Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Ngô gia huệ 31221023146

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.74 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---o0o---

BÀI THU HOẠCH
Mơn: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong chuyến Tham quan Bảo tàng, bạn bắt gặp một sự kiện lịch sử
hoặc một kỷ vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh mà bạn tâm đắc, hãy nêu và rút bài học mang ý
nghĩa thực tiễn.

Họ và tên: Ngơ Gia Huệ
MSSV: 31221023146
Mã lớp HP: 23C1HCM51000409
Phịng học: N2-305
Buổi học: Sáng thứ 6

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi người con đất việt, yêu quê hương, u Tổ Quốc, mỗi lần ngắm nhìn
bóng hình đất nước đều thấy dáng hình vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta - chủ
tịch Hồ Chí Minh. Trái tim của người, sự uyên bác của người, tình yêu của
người, phẩm chất của người đã tạo nên một bức tượng đài vĩ đại có lẽ
khơng chỉ trong lịng những người dân Việt Nam mà còn trong cả trái tim
những người dân quốc tế chuộng hịa bình. Nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh vị cha già vĩ đại của dân tộc có hàng trăm dấu ấn, hàng trăm sự kiện lịch
sử vơ cùng cảm động, trong đó ln chứa đựng tình cảm dạt dào của
Người với dân tộc Việt Nam. Yêu nước như Bác, được mấy người? Từ
mùa hoa năm ấy người từ biệt quê hương, rũ bỏ đằng sau mọi những tình
cảm cá nhân, từ bỏ gia đình, từ bỏ bạn bè, từ bỏ người yêu cất bước ra đi.


Tình yêu nước đã rộng lớn bao trùm lên mọi tình yêu cá nhân riêng tư. Và
tình yêu ấy lớn đến nỗi trở thành động lực khiến bác không bỏ cuộc trong
những ngày làm thuê, học thêm vất vả, những giờ tăng ca, những ngày
cơm đói, dù làm nghề gì, dù khó khăn đến đâu vẫn cần mẫn làm, cần mẫn
học. Vì Bác biết chỉ có nỗ lực hết sức mới có thể tìm được con đường giải
phóng dân tộc. Chính vì thế, sau chuyến đi tham quan Bảo tàng TP.HCM
thì sự kiện lịch sử trong cuộc đời cách mạng của Bác khiến em tâm đắc
nhất và cũng để lại nhiều bài học có giá trị đó là ngày 5/6/1911 nơi cảng
Nhà Rồng Người đã ra đi tìm đường cứu nước.


I. Sự kiện lịch sử
1. Tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 02/09/1969), tên khai sinh là Nguyễn
Sinh Cung là con trai thứ của nhà nho Nguyễn Sinh Sắc. Quê Bác ở làng Sen
xứ Nghệ. Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một trong những người đặt
nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ
cho Việt Nam. Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại
quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước trong thời gian 1945 –
1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong
thời gian 1951 – 1969, kiêm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
từ 10/1956 đến 1960. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền
thoại. Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc
mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941), Hồ Chí Minh đã tới nhiều quốc gia
khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi,
châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông - một việc mà khơng có lãnh tụ
nào khác làm được trong thế kỷ 20.
2. Nguyên nhân và quyết định ra đi tìm đường cứu nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình trí

thức truyền thống nhưng nghèo khó, cơ hàn. Thuở nhỏ, lịng u nước của
Người đã bắt đầu từ những lời ru của mẹ. Tình yêu ấy theo Người đến cả
cuộc đời vì dân vì nước. Khi súng Tây vẫn nổ, xóm làng mù mịt trong
bom đạn, nước nhà đắm chìm trong cảnh nơ lệ, bị thương đầy nước mắt,
Nguyễn Sinh Cung càng thấm sâu nỗi đau xót mất nước. Ngơi nhà của cụ
Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc là nơi thường diễn ra cuộc gặp mặt giữa những nhà yêu nước và
thế là nung nấu trong trái tim Người những tình cảm, suy nghĩ về một ước


mơ cháy bỏng: Giành lại đất nước cho nhân dân ta.
1
Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước
của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. Nổi lên những phong trào yêu nước
của các nhà nho, tầng lớp tiểu tư sản trí thức mà tiêu biểu là phong trào
Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan
Chu Trinh, các phong trào của Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Hưng Nam,
Đảng Thanh niên,.... Các phong trào đã tạo nên những tiếng vang trong xã
hội nhưng đã nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp hoặc bế tắc về đường
lối. Lúc bấy giờ chàng trai Nguyễn Sinh Cung chỉ mới 15 tuổi. Anh đã
sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc này,
Người đã có tư tưởng đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đống bào. Anh
đã tham gia cơng tác bí mật, nhận cơng việc liên lạc. Anh khâm phục các
cụ Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội
Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của họ.
Qua việc nghiên cứu những bài học lịch sử của các bậc cha ông và khảo
nghiệm trong thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng mọi cách thức tiến
hành ở trong nước, hay đi ra nước ngồi, sang Trung Quốc, hay Nhật Bản
đều khơng thể thành công. Những con đường mà các bậc sĩ phu đã đi đều
bị kết thúc bằng những thất bại đau đớn. Phải tìm con đường khác, con

đường mới; phải đi ra nước ngồi nhưng theo một hướng khác. Đó là kết
luận rất quan trọng của người thanh niên trẻ. Anh với lòng yêu nước mãnh
liệt và một cách suy nghĩ táo bạo, một trí tuệ hết sức minh mẫn quyết
khám phá bằng được con đường đi đến giải phóng cho đồng bào.
3. Quá trình dẫn đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Bắt đầu con đường cứu nước, Người lấy tên là Nguyễn Tất Thành.
Tháng
05/1909, Nguyễn Tất Thành từ giã Huế theo cha vào huyện Bình Khê


thuộc tỉnh Bình Định (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) nhân ơng
Nguyễn Sinh Sắc được cử nhận chức tri huyện ở đó. Để tiếp tục việc học
tập, từ tháng 09/1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để
học tại
2
Trường tiểu học Pháp - bản xứ Quy Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng.
Vào một ngày đầu thu (tháng 08/1910), Nguyễn Tất Thành tạm biệt Quy
Nhơn, đi vào Sài Gòn. Lần theo ven biển đi đến Phan Rang, Người thấy
một cảnh tượng đau lòng mà mấy năm sau. Người còn nhắc lại với một
người bạn: Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những
người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế.
Ở ta, tơi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc
sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân,
tính mạng của người thuộc địa da vàng hay da đen cũng không đáng một
đồng xu.
Từ nửa sau tháng 09/1910 đến trước tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành
dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Thời gian đầu, thầy Thành ở
nhờ nhà cụ Hồ Tá Bang, sau chuyển ra ở cùng với học sinh nội trú của
trường tại nhà Ngư trong vườn cụ Nguyễn Thông. Thầy Thành được phân
công dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ cho học sinh lớp nhì. Thầy dạy rất tận

tâm, hết lịng thương yêu, chăm sóc học sinh. Thầy đã trao đổi tâm tư về
thân phận người dân mất nước nhiệm vụ cứu nước của mỗi người dân Việt
Nam, trước hết là thanh niên có học thức với các thầy giáo và học sinh.
Vấn đề thầy Thành đặt ra cũng là nỗi băn khoăn chung của thầy và trị,
nên đã có ngay được sự đồng cảm sâu sắc, cùng nhau đào sâu chí căm thù
và bồi dưỡng lịng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc, bày mưu
tính kế đánh đuổi quân thù. Sau mấy tháng dạy học ở Trường Dục Thanh
Nguyễn Tất Thành rời trưởng đi vào Sài Gòn, thực hiện hoài bão từng


nung nấu là
tìm cách đi sang Pháp và các nước phương Tây để xem họ làm như thế
nào rồi trở về giúp đồng bào chúng ta.
Trước ngày 02/06/1911, Nguyễn Tất Thành bản với một số người bạn
thân về chuyến đi ra nước ngồi. Anh nói: “Tơi muốn đi ra ngồi, xem
nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ
trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có
3
điều mạo hiểm, vi như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không? Khi
người bạn hỏi lấy đâu ra tiền mà đi, anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn
tay: Đây, tiền đây... chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì
để sống và để đi”. Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Amiran Latusơ
Tơrêvin, một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao
đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Mác Xây, Pháp. Ngày 3 tháng 6 năm
1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Amiran Latusơ Tơrêvin,
nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới: Văn Ba.
4. Ngày ra đi tìm đường cứu nước
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên
đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc LatoucheTréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước
phương Tây. Người thanh niên 21 tuổi ấy ra đi với mục đích to lớn. Hơn

mười năm sau chính anh đã trả lời nhà báo, nhà thơ Nga ÔXip
Mandenxtam rằng: “Vào trạc tuổi mười ba, lần đầu tiên tôi được nghe
những từ: “Tự do - Bình đẳng – Bác ái”. Đối với chúng tôi, người da
trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tơi
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu
đằng sau những từ ấy.” Một lần khác, trả lời nhà văn Mỹ Anna luy
Xtirông, Người nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ơng cụ thân sinh


ra tôi, lúc này thường hỏi nhau ai là người giúp mình thốt khỏi ách
thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có
người lại cho là Mỹ. Tơi thấy phải đi ra nước ngồi xem cho rõ. Sau khi
xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi.”
II. Bài học
Hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác là sự kiện trọng đại có
tầm
ảnh hưởng sâu rộng đến đồng bào cả nước. Đặc biệt, hành trình là bài học
đắt giá cho thế hệ thanh thiếu niên nói chung và bản thân em nói riêng. Đó

4
giá trị của những bài học:
Bài học về lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập dân tộc và
phát triển đất nước. Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành từ thuở nhỏ
đã gắn bó và kế thừa truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, của quê
hương, đất nước, của gia đình. Trực tiếp chứng kiến, cảm nhận những nỗi
đau của đồng bào dưới ách nô lệ, thực dân, cảnh nước mất, nhà tan đã hun
đúc trong Người với tình yêu quê hương, đất nước, nhân dân cùng với
khát vọng cháy bỏng về độc lập dân tộc. Chính tình u q hương, đất
nước, nhân dân đã thơi thúc Người quyết tâm tìm con đường cứu nước,
cứu dân. Khi tìm thấy chân lý cách mạng và con đường giải phóng cho

dân tộc mình, Người đã làm tất cả để tập hợp lực lượng, gây giáo dục
thanh, thiếu nhi, làm sao để mỗi đoàn viên đều là người có thể truyền tải
thơng điệp giáo dục cho các bạn trẻ đồng trang lứa. Đối với bản thân, em
cần tích thực tham gia các hoạt động phong trào của Đoàn của Trường
nhằm nâng cao kiến thực, sự hiểu biết. Đồng thời có thể trau dồi thêm
nhiều kinh nghiệm sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm
tuyên truyền và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và không ngừng


đóng góp vì một Việt Nam tươi sáng.
Bài học về sự mạnh dạn tìm hướng đi mới, đột phá và khác biệt. Trước
những thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người thanh niên yêu nước Nguyễn
Ái
Quốc tuy rất khâm phục tinh thần cứu nước của các bậc tiền bối, nhưng
Người không tán thành các con đường cứu nước ấy, bởi bên cạnh những
mặt tích cực, Người cũng nhận ra nhiều điểm hạn chế trong cách tiếp cận
của họ. Vì vậy, Người quyết tâm đi tìm con đường cứu nước mới, một lối
đi mới, đó là sang Pháp và nhiều nước khác, để xem nước Pháp và các
nước khác. Bằng lao động iên đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố
gắng, phấn đấu học tập thật tốt để có thể tìm ra những hướng đi mới cho
sự nghiệp của bản thân và đất nước. Hơn nữa, thể hệ sinh viên Việt Nam
hiện nay cũng
5
cần phải nâng cao tính chủ động của bản thân trong sáng tạo và tìm kiếm
những cơ hội riêng cho bản thân. Đừng quá bị động và lệ thuộc vào sự có
sẵn. Nó sẽ làm cho bản thân các bạn trở nên mỏng manh, yếu đuối và kém
phát triển.
Bài học về nghị lực và ý chí quyết tâm, sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên
khơng ngừng. Q trình tìm đường cứu nước và cả cuộc đời hoạt động

cách mạng của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về nghị
lực, ý chí quyết tâm, sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên khơng ngừng, vượt qua
mọi khó khăn, gian khổ. Học theo Người, thanh niên ngày nay phải ln
có ý thức tự rèn thái độ sống đúng đắn, ý chí, nghị lực vươn lên, vượt khó
sáng tạo. Mỗi thanh niên phải tự làm giàu cho bản thân về tri thức, sức
khỏe, kỹ năng, hun đúc khát vọng vươn tới những tầm cao và không bao


giờ thỏa mãn với những gì đã đạt được. Cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ cịn nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi
thanh niên phải ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao nghị lực, ý chí quyết
tâm, ý thức giác ngộ lý tưởng cách mạng, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh
vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển bền vững của
đất nước.

6

KẾT LUẬN
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình sáng tạo, vĩ đại trong tìm
đường, mở đường và dẫn đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng đất nước. Mỗi bước đi của Người trong hành trình ấy đều gắn liền
với những quyết định trọng đại, những mốc son lịch sử trong các chặng
đường của cách mạng Việt Nam.
Dù thời gian đã lùi xa hơn một thế kỷ, sự kiện Người ra đi tìm đường cứu
nước vẫn mãi là tấm gương sáng ngời tinh thần yêu nước, ý chí cách


mạng, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho đất nước, cho nhân dân. Đó
cịn là bài học về nghĩa vụ, trách nhiệm với quê hương đất nước, tinh thần

học tập sáng tạo, độc lập tự chủ, tận trung với nước, tận hiếu với dân đối
với các thế hệ thanh niên Việt Nam và đối với mỗi người dân Việt Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×