Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

cơ chế ghi đọc của thiết bị ghi dữ liệu hành trình hãng netwave_có bản vẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.25 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Lời nóiđầu 3
Chương I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG GHI DỮ LIỆU HÀNH
TRÌNH 5
1.1. Giới thiệu về hệ thống ghi dữ liệu hành trình VDR 5
1.2. Các quy định đối với VDR 6
1.2.1. Các tiêu chuẩn hoạt động của VDR theo IEC 6
1.2.2. Điều 20 chương 5 của SOLAS (phê chuẩn ngày 05/12/2000) 6
1.2.3. Quyết định A.861(20) của IMO về tiêu chuẩn cho hệ thống VDR 6
1.2.4. Quyết định của IMO về việc lắp đặt thiết bị SVDR 7
1.3. Vai trò của VDR. 8
1.3.1. Hệ thống VDR với bảo hiểm 8
1.3.2. Hệ thống VDR với quá trình điều tra quốc tế 9
1.4. Cấu trúc của hệ thống VDR 9
1.5.Các thiết bị ngoại vi ghép nối với VDR . 12
1.5.1. Tín hiệu từ máy thu GPS 12
1.5.2. Tín hiệu từ máy đo sâu_Echo Sounder 13
1.5.3. Tín hiệu từ máy tốc độ kế_Speed Log. 13
1.5.4. Tín hiệu lấy từ hệ thống máy lái tự động_Autopilot 13
1.5.5. Tín hiệu từ thiết bị đo gió_Wind speed 14
1.5.6. Tín hiệu từ Radar hoặc AIS 14
1.5.7. Tín hiệu từ đầu thu Microphone 15
1.5.8. Tín hiệu từ máy VHF 16
1.5.9. Tín hiệu từ La bàn_Gyro Compass. 16
1.5.10. Tín hiệu báo động từ buồng lái. 17
1.5.11. Trạng thái các cửa trên tàu_Hull Door 20
1
1.5.12, Trạng thái các cửa kín nước và cửa báo cháy_Fire/Watertigh Door.
20
1.5.13. Gia tốc và ứng suất thân tàu_Acceleration and Hull Stresses. 20


Chương II. TÌM HIỂU THIẾT BỊ VDR HÃNG NETWAVE 21
2.1. Giới thiệu về hãng NETWAVE … 21
2.2. Thiết bị ghi dữ liệu hành trình NETWAVE NW4000. 21
2.2.1. Cấu trúc thiết bị 21
2.2.2. Các khối trong thiết bị và chức năng của từng khối…… …… 24
2.3. Các chuẩn ghép nối được sử dụng trong hệ thống VDR 33
2.3.1. Chuẩn truyền dữ liệu NMEA 0183 33
2.3.2. Giao diện kết nối tín hiệu hình ảnh 38
2.3.3. Giao diện kết nối tín hiệu âm thanh 39
2.3.4. Chuẩn IEEE 39
2.4. Đường truyền dữ liệu sử dụng trong hệ thống VDR 39
Chương III. ĐI SÂU TÌM HIỂU CƠ CHẾ GHI ĐỌC DỮ LIỆU TRONG HỆ
THỐNG GHI DỮ LIỆU HÀNH TRÌNH HÃNG NETWAVE 42
3.1. Cơ sở lý thuyết của sự ghi đọc dữ liệu 42
3.2. Cơ cấu ghi đọc dữ liệu của hệ thống VDR. 43
3.2.1. Dữ liệu trong hệ thống VDR 43
3.2.2. Cơ cấu chuyển đổi dữ liệu. 45
3.2.3. Cơ cấu xử lý và ghi dữ liệu 46
3.2.4. Cơ cấu đọc dữ liệu 53
3.3. Cấu tạo của gói dữ liệu ghi được trong hệ thống VDR . 55
3.3.1. Dữ liệu khối BCU thu được 56
3.3.2. Dữ liệu khối WIM thu được 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
2
LỜI NÓI ĐẦU
Nước Việt Nam chúng ta có chiều dài bờ biển hơn 3000 km với ngành hàng hải
đang phát triển mạnh mẽ cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt các tàu đóng mới được
đưa vào hoạt động trên vùng biển khu vực và trên thế giới, số lượng các tàu đóng mới
được đưa vào hoạt động hàng năm tăng lên đáng kể. Đồng thời với việc tăng số lượng

lớn các tàu đó thì vấn đề quản lý các tàu hoạt động trên biển ngày càng trở lên phức tạp
và khó khăn. Kéo theo đó là hàng loạt các sự cố va chạm, đắm tàu, cháy nổ…có thể
xảy ra khi các tàu hoạt động trên biển. Để dễ dàng trong công việc quản lý cũng như
vấn đề điều tra lại các nguyên nhân xảy ra các sự cố trên, Tổ chức Hàng hải Quốc tế
IMO và Công ước quốc tề về an toàn sinh mạng con người trên biển_SOLAS thống
nhất đưa ra quy định đối với các tàu hoạt động là cần phải trang bị một thiết bị với tên
gọi là Hệ thống tự động ghi dữ liệu hành trình VDR_Voyage Data Recorder. Hệ
thống này được thiết kế có thể ghi lại toàn bộ các thông tin, các dữ liệu hành trình khi
tàu hoạt động giúp cho các nhà quản lý, nhà chức trách trong việc điều tra xác định các
nguyên nhân gây xảy ra sự cố tai nạn. Hệ thống này được IMO quy định trang bị đối
với các tàu kể từ ngày 01/07/2002 và kể từ khi ra đời hệ thống VDR đã được các hãng
sản xuất đã đưa ra rất nhiều các sản phẩm khác nhau.
Với mục đích tìm hiểu về hệ thống VDR này, em đã được các Thầy giáo trong
Khoa Điện-Điện Tử Tàu Biển giao cho đồ án với đề tài: “ Cơ chế ghi đọc của thiết bị
ghi dữ liệu hành trình hãng Netwave”
Trong nội dung đồ án bố cục được chia làm 3 chương:
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GHI DỮ LIỆU HÀNH
TRÌNH VDR
Chương 2 TÌM HIỂU THIẾT BỊ VDR HÃNG NETWAVE
Chương 3: ĐI SÂU TÌM HIỂU CƠ CHẾ GHI ĐỌC DỮ LIỆU TRONG
HỆ THỐNG GHI DỮ LIỆU HÀNH TRÌNH HÃNG NETWAVE.
Do kiến thức và sự hiểu biết còn có nhiều hạn chế, thời gian thực hiện làm đồ án
có giới hạn nên đồ án này cón nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của Thầy cô
và bạn bè để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các Thầy cô, gia đình và bạn
bè; đăc biệt là Thầy Nguyễn Ngọc Sơn và các anh chị trong công ty TNHH thương
3
mại và kỹ thuật hàng hải đã tận tâm, nhiệt thành giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt
nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng
Tháng 1 năm 2011.
Sinh viên thực hiện
Vũ Văn Ninh
4
Chương I
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG GHI DỮ LIỆU
HÀNH TRÌNH VDR.
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG GHI DỮ LIỆU HÀNH TRÌNH VDR.
Hệ thống VDR là chữ viết tắt của VOYAGE DATA RECORDER tức là hệ thống
tự động ghi dữ liệu hành trình. Hệ thống SVDR (SIMPLIFIED VOYAGE DATA
RECORDER) là hệ thống tự động ghi dữ liệu dạng đơn giản sẽ ghi lại ít thông tin hơn
so với hệ thống VDR. Hệ thống VDR được lắp đặt trên tàu biển ghi lại đầy đủ các dữ
liệu, thông tin, quá trình xảy ra trên tàu biển và có tác dụng trợ giúp nhân viên điều tra,
chủ tàu cùng với cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân khi xảy ra sự cố hàng hải.
Đồng thời dữ liệu mà hệ thống ghi lại được còn được sử dụng để quản lý tàu, tham
khảo để hạn chế tai nạn hàng hải trong tương lai. Thiết bị ghi dữ liệu hành trình VDR
được thiết kế và sản xuất theo các tiêu chuẩn và qui định kiểm tra IMO A.861(20); IEC
61996; IMO MSC.168(78); IEC 61996-1/2 IEC 61162-420 và IEC 60945.
IMO A.861(20): qui định về các tiêu chuẩn và tính năng cho các VDR
IMO MSC.168(78): qui định về tiêu chuẩn và tính năng cho thiết bị SVDR
IEC 61996: qui đinh về hệ thống thông tin vô tuyến điện ,dẫn đường hàng hải và
hệ thống VDR cho tàu mới đóng. Các yêu cầu hoạt động ,phương pháp thử và yêu cầu
kết quả thử.
IEC 61996-2: qui định về hệ thống vô tuyến điện ,dẫn đường hàng hải và hệ thống
ghi dữ liệu hành trình đơn giản (SVDR). Các yêu cầu để hoạt động ổn định, phương
pháp thử và yêu cầu kết quả thử.
IEC 61162-420: qui định về hệ thống dẫn đường hàng hải và thiết bị thông tin vô
tuyến – giao diện số - phần 420: các thiết bị thu tín hiệu nhỏ - hệ thống xuyên kết nối
của tàu – các thiết bị đồng hành với nhau theo tiêu chuẩn.

IEC 60945: qui định về phương pháp thử và yêu cầu kết quả thử đối với hệ thống
thiết bị vô tuyến điện và dẫn đường hàng hải.
5
1.2. CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI VDR.
1.2.1. Các tiêu chuẩn hoạt động của VDR theo IEC.
Năm 1998 tại trường Học viện tiêu chuẩn vương quốc Anh, LonDon, đã diễn ra
hội chợ công nghệ toàn cầu với sự góp mặt của các công ty thiết bị hàng hải và ban
điều tra tai nạn mà điển hình là NTSB. Mục đích là để phát triển chức năng hoạt động,
yêu cầu cơ bản và tiêu chuẩn hoạt động cho hệ thống ghi dữ liệu hành trình VDR mà
IMO đã đưa ra ở quy định IMO A.861 tháng 11/1997. Nghị quyết IEC TC-80, WG-
11đã được thông qua, đặt ra nhiệm vụ phát triển các yêu cầu, chức năng hoạt động cho
VDR tuân theo tiêu chuẩn IEC 61996 và các phương pháp thử, yêu cầu kết quả thử
thiết bị VDR. Các ý kiến cho vấn đề trên đã được gửi tới các thành viên của IEC để
xem xét và tổng hợp lại trong báo cáo ngày 19/03/1999.
1.2.2. Điều 20 chương 5 của SOLAS (phê chuẩn ngày 05/12/2000).
Để trợ giúp trong quá trình điều tra nguyên nhân tàu biển bị nạn thì các tàu đang
tham gia hành hải tuyến quốc tế, để tuân theo điều khoản của quy định 1.4, phải lắp đặt
thiết bị ghi dữ liệu hành trình (VDR) theo những yêu cầu sau:
1.1 Tàu khách đã đóng trong hoặc sau ngày 01/07/2002.
1.2 Tàu khách Ro-Ro đã đóng trước ngày 01/07/2002 nhưng không muộn
hơn lần đầu tiên đăng kiểm trong hoặc sau ngày 01/07/2002
1.3 Tàu khách khác tàu khách Ro-Ro được đóng trước ngày 1/7/2002 nhưng
không muộn hơn 01/01/2004
1.4 Các tàu khác với tàu khách, có trọng tải từ 3000 trở lên đã được đóng
trong hoặc sau ngày 01/07/2002.
1.2.3. Quyết định A.861(20) của IMO về tiêu chuẩn cho hệ thống VDR.
Quyết định A.861 của IMO nói về các tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống VDR
lắp trên tàu biển. Trong đó có nhiều tiêu chuẩn giống với việc ghi dữ liệu của máy bay,
mục đich cơ bản là để có được dữ liệu nguyên vẹn phục vụ cho việc phân tích tai nạn.
Quyết định IMO A.861(20) thể hiện về việc yêu cầu các tàu phải lắp đặt thiết bị ghi dữ

liệu hành trình VDR, đặc biệt là tàu khách, với mong muốn để trợ giúp cho quá trình
điều tra thương vong. Đồng thời kêu gọi các cơ quan chức năng khuyến khích các chủ
tàu và tàu tiến hành lắp đặt VDR trên tàu của họ càng sớm càng tốt. Quyết định này
còn đưa ra các vấn đề về các yêu cầu kèm theo cho VDR trong chương 5 SOLAS (an
toàn hàng hải), những vấn đề này đã được mở rộng và bắt đầu có hiệu lực năm 2002.
6
Các tiêu chuẩn hoạt động của hệ thống VDR được đưa ra với mục đích để thiết bị
VDR liên tục giữ được mối quan hệ nối tiếp giữa dữ liệu được ghi với dữ liệu đã ghi
trước đó, trạng thái thiết bị kết nối, mệnh lệnh và sự điều khiển của tàu. VDR phải
được lắp đặt với các thiết bị trợ giúp tại chỗ. VDR phải hoạt động tự động và lưu giữ
dữ liệu được ghi ít nhất 12 tiếng đồng hồ. Nếu chủ tàu muốn, thông tin được ghi trong
VDR có thể tải về nhưng không được gây ảnh hưởng tới chức năng đang ghi dữ liệu
của VDR. Đây là một chức năng tuỳ chọn được thiết lập khi cài đặt và sử dụng thiết bị
VDR, nó phục vụ cho chủ tàu giống như một công cụ quản lý.
Hoàn thiện lắp đặt hệ thống VDR theo như quyết định IMO A.861(20) mục 4.1 là
phải bao gồm tất cả các yêu cầu để VDR giao tiếp với thiết bị dữ liệu đầu vào, các thiết
bị để tiến hành giải mã dữ liệu, có nguồn điện cung cấp và nguồn pin dự trữ đặc biệt
cho khối Capsule. Hệ thống VDR trong điều kiện tối thiểu sẽ ghi được: Ngày, giờ, vị
trí tàu, tốc độ, hướng tàu, âm thanh buồng lái, âm thanh thông tin thoại vô tuyến điện,
dữ liệu RADAR, độ sâu, lệnh máy và phản ứng, trạng thía cửa vỏ, trạng thái cửa chống
lửa và chống nước, tốc độ gió và hướng gió.
1.2.4. Quyết định của IMO về việc lắp đặt thiết bị SVDR.
Ở khoá họp lần thứ 79, của tổ chức an toàn hàng hải tại London ngày 01/10/2004,
IMO đã chấp nhận sửa đổi quy định 20 chương 5 SOLAS về thiết bị SVDR cho các tàu
được đóng trước ngày 01/07/2002 như sau:
Để trợ giúp quá trình điều tra tàu bị nạn, các tàu hàng tham gia vào hành hải quốc
tế phải lắp đặt thiết bị VDR, hoặc SVDR theo quy định sau:
1.1 Trong trường hợp tàu hàng từ 20.000 tấn trở lên được đóng trước ngày
01/07/2002, tại đợt kiểm tra trên đà theo quy định đầu tiên sau ngày 01/07/2006 nhưng
không muộn hơn ngày 01/07/2009.

1.2 Trong trường hợp tàu hàng từ 3000 tấn trở lên nhưng nhỏ hơn 20.000 tấn
đã được đóng trước ngày 01/07/2002, tại đợt kiểm tra trên đà đầu tiên sau ngày
01/07/2007 nhưng không muộn hơn ngày 01/07/2010.
Chính quyền hàng hải có thể miễn giảm việc áp dụng các yêu cầu nêu ở mục 1.1
và 1.2 cho tàu nếu tàu đó được giải bản trong vòng 2 năm tính từ ngày bắt buộc phải áp
dụng được quy định ở mục 1.1 và 1.2 nói trên.
7
1.3. VAI TRÒ CỦA VDR.
1.3.1. Hệ thống VDR với bảo hiểm.
Trong vận tải hàng hải thì vấn đề bảo hiểm hàng hải đóng vai trò rất quan trọng.
Ngày nay tàu khách ngày càng lớn và chở rất nhiều hành khách, cỡ hàng trăm hành
khách trong một chuyến. Khối lượng hàng hoá vận tải bằng tàu biển lớn và có giá trị
cao. Bản thân mỗi con tàu cũng rất đắt tiền , đó là một tài sản lớn. Trong môi trường
hoạt động trên biển tàu gặp rất nhiều rủi ro khách quan, bất ngờ do thời tiết, khí hậu
khắc nghiệt của môi trường biển. Đó chính là những mối hiểm hoạ cho những chuyến
hành trình, chuyến hàng quốc tế của các con tàu. Vì vậy chủ tàu phải tham gia bảo
hiểm hàng hải với giá trị cao để đảm bảo hạn chế thiệt hại về người, hàng hoá và chính
con tàu của mình.
Khi một sự cố hàng hải xảy ra đối với một con tàu như: cháy nổ, mắc cạn, đâm
va, chìm đắm, mất tích…. thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên con
tàu đó cho chủ tàu. Khi đó các bên có liên quan tới con tàu bị nạn như chủ tàu, đại diện
công ty bảo hiểm, quốc gia mà tàu treo cờ…. phải vào cuộc để điều tra làm rõ nguyên
nhân gây ra sự cố, để có hành động thích đáng khắc phục hậu quả và đưa ra trách
nhiệm của mỗi bên có liên quan.
Thiết bị tự động ghi dữ liệu hành trình VDR, SVDR lắp đặt trên tàu sẽ ghi lại đầy
đủ thông tin, dữ liệu của tàu trước thời điểm xảy ra sự cố, tai nạn hàng hải. Đây chính là
cơ sở, nền móng cho việc điều tra khảo nghiệm tai nạn, từ những thông tin dữ liệu ghi lại
được của thiết bị VDR cơ quan tiến hành điều tra sẽ đưa ra kết luận chính xác về nguyên
nhân dẫn đến sự cố, tai nạn hàng hải. Công ty bảo hiểm hàng hải cho tàu bị nạn sẽ căn cứ
vào kết quả điều tra này mà có trách nhiệm, hành động bồi thường phù hợp đối với chủ

tàu, với tàu, với hành khách và hàng hoá trên tàu bị nạn.
Nếu không có thiết bị VDR, SVDR thì nguyên nhân của tai nạn hàng hải sẽ không
được xác định một cách nhanh chóng, chính xác, cụ thể. Nguyên nhân không có chứng
cớ rõ ràng, minh bạch. Sự mập mờ này sẽ dẫn đến sự kiện tụng, tranh chấp trước pháp
luật giữa chủ tàu với công ty bảo hiểm. Vì vậy việc lắp đặt thiết bị VDR, SVDR có ý
nghĩa rất quan trọng đối với cả chủ tàu và công ty bảo hiểm trong vấn đè giải quyết bảo
hiểm, khắc phục thiệt hại cho người, cho tàu khi xảy ra sự cố, tai nạn hàng hải.
8
1.3.2. Hệ thống VDR với quá trình điều tra quốc tế:
Ngày 27/11/1997, IMO đã phê chuẩn quy định IMO A.829(20) về vấn đề điều tra
hàng hải.
Từ các thương vong và tai nạn, Cục phòng vệ bờ biển đã xác nhận và công bố
đồng thời tóm tắt tác động của IMO như sau: Ngành hàng hải thế giới ngày càng phát
triển và ý thức được lợi ích của việc hợp tác trong quá trình điều tra thương vong, chỉ
ra nguồn gốc, quốc tịch tàu bị nạn. Và sự thật là cờ hiệu quốc gia của tàu thường bị
chồng chéo trong sự điều hành của chính quyền cảng. Theo kết quả điều tra thì số sê ri
IMO có vai trò lớn và nhiều giá trị trong liên kết điều tra tai nạn. Từ những kinh
nghiệm liên kết điều tra, những thông tin chia sẻ, các nước thành viên của IMO đã phát
triển ISM Code cho quá trình điều tra thương vong, tai nạn hàng hải. ISM Code là thủ
tục quản lý quốc tế phục vụ cho tàu và phòng ngừa ô nhiễm biển, nói cách khác thì nó
cũng là công cụ mang lại sự phát triển tốt đẹp cho hàng hải quốc tế. ISM Code đáp ứng
tiêu chuẩn quốc tế và là công cụ tiện ích để điều tra và đưa nhiều giải pháp làm việc, từ
tháng 07/1998, nó được yêu cầu thực hiện trên tất cả các tàu, trừ tàu hàng rời. ISM
Code bao gồm nhiều phụ lục, hướng dẫn để trợ giúp sự điều tra với thiết bị ghi dữ liệu
hành trình VDR.
Trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải dựa vào hệ thống VDR, một số nước
không có các thiết bị tiện ích để đọc được dữ liệu đã được lưu giữ trong VDR. Vì vậy
quốc qia đó phải tìm kiếm và sử dụng tiện ích của quốc gia khác để đọc dữ liệu trong
VDR. Code sẽ góp phần giải quyết dễ dàng vấn đề này trong quá trình điều tra.
1.4. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG.

Đây là các thành phần chính trong một thiết bị VDR do nhà sản xuất cung cấp.
Ngoài các thành phần này thì còn có thêm phần mềm, bộ chuyển đổi dữ liệu, các khối
lựa chọn thêm, cáp nối và phụ kiện dự trữ đi kèm.
- Cấu hình thiết bị VDR khi chưa kết nối với các thiết bị khác:
9
Hình 1.1. Thiết bị VDR khi chưa kết nối với các thiết bị khác.
- Cấu hình thiết bị SVDR:
Hình 1.2. Thiết bị SVDR khi chưa kết nối với thiết bị khác.
Trong đó:
- Microphone(MIC): Mic buồng lái và cánh gà buồng lái.
- Main Cabinet Unit (MCU): Khối xử lý tín hiệu chính.
- Remote Acquistion Unit (RAU): Khối tích luỹ tín hiệu nhỏ.
- Remote Alarm Panel (RAP): Bảng hiển thị hoạt động của hệ thống.
- Power Supply Unit (PSU): Khối nguồn thiết bị.
- Protection Data Capsule(PDC): Khối bảo vệ dữ liệu cuối cùng.
Remote
Acquistion Unit
(RAU)
Microphone
(MIC)
Remote
Alarm Panel
(RAP)
Main Cabinet
Unit
(MCU)
Power Supply
Unit
(PSU)
Protection

Data Capsule
(PDC)
Tín hiệu
Tín hiệu
Microphone
(MIC)
Remote
Alarm Panel
(RAP)
Main Cabinet
Unit (MCU)
Power Supply
Unit (PSU)
Protection
Data Capsule
(PDC)
Tín hiệu
10
Khi kết nối thiết bị VDR với các thiết bị vô tuyến điện, thiết bị nghi khí hàng hải
và các cảm biến khác sẽ tạo thành hệ thống tự động ghi dữ liệu hành trình hoàn thiện.
Hình 1.3 Hệ thống VDR sau khi kết nối với các thiết bị.
- Cấu hình hệ thống SVDR khi kết nối với các thiết bị:
Hình 1.4. Hệ thống SVDR sau khi kết nối với các thiết bị.
RAP
PDC
PSU
MCU
Echo sounder
Speed Log
VHF

Radar or AIS
Gyro Compass
GPS
Audio Bridge
11
RAP
PDC
PSU
MCU
RAU
Wind speed
Echo sounder
Speed Log
VHF
Radar
AIS
Gyro Compass
GPS
Audio Bridge
Engine Order and
Response
Rudder Order and
Response
Bridge Alarm
Panel
Hull Door
Fire/Watertigh
Door
Acceleration and
Hull Stresses

1.5. CÁC THIẾT BỊ NGOẠI VI GHÉP NỐI VỚI VDR
1.5.1. Tín hiệu từ máy thu GPS:
Theo IMO quy định về các tín hiệu yêu cầu phải được ghép nối với VDR thì các
thông tin về ngày, giờ và vị trí của tàu cũng phải được cập nhập. Để có thể cập nhật
được các thông số này thì việc kết nối VDR với một thiết bị định vị toàn cầu GPS có
thể giải quyết được vấn đề trên.
GPS_Global Position System, là hệ thống định vị toàn cầu là thiết bị vô tuyến
điện được sử dụng cho tàu để thu nhận cập nhật vị trí của tàu được xác định từ vệ tinh
tọa độ cực, đồng thời còn đưa ra các thông tin về thời gian và ngày giờ theo chuẩn
quốc tế. Các thông tin về ngày giờ và tọa độ hiện tại của tàu được GPS cập nhật thường
xuyên.
Các thông tin về ngày, giờ và vị trí của tàu được lấy từ hệ thống GPS cũng phù
hợp với các quy định của IMO và tiêu chuẩn IEC đã đặt ra cụ thể như sau:
* Thông tin về ngày và giờ (Date and Time):
Theo điều 5.4.1 của IMO A.861 và theo điều 4.6.1 của tiêu chuẩn IEC 61996 thì
các thông số về ngày và thời gian sẽ được quy định như sau:
Ngày và giờ phải chuẩn theo ngày giờ của UTC, nếu có thể nó phải được thu
nhận từ một nguồn tin bên ngoài tàu (ví dụ như từ một EPFS hoặc là tín hiệu thời gian
vô tuyến) hoặc từ một đồng hồ trên tàu có thời gian lệch nhau ít nhất là một giờ (1h).
Trong quá trình ghi nhận thời gian nó đồng thời cũng chỉ ra nguồn tin thời gian mà nó
sử dụng. Phương thức ghi nhận đó sẽ đồng bộ được với thời gian của tất cả các dữ liệu
được ghi nhận và thời gian đó phải có độ chính xác để khi xem lại quá trình xảy ra sự
cố thì thời gian không được lệnh nhau quá 1 giây. Thông thường một thiết bị GPS sẽ
có một cổng đưa ra tín hiệu ngày giờ theo chuẩn NMEA 0138.
* Thông tin về vị trí của tàu (Position ):
Theo điều 5.4.2 của IMO A.861 và theo điều 4.6.2 của tiêu chuẩn IEC 61996 thì
vị trí của tàu sẽ được quy định như sau:
Vị trí của tàu bao gồm các thông số về Kinh độ, vĩ độ và mốc đo. Các thông số
này khi được được sử dụng nếu có thể, nó phải được lấy từ một EPFS hoặc INS. Việc
ghi nhận này phải đảm bảo xác định được rõ nó lấy từ nguồn nhận nào và tình trạng

12
của nó thế nào khi xem lại các thông tin về vị trí của tàu. Các thông tin về vị trí của tàu
phải được cập nhật liên tục và ghi lại với sai số cho phép là 0.0001 phút của một cung.
1.5.2 Tín hiệu từ máy đo sâu_Echo Sounder:
Theo quy định thì VDR cũng phải được ghép nối với một máy đo sâu để lấy tín
hiệu về độ sâu mà tàu đo được khi hành trình. Máy đo sâu là thiết bị để các định độ sâu
của đáy biển và của các luồng lạch. Thiết bị này khá quan trọng khi tàu hành trình trên
biển, đặc biệt khi tàu ra vào cảng và khu vực luồng lạch hẹp và khu vực đá ngầm, bãi
cạn Vì thế việc kết nối và thu nhận thông tin về độ sâu tới VDR là điều quan trọng và
nó cũng được quy định tại điều 5.4.8 của IMO A.861 và theo điều 4.6.10 của tiêu
chuẩn IEC 61996 như sau:
Độ sâu đo được phải được tính từ sống của đáy tàu cho tới đáy của biển khi hành
trình trên biển hay tới đáy của luồng lạch khi tàu ra vào luồng lạch. Độ sâu này còn
được tình là chiều sâu bên dưới ky tàu. Sai số về độ sâu cho phép là 0.1 mét. Thông tin
về độ sâu phải thể hiện được độ sâu hiện tài và ghi lại được các thông tin ở các trạng
thái khác nhau ở bất kỳ một nơi nào có thể.
1.5.3 Tín hiệu từ máy tốc độ kế_Speed Log:
Việc ghép nối VDR với máy tốc độ kế để ghi lại các thông tin về tốc độ hành
trình của tàu cũng được IMO quy định. Máy đo tốc độ kế là thiết bị dùng để xác định
tốc độ hành trình của tàu, các thông tin về tốc độ của tàu sẽ được đo đạc và được VDR
ghi lại. Trong điều 5.4.3 của IMO A.861 và theo điều 4.6.3 của tiêu chuẩn IEC 61996
cũng đưa ra các quy định về tốc độ của tàu như sau:
Tốc độ trong nước (hay tốc độ so với dòng nước) và tốc độ so với mặt đất theo
kinh tuyến và vĩ tuyến sẽ được lấy từ máy đo tốc độ kế và thiết bị đo khoảng cách. Các
thông tin này được ghi lại ở trên tàu với sai số tốc độ cho phép là 0.1 hải lý trong một
giờ.
1.5.4 Tín hiệu lấy từ hệ thống máy lái tự động_Autopilot:
Trong quy định của IMO về việc kết nối VDR với hệ thống máy lái tự động để
ghi lại các thông tin về các lệnh lái, lệnh máy và lời đáp của các lệnh đó. Lệnh lái được
Thuyền trưởng đưa ra còn sĩ quan đi ca lái sẽ đáp lại. Lệnh máy được máy trưởng đưa

ra còn sĩ quan đi ca máy sẽ đáp lại. Việc ghi lại các thông tin này được quy định rõ hơn
trong điều 5.4.10/5.4.11 của IMO A.861 và theo điều 4.6.12/4.6.13 của tiêu chuẩn IEC
61996 như sau:
13
- Lệnh bẻ góc bánh lái và cả lời đáp của lệnh đó phải được ghi lại nếu có thể và
cho phép độ sai lệch góc bẻ lái là 1độ. Trạng thái cũng như việc thiết lập và điều khiển
hướng hành trình của tàu nếu thích hợp cũng có thể được ghi lại.
- Lệnh máy và lời đáp lệnh máy: Bao gồm các vị trí của tay chuông hoặc trực tiếp
điều khiển động cơ, vòng quay của trục, các chỉ thị lặp lại, chỉ thị tiến hay lùi cả tình
trạng của thiết bị đẩy mũi và lái nếu thích hợp cũng phải được ghi lại với sai số cho
phép của vòng quay của trục là 1 vòng/phút và sai số của bước chân vịt là 1 độ.
1.5.5 Tín hiệu từ thiết bị đo gió_Wind speed
Thiết bị đo gió đưa ra các thông tin về tốc độ gió và hướng gió. Thiết bị này được
hoạt động trên nguyên lý biến đổi về cơ điện, khi có gió nó sẽ tác động vào cảm biến sẽ
làm cảm biến quay xuất hiện dòng điện và đưa xuống chỉ báo tốc độ và hướng gió.
Việc xác định hướng gió trên cơ sở so sánh cường độ điện trường chạy trong cuộn dây
khi các cuộn dây được ghép với nhau theo một vòng tròn
360
o
. Các thông tin về tốc độ
gió và hướng gió cần phải được VDR kết nối và ghi lại trong bộ nhớ của nó. Cụ thể
hơn trong điều 5.4.15 của IMO A.861 và theo điều 4.6.17 của tiêu chuẩn IEC 61996
đưa ra các quy định về tốc độ và hướng gió như sau:
Điều khoản quy định này có khả năng áp dụng đối với những tàu có gắn các cảm
biến phù hợp để đo được thông tin về tốc độ và hướng của gió. Tốc độ gió và hướng
gió thật hoặc là tương đối có thể được ghi lại nhưng các chỉ số của nó cần phải được
ghi lại trong bộ nhớ của VDR.
1.5.6 Tín hiệu từ Radar hoặc AIS:
Theo quy định của IMO đưa ra: Nếu như các hãng sản xuất Radar đưa ra các thiết
bị kết nối tích hợp trong Radar có thể kết nối được với VDR thì tín hiệu Radar sẽ được

ghi lại trong VDR. Tuy nhiên nếu như Radar không đưa ra được tín hiệu kết nối với
VDR thì tín hiệu từ thiết bị tự dộng nhận dạng_AIS sẽ được ghi lại. Tín hiệu AIS có
thể được lựa chọn để ghi bổ xung cho tín hiệu Radar.
- Với trường hợp Radar có thể đưa ra được các tín hiệu hình ảnh để kết nối với
VDR thì trong điều 5.4.7 của IMO A.861 và theo điều 4.6.7 của tiêu chuẩn IEC 61996
đưa ra các quy định như sau:
Trong điều này quy định tất cả các thông tin tín hiệu điện tử xuất hiện trên các
thiết bị Radar của tàu sẽ được ghi lại. Việc ghi lại các thông tin hiện thời sẽ được hiển
thị trên màn hình chính của một Radar trong khoảng thời gian ghi nhận đó. Tiêu chuẩn
14
này bao gồm tất cả các mốc hoặc các vòng cự ly, vạch chỉ phương hướng, hải đồ điện
tử, bản đồ Radar, bất kỳ các thành phần nào của SENC hoặc các bản đồ, các hải đồ
điện tử khác được lựa chọn, kế hoạch hành trình, các số liệu Hàng hải, các báo động
Hàng hải và các số liệu trạng thái của Radar có thể quan sát được trên màn hình hiển
thị của Radar. Với phương pháp ghi như vậy, khi xem lại nó phải đảm bảo có khả năng
thể hiện đầy đủ mô hình thực tế của toàn bộ màn hình Radar mà đã thấy được ở thời
gian ghi, khả năng của nó nằm trong giới hạn của một kỹ thuật nén băng thông rộng để
làm việc tương thích với S-VDR. Nếu trên tàu được trang bị 2 Radar khác nhau thì
VDR sẽ được kết nối với cả 2 Radar đó, trong đó một Radar kết nối chính còn Radar
còn lại được kết nối để bổ xung trợ giúp một số các thông tin khác.
- Trong trường hợp Radar không đưa ra được tín hiệu kết nối với VDR thì tín hiệu
từ thiết bị tự dộng nhận dạng_AIS sẽ được lựa chọn thay cho tín hiệu Radar và được
ghi lại. Trong điều 5.4.8 của IMO A.861 và theo điều 4.6.8 của tiêu chuẩn IEC 61996
đưa ra các quy định đối với tín hiệu AIS như sau: Nếu như không thể thu được dữ liệu
từ Radar thì phải ghi lại dữ liệu mục tiêu từ AIS như là một nguồn thông tin về các tàu
khác. Còn nếu như đã ghi được các dữ liệu từ Radar thì việc ghi lại các thông tin từ
AIS được coi như là bổ xung thêm vào một nguồn thông tin hữu ích đối với tàu của
mình và các tàu khác. Các dữ liệu mà VDR ghi lại được từ AIS là các thông tin của tàu
mình hay và những thông tin của các tàu có trang bị AIS nằm trong khu vực xung
quanh tàu mình bao gồm các thông tin về tên tàu, số nhận dạng, phương vị, khoảng

cách của các tàu xung quanh.
1.5.7 Tín hiệu từ đầu thu Microphone:
Theo điều 5.4.5 của IMO A.861 và theo điều 4.6.5 của tiêu chuẩn IEC 61996 quy
định về việc kết nối VDR với các cảm biến là các đầu thu âm thanh Microphone như
sau:
Tất cả các tín hiệu âm thanh phải được ghi lại từ các vị trí đặt Microphones đã
được quy định trong IMO A.861/5.4.5.
Một hoặc nhiều vị trí trên buồng lái phải được lắp đặt Microphones. Các cuộc
đối thoại ở tại hoặc gần đài lái, màn hình chỉ báo Radar, bàn hải đồ phải được ghi lại
một cách đầy đủ. Các Microphones cũng phải thu được các tín hiệu từ đầu vào hoặc ra
của hệ thông nội bộ tàu, hệ thống thông tin công cộng và các báo động có thể được
nghe trên buồng lái. Thông thường nhà sản xuất sẽ cấp cho 6 Microphones, trong đó 2
Microphones được đặt ở ngoài 2 bên mạn tàu, 4 Microphones còn lại được đặt trong
15
buồng lái ở các vị trí như sau: Đặt ở trụ lái, giữa 2 Radar, bàn hải đồ và tại buồng
VTĐ.
Tín hiệu âm thanh từ tất cả các đài làm việc phải được ghi liên tục, có thể lựa
chọn các phương thức ghi với điều kiện các đài làm việc có thể được xác định với các
tín hiệu âm thanh được phân tích trong khoảng thời gian phát lại của các thông tin đã
được ghi.
Các tín hiệu âm thanh từ các cuộc đàm thoại trên buồng lái thu được từ các
Microphones sẽ được đưa vào một bộ xử lý tín hiệu và có 3 cổng để dồn kênh cho 6
Microphones.
1.5.8 Tín hiệu từ máy VHF:
VHF là một thiết bị được sử dụng để thông tin liên lạc giữa tàu với tàu, giữa tàu
với bờ hoặc giữa các đài bờ với nhau. Việc liên lạc được thực hiện bằng thông tin
thoại, trong một số thiết bị còn tích hợp cả chức năng gọi chon số DSC. Nhưng ở đây
theo quy định việc kết nối VDR với thiết bị VHF chỉ yêu cầu ghi lại các tín hiệu thông
tin thoại khi liên lạc bằng VHF. Các thông tin này cũng được yêu cầu rõ trong điều
5.4.6 của IMO A.861 và theo điều 4.6.6 của tiêu chuẩn IEC 61996 như sau:

Các thông tin liên quan trong quá trình liên lạc thoại từ thiết bị VHF phải được
ghi lại một cách độc lập với các âm thanh thu được trên buồng lài bằng các
Microphone. Các thông tin ghi lại phải bao gồm tất cả các tín hiệu âm thanh phát ra và
thu về và phải được ghi liên tục kể từ khi VDR được kết nối với VDR. Chính vì thế
mỗi thiết bị thu phát VHF này phải được kết nối với VDR bằng các cổng độc lập.
Thông thường trên buồng lái sẽ được trang bị 2 thiết bị VHF để thực hiện việc
liên lạc. Các tín hiệu âm thanh từ các cuộc đàm thoại bằng VHF trên buồng lái sẽ được
đưa qua bộ xử lý tín hiệu và có 1 cổng dồn kênh cho cả tín hiệu Microphones và tai
nghe của máy VHF.
1.5.9 Tín hiệu từ La bàn_Gyro Compass:
Đây là một trong những thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong hành trình
trên biển. Các tàu được trang bị La bàn giúp các sĩ quan có thể nhìn vào mặt chỉ thị của
nó để đưa ra được hướng và độ lệch của hướng mũi tàu so với Bắc của trái đất. La bàn
được trang bị trên tàu thường bao gồm một La bàn từ chuẩn, một La bàn điện và 2 La
bàn phản ảnh được lắp ở phía 2 mạn tàu. Tín hiệu từ 2 La bàn phản ảnh này được lấy
thông qua bộ senxin từ La bàn điện.
16
Theo quy định thì VDR cũng phải được kết nối với Labàn để ghi lại thông tin về
hướng hành trình của tàu.
Theo điều 5.4.4 của IMO A.861 và theo điều 4.6.4 của tiêu chuẩn IEC 61996 quy
định về hướng hành trình như sau:
Hướng đi của tàu trong quá trình hành trình trên biển phải được lấy từ Labàn.
Hướng đi của tàu phải được ghi lại theo khả năng có thể trên tàu với sai số độ lệch cho
phép là 0.1 độ.
1.5.10 Tín hiệu báo động từ buồng lái:
Theo điều 5.4.9 của IMO A.861 và theo điều 4.6.11 của tiêu chuẩn IEC 61996
quy định về các báo động trên tàu như sau: Tất cá các báo động bắt buộc trên buồng lái
phải được ghi lại một cách đầy đủ. Bảng dưới đây đưa ra các lại tín hiệu và kiểu báo
động của từng tín hiệu đó.
STT Chức năng Kiểu báo

động
Ghi chú
1 Năng lượng cấp cho
hộp số máy chính và
máy phụ.
Ánh sáng

Âm thanh
- Sai lệch về nguồn cấp cho các
hộp số.
- Hoạt động của các thiết bị bảo
vệ ngắn mạch, quá tải, mất pha
trong hệ thống 3 pha.
2 Hệ thống điều khiển
hộp số máy chính và
phụ.
Ánh sáng

Âm thanh
Sai lệch về nguồn cấp cho hệ
thống điều khiển hộp số.
3 Hộp số, mức dầu thuỷ
lực thấp.
Ánh sáng và
Âm thanh
Báo động mức thấp của két dầu
thuỷ lực.
4 Hỏng hệ thống điều
khiển từ xa của máy
chính.

Ánh sáng

Âm thanh
Dùng cho các tàu có buồng điều
khiển máy chính và trực phòng
máy, hỏng hệ thống điều khiển từ
xa của máy chính.
5 Áp lực khí khởi động Ánh sáng Áp lực khí khởi động thấp nhưng
17
máy chính thấp. và Âm thanh cao hơn mức cần thiết để khởi
động.
6 Hệ thống tự động dừng
máy chính.
Buồng máy trên tàu không có
người trực, ngắt máy chính và
các máy khác khi có sự cố
nghiêm trọng.
7 Các hoạt động theo yêu
cầu của OOW bị lỗi.
Ánh sáng và
Âm thanh
8 Nguồn cấp cho hệ thống
báo động bị hỏng.
Ánh sáng và
Âm thanh
Nguồn cấp bị hỏng ảnh hưởng tới
kế hoạch báo động.
9 Mức dầu thuỷ lực thấp
trong cửa kín nước.
Ánh sáng


Âm thanh
Các tàu đồng vào hoặc sau ngày
01/02/1992 có cửa trượt kín nước
thuỷ lực. Mưca dầu thấp trong
két dầu thuỷ lực.
10 Áp lực khí cửa kín nước
thấp, mất năng lượng.
Ánh sáng
và Âm thanh
Áp lực khí thấp hoặc mất năng
lương được chứa trong bộ chấp
hành thuỷ lực.
11 Mất năng lượng điện
của cửa kín nước.
Ánh sáng và
Âm thanh
Nguồn điện hoạt động hoặc điều
khiển bị hỏng.
12 Báo động nước cao. Ánh sáng và
Âm thanh
Mức nước cao tại nơi mà nước
được xả từ khu vực háng kín
hoặc boong mạn khô.
13 Hộp chỉ bảo vị trí của
cửa.
Ánh sáng

Âm thanh
Tàu khách Ro-Ro, các thiết bị

đóng mở cửa không đảm bảo. Hệ
thống phải có chế độ công tác
cho “Biển hoặc bến cảng”. Hệ
thống hoạt động trong chế độ
Biển.
14 Bộ chỉ thị đầu dò bị rò
rỉ nước.
Ánh sáng và
Âm thanh
Rò rỉ nước qua các cửa trong khu
vực hàng Ro-Ro hoặc những khu
18
vực đặc biệt.
15 Khu vực xả Halon tự
động.
Ánh sáng và
Âm thanh
Hoạt động của hệ thống xả
Halon.
16 Tự động phát hiện cháy
trong buồng máy hoặc
điều khiển từ xa.
Ánh sáng và
Âm thanh
Kích hoạt hệ thống cảm biến.
17 Phát hiện cháy hoặc
phun nước tự động.
Ánh sáng

Âm thanh

Kích hoạt phun nước hoặc phát
hiện hệ thống cháy, bổ xung
thêm báo hỏng hoặc mất nguồn
đến các hệ thống khác.
18 Mất nguồn hệ thống đầu
dò khói.
Ánh sáng và
Âm thanh
Hỏng nguồn của hệ thống.
19 Phát hiện khói. Ánh sáng và
Âm thanh
Kích hoạt hệ thống.
20 Mất áp thùng chứa hệ
thống Halon.
Ánh sáng và
Âm thanh
Giảm áp lực khí trong thùng
chứa.
21 Mất nguồn hoặc hỏng
dòng điện hệ thống
Halon.
Ánh sáng
và Âm thanh
Mất dòng điện nối đến thùng
chứa để xả Halon.
22 Mất áp lực thuỷ lực
hoặc khí lực của hệ
thống Halon.
Mất áp lực để xả khí.
23 Báo động nhân sự. Ánh sáng và

Âm thanh
An toàn nhân sự khi trực một
mình.
1.5.11 Trạng thái các cửa trên tàu_Hull Door:
Theo điều 5.4.12 của IMO A.861 và theo điều 4.6.14 của tiêu chuẩn IEC 61996
quy định trạng thái thân tàu như sau:
19
Điều này bao gồm tất cả các thông tin về trạng thái thân tàu bắt buộc theo quy
định của IMO phải được hiện thị trên buồng lái tàu. VDR phải ghi lại được các thông
số về trạng thái của tất cả các cửa trên thân tàu và lưu lại trong bộ nhớ của mình.
1.5.12 Trạng thái các cửa kín nước và cửa báo cháy_Fire/Watertigh Door:
Theo điều 5.4.13 của IMO A.861 và theo điều 4.6.15 của tiêu chuẩn IEC 61996
quy định trạng thái các cửa kín nước và cửa báo cháy như sau:
Điều này bao gồm tất cả các thông tin về trạng thái của các cửa kín nước và cửa
báo cháy trên tàu bắt buộc theo quy định của IMO phải được hiện thị trên buồng lái
tàu. VDR phải ghi lại được các thông số về trạng thái của tất cả các cửa này lưu lại
trong bộ nhớ của mình.
1.5.13 Gia tốc và ứng suất thân tàu_Acceleration and Hull Stresses:
Theo điều 5.4.14 của IMO A.861 và theo điều 4.6.16 của tiêu chuẩn IEC 61996
quy định về gia tốc và ứng suất thân tàu như sau:
Một tàu khi đủ theo tiêu chuẩn quy định của IMO thì phải có thiết bị kiển tra gia
tốc và ứng suất thân tàu. Tất cả các dữ liệu đó phải được chỉ báo và nếu có thể nó phải
được ghi lại trong VDR.
Chương II:
TÌM HIỂU THIẾT BỊ VDR HÃNG NETWAVE.
2.1. GIỚI THIỆU VỀ HÃNG NETWAVE
20
NETWAVE là nhà sản xuất chuyên về thiết bị VDR/SVDR nằm ở thành phố
Rottredam, Hà Lan. Nhiều khách hàng đã và đang rất hài lòng với giao hàng, lắp đặt,
hiệu quả, sau bán hàng và dịch vụ hỗ trợ bởi Netwave. Netwave được rất nhiều khách

hàng tin tưởng và tín nhiệm: Nhà máy đóng tàu Damen, Hạm đội Golar Barber, công ty
vân tải Roswell, công ty vận tải Lomar…và rất nhiều công ty đóng tàu,vận tải khác
trên thế giới.Bởi sản phẩm của Netwave có các ưu điểm sau:
* Giá cả cạnh tranh nhất so với các hãng khác của Châu Âu và Nhật Bản.
* Kết cấu chắc chắn, công nghệ mới nhất.
* Thiết bị gọn nhẹ, dễ lắp đặt.
* Mạng lưới cung cấp với trên 45 nước trên thế giới với trên 250 kỹ sư đã được
huấn luyện kỹ thuật từ nhà sản xuất.
2.2. THIẾT BỊ GHI DỮ LIỆU HÀNH TRÌNH NETWAVE NW4000.
2.2.1. Cấu trúc thiết bị.
21
Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc thiết bị VDR NETWAVE
Trong đó:
* Sensors : Các thiết bị với dữ liệu ra là chuẩn NMEA 0183, audio, analog,
digital… sẽ kết nối với SVDR.
* HSS (Hardene Storage Server) Capsule : Khối bảo vệ dữ liệu gồm: CPU của
VDR và PDC(Protective Data Capsule).
* BCU (Bridge Control Unit) : Khối bảng điều khiển.
* WIM (WaveNet Interface Modules): Khối chứa các Adaptor với chức năng
nhận dữ liệu từ các thiết bị khác trong hệ thống. Hệ thống có 1 hoặc nhiều khối WIM
tùy theo tàu lắp VDR hay SVDR.
* PSU (Power Supply & Switch Unit ) : Khối nguồn và chuyển mạch.
* Wavenet Cable: Cáp kết nối tín hiệu và nguồn giữa các khối của thiết bị.
22
PSU
(Power
supply
&
Switch
Unit)

HSS
Capsule
(Hardee
Storage
Server)
BCU
Alarm &
Control
Panel
AdaptorSensor
s
External
Power
WIM
(WaveNet Interface
Modules)
(1 or more)
Wavenet Cable
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống S-VDR NETWAVE
23
2.2.2. Các khối trong thiết bị và chức năng của từng khối.
a, Khối Power Supply and Switch Unit (PSU).
Hình 2.3. Khối Power Supply & Switch Unit
Bộ nguồn với chức năng cung cấp nguồn cho bộ điều khiển ghi và nguồn cho các
khối HSS và khối BCU, WIM của thiết bị. Với các thông số kỹ thuật sau:
- Cấp điện vào AC 110V/220V 50Hz/60Hz.
- Công suất tiêu thụ max là 100W.
- Để bảo đảm cho hệ thống làm việc bình thường nó sẽ chuyển sang sử
dụng nguồn phụ hay nguồn sự cố một chiều DC 24V ngay khi nguồn điện chính
mất.

- Khi tàu gặp sự số sẽ chuyển sang sử dụng nguồn điện khẩn cấp (Pin)
.Nguồn pin của PSU cung cấp năng lượng cho các bộ phận kết nối và bộ phận ghi
âm, cho phép ghi lại ít nhất 2 giờ âm thanh (theo các tiêu chuẩn IEC61996 - hiệu
suất VDR).
- Pin có hạn sử dụng là 3 năm.
- Ngoài ra khối PSU của Netwave còn có chức năng sau:
+ Là một bộ phận chuyển mạch kết nối dữ liệu giữa các khối.
+ PSU có 8 cổng mạng, 7 trong số đó là 'chạy' và có thể được kết nối
với bất kỳ của các đơn vị VDR khác (NW1-NW7). Một cổng RJ-45 kết nối
(NET8) được sử dụng để được kết nối với máy PC.
24
b, Khối Hardened Storage Server (HSS).
Hình 2.4 . Khối Hardened Storage Server (HSS)
Đây là bộ phận quan trọng nhất của VDR, nó có chức năng ghi lại và lưu trữ toàn
bộ các thông tin thu nhận được. Các thông tin được lưu trữ tại đây sẽ được các nhà
quản lý tàu kiểm tra theo dõi và đưa ra các biện pháp giải quyết và khắc phục khi có sự
cố xảy ra.
Khối Hardened Storage Server gồm hai phần chính: PDC(Protective Data
Capsule) và CPU(Centre Process Unit) của thiết bị, hai khối này nối với nhau bằng một
cáp duy nhất.
- Phần CPU của VDR, phần này chứa bộ xử lý trung tâm của cả hệ thống và
hai ổ cứng HSS1 và HSS2. Các dữ liệu đưa lên được xử lý thành tín hiệu dưới
dạng chuẩn IEC.Dữ liệu được ghi vào HSS1 và HSS2 sau đó được chuyển lên
phần PDC.
- Phần PDC là phần chứa dữ liệu cuối cùng của hệ thống. Bộ nhớ lưu dữ liệu
nằm trong PDC thực chất cũng chỉ là một thẻ nhớ CF Card hình vuông 2.5 inch
dung lượng từ 2 – 8 GB. PDC nhận dữ liệu đã được xử lý thành tín hiệu dưới
dạng chuẩn IEC. Dữ liệu được ghi vào theo hình thức dữ liệu mới liên tục ghi đè
lên dữ liệu cũ và luôn đảm bảo bộ nhớ đầy dữ liệu của 12 – 48 giờ dữ liệu gần
25

×