Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.83 KB, 2 trang )
Keo Ong Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá
Tràng
Keo ong là nhựa của các loài cây (nhất là các chồi
mầm) được con ong nghiền nát luyện với sáp mà
thành, có màu nâu hay vàng sẫm. Ong dùng loại
keo này để gắn các khung cầu của bánh tổ, bịt kín
các khe hở và bọc lấy xác các côn trùng bị chết
trong tổ ong. Nhờ đó mà tổ ong tránh được ẩm
ướt do mưa, khỏi gió lạnh và không bị bẩn thỉu,
hôi hám.
Thành phần hóa học của keo ong gồm 50-55% dầu nhựa, 8-10% tinh dầu,
30% hợp chất sáp và 5% phấn hoa.
Trong y học cổ truyền, keo ong được dùng với tên thuốc là phong giao, có vị
nhạt, tính bình, có tác dụng sát khuẩn, kích thích hệ miễn dịch, bảo vệ và
phục hồi sự phát triển của da. Có thể dùng keo ong dưới các dạng thuốc sau:
- Dầu keo ong gồm keo ong 40% cắt nhỏ, trộn với dầu thực vật (dầu lạc hoặc
dầu vừng) 60%, đun nhỏ lửa cho tan keo. Để nguội. Ngày bôi nhiều lần chữa
các thể chàm và một số bệnh ngoài da khác như mụn rộp, eczema
- Nước keo ong: Keo ong 10g cắt nhỏ, cho vào 100ml nước sôi để nguội,
chưng cách thủy, khuấy đều bằng đũa tre cho tan keo. Ngày dùng 3-4 lần,
mỗi lần 30-40 giọt trước bữa ăn để chữa bệnh đau loét dạ dày - tá tràng.
- Rượu keo ong loại 10% và 30% được dùng điều trị cho các bệnh nhân bị
nhiễm phóng xạ với kết quả rất tốt (theo các giáo sư người Nga V.M.Frelov
và N.A.Perassadin).
Rượu keo ong 40% dùng trong thời gian dài với liều 5-10ml hằng ngày có
tác dụng ức chế khối u, nhất là ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra, keo ong còn được dùng dưới dạng xông hơi, viên ngậm để điều trị
các bệnh đường hô hấp như cúm, viêm họng, viêm phế quản, chứng hôi hơi
thở, bệnh aptơ và có khả năng chống virut gây bệnh.