Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật trồng cây Hồng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.07 KB, 4 trang )

Kỹ thuật trồng cây Hồng
Cây hồng trái hay kaki trồng trọt nhiều nhất ở Trung Quốc, ở
Nhật Bản và ở vùng Địa Trung Hải. Tên khoa học là Diospyros
kaki Thumb, cùng một họ thực vật Ebenaceae với cây gỗ mun
thân thuộc của tỉnh Ninh Thuận.

Cây mọc đơn thân hay đa thân, rụng lá hàng niên, cao và rộng đến 7 m. Đây là một
cây ít đòi hỏi nhiệt độ lạnh để ra khỏi miên trạng, nghĩa là ít hơn 100 giờ lạnh mỗi
năm. Vì vậy ra trái được ở khí hậu Langbian - Đà Lạt. Cây hồng trái này làm cây
cảnh rất đẹp mắt nhờ lá láng bóng, xanh đậm nhưng có thể ra gợn đỏ, vàng cam
hay vàng. Khi lá rụng thì trái vàng kim treo lủng lẳng trên trên cành trơ trụi lá. Trái
có đủ dạng, tròn, hình tim, dẹp hay có khía.

Các giống hồng trái Á Đông phân chia ra làm hai loại: chát và không chát. Trái
hồng chát còn cứng ăn không được nhưng để cho mềm thì hết chát và ngon ngọt.
Trái hồng không chát thì ăn ngay được dù vẫn còn dòn hay cứng và trái bắt đầu đổi
màu khi chín. Các giống hồng có "mắt" nghĩa là có vài vòng đen đầu trái ở ý thì ăn
giòn mà ngọt. Không có mắt thì chát, mềm mới khỏi chát. Tùy giống, trái có hột
hay là không. Nhà vườn hay lựa chọn các giống không hột để trồng. Những giống
này chỉ có hoa cái mà thôi, hoa này phát triển thành trái mà không cần thụ phấn.
Tuy nhiên, nếu cây nào có hoa đực thì trái có hột. Nhiều nhà vườn cho rằng trái có
hột mới ngon.

Cây hồng trái đòi hỏi nhiều ánh nắng. Như vậy không cần trồng cây che mát làm gì.
Đất có pH khoảng 5,0 đến 6,5 là tốt. Nhưng cây hồng trái cũng mọc tốt trên đất
chua hơn với điều kiện là không quá mặn.
Nhân giống bằng hột cũng được, nhưng tháp cành hay tháp mắt (mầm ngủ) thì hay
hơn. Cũng có thể tháp trên nhiều gốc Diospyros khác, nhưng ở Việt Nam chưa biết
rõ giá trị các gốc tháp này ra sao.

Điểm cần chú ý là cây hồng trái có rễ đuôi chuột lớn. Khi đem trồng đừng xén bớt


rễ đuôi chuột để cây kháng khô hạn hơn. Cây hồng trái chịu đựng được khô hạn
một thời gian ngắn, nhưng sẽ cho trái to hơn và phẩm chất tốt hơn nếu tưới nước.
Thiếu nước cây sẽ rụng lá, rụng trái sớm và trái còn lại sẽ bị cháy nắng.

Thường không cần bón phân cho cây hồng trái. Nhiều đạm quá cũng hay làm trái
rụng. Nếu lá không xanh đậm và chồi mọc không dài quá 30 cm mỗi năm, nên bón
0,5 kg phân hỗn hợp 10-10-10 cho mỗi 2,5 cm đường kính đo được ở gốc thân. Rải
phân đều đầy vườn khi cây gần hết miên trạng.

Chỉ cần xén để tạo hình cho cây có cành nang vạm vỡ: Nếu không, trái mọc ở ngọn
cành sẽ làm gãy cành. Cắt bỏ cành chết và cành mọc xéo lẫn nhau hay các tược
hoang. Tỉa bớt nhánh nếu cần để cho cành có nhiều trái quá khỏi gãy. Cây hồng
trái cũng có thể xén tỉa cho mọc thành phên, dậu bên tường. Cây bốn năm tuổi thì
ra trái.

Các giống ngoại quốc không hột là:

- Fuyu (Fuyugaki), không chát, ngon, trái màu cam đỏ, hơi dẹp. Cây mọc ngang
nhiều. Chồi mới ra có gợn sắc vàng.
- Hanafuyu cũng có trái màu cam đỏ, mùi vị ngon, không chát.
- Giant Fuyu (Fuyu lớn cây) như Fuyu, nhưng phẩm chất trái kém hơn.

Các giống sau này thì chát:

- Chocolate trái nhỏ, vỏ cam đỏ, vì ruột có sọc nâu khi thụ phấn chéo nên gọi tên là
Chocolate.
- Eureka có trái đỏ thắm, đẹp. Năng suất rất cao.
- Hachiya có trái lớn hình tim, màu vàng cam.
- Tanenashi trái hình trái thông.


Phải thu hoạch hồng chát khi trái còn cứng, nhưng màu vỏ đã rõ rệt. Hồng không
chát để chín thêm một chút trên cây, cho trái hơi mềm mới nên hái sau khi đã trổ
màu rõ rệt thì trái sẽ ngon hơn. Trái dễ bầm nên cắt và chuyên chở nhẹ tay. Hồng
chát, chín và cứng có thể để tủ lạnh cả tháng. Làm đông lạnh thì để cả năm. Hồng
không chát để tủ lạnh thì rất mau hư.

×