Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giải pháp tài chính để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may tại công ty liên doanh msa hapro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.11 MB, 86 trang )

T h ư v iệ n - H ọ c v iệ n N g â n H à n g

GIÁO Dực VÀ ĐÀO T Ạ O

N G Â N H À N G N H À N ƯỚC V I Ệ T NAM

Thư viện - Học viện Ngân Hàng

■nmilu

11*0

LV.000413

H O C V IỆ N N G Â N H À N G

ĐÀO BĂ N G TÂ M

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHẤT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG
ĐÊT MAY TAI CỔNG TY LIÊN DOANH MSA - HAPRO

LUẬN VÀN THẠC s ! KINH TẾ

_____
\G
HỌC VIỆN NTRUIg TAM TH Ô I*:

r


* -

ỈƯ V IỆN

1

3 3 2 .0
ĐA-T
2008

LV413

Nội


B ộ• G IÁ O D Ụ
• C V À Đ À O T Ạ•O

NGÂN HÀNG NHÀ N Ư Ớ C V IỆ T NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

ĐÀO BĂNG TÂM

GIẢI PH Á P T À I CH ÍN H Đ Ẻ PH Á T T R IỂ N H O ẠT ĐỘNG
SẢN X U Á T K IN H DOANH X U Ấ T NHẬP KH ẨU HÀNG D ỆT M AY
T Ạ I CÔNG T Y L IÊ N DOANH M SA - H APRO

C hu yên n g à n h : K in h tế T à i chính - Ngân hàng
M ã sổ:

6 0 .3 1 .1 2

L U Ậ N V Ă N T H Ạ C s ĩ K IN H T Ế

N gười hướng dẫn K h oa học: T S. N G U Y ỄN K IM DUNG

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯVIÊN

T H Ư V IỆ N

Hà Nội - 2008


L Ờ I CA M ĐOAN
T ô i xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. số liệu kết
quả nghiên cứu đề cập trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ
ràng.
H à N ội, n g ày 15 th án g 5 n ăm 2 0 0 8
T á c giả L u ậ n văn

Đ ào B ă n g T âm


Mục lục
D A N H M Ụ C C Á C T Ừ V I Ế T T Ắ T ....................................................................................................................
D A N H M Ụ C C Á C B IỂ U , Đ Ồ T H Ị ......................................................................................... ..........................
P H Ầ N M Ở Đ Ầ U ............................................................................................................................................................ 1
C H Ư Ơ N G 1 ......................................................................................................................................................................3
N H Ữ N G VÁ N Đ Ề C ơ BẢ N V È T À I C H ÍN H D O A N H N G H IỆ P ..................................................... 3

1.1 D O A N H N G H IỆ P V À C Á C Đ Ặ C Đ IỂ M C Ủ A D O A N H N G H IỆ P ...........................................3

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp............................................................................................... 3
1.1.2 C ác loại hình doanh n gh iệp ............................................................................................... 3
1.2

N H Ũ N G VÁ N Đ È c ơ BẢ N V Ề T À I C H ÍN H DOA N H N G H IỆ P ..........................................4

1.2.1 Tài chính tài chính doanh nghiệp, cơ sở tài chính doanh nghiệp và các dịng
tiề n .........................................................................................................................

4

1 .2 .1 .1 K h ả i n iệm tà i ch ỉn h d o a n h n g h iệ p ........................................................

4

1 .2 .1 .2 C ơ s ở tà i ch ín h d o a n h n g h iệp và c á c d ò n g t i ề n .....................................................5
1.2.2

C ác nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.............................................. 8

1.3 V A I T R Ò C Ủ A C Á C G IẢ I P H Á P T À I C H ÍN H Đ Ố I V Ớ I s ự P H Á T T R IỂ N SẢN
X U Ấ T K IN H D O A N H C Ủ A DOA N H N G H IỆ P T R O N G Đ IÊ U K IỆ N H Ộ I N H Ậ P K IN H
T É Q U Ố C T Ế .............................................................................................................................................................. 10

1.3.1 V ai trò của các giải pháp tài chính từ nội bộ doanh nghiệp................................. 10
1.3.2 V ai trị của các giải pháp tài chính hỗ trợ từ tầm v ĩ m ơ.......................................... 12
1.4 C H ÍN H SÁ C H T À I C H ÍN H C Ủ A M Ộ T S Ố N Ư Ớ C T R O N G V IỆ C P H Á T T R IỂ N
H O Ạ T Đ Ộ N G SẢ N X U Ấ T K IN H DOANH C Ủ A D O A N H N G H IỆ P ............................................ 21


1.4.1 Chính sách tài chính của một số n ư ớ c .................................................. ....................21
1.4 .1 .1 C hỉn h s á c h tà i ch ín h á p dụ n g tạ i Trung Q u ố c ...................................................... 21
1 .4 .1 .2 C hỉn h s á c h tà i ch ín h á p dụ n g tạ i Ấn Đ ộ .................................................................. 22
1 .4 .1 .3 C hín h s á c h tà i ch ỉn h á p đụ n g tạ i P a k is t a n ............................................................ 22


1.4.2

B à i học kinh nghiệm đối với V iệt N a m .................................................................. 23

C H Ư Ơ N G 2 .................................................................................................................................................................. 25
T H ự C T R Ạ N G V IỆ C s ử D Ụ N G C H ÍN H SÁ C H T À I C H ÍN H C Ủ A C Ơ N G T Y L IÊ N
D O A N H M S A - H A P R O ......................................................................................................................................25
2.1 H O Ạ T Đ Ộ N G SẢ N X U Á T K IN H D O A N H CỦ A C Ô N G T Y L IÊ N DOANH M S A H A P R O .......................................................................................................................................................................... 25

2 .1 .1 Giới thiệu sơ lược về Công ty liên doanh M S A - H A P R O ........... .................... 25
2 .1 .2 Những khó khăn và thuận lợi đối với Cơng ty liên doanh M SA -H A P R O .... 26
2 .1 .3 K ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên doanh M S A H A P R O ................................................................................................................................................2 7
2 .1 .3 .1 N hữ n g th àn h tựu C ôn g ty liên d o a n h M SA -H apro đ ã đ ạ t đ ư ợ c ................... 27
2 .1 .3 .2 N ă n g lự c s ả n x u ấ t............................................................................................................. 29
2 .1 .3 .3 Tĩnh hìn h x u ất k h ẩ u ......................................................................................................... 30
2 .2 T H Ự C T R Ạ N G s ử DỤN G C H ÍN H SÁ C H T À I C H ÍN H C Ủ A C Ô N G T Y L IÊ N
D O A N H M S A - H A P R O ....................................................................................................................................... 35

2 .2 .1 T h ự c trạ n g năng lực tài chính của C ơn g t y ........................................................ 35
2 .2 .7 .7 C hín h s á c h huy đ ộ n g v ố n ............................................................................................ 35
2 .2 .7 .2 C hín h s á c h s ử dụ n g v ố n ................................................................................................ 36
2 .2 .2


Thực trạng sử dụng chính sách tài chính hỗ trợ từ tầm vĩ m ô ........................ 38

2 .2 .2 .7 C hín h s á c h đ ầ u tư tà i c h ín h .......................................................................................38
2 .2 .2 .2 C hín h s á c h th u ế ................................................................................................................39
2.3

Đ Á N H G IÁ K H Á I Q U Á T .......................................................................................................................... 42

2.3.1 Những kết quả đạt đ ư ợ c ..........................................................................

42

2 .3 .2 Những tồn tại và nguyên nhân........................................................................................ 43
C H Ư Ơ N G 3 ...................................................................................................................................................................46


GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XƯÁT KINH DOANH
VÀXUÁT KHÁU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MSA-HAPRO KHI
GIA NHẬP W TO............................................................................................................................... ..
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN .................................................................... 46
3 .1 .1 Định hướng chiến lược phát triển ngành dệt may và chiến lược xuất khẩu
hàng dệt may V iệt Nam đến năm 2 0 1 0 ......................................................

46

3 .1 .2 Thời cơ và thách thức đối với họat động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may
V iệ t Nam trong điêu kiện hội nhập kinh tế quốc tế..................

48


3 .1 .3 Quan điểm sử dụng giải pháp tài chính cho việc phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh và xuát nhập khâu của nghành dệt m ay......

52

3 .1 .4 Định hướng chiến lược phát triển của Công ty liên doanh M SA - HA PRO tới

2010”................ ......... ........... ................................... ............... ...................... .

55

3.2 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM THỨC ĐẨY PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUÁT KINH DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY TẠI CÔNG TY LIÊN
DOANH MSA - HAPRO KHI GIA NHẬP WTO......................................

56

3.2.1 C ác giải pháp tài chính từ nội bộ Cơng ty .............................................

56

3 .2 .1 .1 G iả i p h á p huy đ ộ n g v ố n ...............................

66

3 .2 .1 .2 G iả i p h á p s ử dụ n g vỏn : .......................

56

3 .2 .2 C ác giải pháp tài chính hỗ trợ từ tầm vĩ m ô .


58

3 .2 .2 . ỉ G iả i p h á p v ề ch ín h s á c h đ ầ u t ư ...................

58

3 .2 .2 .2 Giải p h á p v ề ch ín h s á c h th u ế.......................

62

3 .2 .2 .3 Giải p h á p v ê ch ỉn h s á c h tín d ụ n g ..................

66

3 .2 .2 .4 C á c g iả i p h á p k h á c ...................................................

69

3.3. NHƯNG KIẾN NGHỊ...............................................

,,

3 .3 .1 . K iên nghị đối với Nhà n ư ớ c ..........

7Ị

3 .3 .2 . K iến nghị đối với ngành Ngân h àn g ............................

77


3 .3 .3 . K iến nghị đối với ngành Dệt m ay ............................

72


KÉT LUẬN......................................................................................................................................... 74
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỚ........................ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... ................. 77


DANH MỤC CÁC BIỂU, ĐỒ THỊ

B iếu sổ
B ản g 2.1

nn A

M ục lục
2.1.3.1

1

•Ả

Tên biêu

K ết quả hoạt động sản xuất kinh

Trang

32

doanh của Công ty
B ản g 2.2

2.1.3.1

Quy mô lao động và thu nhập của

32

người lao động
B ản g 2.3

2.2.1.1

Số tiên huy động từ tiền tiết kiệm của

41

CBCN V
B ảng 2.4

2 .2 .1 .2

Tình hình đầu tư T SC Đ năm 2 0 0 1

41

B ản g 2.5


2.2 .1 .2

Tình hình đẩu tư tài sản năm 2 0 0 6

42

B ảng 2.6

2 .2 .1 .2

Chi phí đào tạo lao động hàng năm

43

B ản g 3.1

3.1.1

Dự báo thị trường xuât khấu hàng dệt

56

may V iệt Nam đến năm 2 0 ÌO
B ản g 3.2

3.1.4

Chỉ tiêu kể hoạch


64


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MSA-HAPRO

: Công ty liên doanh MSA-HAPRO

GDP

: Tổng thu nhập quốc dân

W TO

: Tổ chức Thương mại Thế giới

ASEAN

: Các quốc gia Đông Nam Á

EU

: Liên minh Châu Âu

SNG

: Các nước thuộc Liên Xô cũ

IMF


: Quỹ tiền tệ quốc tế

WB

: Ngân hàng thế giới

APEC

: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

NAFTA

: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

ATC

: Hiệp định dệt may

ODA

: Viện trợ khơng hồn lại

FDI

: Đầu tư trực tiếp

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp


GTGT

: Giá trị gia tăng

USD

: Đô la Mỹ

VND

: Đồng Việt Nam

CNH-HĐH

: Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố

SP

: Sản phẩm

TSCĐ

: Tài sản cố định

CBCNV

: Cán bộ cơng nhân viên

XN K


: Xuất nhập khẩu


*

»



1

PHẦN MỎ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tài chính ln là yếu tố quyết định sự
tồn tại, phát triển của mọi loại hình doanh nghiệp. Bởi tài chính liên quan đến mọi hoạt
động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính
quyết định qui mơ, cơ cấu khả năng thâm nhập thị trường, mức độ đầu tư công nghệ và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do vậy việc tạo lập nguồn tài
chính và phân bổ sử dụng có hiệu quả ln là mối quan tâm của các nhà quản trị doanh
nghiệp.
Công ty liên doanh M SA - HAPRO khơng nằm ngồi quỹ đạo trên, ngay từ khi
mới thành lập các nhà quản lý của công ty không chỉ đưa ra các biện pháp tạo nguồn
và sự ổn định tài chính đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty , mà cịn hồn thiện cơ
chế tài chính cho phù hợp với hoạt động của cơng ty. Vì vậy tài chính đã góp phần
quan trọng vào sự thành cơng của Cơng ty liên doanh M SA - HAPRO trên thị trường
trong những năm qua.
Tuy nhiên cơng tác tài chính của Cơng ty cịn bộc lộ những hạn chế cả về cơ
chế chính sách và tổ chức thực hiện nên chưa phát huy hết hiệu quả vai trị tích cực

của tài chính trước yêu cầu mở rộng hoạt động của Công ty liên doanh MSA HAPRO khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới.
Từ thực tiễn trên tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp tài chính để phát
triển hoạt động sản x u ấ t kinh doanh xu ất nhập khẩu hàng dệt m ay tại Công ty
liên doanh M S A - H A P R O khi gia nhập W T O ” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Hy

vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào sự phát triển bền vững của Công ty Liên doanh MSA HAPRO trên thị trường Việt Nam, trong cạnh tranh và hội nhập và trong mắt các bạn
hàng trong làng dệt may.
2 . M ụ c đ ích nghiên cứ u

Luận văn tập trung thực hiện các mục đích sau:
-

Phân tích luận giải để làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về tài chính của các Cơng


#


2

ty và Cơng ty thuộc ngành may mặc nói riêng.
-

Phân tích đánh giá đúng mức thực trạng tình hình tài chính và hoạt động tài chính
đối với sự phát triển của Công ty liên doanh MSA - HAPRO.

-

Đề xuất một số giải pháp về tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của

Công ty liên doanh M SA - HAPRO

3 . Đ ố i tư ợ n g p h ạ m vi nghiên cứ u

Tài chính là vấn đề rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực, luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu về tài chính của các công ty trong ngành may mặc. Lấy thực tiễn
Công ty Liên doanh M SA - HAPRO làm minh chứng.
4 . P h ư ơ n g p h á p n g h iên cứ u

-

Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa M ác-Lê
Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

-

Các quan điểm về hội nhập kinh tế, tài chính doanh nghiệp kết hợp với các phương
pháp khác như thu thập thông tin, thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích để
nghiên cứu.

5 . K ế t c ấ u c ủ a lu ận v ă n

Luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG 1 : NHŨNG VẤN ĐỀ c ơ BẢN V Ề TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2 : T H ự C TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG T Y LIÊN
DOANH M SA - HAPRO.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỀN HOẠT ĐỘNG SẢN XU Ấ T
KINH DOANH VÀ XU Ấ T NHẬP KHẨU HÀNG D ỆT M AY TẠI
CÔNG T Y LIÊN DOANH MSA - HAPRO KHI GIA NHẬP WTO.



*


3

CHƯƠNG 1
NHỮNG VÁN ĐÈ c ơ BẢN VẺ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 DOANH NGHIỆP VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 K h ái niệm về doanh nghiệp

Có rất nhiều khái niệm về doanh nghiệp vì thực chất doanh nghiệp được đã được
đề cập và nghiên cứu trong một thời gian dài và khái niệm về doanh nghiệp cũng là
một khái niệm được rất nhiều các quan điểm và các trường phái khác nhau thảo luận.
Trong phạm vi nội dung của nghiên cứu này, khái niệm về doanh nghiệp được đề cập
dưới giác độ nghiên cứu và đặc điểm của Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với nội
dung nghiên cứu chính của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam hoạt động dưới pháp luật của Việt Nam về doanh nghiệp nói chung
và các quy định pháp luật đói với các doanh nghiệp dệt may nói riêng.
Cụ thể, doanh nghiệp ở đây được hiểu là các tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhàm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó, kinh doanh là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
1 .1 .2 C á c loại hình doanh nghiệp

Thực tê, có một sơ các loại hình thái biểu hiện doanh nghiệp và những loại hình
doanh nghiệp phổ biến như: Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty họp danh và doanh nghiệp tư nhân. Ở một số nước, một số
loại hình doanh nghiệp khá phổ biển như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đặc

thù thuộc nhà nư ớc... Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, một số hình thái biểu
hiện của doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên
doanh... sẽ được đê cập và sử dụng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam nói
chung và cơng ty M SA-HAPRO nói riêng.
-

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn là công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh
nghiệp;


I



4

-

Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng
nhau gọi là cô phân và cô đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

-

Cơng ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,
ngoài các thành viên hợp danh, có thê có hai thành viên góp vốn. Thành viên góp
vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của cơng ty trong phạm vi sổ vốn đã
được góp vào công ty.


1.2 NHỮNG VÁN ĐÈ c ơ BẢN VÈ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 T ài chính tài chính doanh nghiệp , c ơ sở tài chính doanh nghiệp và các dịng
tiền

1.2.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn
tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các
nguồn tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống
xã hội, đến sự phát triển hay suy thối của nền sản xuất
Tài chính doanh nghiệp được biểu hiện là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với
các chủ thê trong nên kinh tế . Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm :


Q uan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi

doang nhiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn
vào doanh nghiệp


Q uan hệ giữa doanh nghiệp với thị trư ờ n g tài chính. Quan hệ này được thể

hiện thơng qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ trên thị trường tài
chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn có
thê phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại
doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ.
Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khốn bằng số
tiền tạm thời chưa sử dụng.


Q uan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trư ờ n g kh ác: Trong nền kinh tế,


doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác tren thị trường
hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó


#

*

5

doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị , nhà xưởng, tìm kiếm lao
động... Điều quan trọng là thơng qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định
được nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cấn thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh
nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư , kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn
nhu cầu thị trường.


Quan hệ tron g nội bộ doanh nghiệp : Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản

xuất - kinh doanh, giữa cổ động và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa
quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện
thơng qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như : Chính sách cổ tức (
phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí ...


Q uan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nguòi lao động trong doanh
nghiệp : Quan hệ này được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh tốn trả tiền

cơng, thực hiện thưởng phạt vật chất với người lao động trong quá trình tham

gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...


Q uan hệ tài chính giũa doanh nghiệp vói cá c chủ sỏ’ hữu của doanh nghiệp:

Mối quan hệ này thể hiện trong việc đầu tư góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu
đổi với doanh nghiệp và trong việc phan chia lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra một số điểm sau :
- X ét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,
phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.
- Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các
mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập , phân phối,
sử dụng và vận động chuyển hoá của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
1.2.1.2 C ơ sở tài chính doanh nghiệp và các dòng tiền
- Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có
một lượng tài sản phản ánh bên tài sản của bảng cân đối kế tốn. Nếu như tồn bộ tài
sản do doanh nghiệp nắm giữ được đánh giá tại một thời điểm nhất định thì sự vận


6

động của chúng - kết quả của quá trình trao đổi - chỉ có thể được xác định cho một
thời kỳ nhất định và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Quá trình hoạt động của các doanh nghiệp có sự khác biệt đáng kể về quy
trình cơng nghệ và tính chất hoạt động. Sự khác biệt này phần lớn do đặc điểm kinh tế,
kỹ thuật của từng doanh nghịêp quyết định. Cho dù có sự phân biệt này ị, người ta vẫn
có thê khái quát những nét chung nhất của các doanh nghiệp bằng hàng hoá, dịch vụ
đầu ra.

- Một hàng hoá, dịch vụ đầu vào hay một yếu tố sản xuất là một hàng hoá hay
dịch vụ mà các nhà doanh nghiệp mua sắm để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh
doanh của họ. Các hàng hoá dịch vụ đầu vào được kết hợp với nhau để tạo ra các hàng
hoá, dịch vụ đâu ra - đó là hàng loạt các hàng hố , dịch vụ có ích được tiêu dùng
hoặc được sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, tỏng một thời kỳ nhất
định , các doanh nghiệp đã chuyển hoá các hàng hoá, dịch vụ đầu vào thành các hàng
hố, dịch vụ đàu ra đê trao đơi (Bán). Mổi quan hệ giữa tài sản hiện có và hàng hoá
dịch vụ đâu vào, hàng hoá, dịch vụ đầu ra (Tức quan hệ giữa bảng cân đổi kế toán và
báo cáo kết quả kinh doanh ).
- Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt đó
là tiền. Chính dự trữ tiền cho phép doanh nghiệp mua các hàng hoá, dịch vụ cần thiết
đê tạo ra những hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho mục đích trao đổi. Mọi q trình trao
đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và
dòng phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyển hàng hố, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền
giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế.
- Như vậy, tương ứng với dòng vật chất đi vào (Hàng hố, dịch vụ đầu vào) là
dịng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng vật chất đi ra (Hàng hố, dịch vụ đầu
ra) là dịng tiền đi vào.
Sản xt, chuyển hố là một q trình cơng nghệ. Một mặt, nó được đặc trưng
bởi thời gian chuyển hố hàng hố và dịch vụ, mặt khác nó được đặc trưng bởi các yếu
tổ cần thiết cho sự vận hành - đó là tư liệu lao động và sức lao động. Q trình cơng
nghệ này có tác dụng quyết định tới cơ cấu vốn và hoạt động trao đổi của doanh
nghiệp.


*


7


Doanh nghiệp thực hiện hoạt động trao đổi hoặc với thị trường cung cấp hàng
hoá, dịch vụ đầu vào hoặc với thị trường phân phối tiêu thụ hang hoá, dịch vụ đầu ra
và tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các quan
hệ tài chính của doanh nghiệp được phát sinh từ q trình trao đổi đó. Q trình này
quyết định sự vận hành của sản xuất và làm thay đổi cơ cấu vón của doanh nghiệp.
Phân tích các quan hệ tài chính của doanh nghiệp cần dựa trên hai khái niệm căn bản
là dòng và dự trữ. Dòng chỉ xuất hiện trên cơ sở tích luỹ ban đầu những hàng hố, dịch
vụ hoặc tiền trong mỗi doanh nghiệp và nó sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản tích luỹ
của doanh nghiệp, một khối lượng tài sản, hàng hoá hoặc tiền được đo tại một thời
điểm nhất định. Quan hệ giữa dòng và dự trữ là cơ sở nền tảng của tài chính doanh
nghiệp. Tuỳ thuộc vào bản chất khác nhau của dòng và dự trữ, người ta phân biệt dòng
tiền đối trọng và dòng tiền độc lập.
a / D òn g tiền đ ổ i trọng
- Dòng tiền đối trụng trực tiếp: Là dòng tiền chỉ xuất hiện đối trọng với dòng
hàng hoá, dịch vụ. Đây là trường hợp đơn giản nhất trong doanh nghiệp - thanh toán
ngay tại thời điểm To mỗi doanh nghiệp có trong tay những tài sản thực và tiền. Giả sử
hoạt động trao đổi diễn ra giữa hai doanh nghiệp A và B tại thời điểm T l : Tại thời
điểm này, doanh nghiệp A trao đổi tài sản thực cho doanh nghiệp B (Bán hàng cho
doanh nghiệp B ) để lấy tiền (Một dòng vật chất đi từ doanh nghiệp A sang doanh
nghiệp B ), còn doanh nghiệp B chuyển tiền cho doanh nghiệp A (Mua hàng của doanh
nghiệp A) để lấy hàng (một dòng tiền đi từ doanh nghiệp B sang doanh nghiệp A).
- Dòng tiền đối trọng có kỳ hạn: Đây là trường hợp phổ biến nhất trong hoạt
động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp A bán hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp B ở
thời điểm T l , doanh nghiệp B trả tiền cho doanh nghiệp A ở thời điểm T2. Dòng tiền ở
thời điểm T2 tương ứng với dịng hàng hố, dịch vụ tại thời điểm T l. Trong thời kỳ
T l , T2 trạng thái cân bằng dự trữ của mỗi doanh nghiệp bị phá vỡ. Trạng thái cân bằng
này được lập lại thông qua việc tạo ra một tài sản tài chính tức là quyền sử dụng hợp
pháp một trái quyền (Quyền đòi nợ) hoặc một khoản nợ. Trong trường hợp này, dự trữ
tài sản thực của doanh nghiệp A bị giảm đi, nhưng đổi lại doanh nghiệp A có một trái
quyền đổi với doanh nghiệp B trong thời gian T 1-T2 cho tới lúc dòng tiền xuất hiện ở



*

>



8

thời điểm T2. Đối với doanh nghiệp B , việc nắm giữ một tài sản thực đã làm phát sinh
một khoản nợ cho đến khi dòng tiền xuất hiện ở thời điểm T2, cặp trái quyền - Nợ
được giải quyết một cách trọn vẹn.
- Dòng tiền đối trọng đa dạng : Để khắc phục sự mất cân bằng đối với ngân
quỹ, đảm bảo khả năng chi trả thông qua thiết lập ngân quỹ tối ưu, doanh nghiệp có
thể chiết khẩu , nhượng bán trái quyền cho một tổ chức tài chính trung gian hoặc dùng
trái quyền như một tài sản thế chấp cho một món vay tuỳ theo những điều kiện cụ thể.
Như vậy, tài sản tài chính - trái quyền - có thể làm đối tượng giao dịch. Đây là một
hiện tượng quan trọng và phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
b / D òn g tiền đ ộ c lập :
Đây là dòng tiền phát sinh từ các nghiệp vụ tài chính thuần tuý : Kinh doanh
tiền, kinh doanh chứng khoán. Như vậy, sự ra đời, vận hành và phát triển của doanh
nghiệp làm phát sinh một hệ thống các dịng hàng hố, dịch vụ và các dòng tiền, chúng
thường xuyên làm thay đổi khối lượng cơ cấu tài sản thực và tài sản tài chính ( Trái
quyền và nợ) của doanh nghiệp.
1 .2 .2 C á c nhân tố ảnh huỏng đến tài chính doanh nghiệp
* Hệ thống pháp luật yếu kém vẫn còn là m ột cản trỏ' lớn

Theo Điều tra về Cảm nhận của Doanh nghiệp năm 2005 do Diễn đàn Doanh
Nghiệp Việt Nam thực hiện, các doanh nghiệp được phỏng vấn vẫn chưa hài lịng với

mơi trường pháp lý và chính sách hiện tại, với điểm trung bình là 2,09 trên thang điểm
tối đa là 4, thể hiện mức nói chung khơng hài lịng. Hệ thống pháp luật và chính sách
về kinh doanh hiện nay còn nhiều mâu thuẫn và thiếu đồng bộ. Mâu thuẫn không chỉ
tôn tại trong bản thân các luật và chính sách mà cịn xuất hiện thêm khi các luật và
chính sách mới ra đời tồn tại song song với các văn bản cũ.
V iệc thực thi pháp luật là một khâu yếu nhất trong hệ thống pháp luật của Việt
Nam. Cũng trong điều tra nói trên của Diễn đàn Doanh nghiệp V iệt Nam, các doanh
nghiệp đã bày tỏ mức độ hài lòng với việc thực thi luật pháp chỉ ở mức điểm trung
bình là 1,85 trên thang điểm 4. Ví dụ, chế tài thực thi các quy định bảo đảm hiệu lực
hợp đồng của Việt Nam là một chế tài được coi là kém hiệu quả nhất trong khu vực.
Thời gian trung bình để giải quyết tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam là 404 ngày với 37





9

thủ tục và chi phí lên đến 30% GDP trên đầu người- trong khi đó số liệu tương ứng ở
Thái Lan là 390 ngày, 26 thủ tục và chi phí ở mức 13,4%.
* H ệ thống hành chính nặng nề, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp

Trong năm qua, đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực cải cách hành chính cơng
một ví dụ cụ thể là cho đến tháng 10 năm 2004, mơ hình Một cửa-Một dấu đã được
triển khai ở 40% các tỉnh, 86% các huyện và 12% các xã. Tuy nhiên, các thủ tục hành
chinh cong van được coi là một trong những yêu tố ảnh hưởng chính tới mơi trường
kinh doanh và những vấn đề thường được nhắc đến nhiều nhất là:
- Thu tục hanh chinh cho kinh doanh cịn q nhiêu, có thủ tục khơng cần thiết
- Sự can thiệp hành chính thái quá và tuỳ tiện của các cơ quan Nhà Nước vào
hoạt động sản xuất kinh doanh

- Tình trạng cán bộ nhà nước sách nhiễu và gây khó khăn cho doanh nghiệp
chưa giảm
- Sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính
M ột ví dụ cụ thể là việc đăng ký kinh doanh, mặc dù đã có rất nhiều cải thiện kể từ khi
có Luật Doanh nghiệp, nhưng hiện nay để đăng ký kinh doanh ở Việt Nam doanh
nghiệp vẫn cần phải chờ 56 ngày để hồn thành 11 thủ tục với tổng chi phí chiếm
khoảng 29% thu nhập bình qn đầu người/năm. Cũng với cơng việc đó ở Singapore
doanh nghiệp chỉ cần đợi 8 ngày, hồn thành 7 thủ tục với chi phí chiếm khoảng 1%
thu nhập bình quân đầu người/năm.
* T ham nhũng đe doạ sụ ổn định xã hội và phát triển kinh tế

Các doanh nghiệp trả lời điều tra về cảm nhận môi trường kinh doanh năm
2004 của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng đấu tranh chống tham nhũng
la hanh đọng cảp bách nhât mà Chính phủ cần tiến hành trong năm tới. Tham nhũng
lam. tăng chi phí kinh doanh và có thể làm méo mó các chính sách phát triển kinh tế
Theo một điều tra gần đây của Ban Nội chính Trung ương, kết quả sơ bộ cho thấy rằng
tham nhũng đang lan tràn ở những lĩnh vực như đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý đất đai
thuế. Một loạt những vụ việc tham nhũng lớn ở các Bộ ngành và tổng cơng ty (như dầu
khí, thương m ại...) được phát hiện trong năm qua một mặt thể hiện quyết tâm chống


#



10

tham nhũng của Chính phủ, mặt khác thể hiện mức độ trầm trọng và ảnh hưởng tiêu
cực của tệ nạn này tới nền kinh tế và môi trường kinh doanh.
* Chi phí đầu vào cao


Cộng đồng doanh nhân trong và ngoài nước cho ràng cơ sở hạ tầng yếu kém,
chi phí đầu vào sản xuất cao đang làm ảnh hưởng nhiều tới khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trong Diễn đàn Doanh nghiệp năm 2005, các doanh nghiệp đã thảo
luận nhiều về vấn đề này. Các chi phí đầu vào hiện đang cịn cao bao gồm chi phí vận
tải, th văn phịng, đóng góp an sinh xã hội và thiết bị sản xuất.
1.3 VAI TRÒ CỦA CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐĨI VỚI s ự PHÁT TRIẺN SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG ĐIÈU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TÉ QUỐC TÉ
1.3.1 Vai trị của các giải pháp tài chính từ nội bộ doanh nghiệp

a / H uy độn g vén
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt
động sản xuất kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của doanh
nghiệp. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn
hoặc khơng triển khai được. Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh
nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy
động vốn của tài chính doanh nghiệp.
Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một
phần lớn được quyết định bởi tài chính sách tài trơ hay huy động vốn của doanh
nghiệp . Vay vốn, phát hành cổ phiếu, huy động từ nguồn vốn ngân sách, vốn tự có,
vơn liên doanh liên kết...huy động và sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tự có như: vốn
khấu hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển; vốn ngân sách cấp, huy động các nguồn vốn
vay thương mại trong nước và nước ngoài, đồng thời tận dụng tối đa các nguồn vốn
vay ODA, vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước, công tác cổ phần hoá cũng được quan
tâm nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhàm thu hút các nhà
đầu tư tài chính thơng qua việc bán cổ phần.





11

Huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tránh
được thiệt hại do ứ đọng vơn, tăng vịng quay tài sản , giảm được số vốn vay từ đó
giảm được trả lãi tiền vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
b / S ử dụng von
Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được
trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh. Xét trên góc độ sử dụng vốn
lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử
dụng von cô dinh, vôn lưu động của doanh nghiệp . Để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ khác
nhau để đánh giá mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn
cịn phụ thuộc vồ trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp . Để đánh giá xác
đáng hiệu quả sử dụng vôn kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải xem xét trên cơ
sở phân tích tình hình và phối hợp các chỉ tiêu để đánh giá.
Vôn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hố từ
hình thái ban đầu là tiền chuyển sang hình thái hiẹn vật và cuối cùng trở về hình thái
ban đâu là tiên. Sự vận động của vôn kinh doanh như vậy được gọi là sự tuần hồn của
vơn. Q trình hạot động sản xuất kinh doanh của doanh nghiẹp diễn ra liên tục khơng
ngừng. Do đó, sự tuần hồn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất
chu kỳ tạo thành sự chu chuyển vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp là
biêu hiện băng tiên của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. vốn kinh doanh khơng chỉ là điều kiện
tien quyêt đôi với sự ra đời của doanh nghiệp mà nó cịn là một trong những yểu tố giữ
vai trị quyết định trong q trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có thể chia vốn kinh doanh thành 2

loại là vôn cô định và vôn lưu động, vì vậy việc sủ dụng vốn cung phải trên cơ sở sử
dung một cách hài hoà va hiệu quả cả hai nguồn vốn này .
- Sử dụng vốn c ố đ ịn h : Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuát kinh doanh
, tài sản cố định bị hao mòn, giá trị tài sản cố định chuyển dần dần từng phần vào giá


*


1 2

trị sản phẩm . Theo đó vốn cố định cũng được tách thành hai phần, một phần sẽ gia
nhập vào chi phí sản xuất (Dưới hình thức chi phí khấu hao) tưng ứng với phần hao
mòn của tài sản cố định. Phần còn lại của vốn cố định được “Cố định” trong tài sản cố
định . trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo nếu như phần vốn luan chuyển được dần dần
tăng lên thì phần vốn “Cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá
tn sư dụng của tài sản cô định. Đê sử dụng vốn cố định có hiệu quả cần nghiên cửu về
khau hao tai san cơ đinh có hiệu quả cân nghiên cứu về khấu hao tài sản cố định và các
phương pháp khâu hao tài sản cơ định. Ngồi ra để đánh giá trình độ tổ chức và sử
dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố
định.
- Sử dụng vốn lưu động-. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố
đinh doanh nghiẹp can phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh
nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, vốn
lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hoá lần lượt nhiều hình
thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là
tiên được chun hố sang hình thái vạtt tư dự trữ, sản phẩm dở dang, thành phẩm
hang hoa, khi ket thuc quá trình tiêu thụ lại trở vê hình thái ban đâu là tiền. Quá trình
hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục khơng ngửng, nên sự tuần
hồn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành

sự chu chun của vơn lưu động. Đê đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Hiệu suất
sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu về tốc độ luân
chuyên von luu đọng, mức tiêt kiệm vôn lưu động do tăng tôc độ luân chuyển vốn
1.3.2 V ai trị của cá c giải pháp tài chính hỗ tr ợ từ tầm vĩ mô

a / M ôi trường sản xuát kinh d oan h
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi
truơng kinh doanh bao gôm tât cả những điêu kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng
toi hoạt động của doanh nghiệp: Mơi trường kinh tế - tài chính, mơi trường chính trị
môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá xã hội...D ưới đây


*


*

13

xem xét tác động của môi trường kinh tế tài chính đến hoạt động tài chính của doanh
nghiệp.
- C ơ s ở h ạ tầng củ a nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao
thông, thơng tin liên lạc, điện nư ớ c...) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của
doanh nghiệp, đông thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong
kinh doanh.
- Tinh trạng củ a nền kỉnh tế: Trong một nền kinh tế đang trong quá trình tăng
trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển , từ đó địi hỏi doanh
nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư.
Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thối thì doanh nghiệp khó có thể tìm

được cơ hội tốt để đầu tư.
- L ã i su ất thị trường: Lãi xuất thị trường là yếu tố tác đông rất lớn đên hoạt
động tài chính của doanh nghiệp . Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư đến
chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác. Lãi suất thị
trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi lãi suất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu
dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- L ạm p h á t: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao, việc tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng
thăng. Nêu doanh nghiệp khơng áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể cịn bị thất
thốt vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tính
hình tài chính doanh nghiệp khơng ổn định
- Chỉnh s á c h kinh tế và tài chính củ a nhà nước đ ổ i với d oan h n g h iệp : Như các
chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu chế độ
khâu hao tài sản cô định.... Đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề về tài chính
doanh nghiệp.
- M ưc đ ọ cạn h tranh: Nêu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề
lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao địi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho
việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo tiếp
thị và tiêu thụ sản phẩm ....




14

- Thị trường tài chính và hệ thống c á c trung gian tài chính: Hoạt động của
doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động
gia tăng vơn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng
thêm mức sinh lời của vốn, hoặc có thể dễ dnàg hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp.

Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hoá các cơng cụ và các hình thức huy động
vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển của thị trường chứng
khoán ...H oạt động của các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
tài chính của doanh nghiệp. Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ
cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hơn cho các doanh
nghiệp, như sự phát triển của các ngân hàng thương mại đã làm đa dạng hoá các hình
thức thanh tốn như thanh tốn qua chuyển khoản, thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử ...
Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho doanh
nghiệp tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn.
Khi xem xét tác động của mơi trường kinh tế tài chính khơng chỉ xem xét ở
phạm vi trong nước mà còn càn phải xem xét đánh giá mơi trường kinh tế tài chính
trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, quá trình tồn cầu hố nền kinh tế đang diễn
ra mạnh mẽ, những biến động lớn về kinh tế, tài chính trong khu vực và trên thế giới
ảnh hưởng mau lẹ đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của một quốc gia.
b / C á c chính sá c h xuất nhập khấu
Thị trường xuất - nhập khẩu của nước ta được mở rộng về phạm vi và dung
lượng. Hiện nay, khu vực Châu Á vẫn đang là thị trường xuất và nhập khẩu lớn nhất
của nước ta, đã chiếm gần 63% tổng kim ngạch xuất khẩu và gần 74% tổng kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam. Nhật Bản, Trung Quổc, ASEAN là những đối tác chiếm thị
phần buôn bán lớn nhất trong số các đối tác châu á. Riêng các nước ASEAN chiếm
24,3% tổng kim ngạch xuất khẩu và 32,4% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam .
Hàng hoá của Việt Nam đã tiếp cận vào thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, đặc biệt là thị
trường các nước EU, Hoa Kỳ và Canada. Thị trường các nước Trung Đông cũng đã và
đang được khai thác triệt để, bước đầu là các mặt hàng trả nợ như gạo, chè, cà phê, cá
hộp, quân áo may săn và một sô mặt hàng tiêu dùng khác... Đến nay một số mặt hàng
của Việt Nam như cà phê, gạo, chè đã có sức cạnh tranh trên thị trường này.


Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã tìm kiếm các giải pháp khôi phục lại thị trường
các nước thuộc Liên X ô cũ và Đông Âu sau một thời gian gián đoạn, sẽ mở ra những

khả năng mới trong quan hệ kinh tế và trao đổi hàng hoá khu vực này. Dung lượng
hàng hoá tham gia thị trường quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển về cả khối
lượng và chất lượng. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã thay đổi theo hướng phát huy lợi thế
so sánh trong mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Nhập khẩu trong những năm qua tuy có tăng, nhưng tốc độ chậm dần. Chúng ta
tập trung chủ yếu vào nhập nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, trong khi đã cố
gắng giảm dần tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng. Một số mặt hàng trước
đây vẫn phải nhập khẩu nay đã được thay thế bằng sản xuất trong nước, nhờ vậy giảm
tương đổi thâm hụt cán cân thương mại. Kim ngạch nhập khẩu trong những năm qua
cũng đã có thay đổi về cơ cấu. Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập
khẩu giảm đáng kể, trong khi tỷ trọng nhóm ngun nhiên vật liệu tăng lên nhanh.
Thay đơi này phản ảnh chính sách khuyên khích sản xuất trong nước và giảm nhập
khẩu những mặt hàng đã sản xuất trong nước có thể thay thế nhập khẩu được.
Giữ được tốc độ tăng trưởng cao về kim ngạch xuất khẩu, trước hết là do chính
sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và sản xuất hàng xuất
khẩu. V iệc từng bước hồn chỉnh khn khổ pháp luật theo kinh tế thị trường và đổi
mới chính sách xuất nhập khẩu đã thực sự thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong 10 năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn, giảm
các thủ tục hành chính, trở ngại về thuế má, hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, như hồ trợ
lãi suất vay vốn sản xuất và hoạt động xuất khẩu, trợ giá cho những mặt hàng xuất
khẩu mới vào thị trường mới, chính sách khen thưởng, khuyến khích các doanh nghiệp
tìm được mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới. Ban hành chính sách về quản lý
ngoại hối, điều chỉnh tỷ giá của đồng USD so với đồng Việt Nam để khuyến khích
xuất khẩu, chính sách đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu.
Tuy nhiên, lĩnh vực xuất nhập khẩu đang đứng trước những khó khăn mới.
Những hạn chế trong các khâu tạo nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng đã làm
cho các sản phẩm xuất khẩu của ta không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu sản
phẩm xuất khẩu vẫn chưa có những chuyển dịch tích cực, xuất khẩu hàng nông sản





16

thơ, ngun liệu thơ... cịn chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị thấp. Hơn nữa, do khả năng
tiếp cận thị trường kém, nhiều mặt hàng của ta còn phải xuất khẩu qua trung gian nên
hạn chế kim ngạch thu được.
Hiện nay, khối lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đã được khai thác tới
mức tối đa trong sản lượng sản xuất như gạo, cà phê, cao su,... Do vậy, muốn tăng giá
trị xuất khẩu cần phải đầu tư phát triển thâm canh, tăng năng suất và đặc biệt đầu tư
vào khâu công nghiệp chế biến sâu, tăng nhanh chất lượng để đủ sức cạnh tranh và tìm
kiếm thêm thị trường xuất khẩu.
c / C hính s á c h thuế
- Thuế là khoản động viên bắt buộc theo Luật định được sử dụng để phân phối
lại thu nhập của các thể nhân và pháp nhân trong xã hội. Thuế là nguồn thu chủ yếu
của Ngân sách Nhà nước, đảm bảo sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Thuế đồng
thời là công cụ để Nhà nước điều chỉnh thu nhập, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng về
nghĩa vụ và quyền lợi giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư nhàm thực
hiện mục tiêu kinh tế xã hội. Hiện nay, các hình thức thuế tác động đến tình hình sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được áp dụng như sau:
Hệ thống thuế áp dụng một cách đồng bộ, phù hợp để tạo điều kiện khuyến khích sản
xuất, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị phần.
+ Thuế gián thu có tác động trực tiếp làm thay đổi giá cả hàng hoá tuỳ thuộc
vào quan hệ cung cầu, thông qua các sắc thuế tiêu thụ như thuế giá trị gia tăng, thuế
tiêu thụ đặc b iệt... Nhà nước có thể đánh thuế thấp hoặc khơng đánh thuế đối với
những mặt hàng, sản phẩm cần khuyến khích sản xuất. Khi đó, giá cả hàng hố có thể
giảm thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài trong hội nhập kinh
tế quốc tế nhàm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển hơn.
+ Thông qua thuế TNDN là loại thuế trực thu, Nhà nước điều tiết kết quả hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng thời điểm, từng ngành nghề, từng
lĩnh vực mà Nhà nước có những ưu đãi cho hoạt động sản xuất kinh doanh để các
doanh nghiệp sản xuất hành hố có khả năng tích luỹ vốn, đổi mới thiết bị, công nghệ


×