Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nữ Doanh Nhân Đi Tìm Trà Đạo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.55 KB, 4 trang )

Nữ Doanh Nhân Đi Tìm Trà Đạo

Thành phố năng động bậc nhất – Sài Gòn, thường
được biết đến những quán nhậu, quán cà phê.
Một cụm từ rất quen – “Trà đạo” lại bỗng như xa
lạ với nơi này. Rồi một ngày tôi giật mình khi
được biết, dù xa lạ là vậy nhưng có một nhóm
người luôn luôn đi tìm nó và cần nó như một thứ
không thể thiếu trong cuộc sống vốn rất bận rộn. Họ là những nữ doanh
nhân.
Xưa nay, nói đến uống trà, - người ta thường gắn với - hình ảnh những
người - đàn ông “cổ cổ”, có chút hoài niệm kiểu sĩ phu Bắc Hà. Còn với giới
nữ, lại là những người sống ở tận dải đất phương Nam thì bỗng dưng thành
của hiếm. Ngạc nhiên hơn khi họ không chỉ uống trà đơn giản như chỉ là đi
tìm sự tĩnh lặng trong cuộc sống sau công việc căng thẳng mà còn thưởng trà
với nhiều kiểu cách công phu và cũng lắm nguyên tắc phức tạp
Khi “Trà” thực sự có “Đạo”
"Mỗi tuần tôi thường lên quán trà ngồi hai lần, đó là những khi tôi gặp căng
thẳng trong công việc, muốn tìm một chỗ nào đó để tĩnh tâm, có khi thì đi
với mấy bà bạn cũng có khi ngồi một mình". Đó là lời tâm sự của chị Hạnh
Phương, hiện đang làm ở phòng hành chánh nhân sự tại một công ty được ở
quận 3. Quán trà mà chị Phương thường lui tới là Trà Đạo Việt (số 17 Trần
Quý Khoách, quận l).
Theo một người phục vụ ở quán Trà Đạo Việt thì hiện nay số phụ nữ đến
quán trà để tìm sự tĩnh lặng như chị Phương không phải là hiếm. Khách đến
quán hầu hết là nữ giới, chiếm số đông trong đó là nữ văn phòng và nữ
doanh nhân. Đối với nữ doanh nhân, trước khi đến quán họ sẽ đặt một phòng
riêng để tiện họp bàn và trao đổi công việc với đối tác và đồng nghiệp.

Không giống như chị Phương, một "ẩm khách" khác lại đơn thuần đến quán
trà để tìm một không gian cho việc kinh doanh. "Tiếp khách ớ quán trà có


cái tiện là nhạc ở đây mở nhỏ hơn so với quán cafe nên mình nói chuyện với
đối tác rất tốt, kiểu ngồi ở đây cũng tạo được sự gần gùi giữa mình với người
đối diện nên bàn bạc công việc làm ăn đôi lúc diễn ra rất thuận tiện". Đó là
chị Trần Thúy Hạnh, một người làm tự do trong lĩnh vực marketing.
Nhìn những nữ doanh nhân ngồi xếp bằng bên cạnh ly trà đang nghi ngút
khói, đôi mắt dịu xuống. Mùi thơm của trà đang làm dịu di những lo toan
bởi những dự án kinh doanh, những bộn bề của cuộc sống. Ở một trà thất
khác, lại thấy hai, ba phụ nữ ngồi nói chuyện với nhau nhỏ nhẹ xen vào đấy
là những tiếng thở dài và nụ cười mỉm. Họ lặng im châm trà vào ly, từ tốn
thưởng thức vị đắng và bùi của trà. Ai đó đã nói: "Phụ nữ đẹp ngay cả khi
không cần thể hiện" quả không sai.
Chị Thanh Thủy, tư vấn viên của công ty Prudential Việt Nam, lại đến quán
trà đạo chỉ vì sự công phu tỉ mẩn của nghệ thuật uống trà. Chị quan tâm và
muốn tìm hiểu trà đạo một cách thực sự. "Lần đầu đi trà đạo mình có ấn
tượng với cô phục vụ khi giới thiệu về trà và cách pha trà, từ đó mình tìm
hiểu thêm về trà đạo và thấy cũng khá thú vị", chị hào hứng kể. Từ chỗ chỉ
tìm hiểu, giờ đây, chị Thủy am tường về nó cứ như một chuyên gia trà đạo.
Hôm nay, chị Thủy đi cùng với hai người bạn của mình, trong phòng trà thất
tại Trà Đạo Việt. Chị giới thiệu cho những người bạn của mình về cách pha
và thưởng thức trà. Bạn của chị là chị Thanh Hồng, chủ quán café Khang
trên đường Nguyên Trãi, quận 5 lần đầu đi thưởng thức trà đạo, đã tỏ ra hết
sức thích thú: “Mình không am hiểu về các quy tắc trà tạo, nhưng có lẽ uống
café nhiều nên giờ uống trà thấy lạ miệng, từ giờ mình cũng phải quan tâm
tới nó để mai mốt kéo bạn đến ngồi tâm sự thay đổi không khí cho mỗi lần
gặp nhau”.

Và nhiều “Trà” ít “Đạo”
Suy cho cùng thì các quán trà đạo mở ra trước tiên là để phục vụ yếu tố kinh
doanh, và cũng là kinh doanh nên tại một số quán trà hiện nay, ngoài việc
phục vụ thực khách uống trà còn bán thêm nhũng vật phẩm đi theo trà như

bộ ly ấm pha trà, rượu, thư pháp và cả trà khô.
Còn đối với phụ nữ, việc đi uống trà tại các quán trà đạo chủ yếu là do
không gian yên tĩnh lôi cuốn, còn nhũng yếu tố xung quanh chữ "đạo" như
pha chế và thưởng thức chất lượng trà thì họ có quan tâm tới không? Chị
Hạnh nói ngay: "Nghệ thuật trà đạo rất lằng nhằng và nhiều kiểu cách. Mình
cũng có đọc một số bài viết về trà đạo nhưng theo con mắt cảm quan của
mình thì ở Sài Gòn rất hiếm có quán nào đúng nghĩa là trà đạo". Không
riêng chị Hạnh mà bất kể ai khi nghe tới trà đạo cùng có cùng suy nghĩ như
vậy. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể thể hiện và cảm nhận được cái
“chất” của trà đạo. Đối với người Việt, trà chỉ đơn giản là một ẩm phẩm như
bao thức uống khác mà thôi.

×