Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận Tìm hiểu bảng cân đối kế toán của tập Đoàn FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.43 KB, 17 trang )

Tiểu luận
Tìm hiểu bảng cân đối kế
toán của tập Đoàn FPT
ỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT VỀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của bảng CĐKT
1.1. Khái niệm bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán còn gọi là Báo cáo về vị thế tài chính (statement of financial
position) hay Bảng tổng kết tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh khái
về tình hình tài sản, nợ phải trả, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của đơn vị kế toán tại
một thời điểm nhất định
Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình
thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán
cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn
vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán,
ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đó là khái niệm về Bảng cân đối kế toán của Việt nam, và không nằm ngoài
những chuẩn mực kế toán quốc tế
1.2. Mục đích của Bảng cân đối kế toán
- Tổng hợp và trình bày một cách khái quát về vị thế tài chính của đơn vị
báo cáo: tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá thực trạng tài
chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán
trong tương lai.
- Là căn cứ để doanh nghiệp tính lãi (lỗ), phân chia kết quả kinh doanh
cũng như xác định thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
1.3. Ý nghĩa của Bảng cân đối kế toán
Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận
vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác.Vì vậy, bảng cân đối kế toán nói


riêng và báo cáo tài chính nói chung có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý
kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài
doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác
nhau, song nhìn chung đều nhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các
quyết định phù hợp với mục tiêu của mình.
- Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp
về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả
kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích
đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho
sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán,
thuế BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư
vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế
- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả
năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh
lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro để họ cân nhắc,
lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.
- Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán,
phương thức thanh toán, để từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp
nữa hay thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp
lý.
- Với khách hàng, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng,
năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính
sách đãi ngộ khách hàng để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng
của doanh nghiệp.
- Với cổ đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như
chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên
quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
2. Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toàn có thể là bảng cân đối một phía hay hai phía, nhưng nguyên

tắc cơ bản là tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn. Nếu bảng cân đối theo dạng hai
phía thì phía bên trái phản ảnh các tài sản và bên phải trình bày các nguồn vốn. Hiện
nay hầu như tất cả các doanh nghiệp tiến hành quá trình kế toán trên hệ thống máy
tính theo một phần mềm lựa chọn, do đó việc trình bày bảng cân đối kế toán theo hình
thức một phía thích hợp hơn. Đối với doanh nghiệp lập bảng cân đối kế toán phân loại
tài sản và nguồn vốn theo các khoản mục ngắn hạn và dài hạn có kết cấu chủ yếu như
sau:
• Tài sản: gồm những chỉ tiêu phản ánh giá trị của toàn bộ các tài sản hiện có của
doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
- Tài sản ngắn hạn: gồm các khoản mục phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp tính đến thời điểm lập báo cáo như tiền, các khoản tương đương
tiền…
- Tài sản dài hạn: gồm các khoản mục phản ánh giá trị tài sản dài hạn mà doanh
nghiệp có đến thời điểm báo cáo như: Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các
khoản phải thu dài hạn
• Nguồn vốn: gồm những chỉ tiêu phản ánh các nguồn hình thành nên tài sản của
doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, được chia thành vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả
- Nợ phải trả: Ví dụ như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác mà doanh nghiệp
phải trả tính đến thời điểm báo cáo.
- Vốn chủ sở hữu: ví dụ như vốn đầu tư của các chủ sở hữu, nguồn kinh phí và
các quỹ khác của doanh nghiệp.
Ngoài ra bảng cân đối kế toán có phần bổ sung về các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối
để phản ánh các tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang
quản lý, các giao dịch ngoại bảng…
Hình thức của bảng cân đối kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh vật chất tại Việt Nam (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006 –
Mẫu số B 01 – DN) như sau:
- Cột 1 “Tài sản” hoặc “Nguồn vốn”: Phản ánh các chỉ tiêu thuộc tài sản và
nguồn vốn của doanh nghiệp.

- Cột 2 “Mã số”: Phản ánh mã số của các chỉ tiêu
- Cột 3 “Thuyết minh”: Phản ánh đường dẫn đến các chỉ tiêu cần giải thích, bổ
sung ở Bản thuyết minh BCTC (Mẫu B09-DN), mục VI “Thông tin bổ sung
cho các khoản mục được trình bày trong BCĐKT và Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh”.
- Cột 4 “Số cuối năm”: Phản ánh số liệu của các chỉ tiêu tương ứng tại thời điểm
cuối năm báo cáo. Với các quý, cột này phản ánh số liệu cuối mỗi quý.
- Cột 5 “Số đầu năm”: Căn cứ vào số liệu cột “số cuối năm” trên BCĐKT ngày
cuối cùng của năm trước để ghi.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày……tháng……năm……….
Đơn vị tính:………………
TÀI SẢN Mã số Thuyết minh
Số
cuối
năm
Số đầu
năm
1 2 3 4 5
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150)
100
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110
1. Tiền 111 V.01
2. Các khoản tương đương tiền 112
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02
1. Đầu tư ngắn hạn 121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 (…) (….)
III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130
1. Phải thu khách hàng 131

2. Trả trước cho người bán 132
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133
4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây
dựng
134
5. Các khoản phải thu khác 135 V.03
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(*)
139 (…) (….)
IV.Hàng tồn kho 140
1. Hàng tồn kho 141 V.04
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (…) (…)
V.Tài sản ngắn hạn khác 150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151
2. Thuế GTGT được khấu trừ 152
3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05
4. Tài sản ngắn hạn khác 158
B- TÀI SẢN DÀI HẠN
(200=210+220+230+240+250+260)
200
I.Các khoản phải thu dài hạn 210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212
3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06
4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 (…) (…)
II.Tài sản cố định 220
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08
- Nguyên giá 222
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (…) (…)

2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09
- Nguyên giá 225
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 (…) (…)
3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10
- Nguyên giá 228
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 (…) (…)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11
III.Bất động sản đầu tư 240 V.12
- Nguyên giá 241
- Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 (…) (…)
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
1. Đầu tư vào công ty con 251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252
3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn (*)
259 (…) (…)
V.Tài sản dài hạn khác 260
1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21
3. Tài sản dài hạn khác 268
Tổng (270=100+200) 270
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300
I.Nợ ngắn hạn 310
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15
2. Phải trả người bán 312
3. Người mua trả tiền trước 313
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16
5. Phải trả người lao động 315

6. Chi phí phải trả 316 V.17
7. Phải trả nội bộ 317
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
xây dựng
318
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
khác
319 V.18
10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320
II.Nợ dài hạn 330
1. Phải trả dài hạn người bán 331
2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19
3. Phải trả dài hạn khác 333
4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336
7. Dự phòng phải trả dài hạn 337
B- VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400
I.Vốn chủ sở hữu 410 V.22
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413
4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 (…) (…)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415
6. Chênh lệch tỉ giá hối đoái 416
7. Quỹ đầu tư phát triển 417
8. Quỹ dự phòng tài chính 418
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419
10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420
11.Nguồn vốn đầu tư XDCB 421

II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431
2. Nguồn kinh phí 432 V.23
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433
Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 440
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm
1. Tài sản thuê ngoài 24
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận
gia công
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký
gửi, ký cược
4. Nợ khó đòi đã xử lý
5. Ngoại tệ các loại
6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án
3. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán.
3.1. Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế
toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính:
- Hoạt động liên tục: Nguyên tắc này đòi hỏi khi lập và trình bày Bảng cân đối
kế toán, giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả
năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Nếu có dấu hiệu đe dọa khả năng
này doanh nghiệp phải điều chỉnh báo cáo tài chính và có thuyết minh rõ dàng
- Cơ sở dồn tích: Nguyên tắc này đòi hỏi Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
phải được lập theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến
các luồng tiền. Điều đó có nghĩa là: Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận
vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và
được ghi nhận vào sổ kế toán và Bảng cân đối kế toán của các kỳ kế toán liên
quan.
- Nhất quán: Nguyên tắc nhất quán yêu cầu việc trình bày và phân loại các

khoản mục trong Bảng cân đối kế toán phải nhất quán từ niên độ này sang niên
độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh
nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày Bảng cân đối kế toán cho thấy rằng
cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các
sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc
trình bày.
- Trọng yếu và tập hợp: từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt
trong bảng cân đối kế toán. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải
trinh bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất
hoặc chức năng trong Bảng cân đối kế toán hoặc trình bày trong thuyết minh
báo cáo tài chính.
- Bù trừ: các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính
không được phép bù trừ cho nhau, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy
định hoặc cho phép bù trừ cho nhau.
- Có thể so sánh: Nguyên tắc so sánh đòi hỏi Bảng cân đối kế toán năm phải
trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế
toán năm trước gần nhất (số đầu năm); bảng cân đối kế toán quý phải trình bày
số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước
gần nhất (Số đầu năm).
3.2. Trình tự lập bảng cân đối kế toán
Bước 1: Chuẩn bị trước khi lập bảng CĐKT:
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan, nếu phát hiện có
chênh lệch cần phải điều chỉnh theo phương pháp thích hợp để đảm bảo sự
khớp đúng trước khi lập báo cáo.
- Kiểm kê tài sản trong trường hợp cần thiết và kiểm tra đối chiếu số liệu giữa
biên bản kiểm kê với thẻ tài sản, sổ kho, sổ kế toán, nếu có chênh lệch phải
điều chỉnh kịp thời, đảm bảo chính xác trước khi lập báo cáo.
- Khóa sổ kế toán tại thời điểm lập bảng CĐKT.
- Chuẩn bị biểu mẫu theo quy định và ghi trước các chỉ tiêu có thể (cột số đầu
năm) bằng giấy (kế toán thủ công) hoặc bằng phần mềm kế toán.

Bước 2: lấy số liệu và xác định các chỉ tiêu cơ bản của bảng cân đối kế toán
Cơ sở số liệu để lập Bảng cân đối kế toán:
- Căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết
- Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán kỳ trước
Bước 3: hoàn thành các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối kế toán phải bảo gồm các khoản mục chủ yếu như đã trình bày
trong phần nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán.
- Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày
trong Bảng cân đối kế toán khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi
việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý
về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
II. TÌM HIỂU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA TẬP ĐOÀN FPT
1. Khái quát chung về tập đoàn FPT
Tập đoàn FPT thành lập ngày 13/09/1988. Từ khi thành lập cho đến nay trong gần
25 năm phát triển, FPT luôn giữ vị thế là một công ty Công nghệ thông tin và Viễn
thông hàng đầu tại Việt Nam với doanh thu hơn 1,2 tỷ USD (Báo cáo tài chính 2012),
tạo ra gần 15.000 việc làm và giá trị vốn hóa thị trường năm 2012 đạt gần 10.000 tỷ
đồng (tương đương gần 480 triệu USD), nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn
nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500).
2. Tìm hiểu bảng cân đối kế toán của tập đoàn FPT (công ty mẹ)
2.1. Mục đích lập:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn
vốn, công nợ của tập đoàn FPT trong một kỳ kế toán.
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình
và kết quả hoạt động của FPT và những dự đoán trong tương lai.
BCĐKT của FPT được lập đúng hạn,có đầy đủ chữ ký dấu xác nhận của các bên
liên quan, lập đúng mẫu biểu đã định. Các khoản mục được trình bày rõ ràng ,dễ hiểu
thuận tiện trong việc phân tích
BCĐKT của FPT được chia làm 2 phần là Tài sản và Nguồn vốn (đảm bảo quan
hệ Tài sản= Nguồn vốn ) bên tài sản được chia làm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài

hạn, bên nguồn vốn được chia thành Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.
2.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính
Nội dung phân tích: xem xét đánh giá sự thay đổi đầu kỳ so với cuối kỳ để xác
định tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn trong doanh nghiệp. Phân tích mối quan
hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản
Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Chỉ tiêu
Cuối kỳ (30/6/2013) Đầu kỳ (31/12/2012) So sánh
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng(%)
I.Tài sản ngắn
hạn
2.804.11
1

50.24 1.983.426 41.66 820.685 141.38
1.Tiền và các
khoản tương
đương tiền
658.209 11.79 700.135 14.70 (41.906) 94.01
2.các khoản đầu
tư tài chính ngắn
hạn
999.714 17.91 412.665 8.67 587.049 242.26
3.Các khoản phải
thu ngắn hạn
1.112.629 19.93 833.504 17.51 279.125 133.49
4.Hàng tồn kho 381.239 6.83 398.901 8.38 (17.662) 95.57
5.Tài sản ngắn
hạn khác
33.175 0.59 36.722 0.77 (3.541) 90.34
II.Tài sản dài
hạn
2.778.17
5
49.76 2.777.012 58.34 1163 100.04
1.Tài sản cố định 209.452 3.75 219.232 4.60 (9780) 95.54
2.Các khoản đầu
tư tài chính dài
hạn
2.567.999 46.00 2.556.826 53.71 11.173 100.44
3.Tài sản dài hạn
khác
723.925 12.97 953.594 20.03 (229.669) 75.91
Tổng cộng tài

sản
5.582.287 100 4.760.439 100 821.848 117.26
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khá cân đối. Trong đó đầu tư tài chính
dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty (46%). Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn trong tổng tài sản có xu hướng tăng và tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng
giảm. Nhìn chung quy mô tổng tài sản của FPT qua 6 tháng đầu năm 2013 tăng
17.26% so với cuối năm 2012, điều này thể hiện sự phát triển của FPT trong điều kiện
nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.
- Tỷ suất đầu tư TSCĐ = giá trị hiện có của TSCĐ/ tổng tài sản= 3.75%
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình mua sắm xây dựng cơ sở vật chất, nó cho biết
trong một đồng tài sản có 3,75% là tài sản cố định
- Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn = giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn/
tổng tài sản=46%
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng vốn đầu tư vào lĩnh vực liên doanh mua
cổ phân cổ phiếu và kinh doanh bất động sản tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh
nghiệp, nó cho thấy đối với FPT thì trong 1 đồng tài sản có 46% là đầu tư tài chính
dài hạn, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng ảnh hưởng tới tài chính của FPT trong
tình hình thị trường bất động sản đóng băng và thị trường chứng khoán bất ổn như
hiện nay.
2.2.2. Phân tích cơ cấu vốn và chi phí vốn
Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
Cuối kỳ (30/6/2013) Đầu kỳ (31/12/2013) So sánh
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
(Triệu

đồng)
Tỷ
trọng(%)
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng(%)
I.Nợ phải trả 578.496 10.36 502.229 10.55 76.267 115.18
1.Nợ ngắn hạn 576.683 10.33 500.410 10.51 76.273 115.24
2.Nợ dài hạn 1.812 0.03 1.818 0.04 (6) 99.67
II.Vốn chủ sở
hữu
5.003.79
1
89.64 4.258.209 89.45 745.582 117.51
Tổng cộng
nguồn vốn
5.582.287 100 4.760.43
9
100 821.848 117.26
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao (89.64%) trong tổng số nguồn vốn điều này
chứng tỏ FPT có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, tính chủ động trong sản
xuất kinh doanh cao và mức độ độc lập của FPT với chủ nợ (ngân hàng,nhà cung
cấp…) cao.
Tỷ suất nợ chung= 10.36% trong 1 phần vốn có 10.36% là nợ phải trả, tỷ suất này
còn nhỏ cho thấy khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính chưa thực sự tốt, tuy nhiên áp
lực trả nợ không lớn.
Tổng nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cuối năm 2012 tăng 17.26%,
cho thấy quy mô vốn của FPT tăng đảm bào khả năng tài chính cho FPT

2.2.3. Phân tích chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà DN cần phải tài
trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu
Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ và đầu tư dài hạn = Tài
sản lưu động - Nguồn vốn ngắn hạn
⇒ Vốn lưu động thường xuyên = (5.003.791+1.812)-2.778.175 = 2.227428 do vốn
lưu động thường xuyên lớn hơn 0, tức là nguồn vốn dài hạn dư thừa đầu tư vào tài
sản cố định, phần dư thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động. Đồng thời, tài sản lưu
động lớn hơn nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của tập đoàn FPT
tốt.
2.2.4. Phân tích một vài chỉ tiêu thanh toán cơ bản
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn= tổng tài sản ngắn hạn/ tổng nợ ngắn hạn
= 2.804.111/576.683 = 4.86 > 1
⇒ FPT có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính khả
quan.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh= tiền và các khoản phải thu/nợ ngắn hạn =
(658.209+1.112.629)/576.683 = 3.07 > 0,5
⇒ Tình hình thanh toán khả quan,tuy nhiên hệ số này còn ở mức cao điều này phản
ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều vòng quay tiền chậm, giảm
hiệu quả sử dụng vốn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = tổng tài sản hiện có/tổng nợ phải trả
= 5.582.287/578.496 = 9.65

×