Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng mật độ cao DWDM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 80 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ THUẬT GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG MẬT ĐỘ CAO DWDM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG 1
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: “Kỹ thuật ghép kênh theo
bước sóng mật độ cao DWDM”
Giảng viên hướng dẫn : TS NGUYỄN ĐỨC THỦY
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ TƯỞNG
Lớp :D08VT2
Khóa :2008-2013
Hệ :CHÍNH QUY
Hà Nội,tháng 12/2012
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA VIỄN THÔNG 1
NGUYỄN THỊ TƯỞNG-LỚP D08VT2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: “Kỹ thuật ghép kênh theo bước
sóng mật độ cao DWDM”
Giảng viên hướng dẫn:TS.NGUYỄN ĐỨC THỦY
Sinh viên thực hiện :NGUYỄN THỊ TƯỞNG
Lớp :D08VT2
Khóa :2008-2013
Hệ :CHÍNH QUY
Hà Nội,tháng 12/2012
MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ TƯỞNG-LỚP D08VT2 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADM Add/Drop Multiplexer Bộ ghép kênh xen/rẽ
APD Avalanche Photo Diode Diode quang thác
APS Automatic Protection Switching Chuyển mạch bảo vệ tự động
ASE Amplifier Spontaneous Emission Nhiễu tự phát được khuếch đại
AWG Arrayed-wavegiude Grating Cách tử ống dẫn sóng ma trận
BER Bit Error Ratio Tỷ số lỗi bit
DCF Dispersion Compensated Fiber Sợi bù tán sắc
DCM Dispersion Compensator Module Module bù tán sắc
DEMUX Demultiplexer Thiết bị tách kênh
DSF Dispersion Shifted Fiber Sợi dịch chuyển tán sắc
DWDM Dense Wavelength Division
Multiplexer
Ghép kênh theo bước sóng mật độ
cao
EDFA Erbium Doped Fiber Amplifier Bộ khuếch đại quang sợi pha trộn
Erbium
EMS Element Management System Hệ thống quản lý phần tử
FWM Four Wave Mixing Hiệu ứng trộn bốn bước sóng
FEC Forward error correction Sửa lỗi hướng tới trước
FIU Fiber Interface Unit Khối giao tiếp quang
NGUYỄN THỊ TƯỞNG-LỚP D08VT2 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
RPU Raman Pump amplifier Unit Bộ khuếch đại Raman
IP Internet Protocol Giao thức internet
LED Light Emitting Diode Diode phát quang
LD Laser Diode Diode laser
MUX Multiplexer Thiết bị ghép kênh

MAN Metro Area network Mạng đô thị
NE Network Element Phần tử mạng
NMS Network management system Hệ thống quản lý mạng
OADM Optical Add/Drop Mutplexer Bộ xen/rẽ bước sóng quang
OAU Optical Amplifier unit Bộ khuếch đại quang
OBA Optical Booster Amplifier Bộ khuếch đại công suất
ODU Optical Demultiplexing Unit Bộ tách kênh quang
OEQ Optical equalizer Thiết bị cân bằng tín hiệu quang
OLA Optical Line Amplifier Bộ khuếch đại đưởng truyền quang
OLT Optical Line Terminator Bộ kết cuối đường quang
OMU Optical Multiplexing Unit Bộ ghép kênh quang
OPA Optical Pre-Amplifier Bộ tiền khuếch đại
OTM Optical Terminal multiplexer Ghép kênh quang đầu cuối
OTN Optical Transport Network Mạng truyền tải quang
OUT Optical Transponder Unit Khối thu phát quang
OSC Optical Supervisor Channel Kênh giám sát quang
OSNR Optical Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên tạp âm quang
OXC Optical Cross Connect Khối kết nối chéo quang
PLC Planar lightwave circuit Mạch sáng quang phẳng
REG Regenerator Thiết bị tái tạo
NGUYỄN THỊ TƯỞNG-LỚP D08VT2 4
SMF Single Mode Fiber Sợi đơn mốt
SNR Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên tạp âm
SPM Self Phase Modulation Điều chế tự dịch pha
SSMF Standard Single Mode Fiber Sợi đơn mốt chuẩn
WB Wavelength Block Khối bước sóng
WDM Wavelength Division
Multiplexer
Ghép kênh theo bước sóng
WSS Wavelength Selective Switches Chuyển mạch lựa chọn bước sóng

WCC Wavelength Croos-Connects Bước sóng kết nối chéo
LỜI
MỞ
ĐẦU
Đi đôi với sự phát triển vượt bậc của nên kinh tế tri thức là nhu cầu trao đổi
thông tin ngày càng tăng. Đòi hỏi mạng truyền thông cần phải có khả năng linh hoạt
cao,tốc độ truyền dẫn lớn,băng thông rộng Để đáp ứng nhu cầu trên cho đến nay sợi
quang vẫn được xem là môi trường lý tưởng cho việc truyền tải lưu lượng cực lớn. Đối
với hệ thống dung lượng thấp, công nghệ TDM thường được sử dụng để tăng dung
lượng truyền dẫn của một kênh cáp đơn lên 10Gbps, thậm chí là 40Gbps. Tuy nhiên,
việc tăng tốc cao hơn nữa là không dễ dàng vì các hệ thống tốc độ cao đòi hỏi công
nghệ điện tử phức tạp và đắt tiền. Khi tốc độ đạt tới hàng trăm Gbps, bản thân các
mạch điện tử sẽ không thể đáp ứng được xung tín hiệu cực kỳ hẹp, thêm vào đó chi
phí cho các giải pháp trở nên tốn kém và cơ cấu hoạt động quá phức tạp đòi hỏi công
nghệ rất cao.
Để nâng cao tốc độ truyền dẫn và khắc phục được những hạn chế mà các mạch
điện hiện tại chưa khắc phục được, công nghệ ghép kênh quang phân chia theo bước
sóng mật độ cao DWDM ra đời. DWDM có thể ghép một số lượng lớn bước sóng
trong vùng bước sóng 1550nm để nâng dung lượng hệ thống lên hàng trăm Gbps. Sự
phát triển của hệ thống DWDM cùng công nghệ chuyển mạch quang sẽ tạo nên một
mạng thông tin thế hệ mới-mạng thông tin toàn quang.Với những ưu điểm vượt trội về
chất lượng,đặc biệt là băng thông rộng đã tạo nên một cuộc cách mạng không chỉ trong
công nghệ truyền dẫn mà còn cả giải pháp phát triển mạng viễn thông.Chính vì những
lý do trên nên em muốn tìm hiểu “Kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng mật độ cao
DWDM”.Nội dung đồ án gồm 5 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan DWDM, trình bày khái niệm DWDM, động lực phát
triển các ứng dụng của DWDM
Chương 2: Nguyên lý hệ thống, trình bày sơ đồ chức năng và nguyên lý hoạt
động của hệ thống; các tiêu chuẩn khuyến nghị cho hệ thống và cấu chung tổng quát
của thiết bị DWDM

Chương 3: Các thành phần trong hệ thống DWDM, trình bày chi tiết về các
thành phần trong hệ thống DWDM bao gồm sơ đồ chức năng, nguyên lý hoạt động,
thông số kỹ thuật và các tham số khai thác.
NGUYỄN THỊ TƯỞNG-LỚP D08VT2 5
Chương 4:Cấu trúc mạng truyền tải,các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hệ
thống,mô hình mô phỏng hệ thống DWDM điểm-điểm.
Chương 5:Tìm hiểu về thiết bị XDM 1000.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn những vấn đề nêu ra trong phạm vi
đồ án này chưa thể hoàn chỉnh. Nội dung của đồ án vẫn còn những vấn đề cần phải
xem xét thêm và không thể tránh khỏi những khiếm khuyết.Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Thủy-Viện khoa học kỹ thuật bưu
điện, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nghiên cứu để em có thể hoàn thành đồ án
này.Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô tại Học viện Công Nghệ Bưu
Chính Viễn Thông đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian em theo học tại trường.


Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2012
NGUYỄN THỊ TƯỞNG-LỚP D08VT2 6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN DWDM

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DWDM
1.1. Khái niệm
DWDM (Dense Wavelength Division Mutiplexing) là công nghệ ghép kênh
theo bước sóng mật độ cao thực hiện ghép nhiều kênh có bước sóng khác nhau trong
một băng tần hạn chế.
Cấu trúc tổng quát của một tuyến DWDM đơn hướng, N kênh như hình 1.1.
Hình 1.1: Cấu trúc tổng quát của DWDM và phổ của tín hiệu ghép
Hệ thống DWDM về cơ bản gồm ba phần chính:khối phát quang,khối thu

quang và phần truyền dẫn.
+ Khối phát quang gồm N bộ phát quang tương ứng với N bước sóng λ1… λn
và một bộ ghép kênh quang theo bước sóng .Đầu ra của khối phát quang là N bước
sóng đã được ghép lại để có thể ghép lên đường truyền quang.
+ Phần truyền dẫn quang gồm các đoạn sợi quang và các bộ khuếch đại.Sợi
quang được dùng trong hệ thống này chủ yếu là sợi đơn mốt tiêu chuẩn .
+ Khối thu quang gồm một bộ tách kênh bước sóng và N bộ thu quang để thu
được N kênh bước sóng riêng biệt.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN DWDM
Hệ thống ghép kênh DWDM hiện tại hoạt động ở băng C hoặc băng L (bảng 1-
1), dung lượng 32 hoặc 40 kênh, khoảng kênh 0,4 nm và tốc độ tới 10G.
Băng Ý nghĩa Dải bước sóng (nm)
Băng O Original – băng gốc 1260 đến 1360
Băng E Extended – băng mở rộng 1360 đến 1460
Băng S Short – băng ngắn 1460 đến 1530
Băng C Conventional – băng thông thường 1530 đến 1565
Băng L Long – băng dài 1565 đến 1625
Băng U Ultra-long – băng cực dài 1625 đến 1675
Bảng 1.1: Phân chia băng tần quang
Các bước sóng trong DWDM được chuẩn hóa theo khuyến nghị ITU-T G.692 (bảng 1-
2). Hiện tại, hệ thống DWDM đã nghiên cứu thử nghiệm với dung lượng kênh được
nâng đến 40G hoặc số lượng kênh được nâng đến 80.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN DWDM
TT Tần số trung tâm
(THz) cho khoảng
kênh 50 GHz
Tần số trung tâm (THz) cho
khoảng kênh 100 GHz hoặc
hơn
Bước sóng trung tâm

(nm)
1 196.10 196.10 1528.77
2 196.05 – 1529.16
3 196.00 196.00 1529.55
4 195.95 – 1529.94
5 195.90 195.90 1530.33
6 195.85 – 1530.72
7 195.80 195.80 1531.12
8 195.75 – 1531.51
9 195.70 195.70 1531.90
10 195.65 – 1532.29
11 195.60 195.60 1532.68
12 195.55 – 1533.07
13 195.50 195.50 1533.47
TT Tần số trung tâm
(THz) cho khoảng
kênh 50 GHz
Tần số trung tâm (THz) cho
khoảng kênh 100 GHz hoặc
hơn
Bước sóng trung tâm
(nm)
14 195.45 _ 1533.86
15 195.40 195.40 1534.25
16 195.35 – 1534.64
17 195.30 195.30 1535.04
18 195.25 – 1535.43
19 195.20 195.20 1535.82
20 195.15 – 1536.22
21 195.10 195.10 1536.61

22 195.05 – 1537.00
23 195.00 195.00 1537.40
24 194.95 – 1537.79
25 194.90 194.90 1538.19
26 194.85 – 1538.58
27 194.80 194.80 1538.98
28 194.75 – 1539.37
29 194.70 194.70 1539.77
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN DWDM
Bảng 1.2: Bước sóng chuẩn hóa DWDM theo khuyến nghị ITU-T G.692
1.2. Ứng dụng
1.2.1. Các kiểu mạng DWDM
DWDM có hai kiểu ứng dụng: kiểu mạng mở và mạng tích hợp.
- Kiểu mạng DWDM mở :Hoạt động với mọi loại giao diện quang đầu cuối. Hệ
thống này sử dụng công nghệ chuyển đổi bước sóng để chuyển đổi tín hiệu
quang từ bước sóng của luồng tín hiệu cần truyền sang bước sóng quy chuẩn
trong hệ thống. Các tín hiệu quang từ các thiết bị đầu cuối khác nhau sau khi
được chuyển đổi thành các bước sóng khác nhau phù hợp hệ thống theo khuyến
nghị ITU-T được đưa tới bộ ghép để ghép thành tín hiệu DWDM.
Hình 1.2: Hệ thống DWDM mở.
-Hệ thống DWDM tích hợp: Không sử dụng công nghệ chuyển đổi bước
sóng,được thiết kế để hoạt động cùng với một số mạng khác như SDH,
Ethernet, Các giao diện quang từ thiết bị thuộc các mạng được tích hợp phải
có bước sóng chuẩn hóa DWDM và được kết nối trực tiếp vào bộ tách ghép
kênh của hệ thống DWDM.
Hình 1.3: Hệ thống DWDM tích hợp
Các kiểu mạng này được áp dụng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Trong
thực tế, có thể kết hợp cả hai kiểu ứng dụng này trong một hệ thống mạng.
1.2.2. Ứng dụng DWDM tại các lớp mạng
- Mạng đường trục (back-bone)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN DWDM
Các hệ thống DWDM khoảng cách xa (long-haul) được ứng dụng trong mạng
đường trục để truyền tải thông tin với lưu lượng lớn giữa các vùng trong một quốc gia.
Đặc điểm của các hệ thống này là dung lượng rất lớn và sử dụng các công nghệ sửa lỗi
FEC (forward error correction), khuyếch đại Raman, định dạng xung CRZ cùng với
các trạm lặp để tăng cường về khoảng cách. Hệ thống mạng đường trục được xây dựng
dưới dạng hình vòng hoặc hình lưới để tăng khả năng bảo vệ lưu lượng.
- Mạng nội vùng (Metropolitan)
Sử dụng các hệ thống DWDM khoảng cách trung bình để kết nối giữa các điểm
tập trung lưu lượng trong một vùng. Các mạng metro cũng được xây dựng dạng hình
vòng hoặc hình lưới để tăng khả năng bảo vệ lưu lượng.
1.3. Ưu-Nhược điểm của DWDM
Hệ thống DWDM có các ưu điểm sau:
1. Dung lượng cực lớn
Băng thông truyền dẫn của sợi quang thông thường được sử dụng rất lớn.
Nhưng tỷ lệ sử dụng của các hệ thống đơn bước sóng vẫn rất thấp. Bằng cách sử dụng
công nghệ DWDM, dung lượng truyền dẫn trên mỗi sợi quang được tăng lên rất nhiều
lần mà không cần tăng tốc độ bit.
2. Trong suốt đối với tốc độ bit và khuôn dạng dữ liệu
Các hệ thống DWDM được xây dựng trên cơ sở ghép và tách các tín hiệu quang
theo bước sóng và việc ghép tách này độc lập với tốc độ truyền dẫn và phương thức
điều chế. Vì thế, các hệ thống này trong suốt đối với tốc độ dữ liệu và khuôn dạng dữ
liệu.
3.Khả năng nâng cấp và mở rộng dễ dàng
Trong quá trình mở rộng và phát triển mạng, có thể mở rộng dung lượng mà
không cần xây dựng lại hệ thống cáp quang mà chỉ cần thay thế các bộ thu phát quang.
Hơn nữa, việc tăng thêm dịch vụ mới và dung lượng mới được thực hiện đơn giản
bằng cách tăng thêm bước sóng.
4. Khả năng linh hoạt, tiết kiệm và và độ tin cậy cao
So với các mạng truyền thống sử dụng phương thức TDM điện, mạng DWDM

có cấu trúc cực kỳ đơn giản và các lớp mạng được phân tách rõ ràng. Lớp thấp nhất
của mạng là lớp toàn quang tính từ đầu vào bộ ghép tới đầu ra bộ tách kênh bước sóng
bao gồm các bộ khuyếch đại, bù tán sắc và các thành phần ở trên đoạn đường truyền.
Lớp này là được xây dựng cố định với từng mạng và có chi phí rất thấp. Lớp dịch vụ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN DWDM
mức cao hơn bao gồm các bộ phát đáp quang. Các bộ phát đáp quang làm nhiệm vụ
gom các dữ liệu cần truyền và phát đáp tại các bước sóng chuẩn hóa của hệ thống.
Việc thay đổi dung lượng, thêm bớt dịch vụ được thực hiện bằng cách thay đổi hoặc
thêm bớt các bộ phát đáp. Do đó, mạng DWDM đáp ứng tốt về khả năng linh hoạt và
tiết kiệm chi phí. Do đặc điểm trong suốt với tín hiệu truyền nên độ tin cậy của mạng
cao hơn hẳn so với các mạng TDM.
5. Tương thích với chuyển mạch quang hoàn toàn
Việc xử lý như xen/rẽ và kết nối của tất cả các dịch vụ viễn thông có thể được
thực hiện bằng cách thay đổi và điều chỉnh các bước sóng tín hiệu quang. Vì vậy, hoàn
toàn có thể thực hiện mạng hoàn toàn quang trong suốt và có độ tin cậy cao trên cơ sở
hệ thống DWDM hiện tại.
Bên cạnh những ưu điểm trên hệ thống DWDM cũng có những nhược điểm sau :
- Chi phí cho khai thác, bảo dưỡng tăng do có nhiều hệ thống cùng hoạt động.
- Dung lượng hệ thống còn nhỏ, chưa khai thác triệt để băng tần rộng lớn của
sợi quang.
Kết luận chương:
Sự tăng nhanh về dung lượng,khoảng cách và sự đa dạng về định
dạng truyền đã tạo động lực cho sự ra đời và phát triển hệ thống DWDM. Để
thấy được vai trò quan trọng của công nghệ này đối với viêc phát triển hệ thống
mạng, trong chương này chúng ta đã xem xét những nét chung nhất về công nghệ
DWDM.Với những ưu điểm vượt trội và khả năng ứng dụng DWDM là tiền đề để xây
dựng,phát triển mạng toàn quang trong tương lai .
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
2.1. Mô hình hệ thống và nguyên lý hoạt động

Hệ thống DWDM về cơ bản chia làm hai loại: hệ thống đơn hướng và song
hướng.Mô hình tổng quát hệ thống DWDM đơn hướng được trình bày như sau:
Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý DWDM
OSC (Optical Supervision Channel):
Kênh giám sát quang
BA (Boost Amplifier):Bộ khuếch đại
tăng cường
OMU (Optical Multiplexing Unit):Bộ
ghép kênh quang.
PA (Pre-Amplifier): Bộ tiền khuếch
đại.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
ODU (Optical Demultiplexing Unit):
Bộ tách kênh quang.
LA (Line Amplifier): Bộ khuếch đại
đường.
EMS (Element Management System):
Hệ thống quản lý phần tử
DCF (Dispersion Compensate Fiber):
Sợi bù tán sắc.
NMS: Network Management System:
hệ thống quản lý mạng
OTU (Optical Transponder Unit): Bộ phát đáp quang.
Phía phát, các luồng tín hiệu đầu vào được đưa đến các bộ phát đáp (OTU) khác
nhau, từ OTU1 đến OTUn.Nhiệm vụ của các bộ này là nhận và gom tín hiệu cần
truyền từ đầu vào và phát lại trên các bước sóng chuẩn hóa của hệ thống DWDM, từ
λ1 đến λn. Đầu ra từ các OTU được đưa đến bộ ghép kênh theo bước sóng OMU.
OMU làm nhiệm vụ ghép các tín hiệu tại các bước sóng khác nhau thành một luồng tín
hiệu, tín hiệu ghép này được đưa đến bộ khuếch đại tăng cường (BA) để tăng mức
công suất quang

Trên đường truyền có đặt các bộ khuếch đại đường (LA) để tăng độ dài khoảng
lặp hoặc với cấu hình nối đa đểm nó có thể bù lại các suy hao rẽ nhánh trong mạng
truy nhập quang. Ngoài ra, trên đường truyền còn có đặt các bộ bù tán sắc (DCF) để
hạn chế tán sắc. Bộ bù tán sắc thường được chèn vào giữa các tầng khuếch đại của một
bộ khuếch đại hoặc chèn vào giữa hai bộ khuếch đại liên tiếp.
Tại đầu thu, vì tín hiệu có công suất rất nhỏ nên được đưa vào bộ tiền khuếch
đại (PA) để khuếch đại công suất với tạp âm rất thấp để đảm bảo chất lượng tín hiệu.
Tín hiệu sau khi khuếch đại và bù tán sắc được đưa đến bộ tách kênh (ODU) để tách
thành các kênh bước sóng đơn, từ λ1 đến λn. Tín hiệu bước sóng đơn được đưa đến
các bộ phát đáp tương ứng để chuyển đến giao diện đầu ra của hệ thống (SDH, FE,
GE, ).
Trong hệ thống DWDM, hệ thống quản lý được truyền qua kênh giám sát
quang (OSC). Kênh giám sát thường có tốc độ 2Mbit/s. Một hay nhiều hệ thống quản
lý phần tử EMS được kết nối với các thiết bị DWDM để tạo thành một mạng quản lý.
EMS kết nối trực tiếp đến một phần tử DWDM, thường bằng giao diện Fast Ethernet.
Kênh truyền thông tin quản lý giữa các phần tử DWDM là kênh OSC. EMS quản lý
các phần tử trực thuộc nó bao gồm: cấu hình, nhận cảnh báo và xem thông tin cấu
hình. NMS quản lý toàn mạng và xem các phần tử mạng là các đối tượng nằm trong hệ
thống liên kết. NMS quản lý mạng thông qua các EMS.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
Các hệ thống DWDM tích hợp cũng hoạt động với nguyên lý này. Tuy nhiên,
với hệ thống DWDM tích hợp, các luồng tín hiệu từ mạng được tích hợp đã được
chuẩn hóa về bước sóng DWDM, hệ thống không cần sử dụg OTU.
Trên thực tế, hệ thống DWDM được xây dựng là hệ thống hai hướng. Mô hình
tổng quát của hệ thống DWDM hai hướng được trình bày trên hình 2.2. Mỗi thiết bị
OTM đều có một bộ ghép và tách kênh. OTU giao tiếp về hai phía, mỗi phía đều có
đầu thu và đầu phát. Hướng giao tiếp với các luồng thông tin cần truyền gọi là client
side hay còn gọi là local side. Hướng giao tiếp về phía mạng DWDM gọi là line side
hay còn gọi là network side.
Hình 2.2: Hệ thống DWDM hai hướng

Với hệ thống DWDM mở, sử dụng các bộ phát đáp (OTU) để nhận, gom các
luồng thông tin của các dịch vụ khác nhau để phát trên các bước sóng chuẩn hóa của
DWDM. Như vậy, các dịch vụ ngoài giao tiếp với hệ thống DWDM bằng giao diện
quang mở của hệ thống. Với hệ thống DWDM tích hợp, các luồng số liệu cần truyền
từ mạng kết hợp đã được chuẩn hóa bước sóng nên có thể kết nối trực tiếp với khối
tách ghép kênh.Vì thế các lớp dịch vụ ngoài giao tiếp trực tiếp với lớp DWDM.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
Hệ thống DWDM tích hợp có chi phí thấp hơn do không phải sử dụng OTU. Hệ
thống DWDM mở có ưu điểm là khả năng linh hoạt tốt hơn.
2.2. Cấu trúc thiết bị
2.2.1. Cấu trúc phần cứng
Về phần cứng, thiết bị DWDM được thiết kế theo cấu trúc phân tách khối chức
năng. Thiết bị bao gồm khung giá (subrack) và các khối chức năng. Khung giá thiết bị
được gắn trên tủ thiết bị (rack). Các khối chức năng bao gồm các khối (Modul) và các
bộ mạch chức năng (board) hay còn gọi là card chức năng.
1-Bảng mạch (Board); 2-Giá OADM; 3: DCM; 4-Kẹp sợi
Tủ thiết bị (Rack) Khung giá thiết bị (Subrack) Bảng mạch (Board)
Hình 2.3: Thành phần phần cứng
Hình 2.3 là hình ảnh ví dụ về tủ thiết bị, khung giá thiết bị và bảng mạch chức
năng. Tủ rack thường được sử dụng là tủ theo chuẩn ETSI rộng 600mm, sâu 300mm,
cao 2200mm hoặc 2600mm. Tủ rack làm bằng tấm kim loại kín, với cửa phía mặt
trước để thao tác. Subrack có các kích thước chiều rộng chuẩn là 19 inchs hoặc 21
inchs, chiều sâu nhỏ hơn 300 mm và chiều cao tùy theo nhà sản xuất. Trên rack có hệ
thống phân phối nguồn nuôi DC và hệ thống đèn cảnh báo cho các thiết bị nằm trên
rack.
Cấu tạo subrack và bảng mạch chức năng tùy theo nhà sản xuất, tuy nhiên đều
có bố trí tương tự như trên hình 2.3. Subrack là một khung với các khe trượt và hệ
thống chân cắm để lắp bảng mạch chức năng. Phía dưới có khe để đi dây. Khối nguồn
có thể bố trí dưới dạng một card chức năng hoặc gắn liền với subrack ở vị trí trên
cùng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
Cấu trúc bảng mạch chức năng bao gồm mặt trước, thân card và hệ thống lỗ
cắm tại mặt sau. Mặt trước bao gồm ký hiệu tên card, các giao diện tín hiệu, đèn cảnh
báo và công tắc điều khiển. Khối DCM là một đoạn sợi quang tán sắc ngược chiều với
sợi quang đường truyền được đặt trong khối hộp độc lập với subrack thiết bị và được
gắn trên rack.
2.2.2. Các bộ phận chức năng
Các khối chức năng chính của một thiết bị DWDM bao gồm:
1) Bộ phát đáp quang (OTU): Có chức năng gom và chuyển đổi tín hiệu từ phía
khách hàng thành dòng dữ liệu tại giao diện chuẩn hóa DWDM.
2) Bộ ghép kênh theo quang (OMU): Có chức năng ghép các tín hiệu tại các
bước sóng đơn chuẩn hóa theo hệ thống DWDM thành luồng tín hiệu ghép kênh theo
bước sóng.
3) Bộ tách kênh theo quang (ODU): Có chức năng ghép các tín hiệu tại các
bước sóng đơn chuẩn hóa theo hệ thống DWDM từ luồng tín hiệu ghép kênh theo
bước sóng.
4) Bộ ghép kênh xen rẽ quang (OADM): Có chức năng xen/rẽ các tín hiệu tại
các bước sóng đơn chuẩn hóa theo hệ thống DWDM vào/từ luồng tín hiệu ghép kênh
theo bước sóng.
5) Bộ khuếch đại quang (OAU): Có chức năng khuếch đại công suất tín hiệu
quang
6) Bộ điều khiển hệ thống và truyền thông: Có chức năng điều khiển cấu hình
toàn hệ thống, xử lý cảnh bảo hệ thống, giao tiếp với hệ thống quản lý.
7) Khối giao tiếp kênh giám sát quang (OSC): Có chức năng giao tiếp kênh
giám sát quang đảm bảo liên lạc từ thiết bị đến hệ thống quản lý.
8) Khối bù tán sắc (DCM): Có chức năng bù tán sắc sợi quang để hạn chế tán
sắc.
Các khối chức năng bổ xung của thiết bị DWDM bao gồm:
9) Khối điều khiển công suất tự động: Có chức năng điều khiển suy hao tự động
hoặc nhân công bằng cách chèn suy hao điều khiển được để thích ứng với sự thay đổi

của đường truyền.
10) Khối bảo vệ quang: Có chức năng kết nối bảo vệ lưu lượng mức quang.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
11) Khối cân bằng tín hiệu quang: Bao gồm cân bằng công suất các kênh và cân
bằng tán sắc các kênh.
12) Khối phân tích phổ: Có chức năng đo phổ tín hiệu ghép kênh tổng tại đầu
giám sát trên các khối xử lý tín hiệu DWDM như OMU, ODU,
2.3.3. Cấu trúc phần mềm
* Sơ đồ chức năng
Phần mềm của hệ thống DWDM được phân bố thành ba khối, bao gồm phần
mềm bảng mạch (nằm trong các bảng mạch chức năng), phần mềm NE (nằm trong
bảng mạch SCC) và phần mềm quản lý mạng (nằm trong máy tính quản lý mạng).
Kiến trúc phần mềm hệ thống được biểu thị trên hình 2.4.
* Nguyên lý hoạt động
Các chức năng và hoạt động của các lớp trong hệ thống như sau:
Phần mềm bảng mạch: Phần mềm bảng mạch điều khiển trực tiếp các mạch
chức năng. Trong bảng mạch tương ứng, nó thực hiện một chức năng chuyên biệt của
phần tử mạng như được định nghĩa trong các khuyến nghị ITU-T và chức năng cảnh
báo. Phần mềm bảng mạch hỗ trợ phần mềm NE quản lý bảng mạch.
Phần mềm NE: Phần mềm NE quản lý, giám sát và điều khiển các hoạt động
của bảng mạch bên trong NE.Nó cũng trợ giúp NMS để làm dễ dàng hơn cho việc
quản lý tập trung qua mạng WDM. Theo khuyến nghị ITU-T M.3010, phần mềm NE
đặt tại lớp quản lý đơn vị trong mạng quản lý viễn thông, thực hiện chức năng phần tử
mạng (NEF – Network Element Function),chức năng điều phối từng phần và chức
năng hệ điều hành (OS) tại lớp đơn vị mạng. Chức năng truyền thông số liệu (DCF –
Data Communication Function) cung cấp kênh truyền thông giữa NE và các thiết bị
khác (gồm NM và các NE khác). Phần mềm NE gồm các khối chức năng sau:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG

Hình 2.4: Kiến trúc phần mềm hệ thống

1) Hệ điều hành đa nhiệm thời gian thực:
Phần mềm phần tử DWDM yêu cầu hệ điều hành đa nhiệm thời gian thực để
quản lý tài nguyên dùng chung và hỗ trợ các chương trình ứng dụng. Nó cách ly các
chương trình ứng dụng với bộ xử lý và cung cấp một ứng dụng môi trường thực thi
chương trình, độc lập với phần cứng bộ xử lý.
2) Khối truyền thông với cấp thấp hơn:
Khối truyền thông với cấp thấp hơn là khối giao diện giữa phần mềm NE và
phần mềm bảng mạch. Theo giao thức truyền thông tương ứng, chức năng truyền
thông giữa phần mềm NE và phần mềm bảng mạch được thực hiện nhằm trao đổi
thông tin và bảo dưỡng thiết bị. Qua thông tin với cấp thấp hơn, các lệnh điều khiển và
bảo dưỡng bảng mạch từ phần mềm NE được gửi tới các bảng mạch. Mặt khác, trạng
thái, cảnh báo và các sự kiện thực thi của bảng mạch tương ứng được thông báo tới
phần mềm NE.
3) Khối quản lý thiết bị:
Khối quản lý thiết bị là phần nhân của phần mềm NE trong việc thực hiện quản
lý phần tử mạng. Nó bao gồm bộ phận quản lý (administrator) và bộ phận đại diện
(agent). Bộ phận quản lý có thể gửi các lệnh điều hành quản lý mạng và nhận các sự
kiện. Bộ phận đại diện có thể đáp ứng các lệnh điều hành quản lý mạng gửi bởi bộ
phận quản lý, thực hiện các hoạt động của đối tượng được quản lý và gửi lên các sự
kiện để thay đổi trạng thái của đối tượng được quản lý.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
4) Khối truyền thông với lớp cao hơn
Khối truyền thông với lớp cao hơn trao đổi thông tin quản lý giữa hệ thống
quản lý mạng và phần tử mạng và giữa các phần tử mạng với nhau. Nó bao gồm khối
truyền thông mạng (network communication module), khối truyền thông nối tiếp
(serial communication module) và khối truyền thông ECC (ECC communication
module).
5) Khối quản lý cơ sở dữ liệu:
Khối quản lý cơ sở dữ liệu là một bộ phận tổ chức của phần mềm NE. Nó bao
gồm hai phần độc lập: dữ liệu và chương trình. Dữ liệu, được tổ chức theo khuôn dạng

của cơ sở dữ liệu, bao gồm cơ sở dữ liệu mạng, cơ sở dữ liệu cảnh bảo, cơ sở dữ liệu
chất lượng và cơ sở dữ liệu thiết bị. Chương trình có chức năng quản lý và truy nhập
dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
Phần mềm quản lý mạng:
Hệ thống quản lý mạng được chia làm hai phần: hệ thống quản lý phần tử
(EMS) và hệ thống quản lý mạng (NMS). EMS bao gồm cấu hình, quản lý sai lỗi, chất
lượng, bảo mật, đồ hình, các báo cáo chất lượng của từng NE và quản lý hệ thống.
Thông tin quản lý được lưu trong cơ sở dữ liệu. EMS quản lý NE. Đối với EMS, NE
các thực thể rời rạc độc lập. NMS bao gồm cấu hình, quản lý sai lỗi, chất lượng, bảo
mật, đồ hình, các báo cáo chất lượng của NE và tuyến, quản lý hệ thống. NMS được
kết nối với các EMS để quản lý các toàn mạng bao gồm các NE và các liên kết, các
tuyến, kênh. Đối với NMS, NE là các thực thể có liên kết trong một hệ thống. NMS
biểu diễn thông tin về mạng, các công cụ điều khiển, giám sát, truy vấn dưới dạng giao
diện người dùng đồ họa (GUI). Khai thác viên tương tác với mạng bằng NMS. EMS
và NMS có thể nằm tách biệt trên hai hệ thống máy tính hoặc nằm trên cùng một hệ
thống máy tính.
2.4. Cấu hình thiết bị
2.4.1. Phân loại cấu hình thiết bị
Thiết bị DWDM bao gồm năm loại cấu hình chính:
1) Thiết bị ghép kênh kết cuối quang (OTM – Optical Terminal Multiplexer)
2) Thiết bị khuếch đại đường truyền (OLA – Optical Line Amplifier)
3) Thiết bị ghép kênh xen/rẽ quang (OADM – Optical Add/Drop Multiplexer)
4) Thiết bị tái tạo (REG – Regenerator)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
5) Thiết bị cân bằng tín hiệu quang (OEQ – Optical Equalizer)
Mỗi loại trên có một vị trí và chức năng khác nhau trong tổng thể hệ thống
(hình 2.5). Do đó, cấu trúc và các thành phần trong thiết bị cũng khác nhau.
Hình 2.5: Vị trí các loại thiết bị DWDM trong mạng
Phần sau đây sẽ trình bày cấu trúc và thành phần của từng loại thiết bị.
2.4.2. Thiết bị OTM

OTM là trạm kết cuối của mạng DWDM. Một OTM bao gồm hướng phát và
hướng thu. Hướng phát là hướng từ phía khách hàng (client side) đến phía mạng
(network side). Hướng thu là hướng ngược lại. (hình 2.6).

Hình 2.6: Cấu trúc thiết bị ghép kênh kết cuối quang
Nguyên lý hoạt động của thiết bị OTM như sau: Theo hướng phát, OTM nhận
tín hiệu từ nhiều luồng tín hiệu từ phía khách hàng với các giao diện điện hoặc giao
diện quang với bước sóng không chuẩn hóa theo DWDM. Các tín hiệu này được các
OTU gom thành các luồng có tốc độ phù hợp và phát trên các bước sóng chuẩn hóa
DWDM khác nhau. Các tín hiệu từ đầu ra các OTU đưa tới OMU để ghép kênh theo
bước sóng để phát trên một sợi quang. Tín hiệu ghép kênh trước khi phát vào sợi
quang được đưa qua BA để khuếch đại đến một mức công suất thích hợp.
Theo hướng thu, OTM nhận tín hiệu ghép kênh đến từ phía mạng (network
side), khuếch đại với tạp âm nhỏ, bù tán sắc và đưa đến ODU để tách thành các kênh
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
có bước sóng khác nhau. Mỗi kênh này được đưa đến một OTU để chuyển hóa lưu
lượng về phía đầu thu phù hợp với giao diện thiết bị phía khách hàng tương ứng.
Khối giao tiếp quang (FIU:Fiber Interface Unit) có chức năng ghép/ tách kênh
tín hiệu giám sát quang (OSC) để kênh OSC được ghép vào tín hiệu ghép DWDM sau
bộ khuếch đại và được tách ra trước bộ khuếch đại.
Một thiết bị OTM bao gồm các thành phần chính sau:
- Các bộ phát đáp quang (OTU)
- Bộ ghép kênh quang (OMU)
- Bộ tách kênh quang (ODU)
- Các bộ khuếch đại quang (OA) bao gồm bộ tiền khuếch đại PA
được sử dụng để khuếch đại với tạp âm thấp cho tín hiệu công suất lớn nhỏ và
bộ khuếch đại tăng cường BA được sử dụng để khuếch đại cho các tín hiệu
công suất cao.
- Khối giao tiếp kênh giám sát quang (OSC), OTM sử dụng loại
OSC đơn hướng vì OTM chỉ giao tiếp một hướng với mạng.

- Khối giao tiếp quang (FIU): có chức năng giao tiếp với đường
truyền và tách/ghép kênh OSC.
- Khối điều khiển hệ thống và truyền thông (SCC): có chức năng
điều khiển hoạt động của hệ thống và liên lạc với hệ thống quản lý
- Khối bù tán sắc (DCM) có chức năng bù tán sắc sợi quang nhằm
hạn chế tán sắc
- Khối cấp nguồn: cấp nguồn nuôi cho thiết bị
Ngoài ra, tùy vào yêu cầu của nhà khai thác và yêu cầu thiết kế tuyến, OTM có
thể có các khối chức năng sau:
- Bộ khuếch đại Raman (RPU- Raman Pump amplifier Unit): được
sử dụng để khuếch đại với tạp âm rất nhỏ để đảm bảo chất lượng tín hiệu. RPU
được sử dụng với các tuyến có khoảng cách lớn để giảm yêu cầu tái tạo tín hiệu.
- Khối đồng bộ: có chức năng xử lý về đồng bộ, được sử dụng khi
mạng DWDM đảm nhận vai trò đồng bộ trong hệ thống.
- Khối phân tích phổ: được sử dụng để giám sát phổ tín hiệu. Khối
phân tích phổ được kết nối với cổng giám sát (monitor) trên thiết bị tách và
ghép kênh.
- Khối điều khiển suy hao: khối này thường được tích hợp vào
OMU để đảm bảo cân bằng công suất giữa các kênh
- Khối điều khiển công suất tự động: được sử dụng để điều khiển
công suất thích ứng với thay đổi của đường truyền.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
2.4.3. Thiết bị OLA
Thiết bị khuếch đại đường truyền (OLA) có chức năng khuếch đại tín hiệu
quang hai hướng và để bù lại suy hao của liên kết quang nhằm tăng khoảng cách
truyền dẫn không cần tái tạo. Cấu trúc thiết bị OLA được biểu diễn trên hình 2.7.
Hình 2.7: Cấu trúc thiết bị khuếch đại đường truyền (OLA)
Trên hình là sơ đồ khối của OLA, thành phần cơ bản một hoặc nhiều khối độ
lợi là sợi EDF mắc nối tiếp với nhau, giữa các chặng độ lợi có thể là bộ bù tán sắc
(dispersion compensasor) để bù tán sắc tích luỹ dọc theo tuyến quang.Các bộ khuếch

đại đường quang OLA (Optical Line Amplifier) được dùng ở giữa các liên kết quang
với những khoảng cách bằng nhau (trên thực tế có thể khoảng cách đặt các OLA
không bằng nhau nhưng phải nhỏ hơn một giá trị khoảng cách nhất định, thường là
khoảng 100-200 km).
Bộ khuyếch đại sử dụng nhiều tầng khuyếch đại Erbium và bao gồm bộ bù tán
sắc (tùy chọn) và các OADM giữa các tầng khuyếch đại. Bộ bơm Raman có thể dùng
để cung cấp thêm độ khuyếch đại Raman cho đoạn sợi quang. OSC được tách ra tại
đầu vào và kết cuối, và xen vào tại ngõ ra.
Bộ OLA còn có các thiết bị thực hiện chức năng ghép/tách kênh giám sát OSC.
Tại đầu vào khi chưa qua các khối độ lợi, kênh giám sát OSC được lọc lại và đưa vào
đầu thu OSC. Tiếp đến, sau khi khuếch đại các kênh tín hiệu thuộc các bước sóng khác
nhau, kênh OSC được ghép chung vào với các kênh tín hiệu và truyền đi. Như vậy,
kênh OSC không được khuếch đại bởi các OLA. Bộ OLA cũng có thể được cấu hình
gồm bộ khuếch đại Raman thực hiện chức năng khuyếch đại phân bố (distributed
amplifier) bằng cách cấu hình tại đầu vào của nó nguồn bơm Raman có công suất
quang lớn, bơm ngược chiều với chiều tín hiệu đi vào.
2.4.4. Thiết bị OADM
Thiết bị OADM được sử dụng để xen rẽ một số kênh của luồng ghép kênh tổng,
OADM là node có vai trò rất quan trọng trong mạng DWDM, làm cho mạng quang
DWDM trở nên linh hoạt và đơn giản hơn nhiều với nhiều cấu hình mạng khác nhau.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
Điểm node OADM có thể chia làm hai loại: điểm node OADM tĩnh và điểm
node OADM động. Trong điểm node OADM tĩnh, thực hiện việc xen/rẽ các bước
sóng cố định. Trong điểm node OADM động, có thể căn cứ vào nhu cầu để chọn tín
hiệu quang có bước sóng xen/rẽ nhau.
Hình 2.8: Sơ đồ vị trí các thiết bị trong một node OADM
Thiết bị OADM như trên hình 2.8 có thể cho phép xen/rẽ một kênh bước
sóng đơn hoặc nhiều kênh bước sóng đồng thời. Trong tương lai, khi vai trò của lớp
chuyển mạch định tuyến được chuyển dần cho lớp quang thì các thiết bị OADM này sẽ
cho phép chuyển luồng số có bước sóng này sang một bước sóng khác nếu chẳng may

mạng gặp sự cố tại một nhánh nào đó, do đó tránh được mất thông tin. Hoặc việc
chuyển bước sóng mang nhằm mục đích cân bằng lưu lượng giữa các nhánh của mạng
để đạt hiệu quả cao nhất cho mạng lưới, từ đó cải thiện được hiệu quả truyền thông.
Các kỹ thuật sử dụng trong OADM hiện tại chủ yếu dựa trên các bộ lọc điện
môi mỏng, các bộ lọc quang âm điều chỉnh được, các bộ dịch pha định tuyến bước
sóng AWG, hoặc sợi cách tử Bragg.Với các bộ lọc điện môi, thiết bị OADM đạt được
khoảng cách giữa các kênh là 100 GHz và lớn hơn còn với khoảng cách kênh là 50
GHz thì bộ lọc điện môi chưa thể đáp ứng được. Các bộ lọc quang âm mặc dù có ưu
điểm là phạm vi điều chỉnh bước sóng rộng, song lại bị hạn chế bởi các đặc tính không
thích hợp của bộ lọc băng thông.
2.4.5. Thiết bị REG
Việc sử dụng OLA và DCM có thể tăng khoảng cách truyền dẫn không cần tái
tạo nhờ vào việc đảm bảo về công suất và hạn chế tán sắc. Tuy nhiên, với khoảng cách
rất xa, các nhân tố như tán sắc, suy hao, nhiễu quang, các hiệu ứng phi tuyến, tán sắc
phân cực mode sẽ ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn. Các ảnh hưởng này có tính
tích lũy. Vì thế, cần tái tạo lại tín hiệu ban đầu để loại bỏ các ảnh hưởng này. Thiết bị
REG có chức năng 3R: tái tạo dạng xung (reshaping), định thời lại (re-timing) và phát
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2:NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG
lại (regenerating) để cải thiện chất lượng tín hiệu và tăng khoảng cách truyền dẫn.
Hình 2.9 biểu diễn sơ đồ cấu trúc của một thiết bị REG.
Nguyên lý hoạt động của thiết bị REG như sau: tín hiệu đến , sau khi được
khuếch đại và bù tán sắc, được đưa đến ODU để tách hoàn toàn thành các kênh bước
sóng đơn. Các kênh này được đưa đến OTU REG tương ứng. OTU có chức năng khôi
phục thành luồng số ban đầu và phát lại tại bước sóng tương tự như đầu vào. Các kênh
đầu ra của các OTU REG lại được ghép lại như cũ tại OMU, được khuyếch đại và phát
vào sợi quang hướng tây. Hướng ngược lại được thực hiện tương tự. Như vậy, sau
thiết bị REG, tín hiệu đã được khôi phục lại như ban đầu. OTU REG cũng có chức
năng sửa lỗi như OTU thông thường.
Hình 2.9: Cấu trúc thiết bị tái tạo (REG)
Nguyên lý khuyếch đại, bù tán sắc và tách ghép OSC của thiết bị REG cũng

tương tự như các loại thiết bị còn lại.
Kết luận chương:
Chương này chúng ta đã tìm hiểu mô hình nguyên lý hoạt động của hệ thống
DWDM đơn hướng,sóng hướng.Cấu trúc và thành phần của từng loại thiết bị.Các
thành phần ấy có chức năng gì và hoạt động như thế nào sẽ được trình bày trong
chương tiếp theo.

×