dư có là nguồn vốn để ngân hàng kinh doanh và ngân hàng trả lãi
cho khách hàng. Ngược lại, khách hàng có thể rút quá số dư của mình đến một hạn
mức nhất định mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận. Khi thấy chi tài khoản của
KH dư nợ và ngân hàng tính lãi đối với KH. Sản phẩm này hiện nay rất phổ biến và
thường gắn với sản phẩm thẻ ATM.
- Cho vay từng lần: thường áp dụng với KH không vay vốn thường xuyên
hoặc những KH có nhu cầu vay vốn quá dài. Mỗi lần vay vốn, ngân hàng và KH tiến

8


hành lập một bộ hồ sơ riêng, thống nhất một mức vay cố định, KH có thể rút vốn làm
nhiều lần nhưng tổng số tiền giải ngân phải nằm trong phạm vi thoả thuận giữa ngân
hàng và khách hàng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: khách hàng và ngân hàng thoả thuận với
nhau một mức dư nợ tối đa mà KH được duy trì trong một khoảng thời gian nhất
định. Trong phạm vi hạn mức tín dụng về dư nợ khách hàng có thể rút vốn và trả nợ
làm nhiều lần nhưng không được quá hạn mức dư nợ đã thoả thuận với ngân hàng.
1.1.4.3. Quy trình cho vay tại NHTM:

Bước 1: Khai thác khách hàng:
-

Áp dụng các phương pháp khác nhau để khai thác khách hàng, cách thường

thấy là tuyên truyền, tiếp thị, khuyến mãi,…
Bước 2: Hướng dẫn khách hàng:
-

Hướng dẫn khách hàng về điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay vốn.

Bước 3: Điều tra thông tin khách hàng và dự án vay vốn:
-

Thông tin đúng, đầy đủ sẽ giúp tránh được các rủi ro tín dụng. Yêu cầu

khách hàng nộp cho Ngân hàng một số tài liệu và những báo cáo: tài liệu về nhân
thân, lịch sử khách hàng, tài liệu chứng minh tài chính, …
Bước 4: Thẩm định cho vay:
-

Xử lý các thơng tin thu thâp được, bằng các phương pháp phân tích để đưa

ra những kết luận về khách hàng, đánh giá được năng lực pháp lý, năng lực tài chính
của khách hàng, tính khả thi của phương án,…
Bước 5: Ra quyết định cho vay:
-

Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn và ngân hàng có đủ khả năng về


nguồn vốn thì ngân hàng ra quyết định cho vay và ngược lại.
Bước 6: Kiểm tra hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay:
-

Sau khi ra quyết định cho vay, nếu chấp thuận cho vay, hai bên sẽ phối hợp

để xây dựng hồ sơ cho vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay
Bước 7: Ký kết hợp đồng vay tiền và hợp đồng bảo đảm tiền vay
Bước 8: Giải ngân và kiểm soát trong và sau khi cho vay
Bước 9: Kiểm sốt q trình sủ dụng tiền vay, thu hồi nợ, cơ cấu lại kỳ
hạn nợ, gia hạn nợ

9


-

Sau khi giải ngân, định kỳ khách hàng phải gửi báo cáo tình hình tài chính

cho ngân hàng cho vay. Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng
tiền vay của KH. Nếu ngân hàng phát hiện KH sử dụng vốn vay sai với mục đích phải
tiến hành thu hồi nợ trước hạn và thực hiện các bước xử lý để thu nợ.
Bước 10: Xử lý rủi ro:
-

Ngân hàng phải thường xun trích lập quỹ dự phịng rủi ro. Quy mơ quỹ

dự phịng rủi ro trích lập căn cứ vào khối lượng tín dụng chung đồng thời căn cứ vào
quy mô tài sản chứa đựng rủi ro cao.
Bước 11: Thanh lý hợp đồng:

-

Kết thúc quá trình cho vay là việc thanh lý hợp đồng vay tiền và thanh lý

hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng chỉ được thanh lý khi KH đã thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ đối với ngân hàng
1.1.5. Hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng
thương mại:
1.1.5.1. Khái niệm
Phân tích tài chính doanh nghiệp là q trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kết
cấu và mối ảnh hưởng qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính để có thể đánh
giá tình hình Tài chính doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các mục tiêu mà
doanh nghiệp đã đề ra hoặc so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, từ đó
đưa ra quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp.
1.1.5.2. Mục tiêu
- Đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp trên các khía cạnh khác
nhau: cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử
dụng tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro tài chính,…
- Định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng
phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân
chia lợi nhuận, quyết định cho vay,…
- Cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp cho người phân tích tài chính có thể dự
đốn được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.

10


- Cơng cụ để kiểm sốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở
kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự tốn,
định mức,…

1.1.5.3. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Để thống nhất về nội dung thẩm định, phân tích tài chính khách hàng trong
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, cụ thể là trong hoạt động
cấp vốn cho vay KHDN, chuyên viên tín dụng của phịng KHDN phải dựa vào các báo
cáo tài chính và lịch sử tín dụng của khách hàng cùng với một số thơng tin khác.
Quy trình phân tích BCTC của KHDN gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính doanh nghiệp
Bước 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Bước 3: Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp: Trước khi cho vay, trong
khi cho vay, sau khi cho vay
1.1.5.4. Phương pháp phân tích
Để phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng có thể sử dụng kết hợp
các phương pháp sau:
-

Phương pháp so sánh
Mục đích: Làm rõ sự khác biệt, những đặc trưng riêng và cố tìm ra xu hướng,

quy luật biến động của đối tượng.
Điều kiện: Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương
pháp tính tốn, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường
Phân loại: So sánh bằng số tuyệt đối; So sánh bằng số tương đối
-

Phương pháp phân chia
Mục đích: Dùng để phân chia q trình và kết quả chung thành những bộ phận

cụ thể theo các tiêu chí nhất định để thấy rõ hơn quá trình hình thành và cấu thành
của kết quả đó.


11



×