Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

quy hoạch tổng thể hệ thống thông tin hàng hải toàn cầu gmdss _có bản vẽ đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 65 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞĐẦU…………………………………………….……………………… 3
Chương 1:Quy hoạch tổng thể hệ thống GMDSS 4
1.1.Giới thiệu về hệ thống GMDSS……………….……………………… 4
1.1.1.Khái quát về hệ thống GMDSS…………………………………… 4
1.1.2.Các chức năng thông tin GMDSS……………… ………………….7
1.1.3.Các hệ thống thông tin trong GMDSS…….…… 9
1.2.Quy hoạch tổng thể hệ thống GMDSS……………………………… …14
1.2.1.Quy hoạch các vùng biển trên thế giới……… ……………………14
1.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch hệ thống GMDSS… …14
1.2.3. Quy hoạch tổng thể hệ thống GMDSS tại một số nước trên thế
giới……………………………………………………………… 15
Chương 2: Quy hoạch GMDSS đối với hệ thống thông tin mặt đất…… … 23
2.1.Giới thiệu về các hệ thống thông tin mặt đất………………… …… 23
2.2.Quy hoạch trong hệ thống VHF………………………………… … 23
2.2.1.Yêu cầu của việc quy hoạch…………………… ……………… 23
2.2.2.Xét quy hoạch hệ thống VHF của Nauy………… …………… 23
2.3.Quy hoạch trong hệ thống MF………………………… …………… 30
2.3.1.Yêu cầu của việc quy hoạch…………………… ………… ……30
2.3.2.Xét quy hoạch hệ thống MF của Nauy……………… ………… 30
2.4.Quy hoạch trong hệ thống HF………………… …………………… 32
2.4.1.Yêu cầu của việc quy hoạch…………………… ……………… 32
2.4.2.Xét việc quy hoạch hệ thống HF DSC của Indonesia……… … 32
2.5.Quy hoạch các hệ thống thông tin mặt đất phát thông tin an toàn
Hàng hải…………………………………………………………….….33
2.5.1.Quy hoạch cho hệ thống NAVTEX…………… ……………… 33
2.5.2.Quy hoạch cho hệ thống HF NBDP………… ………………… 38
2.6.Nhận xét chung…………… ………………………………………… 40
Chương 3: Quy hoạch GMDSS đối với hệ thống thông tin vệ tinh.
3.1.Quy hoạch đối với hệ thống INMARSAT……………… ………….…42
3.1.1.Các vệ tinh trong hệ thống INMARSAT…………… ………… 42


3.1.2.Quy hoạch cho các đài vệ tinh mặt đất LES………… ………… 42
3.1.3.Quy định giờ phát thông tin MSI qua hệ thống INMARSAT ……48
3.2.Quy hoạch đối với hệ thống COSPAS-SARSAT……… ………… …50
1
3.2.1.Các vệ tinh trong hệ thống COSPAS-SARSAT………… ………50
3.2.2.Quy hoạch cho các đài vệ tinh mặt đất trong hệ thống
COSPAS-SARSAT………………………… …………… …… 51
Chương 4: Quy hoạch hệ thống GMDSS của Việt Nam…………………….….56
4.1.Khái quát chung……… ……………………………………………….56
4.1.1.Đặt vấn đề quy hoạch hệ thống GMDSS ở Việt Nam…… …… 56
4.1.2.Quy hoạch tổng thể hệ thống thông tin hàng hải Việt Nam… … 57
4.2.Quy hoạch các hệ thống thông tin mặt đất…… …………………….…58
4.2.1.Chức năng nhiệm vụ của của các đài thông tin mặt đất… ……….58
4.2.2.Quy hoạch các đài VHF…… …………………………………….58
4.2.3.Quy hoạch các đài MF ………………………… ……………… 60
4.2.4.Quy hoạch các đài HF …………………………… …………… 61
4.2.5.Quy hoạch các đài NAVTEX…………… ……………………….62
4.2.6.Nhận xét về quy hoạch hệ thống thông tin mặt đất…………… …62
4.3.Quy hoạch các hệ thống thông tin vệ tinh……………………… …… 63
4.3.1.Quy hoạch trong hệ thống INMARSAT…………… ……………63
4.3.2.Quy hoạch trong hệ thống COSPAS-SARSATS…………… … 63
4.3.3.Nhận xét về quy hoạch hệ thống thông tin vệ tinh ở nước ta… ….65
KẾT LUẬN …………………………………………………… ……………… 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO…… ……………………………………………… 67
NHỮNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT………………………… ……………… 67
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp cho
thông tin liên lạc giữa con người với nhau ngày càng trở lên nhanh chóng và thuận
tiện dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Không chỉ hệ thống thông tin, liên lạc trên đất

liền phát triển mà hệ thống thông tin liên lạc trên biển cũng phát triển không kém
và ngày càng trở lên hoàn thiện hơn. Nói đến thông tin trên biển, quan trọng nhất
phải kể đến các thông tin khẩn cấp, cấp cứu, an toàn và cứu nạn hàng hải… Để đáp
ứng được nhu cầu của các phương tiện giao thông trên biển về các thông tin trên và
nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại rủi ro về con người, tài sản…, tổ chức hàng
hải quốc tế IMO đã sáng lập ra hệ thống GMDSS .
Từ khi có hệ thống GMDSS ra đời, không chỉ đảm bảo được thông tin liên lạc
trên biển tốt hơn mà cũng hạn chế được những tai nạn trên biển. Để hệ thống ra đời
và hoạt động hiệu quả nhất thì cần phải có định hướng phát triển và quy hoạch hệ
thống ngay từ đầu. Vì hệ thống GMDSS là hệ thống thông tin hàng hải toàn cầu nên
việc quy hoạch cũng phải mang tính toàn cầu với sự tham gia phối hợp của nhiều
nước trên thế giới.
Để hiểu rõ hơn về việc quy hoạch các hệ thống trong GMDSS, em đã chọn đề
tài tốt nghiệp:”Quy hoạch tổng thể hệ thống thông tin hàng hải toàn cầu
GMDSS ”. Đề tài của em gồm 4 chương sau:
Chương 1:Quy hoạch tổng thể hệ thống GMDSS.
Chương 2: Quy hoạch GMDSS đối với hệ thống thông tin mặt đất.
Chương 3: Quy hoạch GMDSS đối với hệ thống thông tin vệ tinh.
Chương 4: Quy hoạch hệ thống GMDSS của Việt Nam.
Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức nên trong quá trình làm đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của
các thầy và các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn.

3
Chương 1
QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG GMDSS
1.1.GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG GMDSS.
1.1.1. Khái quát về hệ thống GMDSS.
a.Lịch sử phát triển:
Năm 1979 tổ chức Hàng Hải quốc tế (IMO)- INTERNATIONAL MARITIME

ORGANIZATION, đã tổ chức hội nghị về vấn đề tìm kiếm và cứu nạn trên biển –
SAR 1979. Với mục đích là thành lập một kế hoạch toàn cầu cho công tác tìm kiếm
và cứu nạn trên biển, hội nghị đã yêu cầu phát triển một hệ thống cứu nạn và an
toàn hàng hải toàn cầu với những quy định bắt buộc về thông tin liên lạc để giúp
cho công tác tìm kiếm và cứu nạn đạt hiệu quả cao nhất.
Đến năm 1988 hệ thống an toàn và cứu nạn Hàng Hải toàn cầu đã được các
thành viên IMO thông qua dưới dạng sửa đổi và bổ xung SOLAS-74.Những bổ
sung sửa đổi này bắt đầu có hiệu lực từng phần kể từ ngày 1/2/1992 và bắt đầu có
hiệu lực đầy đủ kể từ ngày 1/2/1999. Việc sửa đổi của SOLAS-74 đã khai sinh ra
hệ thống an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu viết tắt là GMDDSS (Gobal
Maritime Distress and Safety System ) .Sự ra đời của GMDDSS là lỗ lực lớn lao
của IMO trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thiện hệ thống thông tin cho mục đích
an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu, với sự ứng dụng các công nghệ thông tin hiện
đại và thông tin vệ tinh.
GMDSS là hệ thống thông tin liên lạc mới phục vụ cho mục đích an toàn và
cứu nạn hàng hải toàn cầu được tổ chức Hàng Hải quốc tế (IMO) đề xướng và phát
triển, với sự phối hợp của nhiều tổ chức khác nhau như:
- Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).
- Tổ chức thông tin vệ tinh di động quốc tế (INMARSAT).
- Hệ thống vệ tinh hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn (COSPAS-SARSAT).
- Tổ chức khí tượng thế giới (WMO).
- Tổ chức thuỷ văn thế giới (IHO)…
GMDSS là hệ thống thông tin hàng hải mang tính toàn cầu vì: hệ thống đảm bảo
thông tin an toàn cứu nạn cho các tàu hoạt động trên tất cả các vùng biển trên thế
giới.
4
Cấu trúc hệ thống GMDSS:
Hình 1.1:Cấu trúc hệ thống GMDSS
b. Các vùng biển
-Vùng biển A1: Là vùng biển nằm trong tầm hoạt động của ít nhất một trạm đài bờ

VHF thoại có trực canh liên tục DSC. Thông thường mỗi trạm VHF có vùng phủ
sóng với bán kính khoảng 25-30 hải lý.
-Vùng biển A2 :Là vùng biển nằm ngoài vùng A1, nhưng nằm trong tầm hoạt động
của ít nhất một trạm đài bờ MF thoại có trực canh liên tục DSC. Thông thường mỗi
trạm MF có vùng phủ sóng với bán kính khoảng 150 - 200 hải lý.
-Vùng biển A3 : Là vùng biển ngoài A1, A2, nằm trong vùng bao phủ của các vệ
tinh địa tĩnh INMARSAT, thường có giới hạn từ 70 vĩ độ Bắc đến 70 vĩ độ nam
-Vùng biển A4 : Là vùng còn lại trừ vùng A1, A2, A3 ,về cơ bản là các phần địa
cực.
c. Các quy định về trang thiết bị trên tàu
Để thực hiện được các chức năng thông tin và vấn đề an toàn trên biển trong hệ
thống GMDSS tàu phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị thông tin. Quy định
5
về trang thiết bị thông tin lắp đặt trên tàu không dựa trên cỡ tàu mà dựa trên cơ sở
vùng biển mà tàu hoạt động.
Quy định trang bị tối thiểu về thiết bị thông tin liên lạc cho các tàu là đối tượng
của hệ thống GMDSS đã được quy định rõ trong chương IV của SOLAS sửa đổi
1988 do IMO xuất bản năm 1997 có nội dung như sau :
●Quy định chung cho tất cả các tàu hoạt động trên biển không phụ thuộc vào vùng
biển mà tàu hoạt động.
Mỗi tàu hoạt động trên biển bắt buộc phải được trang bị các thiết bị sau đây trong
hệ thống GMDSS mà không phụ thuộc vào vùng biển mà tàu hoạt động.
- Máy thu phát VHF :
+ Có khả năng thu phát và trực canh liên tục bằng DSC trên kênh 70.
+ Có các tần số của kênh thoại 156.8 MHz (kênh 16), 156.650 MHz (kênh 13)
và 156.3 MHz (kênh 6). Thiết bị thu phát DSC trên kênh 70 có thể là độc lập hoặc
kết hợp với thiết bị thu phát VHF thoại.
- Thiết bị phản xạ radar - RADAR TRANSPONDER hoạt động trên tần số 9GHz
phục vụ cho tìm kiếm và cứu nạn - SART.
- Thiết bị thu nhận thông tin an toàn hàng hải MSI máy thu NAVTEX nếu tàu hoạt

động trong vùng biển có các dịch vụ NAVTEX quốc tế. Nếu tàu hoạt động ở các
vùng biển không có các dịch vụ NAVTEX quốc tế thì phải được trang bị một máy
thu gọi nhóm tăng cường EGC - Enhand Group call.
- Phao định vị vô tuyến qua vệ tinh : Satellite EPIRB có khả năng phát báo động
cấp cứu qua vệ tinh quỹ đạo cực hoạt động trên tần số 406 MHz. Hoặc nếu tàu chỉ
hoạt động ở vùng bao phủ của vệ tinh Inmarsat thì EPIRB vệ tinh phải có khả năng
phát báo động cấp cứu qua vệ tinh địa tĩnh Inmarsat hoạt động ở băng L. Phao định
vị vô tuyến này phải được đặt ở vị trí thuận tiện, có khả năng hoạt động bằng tay, tự
nổi khi tàu chìm đắm và tự động hoạt động khi nổi.
-Cho đến ngày 01/2/1999, tất cả các tàu vẫn phải có một máy thu trực canh vô tuyến
điện thoại cấp cứu trên tần số 2182 KHz. Trừ các tàu hoạt động ở vùng biển A
1
các
tàu phải có máy tạo tín hiệu báo động điện thoại trên tần số 2182 KHz.
.
-Các tàu khách phải được trang bị các thiết bị cho thông tin hiện trường. VHF – two
way phục vụ cho mục đích tìm kiếm và cứu nạn trên tần số 121.5 MHz và 123.1
MHz.
●. Quy định lắp đặt các trang thiết bị trong hệ thống GMDSS trang bị cho tàu theo
công ước SOLAS - 74 sửa đổi 1988.
6
-Trang thiết bị phụ thuộc vùng chạy tàu, mỗi vùng biển tàu chạy cần phải trang bị
thêm những thiết bị phù hợp với cự ly thông tin:
Thiết bị
thông tin
Vùng
biển A1
Vùng
biển A
2

Vùng
biển A
3
Vùng biển
A
4
VHF RT/DSC (1) x x x x
MF RT/DSC(2) x x x
MF/HF
RT/DSC/NBDP (3)
x x
NAVTEX, EGC or
HF/MSI Rx (4)
x x x x(HF/MSI Rx)
SES / INM - B or
INM -C(5)
x
Epirb - 406 MHz
SAT (6)
x x x x
SATRT / 9 GHz
(7)
x x x x
VHF two - way (8) x x x x
Bảng 1.1 Các trang thiết bị trong hệ thống GMDSS trang bị cho tàu theo công
ước SOLAS - 74 sửa đổi 1988
d.Đặc trưng công nghệ cơ bản
-Các phương thức thông tin vệ tinh là các phương thức thông tin số.
-Trong thông tin mặt đất :
+Radio telephone là phương thức thông tin dải tần hạn chế ( độ rộng băng tần

gốc là 3 kHz ,đủ để thông tin thoại ) và vẫn là thông tin tương tự.
+DSC và NBDP là các phương thức thông tin số tốc độ chậm (100bps) băng tần
hẹp (nhỏ hơn 500 Hz).
1.1.2. Các chức năng thông tin GMDSS.
Các chức năng cụ thể (9 chức năng) thể hiện trong chương 4 SOLAS74/88 là:
- Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến bờ.
- Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ bờ đến tàu.
- Phát và thu báo động cấp cứu theo chiều từ tàu đến tàu.
- Phát và thu các thông tin phối hợp tìm kiếm và cứu nạn.
- Phát và thu các thông tin hiện trường.
7
- Phát và thu các tín hiệu định vị.
- Phát và thu các thông tin an toàn Hàng Hải.
- Phát và thu các thông tin thông thường.
- Thông tin buồng lái.
Các chức năng thông tin trên của GMDSS có thể chia thành 3 nhóm:
-Thông tin phục vụ cho tìm kiếm và cứu nạn ( từ chức năng 1 đến 6)
-Thông tin phục vụ cho mục đích an toàn hàng hải (chức năng 7 và 9)
-Thông tin phục vụ cho mục đích thương mại và khai thác tàu (chức năng 8)
a. Thông tin phục vụ tìm kiếm và cứu nạn.
- Tín hiệu báo động cứu nạn từ một tàu bị nạn phải được thông tin khẩn cấp và tin
cậy tới trung tâm phối hợp cứu nạn (RCC) hoặc các tàu đang hoạt động trong vùng
lân cận. Khi một RCC nhận được tín hiệu báo động cứu nạn thông qua một đài
duyên hải hoặc một đài bờ mặt đất INMARSAT, thì nó sẽ chuyển tiếp báo động cứu
nạn tới đơn vị tìm kiếm cứu nạn (SAR) hoặc các tàu đang hoạt động trong vùng
biển lân cận. Một bức điện báo động cứu nạn phải bao gồm các thông tin về số nhận
dạng của tàu, vị trí, tích chất bị nạn và các thông số liên quan khác.
- Sự phối hợp thông tin trong hệ thống GMDSS được thiết kế thực hiện theo cả ba
chiều: từ tàu đến tàu, từ tàu đến bờ và từ bờ tới tàu trên tất cả các vùng biển. Chức
năng này thực hiện bằng cả hai phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất. Nếu tín

hiệu báo động cứu nạn từ tàu bị nạn được phát theo phương thức DSC trên dải tần
HF,MF hoặc VHF thì các tàu có trang bị DSC trong vùng phủ sóng của tàu bị nạn
sẽ nhận được báo động này.
- Một tín hiệu báo động cứu nạn thông thường được thực hiện bằng thao tác nhân
công và việc thực hiện xác báo cũng phải được thực hiện nhân công.
- Tín hiệu chuyển tiếp báo động cứu nạn từ một RCC tới các tàu trong vùng lân cận
tàu bị nạn được thực hiện bằng hai phương thức thông tin vệ tinh và mặt đất trên
các tần số quy định. Để tránh báo động tới tất cả các tàu trong vùng biển rộng, chỉ
chuyển tiếp báo động tới các tàu trong vùng lân cận tàu bị nạn, được thực hiện theo
cách địa chỉ vùng địa lý. Khi nhận được chuyển tiếp báo động cứu nạn các tàu trong
vùng lân cận tàu bị nạn phải thiết lập thông tin với RCC liên quan ngay lập tức để
phối hợp cứu nạn.
Thông tin phối hợp tìm kiếm cứu nạn: đây là thông tin vô cùng quan trọng cho
sự phối hợp tìm kiếm cứu nạn giữa tàu và máy bay tham gia hoạt động tìm kiếm và
cứu nạn. Trong đó có cả thông tin giữa RCC với người chỉ huy hiện trường hoặc
người điều phối tìm kiếm và cứu nạn ở trong vùng xảy ra tai nạn.
8
Các bức điện phục vụ tìm kiếm và cứu nạn được phát theo cả hai chiều bởi
phương thức thoại và phương thức truyền chữ trực tiếp.
Các phương thức thông tin được sử dụng trong việc tìm kiếm và cứu nạn là thoại
hoặc telex hoặc cả hai. Những thông tin này được thực hiện qua hệ thống mặt đất
hoặc vệ tinh tuỳ vào điều kiện thông tin trong vùng bị nạn.
Thông tin hiện trường: đây là thông tin liên quan đến vùng biển diễn ra hoạt động
tìm kiếm và cứu nạn, thường được thực hiện trên dải tần MF, VHF trên các tần số
quy định dành riêng cho hoạt động an toàn và cứu nạn bằng phương thức thoại hoặc
telex. Những thông tin này giữa tàu bị nạn với các tàu trợ giúp tìm kiếm và cứu nạn
phải tuân theo quy định trợ giúp cho tàu bị nạn và người bị nạn. Các máy bay khi
tham gia tìm kiếm và cứu nạn có thể sử dụng tần số 3023, 4125, và 5680 Khz, và
chúng cũng có thể được trang bị thiết bị thông tin ở tần số 2182 Khz hoặc 156,8
Mhz hoặc cả hai hay các tần số di động hàng hải khác.

b. Thông tin phục vụ an toàn hàng hải MSI:
Các tàu cần phải được cung cấp các thông tin cập nhật về dự báo hàng hải, dự
báo khí tượng cũng như các thông tin an toàn hàng hải khẩn cấp khác.
MSI được thông tin bởi phương thức NBDP chế độ phát FEC ở tần số 518 KHz,
với những tàu hoạt động ngoài vùng phủ sóng NAVTEX thì các thông tin an toàn
hàng hải được cung cấp qua dịch vụ EGC của hệ thống INMARSAT ở các vùng
biển vĩ tuyến cao hoặc các vùng biển xa thực hiện bằng NBDP ở dải sóng HF.
c. Thông tin thương mại:
Là các thông tin giữa đội tàu với các mạng thông tin ở bờ bao gồm các nội dung
quản lý và khai thác đội tàu, nó cũng có vai trò quan trọng trong an toàn Hàng Hải.
1.1.3.Các hệ thống thông tin trong GMDSS.
Cấu trúc của hệ thống thông tin GMDSS gồm hai hệ thống thông tin chính là: Hệ
thống thông tin vệ tinh và hệ thống thông tin mặt đất.
a. Hệ thống thông tin vệ tinh.
Hệ thống thông tin vệ tinh là một đặc trưng quan trọng trong hệ thống GMDSS. Hệ
thống thông tin vệ tinh trong hệ thống GMDSS gồm có:
+ Thông tin qua hệ thống vệ tinh INMARSAT.
+ Thông tin qua hệ thống vệ tinh COSPAS - SARSAT.
●Hệ thống thông tin vệ tinh INMASAT
9
INMASAT là viết tắt của từ Internation Maritime satellite organization -Tổ
chức thông tin vệ tinh hàng hải quốc tế sau đổi tên thành Internation Mobile satellite
organization (1994).
Cấu trúc hệ thống: gồm 3 khâu:
-Khâu vệ tinh gồm các vệ tinh địa tĩnh:
+AOR -W vị trí 54°W
+AOR –E vị trí 15.5°W
+IOR vị trí 64°E
+POR vị trí 178°E
Và một số vệ tinh dự phòng khác

-Khâu mặt đất: trong hệ thống INMARSAT khâu mặt đất được gọi là
các trạm LES (Land Erath Station)
-Khâu thiết bị đầu cuối thuê bao sử dụng được gọi là các MES (Mobile
Erath Station)
Các hệ thống INMASAT cung cấp dịch vụ cho thông tin hàng hải:
- INMARSAT - A : là hệ thống thông tin Inmarsat đầu tiên được đưa vào hoạt
động thương mại (năm 1982). Nó sử dụng kỹ thuật tương tự và cung cấp các dịch
vụ truyền số liệu, thoại, telex, fax hệ thống này không còn được sử dụng từ ngày
31/12/2006.
- INMARSAT - B : ra đời năm 1993 là thiết bị thông tin di động vệ tinh hiện đại
sử dụng công nghệ số, kế tục sự phát triển của INMARSAT - A. Nó cung cấp các
dich vụ của INMARSAT - A nhưng kích thước gọn nhẹ và làm việc hiệu quả hơn
INMARSAT - A.
- INMARSAT - C : là thiết bị thông tin di động vệ tinh ra đời năm 1993. Cung
cấp các dịch vụ truyền số liệu và telex hai chiều với tốc độ 600 bít/s. INMARSAT -
C đơn giản, giá thành rẻ với các Anten vô hướng nhỏ, gọn. INMARSAT- C đủ để
đáp ứng yêu cầu về thông tin vệ tinh trong GMDSS, trong khi giá thành thiết bị và
cước khai thác thấp hơn nhiều so với INMARSAT- A/B.
Dịch vụ gọi nhóm tăng cường- EGC là một dịch vụ được tích hợp trong hệ thống
INMARSAT- C, dùng để phát báo các thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải trong
hệ thống INMARSAT. Máy thu EGC có thể được tích hợp trong các đài tàu SES-
A/B/C, hoặc được thiết kế độc lập với anten thu riêng gọn nhỏ.
- INMARSAT - E : được thiết kế với chức năng chuyên dụng, để trực canh thu
tín hiệu báo động cứu nạn khẩn cấp từ các EPIRB băng L trong các vùng biển quan
10
sát bởi vệ tinh INMARSAT. Hệ thống này cũng không được sử dụng từ ngày
31/12/2007.
- INMARSAT-M được đưa vào hoạt động vào những năm 1993, 1994 và cũng sử
dụng công nghệ thông tin số. Hệ thống INMARSAT-M có những đặc tính gần như
hệ thống INMARSAT-B nhưng có phần hiện đại hơn. INMARSAT-M chỉ có thể

cung cấp các dịch vụ như: thoại, fax, không có telex nên chỉ được ứng dụng trong
các tàu có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, loại này không thông dụng vì nó không có
chức năng kêu cứu và thông tin an toàn nên không nằm trong tiêu chuẩn về an toàn
và cứu nạn Hàng hải của công ước quốc tế GMDSS
- Hệ thống INMARSAT-mM ra đời dựa vào sự phát triển của công nghệ điện tử,
ápdụng triệt để các ưu điểm của hệ thống INMARSAT-M nhằm làm cho thiết bị
nhỏ gọn, giá thành thiết bị hạ, giá cước thông tin thấp nên nó phát triển rất nhanh
chóng và trở thành xu hướng phát triển của thông tin vệ tinh di động. Tuy nhiên,
nhược điểm lớn nhất của nó là không có chức năng kêu cứu và thông tin an toàn
nên không nằm trong tiêu chuẩn về an toàn và cứu nạn Hàng hải.
- INMARSAT-F: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc truyền dữ liệu
thoại nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, nhu cầu bảo mật thông tin, giảm giá thành
trong việc thông tin liên lạc trong lĩnh vực Hàng hải, INMARSAT đã phát triển
thêm hệ thống thông tin vệ tinh mới: INMARSAT-Fleet (F), INMARSAT-
FleetBroadband (FBB). INMARSAT-Fleet bao gồm: F77, F55, F33,INMARSAT-
FleetBroadband bao gồm : FBB150,FBB250, FBB500.
●Hệ thống thông tin vệ tinh COSPAS – SARSAT
*Hệ thống COSPAS – SARSAT là hệ thống phục vụ cho việc tìm kiếm và cứu nạn
toàn cầu. COSPAS - SARSAT là một hệ thống thông tin vệ tinh liên kết quốc tế
(SARSAT do Mỹ, Pháp và Canada phát triển, COSPAS do Nga phát triển) nhằm
mục đích phát hiện tín hiệu báo động cứu nạn và xác định vị trí các phương tiện
giao thông thủy, bộ và hàng không bị nạn khi phát tín hiệu báo động cứu nạn khẩn
cấp.COSPAS – SARSAT có sự phối hợp hoạt động với nhiều tổ chức quốc tế, như :
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO),
Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) và nhiều tổ chức quốc tế khác .
*COSPAS – SARSAT là hệ thống thông tin vệ tinh, nên có cấu trúc cơ bản gồm ba
thành phần như sau:
-Khâu vệ tinh : bao gồm nhiều vệ tinh cho hệ thống liên kết toàn cầu với hai hệ
thống vệ tinh : hệ thống vệ tinh tầm thấp LEOSAR và hệ thống vệ tinh địa tĩnh
GEOSAR.

11
-Khâu trạm mặt đất GATEWAY : trong COSPAS – SARSAT gọi là các trạm sử
dụng khu vực LUT (cũng có GEOLUT và LEOLUT), các Trung tâm phối hợp
MCC, thu thập xử lý thông tin và liên kết dữ liệu tạo nên một mạng thông tin toàn
cầu.Thông tin từ MCC được gửi tới RCC thích hợp để thực hiện công việc tìm kiếm
cứu nạn.
-Khâu USERs : là các thiết bị đầu cuối mang theo trên các phương tiện giao thông
(hàng hải, hàng không …) phát tín hiệu khẩn cấp khi bị tai nạn, còn có thể gọi là
các BEACONs. Các BEACONs được quan sát chung bởi cả hai hệ thống vệ tinh
LEOSAR và GEOSAR, và có các chuẩn tín hiệu để phù hợp với cả 2 hệ thống vệ
tinh phát hiện và xác định vị trí.
Hiện tại có ba loại beacon (tiêu vô tuyến), đó là:
+Thiết bị phát vị trí khẩn cấp (ELT- Emergency Locator Transmitter, dùng trong
ngành hàng không).
+Tiêu vô tuyến chỉ báo khẩn cấp (EPIRB- Emergency Position Indicating Radio
Beacon, dùng trong ngành hàng hải)
+Tiêu vô tuyến vị trí cá nhân (PLB- Emergency Locator Beacon, dùng trên đất
liền).
b. Hệ thống thông tin mặt đất
Hệ thống thông tin mặt đất sử dụng DSC là công nghệ cơ bản để thực hiện các
thông tin an toàn và cứu nạn. Tiếp sau cuộc gọi DSC có thể thực hiện bằng phương
thức NBDP, Telex, thoại.
*Các dải tần sử dụng trong thông tin mặt đất:
+Dải VHF : cự ly thông tin ngắn (20 nm)
+Dải MF : cự ly thông tin trung bình (100 nm)
+Dải HF :cự ly thông tin dải (nhiều nghìn nm)
*Hệ thống thông tin mặt đất trong GMDSS bao gồm các đài VHF,MF,HF .Các thiết
bị trong các đài thông tin mặt đất này gồm:
+ Thiết bị gọi chọn số DSC.
Thiết bị gọi chọn số DSC là một phần quan trọng của hệ thống GMDSS trên các

dải sóng HF,MF và VHF. Thiết bị này được sử dụng để phát báo động cấp cứu từ
tàu cũng như phát xác nhận điện cấp cứu từ bờ, thiết bị này được cả tàu và bờ dùng
để phát chuyển tiếp các bức điện báo động cấp cứu hoặc phát các cuộc gọi khẩn cấp
và an toàn. Ngoài ra các thiết bị DSC cũng cần được cả tầu và bờ dùng để bắt liên
12
lạc trong thông tin thông thường. Thiết bị DSC có thể là các thiết bị độc lập hoặc
được kết hợp với các thiết bị thoại trên các băng tần HF, MF và VHF.
Thủ tục khai thác thiết bị DSC đã được thống nhất và quy định rõ trong các
khuyến nghị của tổ chức liên minh viễn thông quốc tế ITU.
+ Thiết bị thông tin thoại :
Thiết bị thông tin thoại trong hệ thống GMDSS làm việc trên các dải sóng MF, HF
và VHF ở các chế độ J3E, H3E (cho tần số cấp cứu 2182 KHz) và G3E. Thiết bị
thông tin thoại này cũng được dùng để gọi cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Nó là thiết
bị thông tin chính phục vụ cho thông tin hiện trường giữa một tàu bị nạn với các
đơn vị làm nhiệm vụ cứu nạn. Trên mỗi dải tần làm việc của thiết bị thông tin thoại
đều có ít nhất một tần số cấp cứu quốc tế giành cho thông tin cấp cứu. Đồng thời
thiết bị này sẽ đáp ứng các dịch vụ thông tin công cộng khác trong nghiệp vụ thông
tin lưu động hàng hải.
+ Thiết bị NBDP :
Thiết bị NBDP - thiết bị truyền chữ trực tiếp băng hẹp - là một bộ phận cấu thành
hệ thống GMDSS để hỗ trợ trong thông tin cấp cứu, khẩn cấp và an toàn. Ngoài ra
các thiết bị NBDP nhằm đáp ứng các dịch vụ thông tin trên các dải sóng VTĐ mặt
đất giữa tàu với bờ và ngược lại.
Thiết bị NBDP hoạt động trên các dải sóng MF và HF. Với các phương thức
thông tin ARQ dùng để trao đổi thông tin giữa hai đài và FEC dùng để phát các
thông tin có tính chất thông báo tới nhiều đài. Trên mỗi dải sóng VTĐ hàng hải đều
được thiết kế một tần số giành riêng cho cấp cứu, khẩn cấp an toàn bằng thiết bị
NBDP.
+Navtex quốc tế
Navtex là một hệ thống phát quảng bá thông tin an toàn hàng hải và được thu tự

động bởi việc ứng dụng công nghệ NBDP mode FEC.Hệ thống Navtex quốc tế là hệ
thống Navtex sử dụng tần số 518 kHz với ngôn ngữ tiếng Anh và có sự phối hợp
quốc tế.Hệ thống Navtex khu vực là hệ thống Navtex sử dụng các tần số khác với
518kHz và có thể sử dụng ngôn ngữ khác với tiếng Anh được latin hoá .
13
1.2.QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG GMDSS
1.2.1.Quy hoạch các vùng biển trên thế giới.
-Trước kia , IMO phân chia vùng chạy tàu trên thế giới thành 16 vùng địa lý nhưng
theo quy hoạch mới nhất thì đã là 21 vùng địa lý (từ I đến XXI).
-Mục đích của việc phân chia vùng biển trên thế giới là để tạo thuận lợi cho việc
quy hoạch và phát triển hệ thống thông tin hàng hải ở mỗi quốc gia hay vùng biển
đó sao cho phù hợp tránh sự chồng lấn lên nhau của các hệ thống.
-Việc quy hoạch vùng biển này không ảnh hưởng gì đến ranh giới lãnh thổ mỗi
quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bản đồ quy hoạch các vùng biển
VI
Argentina
V
Brazil
I
United Kingdom
II
France
IV
United
States
VII
South Africa
VIII
India

IX
Pakistan
X
Australia
XI
Japan
XIII
Russian
Federation
XIV
New Zealand
XV
Chile
XVI
Peru
XVII
Canada
XIX
Norway
III
Spain
XII
United
States
VI
Argentina
IV
United
States
XIII

Russian
Federation
XX
Russian Federation
XXI
Russian Federation
30° 0° 30° 60° 90° 120° 150° 180° 150° 120° 90° 60°
60°
30°

30°
60°
30° 0° 30° 60° 90° 120° 150° 180° 150° 120° 90° 60°
60°
30°

30°
60°
18°21'
3°24'



45°
10°
12°
10°30'


36°50'

30°
48°27'
65°
75°
20°
35°

80°
170°
160°
120°
30°
125°
168°50'
120°
180°
95°
29°
45°
55°
67°
141°
67°15'
VI
Argentina
V
Brazil
I
United Kingdom
II

France
IV
United
States
VII
South Africa
VIII
India
IX
Pakistan
X
Australia
XI
Japan
XIII
Russian
Federation
XIV
New Zealand
XV
Chile
XVI
Peru
XVII
Canada
III
Spain
XII
United
States

VI
Argentina
IV
United
States
XVIII
Canada
XIII
Russian
Federation
XX
Russian Federation
XXI
Russian Federation
30° 0° 30° 60° 90° 120° 150° 180° 150° 120° 90° 60°
60°
30°

30°
60°
30° 0° 30° 60° 90° 120° 150° 180° 150° 120° 90° 60°
60°
30°

30°
60°
18°21'
3°24'




45°
10°
12°
10°30'


36°50'
30°
48°27'
65°
75°
20°
35°

80°
170°
160°
120°
30°
125°
168°50'
120°
180°
95°
29°
45°
55°
67°
141°

67°15'
Hình 1.2:Các vùng biển trên thế giới.
1.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch hệ thống GMDSS
a. Vị trí địa lý của mỗi quốc gia.
-Vị trí địa lý của mỗi quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến việc quy hoạch GMDSS
của quốc gia đó.Những nuớc nằm sâu trong đất liền, không tiếp giáp với biển hay
14
đại dương nào thì các họ sẽ không phát triển hệ thống này.Chúng ta chỉ nghiên cứu
đến những quốc gia có đường lãnh thổ tiếp giáp với các vùng biển hay đại dương.
- Những quốc gia ,vùng lãnh thổ nào nằm trong vùng biển có vị trí quan trọng ,mật
độ lưu lượng tàu bè tham gia hoạt động đông thì cần chú trọng phát triển hệ thống
GMDSS để không chỉ đảm bảo các thông tin an toàn , cứu nạn trên biển mà còn
phục vụ cả cho các hoat động thông tin thông thường, thương mại…
-Những quốc gia mà nằm trong các vùng biển mà ít có các hoạt động của các tàu bè
thì hệ thống GMDSS có thể kém phát triển hơn những vùng có tàu bè qua lại đông
đúc.
-Mỗi vùng biển lại có những đăc điểm riêng nên cần có những quy hoạch phát triển
hệ thống GMDSS một cách hợp lý.Vì mỗi hệ thống thông tin trong hệ thống
GMDSS cũng có những đặc điểm khác nhau.Chẳng hạn,những quốc gia nằm trong
các vùng biển có vĩ độ thấp thì nên phát triển hệ thống thông tin vệ tinh và ngược
lại các nước nằm ở vĩ độ cao thì nên phát triển hệ thống thông tin mặt đất.
b. Các yếu tố về kinh tế.
-Phát triển hệ thống GMDSS hoàn thiện và đáp ứng được các yêu cầu về báo động
cấp cứu khẩn cấp an toàn cũng như các thông tin khác một cách chính xác nhanh
chóng thì cần phải nâng cấp các hệ thống cũ và đòi hỏi áp dụng các công nghệ
mới ,tiên tiến hiện đại.Hơn nữa ,hàng năm các hệ thống cần phải bảo trì ,sửa chữa,
vận hành điều khiển.Điều đó cần 1 số tiền đầu tư lớn mà không phải quốc nào cũng
thưc hiện được.Do đó việc cân nhắc phát triển hệ thống GMDSS còn phải phụ thuộc
vào khả năng kinh tế và định hướng phát triển của mỗi nước.
1.2.3. Quy hoạch tổng thể hệ thống GMDSS tại một số quốc gia trên thế

giới
a.Nhóm nước có hệ thống GMDSS phát triển:
●Australia
* Vị trí vùng biển.
-Australia nằm ở trong quy hoạch vùng biển thứ X. Phía bắc và phía đông tiếp giáp
với Thái Bình Dương ,phía Tây giáp với Ấn độ Dương, còn phía nam giáp với vùng
biển cực nam.Như vậy có thể thấy 4 phía của Australia đều là các vùng biển ,đại
dương rất rộng và trải dài trên nhiều vĩ độ . Australia có diện tích là 7.617.930 km
2
(lớn thứ 6 trên thế giới) và có 34218 km đường bờ biển bao gồm cả các đảo ngoài
khơi.
15
* Quy hoạch hệ thống GMDSS
Có thể thấy được hệ thống GMDSS ở đây tương đối hiện đại và phát triển.
-Hệ thống thông tin mặt đất: Công nghệ DSC là một công nghệ thông tin số nhưng
có tốc độ tương đối chậm nên Australia rất hạn chế sử dụng.Ở đây họ không phát
triển các đài phát DSC trên các dải VHF và MF mà chỉ phát trên dải HF cho các
vùng biển xa ,gần địa cực là A3&A4.
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Hệ thống INMARSAT:phát triển rất đầy đủ bao gồm hệ thống INMARSAT
B ,INMARSAT C, INMARSAT F(F77). Hệ thống này không chỉ đáp ứng được các
yêu cầu tối thiểu công ước quốc tế GMDSS như các yêu cầu về báo động khẩn
cấp ,cứu nạn mà còn có thể cung cấp một số dịch vụ có tốc độ cao với công nghệ
hiện đại. Như vậy không chỉ các tàu thuyền hoạt động trên vùng biển A3 sử dụng
thông tin vệ tinh mà các tàu thuyền hoạt động trên vùng biển A1 và A2 cũng phải
trang bi các thiết bị thông tin vệ tinh do không có hệ thống phát DSC cho vùng biển
A1và A2.
+Hệ thống Cospas-Sarsat:có trạm LUT để thu và xử lý các tín hiệu từ vệ tinh
truyền xuống và có các trung tâm cứu nạn, phối hợp điều khiển cứu nạn có nhiệm
vụ tìm kiếm cứu nạn có thể liên kết với các trung tâm tìm kiếm cứu nạn của các

quốc gia khác trong khu vực để công việc tìm kiếm có hiệu quả hơn.
-Hệ thống phát thông tin an toàn hằng hải (MSI): được phát qua hệ thống
Safetynet ,là một tiểu hệ thống được cung cấp qua hệ thống INMASAT C.Hệ thống
này phát các thông tin :
MET :các thông tin dự báo ,cảnh báo thời tiết ,khí tượng thuỷ văn
SAR :thông tin liên quan đến việc tìm kiếm cứu nạn trên biển
NAV :các thông tin an toàn hang hải khác.
Không có hệ thống phát MSI bằng phương thức HF NBDP nên các tàu thuyền
hoạt động trên các vùng biển gần cực sẽ không thu được MSI.Đây là một hạn chế
trong hệ thống GMDSS của Australia.
●Nhật bản
* Vị trí vùng biển.
-Thuộc quy hoạch vùng biển XI.
-Nằm ở vùng biển bắc Thái Bình Dương.Là một quốc gia có diện tích không quá
lớn (tổng cộng là 377.834 km²) nhưng đều có 4 mặt giáp biển nên có đường bờ biển
rất dài 37.000 km và vùng biển Nhật Bản có diện tích khoảng 1.048.950 km².
16
-Vùng biển Nhật Bản lại là vùng biển có vị trí giao thông rất quan trọng nên lưu
lượng tàu bè hoạt động khá đông.Do đó thông tin hàng hải đóng một vai trò quan
trọng.
* Quy hoạch hệ thống GMDSS.
-Hệ thống thông tin mặt đất:
+Hệ thống MF DSC :phát cho vùng biển A2.
+Hệ thống HF DSC :phát cho vùng biển A3&A4.
+Không có hệ thống VHF DSC cho vùng biển A1,vì hệ thống thông tin vệ tinh
ở đây rất phát triển ,toàn bộ vùng biển A1 đã được phủ sóng bởi hệ thống thông tin
vệ tinh.
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Hệ thống INMARSAT:phát triển rất đầy đủ bao gồm hệ thống INMARSAT
B ,INMARSAT C, INMARSAT F(F77).

+Hệ thống Cospas-Sarsat:có trạm LUT và MCC.
-Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải : được phát qua hệ thống Safetynet với
các thông tin NAV,MET,SAR. Ngoài ra MSI còn được phát qua hệ thống Navtex.
* Nhận xét :hệ thống GMDSS ở đây rất phát triển ,đảm bảo được vùng phủ sóng
rộng khắp tất cả các vùng biển mà Nhật Bản quản lý, đáp ứng được các yêu cầu của
công ước quốc tế GMDSS.
●Mỹ
* Vị trí vùng biển.
-Phía đông giáp Đại Tây Dương thuộc quy hoạch vùng biển IV
-Phía tây giáp với Thái Bình Dương thuộc quy hoạch vùng biển XII.
Như vậy Mỹ có vùng biển rất rộng thuộc 2 vùng biển khác nhau.
* Quy hoạch hệ thống GMDSS.
-Hệ thống thông tin mặt đất:
+Hệ thống VHF DSC mới chỉ có kế hoạch phát triển.
+Hệ thống MF DSC :phát cho vùng biển A2.Tuy nhiên do thông tin vệ tinh rất
phát triển nên mật độ các đài phát MF DSC không dày.
+Hệ thống HF DSC :phát cho vùng biển A3&A4.
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Hệ thống INMARSAT:phát triển rất đầy đủ bao gồm hệ thống INMARSAT
B ,INMARSAT C, INMARSAT F(F77).
+Hệ thống Cospas-Sarsat:có trạm LUT , MCC và RCC.
17
-Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải : được phát qua hệ thống Safetynet với
các thông tin NAV,MET,SAR Ngoài ra MSI còn được phát qua hệ thống Navtex
và HF NBDP để phát tới các vùng biển ở vĩ độ cao.
* Nhận xét : Hệ thống GMDSS ở đây hoàn thiện gần như là đầy đủ và rất phát
triển , đáp ứng được yêu cầu an toàn và cứu nạn hàng hải.
●Nauy
* Vị trí vùng biển.
-Nằm trong quy hoạch vùng biển XIX

-Phía tây giáp với Bắc Đại Tây Dương, phía bắc giáp với vùng biển Bắc Băng
Dương.Diện tích vùng biển là 1.380.000 km².Na uy có đường bờ biển khá dài với
nhiều eo biển và các vịnh lớn nhỏ,nằm ở vĩ độ cao
-Là một trong những vùng biển có vị trí khá quan trọng ,lưu lượng tàu thuyền qua
lai rất đông.
* Quy hoạch hệ thống GMDSS.
-Hệ thống thông tin mặt đất:Na uy có một hệ thống thông tin mặt đất rất phát triển
và có một mạng lưới dày đặc các đài bờ.Ở đây chỉ phát triển 2 hệ thống :
+Hệ thống VHF DSC :phát cho vùng biển A1.
+Hệ thống MF DSC :phát cho vùng biển A2.
-Na uy tập chung phát triển hệ thống VHF,MF DSC là vì các phương tiện tàu
thuyền hoạt động chủ yếu trong vùng biển gần bờ .
+Không có hệ thống phát DSC cho vùng biển A3&A4:Đây là một hạn chế
trong hệ thống thông tin mặt đất cua Na uy vì những tàu thuyền hoạt động ngoài
vùng biển A1&A2 khi hoạt động trên các vĩ độ cao sẽ khó thu được sóng vệ tinh.
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Hệ thống INMARSAT:phát triển rất đầy đủ bao gồm hệ thống INMARSAT
B ,INMARSAT C, INMARSAT F(F77).
+Hệ thống Cospas-Sarsat:có trạm LUT , MCC và RCC.
-Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải : được phát qua hệ thống Safetynet nhưng
chỉ phát thông tin SAR.Những tàu hoạt động ở vĩ độ cực sẽ không thu được MSI do
ở đây không có hệ thống HF NBDP.
*Nhận xét:hệ thống GMDSS ở đây tuy khá phát triển nhưng vẫn còn những hạn
chế nhất định.
●Hy Lạp
* Vị trí vùng biển.
-Thuộc quy hoạch vùng biển III
18
-Nằm trong vùng biển Địa Trung Hải ,là một trong những vùng biển có lưu lượng
tàu thuyền qua lại rất đông.Nó là đầu mối giao thông quan trọng của châu Âu châu

Á và Châu Phi.Chính vì vậy thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải đóng một vai trò
hết sức quan trọng.
* Quy hoạch hệ thống GMDSS.
-Hệ thống thông tin mặt đất :có đầy đủ tất cả các hệ thống:
+Hệ thống VHF DSC cho vùng biển A1
+Hệ thống MF DSC cho vùng biển A2
+Hệ thống HF DSC cho vùng biển A3và A4
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Hệ thống thông tin vệ tinh INMARSAT rất phát triển bao gồm đầy đủ các hệ
thống INMARSAT B ,INMARSAT C, INMARSAT F.
+Hệ thống Cospas-Sarsat:có trạm LUT , MCC và RCC
-Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải : được phát qua hệ thống Safetynet với
các thông tin MET,SAR. Ngoài ra MSI còn được phát qua hệ thống Navtex.
*.Nhận xét: có thể thấy được hệ thống thông tin GMDSS ở đây rất phát triển.Không
chỉ có đầy đủ hệ các hệ thống trong thông tin mặt đất mà hệ thống thông tin vệ tinh
cũng rất hoàn thiện.
●Nhận xét chung:
Ở nhóm các nước có hệ thống GMDSS phát triển thì các hệ thống đều đáp ứng
được các quy ước của quốc tế,đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thông tin hàng hải
trên biển. Một hệ thống phát triển không có nghĩa là có đầy đủ mọi hệ thống mà chỉ
phát triển một số hệ thống phù hợp với vị trí địa lý của quốc gia và vùng biển quốc
gia mà thuộc chủ quyền của quốc gia đó.Mặt khác những hệ thống này ở đây đều là
những là hệ thống thông tin hiên đại đáp ứng được một cách nhanh nhất các yêu cầu
của các phương tiện tàu thuyền đi lại trên biển.
b.Nhóm nước có hệ thống GMDSS chưa hoàn thiện
●Nam phi
* Vị trí vùng biển.
-Thuộc quy hoạch vùng biển VII.
-Là một vùng biển có vị trí rất quan trọng, là đường giao thông quan trọng giữa 2
đại dương: phía tây là Ấn Độ Dương ,phía đông là nam Đại Tây Dương.Ở dưới phía

nam là vùng biển cực nam.Chính vì vậy mà hoạt động giao thông trên biển ở đây rất
tấp lập.
19
* Quy hoạch hệ thống GMDSS.
-Hệ thống thông tin mặt đất :
+Không có hệ thống VHF,MF DSC
+Chỉ có hệ thống HF DSC phát cho vùng biển A3&A4.
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Không phát triển hệ thống INMASAT
+Hệ thống Cospas-Sarsat:có trạm LUT , MCC phục vụ cho việc tìm kiếm và
cứu nạn.
-Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải : được phát qua hệ thống Safetynet với
các thông tin NAV,MET,SAR. Ngoài ra MSI còn được phát qua hệ thống Navtex.
* Nhân xét: Hệ thống thông tin mặt đất phát triển chậm và chưa hoàn thiện,hơn nữa
không có hệ thống thông tin vệ tinh INMASAT nên việc thông tin trên biển gặp
nhiều khó khăn.Có thể nói hệ thống GMDSS của Nam Phi chưa đáp ứng được hết
các yêu cầu của công ước GMDSS quốc tế.
●Venezuela
* Vị trí vùng biển.
-Thuộc quy hoạch vùng biển IV
-Phía đông bắc giáp với vùng biển Đại Tây Dương.
* Quy hoạch hệ thống GMDSS.
-Hệ thống thông tin mặt đất :
+Đang có kế hoạch phát triển hệ thống VHF,MF DSC
+Không có hệ thống HF DSC phát cho vùng biển A3&A4.
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Không có hệ thống INMASAT
+Không có hệ thống Cospas-Sarsat.
-Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải : đang có kế hoạch phát qua hệ thống
Navtex ,ngoài ra không phát thông qua hệ thống nào khác.

* Nhận xét:
-Hệ thống GMDSS ở đây hầu như chưa có gì.Vị trí vùng biển của Venezuela khá
quan trọng nên có rất đông các phương tiện tàu thuyền qua lại.Do đó thông tin hàng
hải cũng đóng 1 vai trò quan trọng .Chính vì vậy cần phải xây dựng hệ thống thông
tin an toàn hàng hải ở đây phát triển hơn nữa.
●Philippines
* Vị trí của vùng biển
-Thuộc quy hoạch vùng biển XI
20
-Nằm trong vùng biển Thái Bình Dương , đường bờ biển dài bị chia cắt tạo thành
rất nhiều các đảo lớn nhỏ.
* Quy hoạch hệ thống GMDSS.
-Hệ thống thông tin mặt đất :
+Hệ thống VHF DSC thì đang trong quá trình thử nghiệm.
+Hệ thống MF HF DSC thì mới chỉ có kế hoạch phát triển.
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Không có hệ thống INMASAT
+Không có hệ thống Cospas-Sarsat
-Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải :mới chỉ có kế hoạch phát qua hệ thống
Navtex.
* Nhận xét:Hệ thống GMDSS ở đây quá kém phát triển, ngay cả những hệ thống tối
thiểu cần phải có nhưng cũng chưa đáp ứng được.Chính vì vậy thông tin liên lạc
trong vùng biển này gặp rất nhiều khó khăn.
●Indonesia
* Vị trí của vùng biển
-Thuộc quy hoạch vùng biển XI,nằm trong vùng biển Thái Bình Dương.
-Indonesia gồm 17.508 hòn đảo, các hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích
đạo,có diện tích là 1.919.440 km
2
và đường bờ biển dài 80.000 km.

* Quy hoạch hệ thống GMDSS.
-Hệ thống thông tin mặt đất :
Tất cả các hệ thống VHF,MF,HF đã đưa vào sử dụng nhưng đang trong quá trình
hoàn thiện .
-Hệ thống thông tin vệ tinh:
+Không có hệ thống INMASAT
+Có hệ thống Cospas-Sarsat
-Hệ thống phát thông tin an toàn hàng hải : được phát qua hệ thống Safetynet với
thông tin SAR.Ngoài ra đang có kế hoạch phát triển hệ thống HF NBDP
* Nhận xét:
-Hệ thống thông tin mặt đất chưa đáp ứng được yêu cầu.
-Với vị trí vùng biển trải rộng ra ở 2 bên xích đạo ,rất thuận lợi để phát triển thông
tin vệ tinh INMASAT nhưng Indonesia vẫn chưa có hệ thống này.Đây là hạn chế
lớn nhất của hệ thống GMDSS ở đây.
21
●Nhận xét chung.
-Ở nhóm các nước có hệ thống GMDSS chậm phát triển, hệ thống ở đây còn rất hạn
chế và còn thiếu rất nhiều các hệ thống mà nước đó có thể phát triển.
-Một số hệ thống vẫn đang trong quá trình thử nghiệm chưa đưa vào khai thác.
-Một số hệ thống đã có là các hệ thống thông tin cũ , chưa áp dụng được các công
nghệ tiên tiến nhất vào khai thác.
-Hầu hết ở những nước này đều chỉ có độc lập một hệ thống, hoặc hệ thống thông
tin mặt đất hoặc hệ thống thông tin vệ tinh mà không có sự kết hợp của hai hệ
thống.
-Chính vì vậy thông tin an toàn cứu nạn hàng hải vẫn chưa được đảm bảo và đáp
ứng được các yêu cầu của công ước GMDSS quốc tế. Các phương tiện tàu thuyền
tham gia hoạt động trên biển sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
22
Chương 2
QUY HOẠCH GMDSS ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN

MẶT ĐẤT
2.1.GIỚI THIỆU VỀ CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN MẶT ĐẤT
Hệ thống thông tin mặt đất gồm các hệ thống sau:
-Hệ thống VHF :thông tin cho vùng biển A1 có cự ly ngắn ( 20nm)
-Hệ thống MF :thông tin cho vùng biển A2 có cự ly trung bình (100nm)
-Hệ thống HF:thông tin cho vùng biển A3& A4 có cự ly dài :hàng nghìn nm.
-Hệ thống Navtex: bao gồm 2 hệ thống:
+Hệ thống Navtex quốc tế .
+Hệ thống Navtex khu vực.
Chúng ta sẽ xét một số quy hoạch các hệ thống thông tin mặt đất ở một số nước đặc
trưng để thấy được việc quy hoạch trên thế giới .
2.2.QUY HOẠCH TRONG HỆ THỐNG VHF
2.2.1.Yêu cầu của việc quy hoạch.
Nhiệm vụ của các đài bờ VHF là phủ sóng hết các vùng biển A1 tức là với
bán kính phủ sóng khoảng 25-30 hải lý.Như vậy mỗi nước phải có quy hoạch các
đài sao cho hợp lý ,tránh trường hợp các đài phát sóng gây nhiễu cho nhau trong khi
đó một số nơi trong vùng vẫn chưa được phủ sóng VHF.
2.2.2.Xét quy hoạch hệ thống VHF của Nauy.
a.Phân loại đài VHF: có hai loại đài là :main và monitor
-Loại main:là loại đài chính có khả năng điều khiển từ xa nhiều đài monitor.Loại
đài này có thể trực tiếp làm nhiệm vụ thu phát sóng và làm nhiệm vụ điều khiển.
-Loại monitor:là các đài có nhiệm vụ trực tiếp thu các tín hiệu từ chiều tàu về bờ
cũng như phát các tín hiệu từ bờ ra tàu.Loại đài này chịu sự điều khiển của 1 đài
chính.
b.Xét việc bố trí các đài :
-Gồm các loại đài loại đài main sau:
Tjøme Radio (STT: 4) có số MMSI là: 002570100
Rogaland Radio (STT: 10) có số MMSI là: 002570300
Bodø Radio (STT: 62) có số MMSI là: 002570700
Vardø Radio (STT: 91) có số MMSI là: 002570800

23
+Đài Tjøme Radio nằm ở vị trí 59°04'.49N 010°24'.022E điều khiển đài monitor
sau:
Bảng 2.1:Các đài monitor của đài Tjøme Radio.
Tên đài Vị trí Tầm xa
(Nm)
Loại
thông tin
Trực canh
(CH 70)
1.Dolsveden 58°08'.09N 008°08'.01E 36
PS 24 giờ
2.Hisøy (Arendal) 58°26'.01N 008°44'.38E 36
3.Ranvikheia (Risør) 58°42'.50N 009°12'.28E 35
4.Tjøme 59°04'.49N 010°24'.22E 28
5.Høyås (Halden) 59°10'.31N 011°25'.40E 53
6.Vealøs (Porsgrunn) 59°14'.10N 009°41'.56E 66
7.Bukten (Drammen) 59°40'.23N 010°26'.01E 24
8.Tryvann (Oslo) 59°59'.05N 010°40'.12E 62
9.Mjøsa, Bangsberget 60°50'.46N 010°53'.51E -
+Đài Rogaland Radio (Sola) nằm ở vị trí 58°53'.00N 005°38'.00E (STT: 10) điều
khiển các đài monitor sau:
Bảng 2.2:Các đài monitor của đài Rogaland Radio
Tên đài Vị trí Tầm xa
(Nm)
Loại
thông tin
Trực canh
(CH 70)
11.Valhall, The North

Sea
56°16'.62N 003°23'.58E 30
PS 24 giờ
12.Ekofisk, The North
Sea
56°32'.56N 003°13'.02E 30
13.Ula, The North Sea 57°06'.66N 002°50'.91E 30
14.Lindesnes 58°01'.26N 007°03'.42E 40
15.Farsund 58°04'.21N 006°44'.40E 29
16.Lista, Storefjell 58°09'.13N 006°42'.40E 52
17.Draupner,The
North Sea
58°11'.30N 002°28'.30E 30
Tên đài Vị trí Tầm xa
(Nm)
Loại
thông tin
Trực canh
(CH 70)
18.Sleipner A, The
North Sea
58°22'.05N
001°54'.22E
30
19.Bjerkreim 58°38'.00N 66
24
005°57'.18E
PS 24 giờ
20.Stavanger,
Ullandhaug

58°56'.23N
005°42'.28E
40
21.Bokn 59°13'.13N
005°25'.40E
50
22.Haugesund 59°25'.22N
005°19'.44E
47
23.Heimdal, The North
Sea
59°34'.39N
002°13'.69E
30
24.Stord 59°52'.26N
005°29'.38E
74
25.Sotra 60°19'.09N
005°06'.54E
53
26.I.Hardanger,Grimo 60°24'.22N
006°38'.10E
69
27.BergenRundemannen 60°24'.46N
005°21'.56E
65
28.Bergen, Lindås 60°34'.38N
005°19'.44E
59
29.Florø Radio 61°36'.00N

005°02'.13E
-
30.Oseberg 60°29'.54N
002°49'.63E
30
31.Gulen 61°02'.04N
005°09'.18E
73
32.Ligtvor 61°06'.05N
006°32'.08E
17
33.Sogndal, Storehogen 61°10'.23N
007°07'.09E
93
Tên đài Vị trí Tầm xa
(Nm)
Loại
thông tin
Trực canh
(CH 70)
34.Gullfaks, The North
Sea
61°10'.54N
002°11'.26E
30
35.Fjaerland 61°25'.22N
006°45'.31E
15
36.Snorre,The North
Sea

61°26'.75N
002°08'.64E
31
37.Kinn 61°33'.25N
004°45'.30E
52
25

×