Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Kỳ Thi IELTS Hiệu Quả pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.37 KB, 3 trang )

Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Kỳ Thi IELTS
Hiệu Quả
Có người nhận định IELTS như một hiện tượng vì trong 5 năm
vừa qua không có kì thi nào phát triển như IELTS. Các trường
ĐH ở Anh, Úc, New Zealand, Canada, Singapore từ lâu đã thừa
nhận IELTS.
Với các bạn sinh viên không có nhu cầu đi du học, chứng chỉ
IELTS thật sự là một lợi thế khi các bạn đi xin việc. Rất nhiều
sinh viên phàn nàn họ không có nhiều thời gian để ôn thi, bài
viết này sẽ chỉ cho các bạn kinh nghiệm học ôn thi hiệu quả
trong thời gian ngắn nhất, đặc biệt là với 4 kỹ năng: nghe, nói,
đọc và viết.
1. Nghe

· Hình thành kỹ năng phán đoán

Phán đoán và tưởng tượng về chủ đề bạn chuẩn bị nghe càng
nhiều càng tốt. Hãy tự mình đặt và trả lời câu hỏi về nhân vật sẽ
xuất hiện, nội dung bạn sắp nghe là gì? Điều này ắt hẳn sẽ tạo
cho bạn sự tò mò, hứng khởi khi nghe.
· Chuẩn bị

Hãy đọc câu hỏi cẩn thận trước khi nghe và dự đoán câu trả lời
nếu có thể.

· Khi nghe

Lần đầu tiên nghe bạn hãy ghi bất kì thông tin gì nghe được, nếu
tốc độ của băng quá nhanh, hãy viết tắt những thông tin đó.
Trước khi nghe lần hai hãy đọc lại câu hỏi để xác định một lần
nữa thông tin bạn cần phải nghe.



Điểm quan trọng nữa khi nghe đó là nghe không đơn thuần nghe
thông tin mà hãy nghe cả ngữ điệu, sắc thái biểu cảm: giọng
điệu tức tối, hay ôn hòa, chân thật hay mỉa mai, giọng nói già
hay trẻ. Điều này chắc chắn sẽ giúp phần nào trong việc quyết
định câu trả lời của bạn.

· Nghe thường xuyên

“Practice makes perfect” đặc biệt đúng với kĩ năng nghe. Nếu
nghe thường xuyên, bạn sẽ thấy quen với cách phát âm và cách
diễn đạt của người Anh và điều này sẽ giúp bạn đỡ “choáng” khi
nghe trong phòng thi.
2. Đọc

· Đừng vội nản khi gặp nhiều từ mới, hãy cứ đọc và cố gắng
hiểu càng nhiều càng tốt. Thường thì câu mở đầu sẽ giúp bạn
hiểu ý chung khái quát của đoạn văn.

· Sau lần đọc đầu tiên bạn hãy định hướng cách đọc ở lần thứ
hai. Bạn sẽ đọc để lấy thông tin hay hiểu ý chính của bài? Chắc
hẳn bạn đã quen với hai khái niệm scan và skim mà rất nhiều
các giảng viên ở đây đề cập đến.

· Đừng ngại đọc đến lần thứ ba hay thứ tư để tìm được thông tin
bạn cần. Chậm một chút nhưng vẫn tốt hơn là bạn tự “phát
minh” ra câu trả lời.

×