Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một Số Điều Nên Biết Về Sử Dụng Tỏi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.41 KB, 6 trang )

Một Số Điều Nên Biết Về Sử Dụng Tỏi

Trong những thập niên gần đây, cùng với sự
phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung
thư, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến
tác dụng chống oxy hóa, chống đột biến tế bào,
hạ độ mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ máu
đông của một số hoạt chất thiên nhiên. Trong
đó, tỏi là một gia vị có hoạt chất chống oxy hóa
mạnh nhất, có thể ngăn chặn các quá trình trên.

Thành phần, dược tính
Tỏi có 3 hoạt chất chính: allicin, liallyl sulfide và ajoene.
Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi, nó không hiện diện
trong tỏi, tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của
men anilza, chất allin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ
hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 - 2g
allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất
bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Đun qua lò vi
sóng sẽ phá hủy hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự
nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn
có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như:
staphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae,
mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại
siêu vi như: trái rạ, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ
phận sinh dục nữ như candida.
Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hoại
nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin,
càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có
hiệu lực.
Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có


hiệu lực trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được
phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho
biết, tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại ung
thư.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm,
hơi có độc, vào 2 kinh can, vị. Tỏi
có tác dụng thông khiếu, giải
phong, sát trùng, giải độc, tiêu
nhọt, hạch. Ngoài ra, tính chất cay,
ấm, phát tán phong hàn và làm
giảm yếu tố đông máu của tỏi cũng
hữu dụng trong một số trường hợp
phong thấp, thấp khớp.
Tỏi và bệnh tim mạch

Ảnh: Gettyimages
Hiện nay, nhiều người cho rằng ăn tỏi là biện pháp tự nhiên nhất nếu muốn
hạ độ cholesterol trong máu xuống khoảng từ 10 - 15%, một số người có đáp
ứng tốt với tỏi, tỷ lệ này có thể đến 25 - 30%.
Một công trình nghiên cứu về tỏi đã từng được phổ biến trên tạp chí Praxis ở
châu Âu. BS. Piotrowski thuộc Trường Đại học Geniva qua nghiên cứu trên
100 bệnh nhân cao huyết áp đã cho biết, huyết áp trên các đối tượng này bắt
đầu hạ sau 1 tuần được điều trị với chất chiết xuất từ tỏi. Liều dùng giảm dần
xuống trong 2 tuần kế tiếp, theo sau là liều duy trì. Có 40% trường hợp
huyết áp đã cải thiện sau 3 - 5 ngày. Ông cho rằng, tỏi hạ huyết áp bằng cách
làm nở mạch, qua đó làm giảm các triệu chứng như: đau ngực, chóng mặt,
nhức đầu.
Tỏi làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và làm
giảm sự hấp thụ cholesterol xấu qua màng ruột, qua đó làm giảm độ lipid
trong máu. Hoạt chất của tỏi có tính chất gần giống như nội tiết tố

prostaglandin PGI2, vừa nở mạch vừa ngăn chặn quá trình kết tập tiểu cầu
nên có tác dụng hạ cao huyết áp. Chất ajoene trong tỏi cũng làm giảm nồng
độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch. Trong các loại
bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng sự oxy hóa những tế bào
LDL ở thành mạch máu, tạo thành mảng bám gây cứng động mạch và làm
hẹp lòng mạch. Tỏi là một loại gia vị có những chất chống oxy hóa mạnh
nhất trong số các gia vị thông thường, có thể ngăn chặn quá trình này.
Một vài cách sử dụng tỏi
Rượu tỏi giảm mỡ máu, hạ cao huyết áp. Tỏi là một vị thuốc có tínhnóng.
Do đó, với liều lớn hoặc dùng lâungày tỏi có thể kích hoạt những cơnkhí
nghịch làm huyết áp tăng. Có mộtsố trường hợp dùng rượu tỏi chữa
caohuyết áp, sau khi giảm một thời gianhuyết áp đã cao trở lại. Vì vậy, việc
dùnglâu dài cần phải linh động gia giảm tùytheo cơ địa hàn - nhiệt và điều
kiện củamỗi người. Sau khoảng 2 - 3 tuần, ngườibệnh phải giảm dần liều
dùng và lưu ýdùng liều thấp hơn đủ để duy trì hiệuquả điều trị. Sau đây là
một công thứcngâm rượu tỏi để chữa cao huyết áphoặc làm hạ độ cholesterol
trong máu.Dùng 300g tỏi, sau khi bóc vỏ và xắt látmỏng, ngâm tỏi trong
600g rượu trắngkhoảng 40o, sau 2 tuần chắt rượu ra đểdùng. Mỗi ngày dùng
2 lần, mỗi lần từ15 - 20 giọt. Sau khi dùng khoảng 2 – 3tuần nên theo dõi
huyết áp để giảmdần liều dùng xuống liều duy trì. Nênngưng dùng rượu tỏi
khi có triệu chứngviêm nhiễm cấp tính xảy ra.
Bài thuốc tỏi & đậu trắng chữa cao huyết áp. Dùng 100g tỏi và 100g
đậutrắng. Bóc vỏ tỏi và vo sạch đậu. Nấunhừ tỏi và đậu với khoảng 2 lít
nước.Chia làm 2 hoặc 3 lần, ăn cả cái lẫn nướctrong một ngày. Để tránh làm
giảm hoạtchất của tỏi, không nấu bằng lò vi sóng.Điểm đặc biệt của bài
thuốc là liều dùngkhá cao nên không dùng hàng ngày,chỉ nên dùng cách
khoảng tối thiểu từ2 - 3 tuần. Hầu hết các trường hợp sửdụng đều biểu hiện
giảm được huyếtáp ngay ngày hôm sau và tiếp tục hạdần sau đó. Liều lớn
của tỏi đã giúp cảithiện nhanh chóng tình trạng xơ vữavà hạ huyết áp.
Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi,

hãm trong 50g nước sôi khoảng
nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào
mũi mỗi bên khoảng 2 - 3 giọt,
ngày 2 - 3 lần.
Rửa vết thương, chỗ lở loét. Pha
loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần
nước cất, thêm 2% cồn để bảo
quản. Kinh nghiệm của BS. Taghiep (Nga) cho biết, dùng nước tỏi chữa
nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành, trong khi điều trị với penicillin
và sulfamid phải mất 14,5 ngày.
Chữa đau răng. Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Chờ khoảng 10
phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.
Chữa mụn cóc, chai chân. Giã nát 1 - 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và
để qua đêm.
Chữa viêm họng. Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc
vào huyệt hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm. Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích
thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả” để chữa viêm họng. Hành lá có tác
dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xòe rộng 2
ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở
chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ).
Chữa phù thủng, chữa áp huyết cao. Một chén gạo lức, một chén đậu xanh
cà còn cả vỏ, từ 3 - 5 tép tỏi. Nấu cơm trộn đậu xanh ăn hàng ngày. Khi cơm

vừa cạn, trộn đều vào cơm số tép tỏi đã cắt mỏng. Ăn cơm với chuối chín,
không ăn với muối hoặc nước mắm. Ăn liên tục từ 10 - 15 ngày.
Kiện tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp. Gà hấp cách thủy với tỏi.Dùng
1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏithái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vịvừa
đủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nộitạng. Hấp cách thủy, ăn trong ngày.Không
dùng cho người thể tạng nhiệt,nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêmnhiễm
đang phát triển.

Lưu ý: Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi dùng tỏi
cho người đang có thai, người có thể tạng nhiệt, đang nóng sốt, nhiễm trùng
chân răng, viêm xoang. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn
ở một số người. Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi, vì
tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được
dùng trong giải phẫu. Một nghiên cứu còn cho biết dùng tỏi có thể gây phản
ứng phụ nguy hiểm đối với những người đang điều trị HIV/AIDS. Ngoài ra,
dùng tỏi dưới hình thức gia vị kèm theo bữa ăn là một hình thức tự nhiên
nhất, vừa tận dụng được hoạt chất vừa bớt xảy ra phản ứng phụ.

×