Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chế biến, dữ trự và làm giảm độc tố trong ngọn, lá sắn làm thức ăn cho gia súc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.39 KB, 3 trang )

Chế biến, dữ trự và làm giảm độc tố
trong ngọn, lá sắn làm thức ăn cho
gia súc




V
ới diện tích sắn hiện nay ở tỉnh ta chỉ một phần nhỏ ngọn, lá sắn
sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngọn và lá sắn khá gi
àu protein
và chất bột đường nhưng l
ại chứa độc tố xyanoglucosit. Hợp chất
này sẽ giải phóng ra axit xiahydric(HCN) gây độc cho người và
gia súc. Độc tố này sẽ bị bay hơi khi nấu thật kỹ hợac khi ta phơi
khô ngọn và lá sắn. Do vậy khi trâu, bò và lợn ăn nhiều ngọn lá
sắn tươi sẽ bị ngộ độc và có thể gây chết đột ngột, còn n
ếu ăn một
ít lá ngọn sắn tươi chưa nấu kỹ trong một thời gian dài s
ẽ gây cho
gia súc chậm lớn.
Để giảm độc tố HCN trong ngọn và lá sắn phương pháp tốt nhất
đó là ủ chua bổ sung thêm rỉ mật hoặc bột sắn và cám gạo, với
phương pháp này không những làm giảm độc tố một cách hiệu
quả mà còn có thể dự trữ thức ăn trong một thời gian dài, tăng
tính ngon miệng cho gia súc.
Phương pháp ủ được tiến hành như sau:
- Chuẩn bị hố ủ: Có nhiều cách tạo một hố ủ, việc ứng dụng loại
hố ủ nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể từng gia đình. Tốt nhất l
à
hố ủ nửa nổi nửa chìm ở nơi cao ráo không có nước thấm vào. H



có thể xây bằng xi măng hay dùng hố đào. Hố cần có thành chắc,
cứng để quá trình đầm nén thức ăn không làm vỡ hố, không cho
nước thấm qua thành hố làm hỏng sản phẩm ủ, đồng thời tạo môi
trường kín, yếm khí để quá trình lên men ủ chua đư
ợc tốt. Nếu có
điều kiện nên làm hố xây, mỗi mét khối thể tích hố sẽ ủ được
chừng 500-600kg lá sắn tươi. Trong điều kiện không có hố xây,
nên đào hố ủ nơi cao ráo và chuẩn bị sẵn các vật liệu như nilon,
bao tải dứa, lá chuối để lót và che tránh nước mưa ngấm vào
khối ủ.
- Ngọn và lá sắn sau khi thu hái (có thể thu hái trước ho
ặc sau khi
thu hoạch củ đều được, không ảnh hưởng đến chất lượng) phơi
héo đến độ ẩm còn 65-70%, đem cắt ngắn 3-5cm đem trộn với rỉ
mật 2-4%, muối ăn 0,2-0,4%. Nếu không có rỉ mật có thể dùng
bột mì, bột ngô hoặc cám gạo để thay thế với tỷ lệ cao hơn 4-6%.

Nếu là rỉ mật thì có thể dùng vòi phun hoặc pha trong bình ô doa
để tưới đều vào đống lá đã thái; nếu là bột mì, bột ngô hoặc cám
gạo thì dùng tay để trộn đều với lá sắn trước khi ủ. Sau đó bốc
vào hố, trải đều thành lớp 20cm, rồi dùng đầm nén chặt, càng ch
ặt
càng tốt. Chú ý những chỗ sát thành hố, gốc hố phải đầm kỹ, d
ùng
nilon, hay lá chuối phủ kín, dùng đất tơi lấp lên trên dày 30-
40cm, đầm nén chặt tạo thành hình mai rùa, không để nước mưa
ngấm qua làm thối hỏng khối ủ.
- Ngọn và lá sắn đã được ủ 50- 60 ngày có th
ể lấy dần cho gia súc

ăn. Khối ủ đạt chất lượng tốt là ngọn và lá sắn ủ có màu vàng
nhạt, mùi thơm đặc trưng của sản phẩm lên men, vị hơi chua, gia
súc rất thích ăn. Khi lấy thức ăn khỏi hố ủ, nên lấy dần từng lớp,
sau đó đậy và ủ kín lại. Giữ càng kín thì bảo quản càng được lâu.
Không đổ thức ăn thừa còn lại vào trong hố ủ. Ngọn và lá sắn ủ
chua có thể giữ trong 5-6 tháng. Đây là nguồn thức ăn dự trữ cho
gia súc vào mùa đông khô, là th
ời kỳ luôn thiếu thức ăn xanh cho
gia súc
Phương pháp ủ ngọn và lá sắn đã được nhiều gia đình nông dân
miền núi áp dụng. Ngọn và lá sắn ủ chua được gia súc rất thích
ăn, do đó đã góp phần tăng nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng
tốt cho gia súc mà trước đây thường bỏ phí.


×