Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

hệ thống inmarsat fleet 77 và cấu trúc kênh thông tin của inmarsat nera fleet 77

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 64 trang )

Lời mở đầu
Trong thế giới hiện đại ngày nay song song với sự phát triển của các ngành khoa
học công nghệ cao, thông tin vệ tinh đã trở thành cứu cánh cho công cuộc toàn cầu hoá
xã hội hoá thông tin. Từ năm 1982, hệ thống thông tin INMARSAT đã đưa vào hoạt
động để đáp ứng những nhu cầu thông tin liên lạc không ngừng tăng lên. Và thông tin
vệ tinh INMARSAT đã được áp dụng trong ngành hàng hải từ rất sớm. cung với sự
phát triển của ngành hàng hải và những nhu cầu ngày càng cao trong ngành này thì
nhiều hệ thống INMARSAT ra đời nhằm mục đích phục vụ những nhu cầu liên lạc và
an toàn hàng hải. Một trong những hệ thống INMARSAT được sử dụng riêng cho
ngành hàng hải đó là INMARSAT Fleet 77.
F77 với đường kính anten lớn,giá thành cao hơn so với INMARSAT C nhưng nó mang
lại những dịch vụ vượt trội hơn so với INMARSAT C.Do đó về hệ thống INMARSAT
Fleet 77 và cấu trúc kênh thông tin của hệ thống này có những khác biệt rất xa so với
hệ thống INMARSAT C.Đề tài của em là:
HỆ THỐNG INMARSAT FLEET 77
VÀ CẤU TRÚC KÊNH THÔNG TIN CỦA INMARSAT NERA FLEET 77.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương I:Giới thiệu về hệ thống thông tin vệ tinh.
Chương II:Hệ thống INMARSAT FLEET 77.
Chương III:Cấu trúc kênh thông tin của INMARSAT FLEET 77.
Để hoàn thành đồ án này,em xin chân thành cảm ơn thầy giáo:Nguyễn Ngọc
Sơn đã giúp đỡ định hướng cho em.
Với trình độ và tài liệu hạn chế nên đồ án của em vẫn còn rất nhiều chỗ sơ
sài.em rất mong sự thông cảm của các thầy trong bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn
Hải phòng,tháng 01 năm 2011
Sinh viên
VŨ VĂN QUANG
3
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH


1.1Hệ thống thông tin vệ tinh.
1.1.1 Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin vệ tinh.
Sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế,việc vận tải bằng đường biển ngày
một tăng,nhu cầu về thông tin liên lạc cho các phương tiện di động trở thành cấp
thiết.Năm 1979 hệ thống INMARSAT ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
Các giai đoạn phát triển của ngành thông tin vệ tinh:
Trong những năm 50,bắt đầu phóng vệ tinh và các thí nghiệm về thông tin vệ tinh
đã được thực hiện trên cơ sở thục nghiệm.
Trong nhưng năm 60 thông tin vệ tinh đã cho thấy sự phát triển rõ rệt,thương mại
hóa vệ tinh bắt đầu từ năm 1967.
Từ năm 70 đã có thêm các dịch vụ mới.
Các mốc phát triển quan trọng của ngành thông tin vệ tinh:
- Tháng 4 năm 1945,Authur C.Clark mô tả việc thông tin liên lạc
bằng vệ tinh địa tĩnh trong cuốn truyện khoa học viễn tưởng.
- Ngày 4 tháng 10 năm 1957 Liên Xô lần đầu tiên phóng thành công
vệ tinh Sputnyc -1 vào quỹ đạo.
- Tháng 7 năm 1963 vệ tinh địa tĩnh đầu tiên Syncon -2 (NASA.MỸ)
được phóng thành công với 300 kênh thoại.
- Tháng 8 năm 1964 tổ chức vệ tinh lớn nhất INTELSAT được thành
lập.
- Tháng 4 năm 1965 Early Birth (Intelsat –I),vệ tinh thương mại đầu
tiên được phóng.
- Năm 1967 phóng vệ tinh thứ hai của INTELSAT (240 kênh thoại đa
truy nhập hoặc 1 kênh truyền hình.
- Năm 1968 – 1970 phóng vệ tinh thứ ba của INTELSAT
- Năm 1971 phóng vệ tinh thứ tư của INTELSAT (4000 kênh thoại +
2 kênh truyền hình).
- Tháng 11 năm 1971 thành lập tổ chức INTERSPUTNYK.
4
- Tháng 11 năm 1972 phóng vệ tinh nội địa đầu tiên,Anik-1.

- Tháng 10 năm 1975 phóng vệ tinh INTELSAT – IVA đầu tiên .
- Tháng 2 năm 1976 phóng vệ tinh hàng hải đầu tiên.
- Tháng 6 năm 1979 thành lập tổ chức vệ tinh hàng hải toàn cầu
- Tháng 12 năm 1980 phóng vệ tinh INTELSAT –V đầu tiên(12.000 kênh
thoại ,sử dụng bộ phát đáp giải rộng,phân cực đôi,tái sử dụng tần số.
1.1.2. Giới thiệu chung về hệ thống.
cùng với sự phát triển của hoa học,ngày nay thông tin vệ tinh đã trở thành một dịch vụ
phổ biến trên toàn thế giới.thông tin vệ tinh có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ
khác nhau như dịch vụ thoại,phát thanh truyền hình,truyền số liệu,thông tin an toàn
cứu nạn….
Một vệ tinh có khả năng thu phát sóng vô tuyến sau khi được phóng vào vũ trụ,vệ
tinh có nhiệm vụ thu sóng vô tuyến nhận từ các trạm mặt đất sau đó khuyếch đại,đổi
tần và phát sóng vô tuyến đến trạm khác.
Vệ tinh có thể được phóng lên các quỹ đạo có độ cao khác nhau, ở mỗi độ cao đặc
điểm chuyển động của các vệ tinh cũng khác nhau và để phân loại vệ tinh người ta dựa
vào quỹ đạo chuyển động. vệ tinh có thể được phân ra là:vệ tinh quỹ đạo tầm thấp
( Polar Orbits) và vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh ( Geosynchronous)
- Vệ tinh quỹ đạo thấp LEO ( Low Earth Obit ) và MEO ( Mean Earth Obit ).
LEO có độ cao từ 700 – 1000 km so với mặt đất.
MEO có độ cao khoảng 1000 km so với mặt đất.
Vệ tinh quỹ đạo có chu kỳ quay khác với chu kỳ quay của trái đất nên nó chuyển động
liên tục khi quan sát trái đất.
5
Quả
đất
Hình 1.1. Vệ tinh quỹ đạo thấp.

- Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh GEO ( Graphic Earth Obit ).
Đây là vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo tròn, có độ cao khoảng 36000 km so với đường
xích đạo trái đất bay vòng quanh một vòng trái đất hết 24h và không chịu sự tác động

của lực hút trái đất. Do chu kỳ bay của vệ tinh bằng với chu kỳ quay của trái đất nên vệ
tinh dường như đứng yên khi quan sát từ trái đất, chính vì vậy vệ tinh này được gọi là
vệ tinh địa tĩnh. Loại này đảm bảo thông tin ổn định liên tục nên có rất nhiều ưu điểm,
ngày nay đã trở thành phương tiện thông tin phổ biến.

Nếu ba vệ tinh địa tĩnh được đặt ở các vị trí cách đều nhau trên mặt phẳng xích
đạo như hình vẽ trên thì có thể thiết lập thông tin giữa hầu hết các vùng trên trái đất
bằng cách chuyển tiếp qua một hoặc hai vệ tinh. Điều này cho phép xây dựng một
mạng lưới thông tin trên toàn thế giới.
1.1.3 Đặc điểm của thông tin vệ tinh:
Thông tin vệ tinh phát triển và phổ biến nhanh chóng,nó được xem như là sự lựa
chọn hợp lý vì các ưu điểm của nó hơn hẳn so với các phương tiện thông tin khác.
- Ưu điểm:
6
Quả
đất
Hình 1.2. Vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh.
+ Vùng phủ sóng của vệ tinh rộng, với vệ tinh địa tĩnh GEO có thể phủ sóng 1/3
trái đất do đó về lý thuyết chỉ cần 3 vệ tinh là phủ sóng toàn cầu ( Trừ 2 vùng địa cực ).
Nhưng trong thực tế dùng nhiều hơn 3 vệ tinh và một số dự phòng.
+ Dung lượng thông tin lớn do hệ thống hoạt động ở khu vực tần số cao nên có
băng tần công tác rộng. Thông tin vệ tinh cho phép đạt dung lượng rất lớn trong một
khoảng thời gian ngắn. Có khả năng đa truy nhập và có thể ứng dụng cho thông tin di
động.
+ Độ tin cậy thông tin cao do xác xuất hư hỏng trên đường truyền là rất thấp. Do
vậy độ tin cậy đạt tới 99,9% thời gian thông tin trong một năm.
+ Đường truyền thông tin có chất lượng cao do các ảnh hưởng của nhiễu, khí
quyển, tạp âm vũ trụ và pha đinh là nhỏ không đáng kể.
+ Hiệu quả kinh tế cao trong thông tin khoảng cách lớn.
+ Đa dạng về loại hình dịch vụ.

+ Tính linh hoạt cao: Hệ thống thống thông tin vệ tinh được thiết lập rất nhanh
trong điều kiện các trạm mặt đất ở rất xa nhau về mặt địa lý và dung lượng có thể thay
đổi tùy theo yêu cầu sử dụng.
+ Thông tin vệ tinh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thông tin cho các vùng hẻo lánh địa hình phức tạp, các đài di động, máy bay và chuyên
mục dành cho nhiều loại hình khán giả ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là ứng dụng
cho mục đích an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS (Global Maritime Distress
and Safety Systems)
- Nhược điểm: nhược điểm chính của đường truyền vệ tinh là trễ truyền dẫn do
khoảng cách đài phát, vệ tinh và đài thu. Lượng thời gian trễ trung bình vào khoảng
270ms, trong trường hợp thoại hai chiều qua vệ tinh là 540ms cho cả đi và về. Tác
động chính của trễ truyền dẫn là hiệu ứng tiếng vọng, hiệu ứng này trong mạng mặt đất
là không đáng kể. Hiệu ứng tiếng vọng trong thông tin vệ tinh được hạn chế nhờ sử
dụng các bộ triệt tiếng vọng.
1.1.4.Cấu trúc hệ thống thông tin vệ tinh.
Hệ thống thông tin vệ tinh gồm 3 khâu:
+ Khâu không gian.
+ Khâu điều khiển.
+ Khâu người sử dụng.

7

. hình 1.3Cấu trúc hệ thống thông tin vệ tinh.
• Khâu không gian.
Khâu không gian bao gồm vệ tinh và các hệ thống phụ như hệ thống TTSC ( Đo
xa, truy theo và điều khiển ). Vệ tinh hoạt động như một trạm lặp thực hiện kết nối một
trạm mặt đất với một trạm khác.
Khâu không gian có một số đặc tính :
- Sử dụng pin mặt trời cung cấp năng lượng cho các hệ thống của vệ tinh và các loại
pin chuyên dụng làm năng lượng dự trữ.

- Hệ thống anten cung cấp các vùng phủ sóng theo yêu cầu cho việc thu và phát.
- Hệ thống ổn định nhiệt duy trì nhiệt độ yêu cầu trong vệ tinh tùy thuộc nhiệt độ
môi trường bên ngoài.
• Khâu điều khiển.
Gồm các trạm mặt đất và các trang thiết bị của nó như anten thu/phát, thiết bị điều
khiển truy theo vệ tinh, máy thu tạp âm thấp LNA ( Low Noise Amplifier), các bộ đổi
tần lên/xuống, các bộ điều chế/giải điều chế, các bộ khuếch đại công suất lớn, ống dẫn
sóng, các bộ chia cao tần và ghép công suất.
Nhiệm vụ của trạm mặt đất là điều khiển hệ thống, kết nối thông tin trong mạng nội bộ
và các mạng khác.
• Khâu người sử dụng.
8
Người sử dụng có thể dùng mạng lưới thông tin liên lạc vệ tinh thông qua các thiết
bị thông tin vệ tinh của người sử dụng. Mỗi thiết bị này bao gồm một anten kèm theo
cac máy móc điện tử điều khiển và thông tin, nó cung cấp mối liên hệ giữa người sử
dụng và mạng lưới thông tin liên lạc vệ tinh.
Khái niệm người sử dụng có thể bao gồm : tàu biển, máy bay, các trạm mặt đất di
động. Các đài này thực hiện kết nối thông tin với nhau hoặc với mạng thông tin mặt đất
cố định qua các vệ tinh và các trạm bờ mặt đất.
1.2.Hệ thống INMARSAT
INMARSAT phục vụ cho nghành hàng hải với mục đích theo dõi quản lý tầu
thuyền và cung cấp các ứng dụng ứng cứu và tiêu khiển ngoài khơi qua vệ
tinh.Inmarsat đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống cấp cứu và an toàn hàng
hải toàn cầu (GMDSS ) thông qua việc cung cấp dịch vụ và thiết bị vệ tinh phục vụ cho
thông tin liên lạc an toàn và tìm kiếm cứu nạn một cách nhanh chóng, tin cậy của
nghành hàng hải trên tất cả các vùng biển ngoại trừ các vùng cực.
1.2.1.Cấu trúc hệ thống:
Cấu trúc của hệ thống thông tin Inmarsat về cơ bản giống như cấu trúc của hệ
thống thông tin vệ tinh nói chung, bao gồm ba bộ phận chính:
Hệ thống Inmarsat sử dụng các vệ tinh địa tĩnh hoạt động trên quỹ đạo cách bề mặt

trái đất khoảng 36000 km, bao phủ toàn bộ trái đất từ
70
o
N đến
70
o
S đó là vùng diễn
ra hầu như toàn bộ mọi hoạt động của con người. Các vệ tinh đã bao phủ toàn bộ trái
đất chỉ trừ hai vùng địa cực. Các vệ tinh của Inmarsat dựa trên một chòm 4 vệ tinh quỹ
đạo địa tĩnh bao phủ 4 vùng đại dương.
Đông Đại Tây Dương ( AOR – E )
Tây Đại Tây Dương ( AOR – W )
Thái Bình Dương ( POR )
Ấn Độ Dương ( IOR )
Ngoài ra còn có các vệ tinh được dùng để dự trữ khi các vệ tinh đang hoạt động
sảy ra sự cố, các vệ tinh dự trữ này cũng nằm trên quỹ đạo địa tĩnh.
Các vệ tinh của hệ thống thông tin Inmarsat có 4 vệ tinh hoạt động và các vệ tinh dự
trữ gồm các vệ tinh thế hệ thứ 1, thế hệ thứ 2 và thế hệ thứ 3.
Phần vệ tinh:
9
Phần vệ tinh là hạt nhân của hệ thống thông tin toàn cầu, sự tồn tại của vệ tinh là đặc
trưng khác biệt so với phương thức liên lạc cũ. Hệ thống INMARSAT sử dụng 5 vệ
tinh hoạt động và 4 vệ tinh dự trữ nằm trên quỹ đạo địa tĩnh cách bề mặt trái đất
khoảng 35,680 km, gồm các vệ tinh thế hệ thứ II và thế hệ thứ III
+ vệ tinh thế hệ thứ nhất: ba vệ tinh Marisat bao phủ 3 vùng đại dương, mỗi vệ tinh
cung cấp 10 kênh thông tin.
+ vệ tinh thế hệ thứ hai: vệ tinh này đã được thiết kế và xây dựng bởi liên hiệp 6 công
ty quốc tế đứng đầu là Bristish Aerospace, cung cấp 250 kênh lý thuyết. hai vệ tinh
INM-F1 và INM-F2 được phóng từ Cape Canaveral sử dụng tên lửa đẩy Mc Donnell-
Douglas Delta II ( 9.1990 và 3.1991). còn INM-F3 và INM- F4 được đưa lên không từ

Kourou Space Centre của Franch Guiana sử dụng tên lửa đẩy Esa Airane ( 12.1991 và
4. 1992).
+ Vệ tinh thế hệ thứ III: các vệ tinh thế hệ thứ 3 được đưa vào khai thác từ năm 1996.
không giống như các vệ tinh của thế hệ trước, các vệ tinh thế hệ này hoạt động ở hai
chế độ toàn cầu và khu vực nhỏ cho người sử dụng thông tin di động với công suất
nhỏ, giá thành hạ. vệ tinh thứ 3 tương đương với 355 kênh thoại INMARSAT A nếu
dùng chế độ toàn cầu và 2.800 kênh nếu dùng cho chế độ khu vực.
phần mặt đất:
a. trung tâm điều khiển mạng NOC ( network openrating centre): đây là cơ quan điều
khiển cao nhất của hệ thống INMARSAT điều khiển toàn bộ mạng các trạm cố định,
các trạm di động và vệ tinh, có trụ sở tại london.
b. trung tâm điều khiển vệ tinh SCC ( satellite control centre) : các vệ tinh
INMARSAT được điều khiển bởi 3 SCC, có nhiệm vụ điều chỉnh tính chất vật lý của 4
loại vệ tinh khác nhau được sử dụng trong hệ thống INMARSAT.
c. trạm phối hợp mạng NSC ( Network Co-ordinatiol Station): trong khi SCC quản lý
về mặt phần cứng các vệ tinh thì NSC quản lý các dịch vụ thông tin trong mạng. một
trạm NSC sẽ quản lý một loại dịch vụ của hệ thống thông tin trong mỗi vùng vệ tinh
INM. NSC giám sát liện tục các yêu cầu và các luồng thông tin thoại, telex qua các
vùng biển mà nó chịu trách nhiệm, nghiệp vụ này cần thiết để duy trì hoạt động chính
xác giữa trạm cố định và di động.
d. đài vệ tinh mặt đất LES ( Land Earth Station): các đài LES của mỗi vùng vệ tinh có
nhiệm vụ kết nối các đường thông tin giữa vệ tinh với các trạm thuê bao cố định trên
10
mặt đất, nghĩa là đài LES làm công việc trung chuyển thông tin từ thuê bao mặt đất lên
vệ tinh và ngược lại.
+ các chức năng của đài LES: chức năng của đài LES là thiết lập các kênh thông tin
trong các dịch vụ của nó khi được yêu cầu từ các thuê bao mặt đất hoặc thuê bao trạm
di động, kiểm tra các số nhận dạng của các trạm di động, ghi lại các cuộc liên lạc đã
được thực hiện, các số liệu, và số nhận dạng của một cuộc gọi ưư tiên cấp cứu từ các
đài.

+ các loại dịch vụ: các trạm LES có khả năng cho các loại dịch vụ sau: thoại và telex tự
động, thoạivà telex nhân công, trợ giúp kỹ thuật, các dịch vụ điện tín, truyền dữ liệu,
gọi nhóm tăng cường, trợ giúp y tế…
e. trạm truy theo và điều khiển từ xa TT& C ( Satellite Tracking, Telemetry and
Command) : truy theo và điều khiển từ xa là một vấn đề quan trọng đối với việc điều
khiển các vệ tinh một cách chắc chắn và có hiệu quả. trạm TT&C cũng được phân chia
theo khu vực.
phần sử dụng:
Các thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tin vệ tinh INM hiện nay bao gồm các loại:
INM-A, INM-B, INM-C, INM-E, INM-D, INM-M-mini M, INM-M4, INM-F. trong
đó các loại INM A, B, C, M đang được sử dụng phổ biến trên các tàu biển hiện nay.
kiến trúc của thiết bị này nói chung bao gồm :
- một antenna thu phát vệ tinh được đặt trên các phương tiện, hoặc các thiết bị di
động.
- một thiết bị thu phát
1.2.2. Các hệ thống thông tin Inmarsat
Hệ thống Inmarsat cung cấp đường liên lạc vệ tinh cho hàng hải, mặt đất và hàng
không. Hiện nay nghành hàng hải sử dụng các loại Inmarsat sau:
Inmarsat - A
Inmarsat - B
Inmarsat - C
Inmarsat - M/mM
Inmarsat - E
Inmarsat – F
Đặc điểm của từng hệ thống như sau:
11
• Hệ thống Inmarsat - A
Hệ thống Inmarsat – A được đưa vào sử dụng trên các tàu biển từ năm 1982, sử
dụng kỹ thuật tương tự. Hệ thống này ra đời đã đã đánh dấu một bước phát triển lớn
trong công nghệ thông tin di động. Thiết bị được lắp đặt trên tàu được gọi là SES, thiết

bị gồm hai phần chính như sau:
- Phần trên boong: Phần trên boong bao gồm các thiết bị
+ Anten Parabol có đường kính khoảng 1,2m có kết cấu cơ khí chắc chắn đặt
trên boong.
+ Hệ thống truy theo vệ tinh, để tự động điều khiển góc phương vị và góc
ngẩng anten.
+ Bộ xử lý, để tự động điều khiển tất cả các hoạt động của các thiết bị trên
boong.
+ Bộ khuếch đại cao tần: Bao gồm máy phát khuếch đại siêu cao tần, máy thu
RF và mạch lọc băng.
+ Bộ dồn kênh.
- Phần dưới boong. Phần dưới boong của hệ thống thông tin Inmarsat – A gồm
các thiết bị sau:
+ Hệ thống máy vi tính, bộ điều khiển các chức năng của hệ thống.
+ Bộ điều chế và giải điều chế.
+ Bộ xử lý tín hiệu âm tần.
+ Bộ xử lý các dữ liệu.
+ Hệ thống điều khiển và hiển thị.
Hệ thống Inmarsat – A cung các các dịch vụ: Telex, Fax, Thoại, Truyền dữ liệu.
Hệ thống này có một số nhược điểm: Anten có kích thước lớn, cồng kềnh đòi hỏi cơ
cấu ổn định và truy theo phức tạp, tiêu tốn năng lượng lớn, đòi hỏi công suất và băng
thông lớn. Thông tin thoại dùng phương thức điều tần nên chưa tiết kiệm được dải
phổ, công nghệ chưa cao, cước phí thông tin cao.
• Hệ thống Inmarsat - B
Hệ thống Inmarsat – B ra đời là sự thay thế kế tiếp, cải tiến hoàn thiện cho hệ
thống Inmarsat – A. Hệ thống này ra đời năm 1993 và bắt đầu đi vào khai thác. Dựa
vào công nghệ số mới nhất do đó giảm được yêu cầu sử dụng kênh xấp xỉ 50% so với
hệ thống Inmarsat – A. Hệ thống này có những đặc điểm như sau:
12
- Việc sử dụng kỹ thuật mã hóa, kỹ thuật điều chế, kỹ thuật xử lý tín hiệu trong

băng tần cơ sở, kỹ thuật tự động điều chỉnh công suất phát của vệ tinh cho phép giảm
đáng kể công suất phát từ 40W xuống còn 20W đây là tiến bộ cơ bản nhất của hệ
thống này.
- Kích thước anten của hệ thống gọn nhẹ chỉ vài chục kg và cho hiệu quả cao
hơn Inmarsat – A.
- Việc ứng dụng các kỹ thuật trên nên tốc độ thông tin nhanh, trọng lượng nhẹ,
giá thành hợp lý hơn Inmarsat – A.
- Hệ thống này sử dụng phương pháp mã hóa 1/2 FEC mang lại hiệ quả trong
việc phát hiện và sửa lỗi do đó chất lượng thông tin được nâng cao.
- Băng tần phát: ( 1626.500 ÷ 1646.500 )MHz
Băng tần thu: ( 1525.000 ÷ 1545.000 )MHz
- Hệ thống này cung cấp các dịch vụ hoàn toàn giống với hệ thống Inmarsat – A
gồm: thoại, Fax, telex, truyền dữ liệu tốc độ cao.
• Hệ thống Inmarsat – C
Hệ thống Inmarsat – C đưa vào khai thác năm 1/1991, đây là hệ thống Inmarsat
đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công ước quốc tế GMDSS. Hệ thống sử dụng công nghệ
kỹ thuật số, cung cấp các dịch vụ telex và data. Đặc tính của hệ thống là Store and
Forward, có thể giao tiếp với bất kỳ mạng dữ liệu mặt đất nào như PSTN, ISDN,
PSDN.
Hệ thống này có ưu điểm là giá thành thấp, sử dụng anten vô hướng, kích thước
và khối lượng của anten gọn nhẹ nên phù hợp cho lắp đặt ở những nơi có kích thước
vật lý nhỏ.
Hệ thống Inmarsat – C sử dụng trên tàu biển thường kết hợp với một máy thu gọi
nhóm tăng cường EGC để phù hợp với công ước quốc tế về GMDSS. EGC là một
dịch vụ rất quan trọng trong hệ thống này, đây là dịch vụ để đảm bảo an toàn hàng hải.
• Hệ thống Inmarsat M/mM
Inmarsat – M được đưa vào hoạt động vào những năm 1993, 1994 và cũng sử
dụng công nghệ kỹ thuật số. Hệ thống này có những đặc tính chung giống như hệ
thống Inmarsat – M nhưng có phần mới mẻ hơn.
Anten của Inmarsat – M được chế tạo để phát chùm tia có độ rộng hẹp theo bề ngang

nhưng rộng theo góc ngẩng để truy theo vệ tinh nên có thể giảm được công suất phát.
13
Inmarsat – M chỉ có thể cung cấp các dịch vụ như: thoại, Fax, không có telex nên
chỉ được ứng dụng cho các tàu có kích thước nhỏ. Loại này không thông dụng vì nó
không có chức năng kêu cứu và thông tin an toàn nên không nằm trong tiêu chuẩn về
an toàn và cứu nạn Hàng hải của công ước quốc tế GMDSS.
Inmarsat – mM bắt đầu được đi vào khai thác từ 1/1997, ra đời dựa vào sự phát
triển của công nghệ điện tử, áp dụng triệt để các ưu điểm của hệ thống Inmarsat – M
nhằm làm cho thiết bị nhỏ gọn, giá thành thiết bị hạ, giá cước thông tin thấp nên nó
phát triển rất nhanh chóng và trở thành xu hướng phát triển của thông tin vệ tinh di
động. Hệ thống cung cấp các dịch vụ: thoại, Fax, truyền dữ liệu. Nhược điểm lớn nhất
của hệ thống là không có chức năng kêu cứu và thông tin an toàn nên không nằm trong
tiêu chuẩn về an toàn và cứu nạn Hàng hải.
• Hệ thống Inmarsat – E
Hệ thống Inmarsat – E còn được gọi là EPIRB băng L, là một thiết bị bắt buộc
trang bị trên tàu chạy trên các vùng biển dùng để báo động cấp cứu khi tàu bị nạn. Đây
là một thiết bị vô tuyến vệ tinh rất nhỏ gọn, phương thức thông tin duy nhất là telex.
Bức điện mà Inmarsat – E phát đi chỉ gồm: tín hiệu báo động cấp cứu, số nhận dạng
của tàu bị nạn, vị trí bị nạn, thời gian bị nạn, tính chất bị nạn. Thiết bị EPIRB là một
yếu tố quan trọng của hệ thống GMDSS.
• Hệ thống Inmarsat – F
Hệ thống Inmarsat – F là hệ thống thông tin Inmarsat mới nhất hiện nay, nó ra đời
trước nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển của nghành hàng hải, hàng không cũng
như các lĩnh vực thông tin khác.
Inmarsat – F ( Fleet ) sử dụng trong thông tin Hàng hải bao gồm F77, F55, F33 và mới
đây nhất là FB250 và FB500. Bắt đầu được đưa vào khai thác từ năm 2002 và năm
2003 cung cấp các dịch vụ đường truyền tốc độ thấp như: thoại, Fax, data. Các đường
truyền tốc độ trung bình: Fax, data, mạng di động ISDN, dịch vụ trao đổi dữ liệu qua
cổng IP. Ngoài ra dịch vụ GMDSS trên F77 phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định mới
nhất, bao gồm quyền ưu tiên cho cuộc gọi khẩn cấp cho phép tàu cứu nạn và dịch vụ

cứu nạn luôn được ưu tiên kết nối với tàu liên tục với tàu gặp nạn. Tuy nhiên các dịch
vụ trên không được tích hợp đầy đủ trong từng loại Inmarsat – F. Dịch vụ F77, F55,
F33 được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực Hàng hải từ các tàu viễn dương trọng tải lớn,
tàu khách, tàu cá, đến các tàu nhỏ hỗ trợ ven biển.
14
Inmarsat – FB250 và FB500 là dịch vụ thông tin vệ tinh băng rộng cho nghành
Hàng hải mới nhất của Inmarsat, cung cấp đồng thời gọi thoại và truyền dữ liệu tốc độ
cao với chi phí hiệu quả trên cùng một thiết bị đầu cuối.
1.3. Hệ thống INMARSAT F và các loại hình dịch vụ.
1.3.1. Giới thiệu.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc truyền dữ liệu thoại nhanh hơn,
chất lượng tốt hơn, nhu cầu bảo mật thông tin, giảm giá thành trong việc thông tin liên
lạc Hàng hải. Inmarsat đã phát triển một ứng dụng độc đáo mới, dịch vụ gia đình –
Inmarsat hạm đội. Cung cấp đầy đủ tích hợp các dịch vụ vệ tinh truyền thông kết hợp
dịch vụ thoại và các ứng dụng cho việc truyền dữ liệu. Các hệ thống thông tin vệ tinh
mới: INMARSAT – F ( Fleet ) bao gồm: F77, F55, F33 và mới đây nhất vừa được đưa
vào sử dụng là FB250 và FB500, loại Inmarsat này sẽ là chủ đạo của nghành Hàng hải
của vệ tinh trong tương lai.
1.3.2. Hệ thống Inmarsat F77.
Đầu tiên là F77, tháng 4/2002 F77 được đưa vào sử dụng, F77 được xem là hệ
thống thông tin với các dịch vụ đầy đủ nhất trong hệ thống Fleet. F77 cho phép kết nối
thông tin nhanh, dung lượng lớn, đường truyền ổn định. Bao gồm dịch vụ thoại toàn
cầu, dịch vụ di động toàn cầu ISDN, dịch vụ gọi hai chiều GMDSS phù hợp với các
tiêu chuẩn IMO, trong đó có các ứng dụng cuộc gọi ưu tiên cho phép các cuộc gọi cứu
hộ và cứu nạn luôn luôn được kết nối trước các cuộc gọi khác, dịch vụ truyền gói dữ
liệu di động MPDS ( tốc độ có thể lên 128 kbit/s ), chỉ tính cước theo dung lượng tập
tin gửi đi hay nhận về chứ không tính theo thời gian truy nhập. F77 có đường kính
anten lớn, giá thành cao nên thường được sử dụng trên các tàu viễn dương, tàu
khách… có trọng tải lớn.
1.3.3 các loại hình dịch vụ

Hệ thống thông tin Inmarsat cung cấp cho người sử dụng nhiều loại hình dịch vụ thông
tin có độ tin cậy cao, nhanh chóng và bao phủ toàn cầu. Các dịch vụ thông tin trong hệ
thống Inmarsat bao gồm.
• Thông tin thoại:
Thông tin thoại được sử dụng cho các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp, an toàn và trợ
giúp y tế. Ngoài ra thông tin thoại còn phục vụ cho các hoạt động thương mại khác
trong hàng hải.
15
• Telex:
Thông tin telex là loại điện báo truyền chữ dùng để truyền phát các bức điện dạng
văn bản. Phương thức thông tin telex có thể dùng để phát các bức điện cấp cứu, khẩn
cấp, an toàn và các bức điện thông thường. Đây là một phương thức thông tin rất phổ
biến trong nghiệp vụ thông tin hàng hải.
• Truyền số liệu:
Khi một đài tàu đã được đăng ký dịch vụ này và truy nhập vào các ngân hàng dữ
liệu, Các ngân hàng dữ liệu này sẽ cung cấp tất cả những thông báo mới nhất về thời
tiết, những báo cáo về tài chính và các thông tin giải trí như thể thao. Đặc biệt dịch vụ
này còn cung cấp những thông báo về hàng hải cần thiết như: Các thông báo về phòng
tránh hàng hải, các thông báo cho các thuyền viên trên biển. Loại dịch vụ này mang
tính toàn cầu.
Ngoài ra hệ thống thông tin Inmarsat còn có khả năng truyền số liệu tốc độ câo 56
hoặc 64 kbps. Do có sự tiện lợi của loại dịch vụ này, kết hợp với sự hiện đại của các
thiết bị các đài di động MES, các đài mặt đất LES đang ngày càng phát triển loại dịch
vụ này.
• Fax:
Nếu các trạm di động MES được trang bị các thiết bị phù hợp, thì hệ thống có khả
năng gửi các bức điện bằng Fax tới các thuê bao Fax thích hợp trên đất liền.
• Phát gọi nhóm tăng cường:
Hệ thống gọi nhóm tăng cường cho phép người sử dụng lựa chọn ra tập hợp một
số tàu nhất định để phát đi những thông tin có liên quan đến các tàu đó và chỉ có các

tàu đó mới nhận được thông tin này.
Có hai loại dịch vụ trong hệ thống gọi nhóm tăng cường đó là SafetyNet và
FleetNet. Dịch vụ SafetyNet được sử dụng để phát đi những bức điện liên quan đến an
toàn hàng hải, nó được gửi tới tất cả các tàu trong một vùng địa lý nhất định và nội
dung thường là các thông báo khí tượng, thông báo hàng hải, bản tin dự báo thời tiết,
phát chuyển tiếp tín hiệu cấp cứu chiều từ bờ tới tàu hoặc các thông tin quan trọng
khác. Dịch vụ FleetNet được sử dụng vào các mục đích thông tin thương mại chiều từ
bờ đến tàu phục vụ cho việc khai thác trên tàu.
Hệ thống Inmarsat - F77 cung cấp các loại hình dịch vụ như sau:
Dịch vụ thoại có sẵn trong cả phủ sóng toàn cầu và phủ sóng điểm:
16
Tốc độ: 4,8kbps
Tốc độ: 64kbps
Audio 3.1kHz ( thoại tương tự)
Dịch vụ truyền dữ liệu có sẵn trong cả phủ sóng toàn cầu và phủ sóng điểm:
Tốc độ: 64kbps
Tốc độ: 56kbps
Dịch vụ đóng gói dữ liệu (Mobile Packet Data Service - MPDS)
Dữ liệu tương tự kết nối tới Audio 3.1kHz
Dịch vụ fax cũng có sẵn trong cả phủ sóng toàn cầu và phủ sóng điểm:
Fax nhóm 3
Dịch vụ fax 9.6kbps
Có thể lên tới 28.8kbps khi sử dụng kênh Audio 3.1kHz.
Fax nhóm 4 ISDN
Một dịch vụ đặc trưng mà chỉ có F77 mới có đó là khả năng báo động cấp cứu.
F77 có khả năng kết nối với máy tính thông qua:
Chuẩn RS232 với khoảng cách tối đa là 3m.
Chuẩn RS422 với khoảng cách tối đa là 100m.
Qua cổng USB với khoảng cách tối đa là 3m.
Kết nối với đường BUS của mạng số đa dịch vụ ISDN với khoảng cách tối đa là

100m.
Các kết nối trực tiếp tới các thiết bị đầu cuối tương tự và có khoảng cách tối đa
là 150m.

Ta có mô hình kết nối từ hệ thống Inmarsat - F77 đến các thiết bị đầu cuối như sau:
17
Hình 1.4. Mô hình kết nối của F77 với các thiết bị đầu cuối.
18
CHƯƠNG II:HỆ THỐNG INMARSAT FLEET 77
2.1 Giới thiệu về hệ thống INM F 77.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong việc truyền dữ liệu thoại nhanh hơn,chất
lượng tốt hơn,nhu cầu bảo mật thông tin,giảm giá thành trong việc thông tin liên lạc
trong lĩnh vực hàng hải,INMARSAT đã phát triển hê thống thông tin vệ
tinh:INMARSAT Fleet.INMARSAT fleet (F) bao gồm :F77,F55,F33.
Tháng 4 -2002.Fleet 77 được đưa vào sử dụng.F77 có thể nói là hệ thống thông tin
với các dịch vụ đầy đủ nhất trong hệ thống Fleet,F77 có đường kính anten khoảng
77cm lớn nhất trong hệ thống
F77 cho phép kết nối thông tin nhanh,dung lượng lớn,đường truyền ổn định,bao
gồm dịch vụ thoại toàn cầu,dịch vụ di động toàn cầu ISDN,dịch vụ gọi 2 chiều
GMDSS phù hợp với các tiêu chuẩn IMO (tổ chức hàng hải quốc tế),trong đó có ứng
dụng cuộc gọi ưu tiên cho phép các cuộc gọi cứu nạn và cứu hộ luôn được kết nối
trước các cuộc gọi khác,dịch vụ truyền gói dữ liệu di động MPDS (tốc độ có thể lên
đến 128kbps)chỉ tính cước theo dung lượng tập tin gửi đi và nhận chứ không tính theo
thời gian truy nhập.F77 với đường kính anten lớn giá thành cao nên thường áp dụng
trên các tàu viễn dương tàu khách…có trọng tải lớn.
Để đáp ứng yêu cầu sử dụng INMARSAT-F trên các tàu có trọng tải trung bình
nhỏ,yêu cầu thiết bị nhỏ gọn, dễ lắp đặt, bảo dưỡng, giá thành thấp nên đầu năm 2003
F55 đã được đưa vào khai thác và sử dụng. F55 có đường kính anten nằm trong khoảng
từ 50cm đến 60cm. Và F55 sử dụng kỹ thuật phát chùm điểm của hệ thống
INMARSAT có thể lên tới 64 kbps với dịch vụ ISDN và MPDS.

Tiếp tục theo hướng cải tiến của F55 trong việc giảm kích thước thiết bị, dễ lắp
đặt, bảo dưỡng và giảm giá thành để đưa dịch vụ INMARSAT ứng dụng rộng rãi hơn
trong tất cả các lĩnh vực Hàng hải, tháng 4-2003 hệ thống thông tin INMARSAT F33
được đưa vào khai thác, F33 có đường kính anten khoảng từ 30cm đến 40cm.
INMARSAT F33 thường được ứng dụng trên các tàu có trọng tải nhỏ, tàu khách, tàu
cá, tàu tuần tra ven biển. Tuy nhiên ở F33 không có ứng dụng mạng ISDN.
Các ưu điểm của hệ thống INMARSAT- F:
19
+ Dịch vụ truyền thoại rõ ràng, phủ sóng gần như toàn cầu thông qua hệ thống vệ
tinh của Inmarsat.
+ Dịch vụ truyền dữ liệu 9.6 kbps cho hiệu quả cao.
+ Dịch vụ MPDS thuận tiện cho phép người dùng luôn trong trạng thái kết nối, giá
cước rẻ, giá cước được tính theo dung lượng tệp tin gửi đi và nhận về chứ không tính
theo thời gian sử dụng.
bảng dưới đây tóm tắt các dịch vụ của hệ thống inmarsat F
Fleet 77 Fleet 55 Fleet 33
Vùng phủ sóng Toàn cầu
• Thoại toàn cầu
• Spot beam fax,
email và Data
• Thoại toàn cầu
• Spot beam fax, email
và Data
Ứng dụng chính
• Thoại & Fax Email
và truyền file có dung
lượng lớn
• Duyệt Web
• Truy cập mạng riêng
ảo VPN

• Bảo dưỡng từ xa
• Thoại & Fax Email
và truyền file có dung
lượng lớn
• Duyệt Web
• Truy cập mạng
riêng ảo VPN
• Bảo dưỡng từ xa
• Thoại & Fax Email
và truyền file có dung
lượng lớn
• Duyệt Web
• Truy cập mạng riêng
ảo VPN
Thoại
4.8kbps
64kbps ISDN
3.1kHz audio
4.8kbps
3.1kHz audio thoại
số
4.8kbps
Data
(chuyển mạch)
64kbps ISDN (Chuẩn
Châu âu)
128kbps (chọn thêm)
64kbps ISDN (chuẩn
Châu âu)
9.6kbps

Data (MPDS)
Chuẩn MPDS, tối đa
64kbps
Chuẩn MPDS, tối đa
64kbps
Tối đa 28.8kbps (gửi /
nhận)
Fax
2.4kbps
9.6kbps
64kbps G4
9.6kbps
64kbps G4
9.6kbps
Cấp cứu và an
toàn theo
Theo IMO cho thoại
A888(21)
Không hỗ trợ Không hỗ trợ
20
GMDSS
Kích thước
Anten
75 - 90cm đường kính 50 - 60cm đường kính 25 - 35cm đường kính
Trọng lượng
Anten
27 - 80kg 15 - 18kg 4.5 - 8kg
Bảng 2.1 tóm tắt các dịch vụ của hệ thống inmarsat
Inmarsat F77 có lợi ích lớn nhất cho người dùng hàng hải, những người có nhu cầu
sử dụng các ứng dụng ISDN hoặc những người có khối lượng lớn dữ liệu cần truyền.

Inmarsat F77 với các tính năng:
- Phạm vi toàn cầu.
- Theo nhu cầu truy cập trực tiếp cuộc gọi đến PSTN và mạng ISDN ở khắp mọi
nơi.
- Inmarsat F77 với đầy đủ các dịch vụ an toàn hàng hải.
- Inmarsat F77 không tính cước theo thời gian mà tính theo dung lượng sử dụng.
a.thoại 4.8kbps.
Dịch vụ này thường có sẵn thông qua các hệ thống thiết bị cầm tay nhưng cũng có
thông qua cung cấp bổ sung người dùng điện thoại di động (kết nối với cổng analog
một-11 RJ trên MES). Dịch vụ này là chi phí dịch vụ điện thoại thấp nhất có sẵn trên
F77 / F55 và tương đương với dịch vụ điện thoại toàn cầu Mini-M.
b.64kbps UDI
Dịch vụ cung cấp ứng dụng data ở 64kpbs giữa ISDN (Integrated Services Digital
network)và PPP (Point-to-Point Protocol). Nó hỗ trợ mọi dòng dữ liệu 64kbps và là
dịch vụ sử dụng cho việc thực hiện các ứng dụng như ISDN Group4 fax, truyền hình
hội nghị-, LAN-định tuyến, File Transfer, và điện thoại an toàn.
c.64 kbps speech
Các dịch vụ hỗ trợ điện thoại chất lượng cao chủ yếu giữa các máy điện thoại ISDN.
Nó cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ một điện thoại tương tự kết nối với MES sử
dụng ISDN Terminal Adaptor hoặc thiết bị cầm tay một dây cung cấp với MES
d. 64kbps 3.1kHz Audio
Hỗ trợ các kết nối giữa các thiết bị tương tự thường được sử dụng trên mạng điện
thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). thiết bị này có thể bao gồm dữ liệu băng tần
21
thoại như modem V.34 hoạt động ở tốc độ lên đến 33.6kbps với Phiên bản 42 và 42bis,
Nhóm 3 máy fax ở tốc độ lên đến 14.4kbps, hệ thống điện thoại an toàn như STU-III,
STU-IIB và STE. Dịch vụ này thường truy cập bằng cách gắn các thiết bị tương tự với
MES thông qua một đầu cuối ISDN Adaptor. Trên một số thiết bị đầu cuối, điều này
cũng có sẵn thông qua một cổng điện thoại cấu hình tương tự trên MES.
e. 56kbps Data

Dịch vụ này được truy cập thông qua kết nối RJ-45 trên MES.Dịch vụ hỗ trợ các kết
nối đến thiết bị đầu cuối trong mạng chuyển mạch 56, được tìm thấy chủ yếu ở Bắc
Mỹ.
f. Truyền gói dữ liệu di động MPDS.
Dịch vụ này cung cấp hàng loạt các ứng dụng trên nền IP.dịch vụ truyền gói dữ liệu
di động cung cấp một ‘always on) chuyển mạch gói,chia sẻ kênh truy nhập 64kpbs.
g. 2.4kbps Group 3 Fax ,9.6kbps Group 3 Fax
Hỗ trợ các dịch vụ như mini-M fax 2.4kbps. Tuy nhiên, F77 cũng hỗ trợ các dịch vụ
fax khác
h.Dữ liêu không đồng bộ 9.6kbps.
i.cải tiến hệ thống kỹ thuật trong inm F77.
F77 sử dụng các kênh được cung cấp cho toàn cầu của Inmarsat Area Network
(GAN) mà bản thân nó đã là một sự phát triển của M-mini. F77 và F55 sử dụng thế hệ
mới nâng cao (NG) hệ thống tín hiệu.F77 cải thiện khả năng xử lý cuộc gọi. Thêm vào
đó, F77 và F55 sử dụng lợi nhuận được cải thiện liên kết vệ tinh và kiểm soát tiên tiến
hơn EIRP.F77 trở nên hiệu quả hơn trong hàng hải.
j.Thiết bị hàng hải của inmarsat F77.
Dưới đây là 1 số thiết bị của inmarsat fleet 77 của 1 số hãng NERA, JRC
Của NERA:

22
CủaJRC:

Hình 2.2một số thiết bị của hệ thống inmarsat F77
2.2 Khái quát chung về hệ thống inmarsat F77
2.2.1.Vùng phủ sóng.
Được bao phủ bởi 4 vệ tinh.trong đó mỗi vùng hoạt động như 1 mạng riêng biệt. Ở
những nơi có vùng chồng lên nhau, như thể hiện trên bản đồ, các mạng riêng biệt được
định rõ bằng các anten khác nhau (đối với Inm-A, Inm-B, mini-M và F77 / F55), hoặc
bằng tần số (đối với Inm-C, Inm -D +).các anten phân biệt nhau có nghĩa là 1 anten với

kích thước qui định có thể nhận và chuyển dữ liệu cho một vệ tinh mà không gây nhiễu
đến hoặc nhận được sự can thiệp từ các vệ tinh khác. Người sử dụng của một trạm mặt
đất di động với một anten nhỏ, tuy nhiên, phải xác định vệ tinh để sử dụng tần số của
nó.
Hình dưới đây đã cho ta thấy phạm vi phủ sóng toàn cầu của Inmarsat F77.
23
Hình 2.3 Vùng phủ sóng của vệ tinh
2.2.2.Trạm mặt đất.(LES)
24
Các trạm mặt đất là các cổng, trong đó cung cấp các liên kết giữa các vệ tinh và các
mạng viễn thông công cộng trên mặt đất.mỗi trạm mặt đất chỉ kết nối với một vệ tinh
và vì thế mỗ trạm này chỉ phục vụ cho một khu vực.thông thường thì một trạm LES
nằm ở hơn một khu vực đại dương,và vì thế từ một trạm có thể cung cấp dịch vụ cho
nhiều khu vực,các trạm mặt đất được sở hữu và điều hành bởi các nhà khai thác viễn
thông quốc gia và các tổ chức có thẩm quyền khác viễn thông tư nhân.

Hình 2.4 Trạm mặt đất
2.2.3.Trung tâm điều hành mạng (NOC)
Trong mỗi khu vực biển có một mạng lưới điều phối trạm NCS, nó quản lý và điều
phối lưu lượng truy cập viễn thông trong khu vực đó. NCS giao các kênh truyền thông
sẵn có cho các MES. Thông thường, chức năng NCS được thực hiện tại một trạm mặt
đất cụ thể đất (LES) theo hợp đồng với Inmarsat. Trong tất cả các hệ thống Inmarsat,
Inm-M, Inm-B, mini-M, F77 và F55 trên thực tế sử dụng cùng một NCS trong từng
khu vực Dương. Trung tâm Điều hành Mạng (NOC) tại trụ sở của Inmarsat tại London,
Anh thực hiện điều phối các mạng lưới 24 giờ một ngày. NOC duy trì liên lạc qua vệ
tinh chuyên dụng và liên kết trên đất liền với các NCS và LES trong tất cả các khu vực.
25
2.3 TÌM HIỂU VỀ ISDN,MPDS VÀ kênh 128kpb/s
2.3.1. ISDN
Dịch vụ ISDN di động trên F77 cung cấp trên toàn cầu , mở rộng dựa trên vệ tinh của

mạng ISDN trên mặt đất cho người sử dụng hàng hải. Chuẩn Integrated Services
Digital Network (ISDN) mang lại phương thức nhanh nhất để truy cập dịch vụ tiếng
nói và dữ liệu trên những mạng kỹ thuật số công cộng. Với tốc độ băng thông cao,
ISDN có thể gửi đi lượng lớn dữ liệu trong một thời gian ngắn. Phương thức làm việc
của ISDN là tách riêng lưu thông mạng với lưu thông của tiếng nói hay dữ liệu. Để làm
được điều này, nó phân chia dung lượng của đường truyền thành một số kênh truyền
độc lập. Một kênh trong số đó sẽ nhận trách nhiệm giao tiếp với thiết bị chuyển mạch
của văn phòng chính trong khi những kênh khác cho phép người dùng thực hiện các
cuộc gọi, hội đàm qua video và truy cập Internet hay mạng LAN.

Hình 2.5 ISDN
2.3.2.MPDS
Hệ thống Inmarsat F77 cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu di động.không tính cước theo
thời gian kết nối mà tính theo lưu lượng thông tin mà người sử dụng nhận và gửi qua
hệ thống.
Người sử dụng MPDS khi nằm trong vùng phủ của chùm vệ tinh, chia sẻ các kênh có
sẵn Khi người dùng kết nối nhiều hơn, họ cũng được chia sẻ giữa các kênh có sẵn. Cho
rằng các băng thông của mỗi kênh là cố định tại 64 kbps, điều này có nghĩa rằng các
băng thông có sẵn cho mỗi người dùng được giảm khi người dùng tiếp tục kết nối. Vì
26
vậy, người dùng di động có thể được nhận thức rằng tốc độ của dịch vụ là làm chậm
lại.

Hệ thống MPDS
Hình 2.6
2.3.3Kênh liên kết 128kpbs
27

×