Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp phụ vụ hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên du tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.5 MB, 77 trang )


.......... .....

B

NGÂNHÀNGNHÀNƯỚCVIỆT
NAM


Bộ• GIÁODỤ
ÀĐÀOTẠ
• CV
• O

H i!

H O• C V I Ê• N N G Â N H À N G
------------------------------

HỌC VIỆN NGÂN HÀ (

KHOA SAU ĐẠI ĩ

N G U Y Ễ N Đ Ú C L IN H

G IẢ I P H Á P P H Á T T R IỂ N S Ả N P H Ẩ M N G Â N H À N G
B Ả O H IỂ M T R Ê N T H Ị T R Ư Ờ N G V IỆ T N A M

Chuyên ngành: T à i c h ín h - N g â n h à n g
Mã số: 6 0 3 4 0 2 0 1


LUẬN V Ă N THẠC Sĩ KINH TẾ
HỌC VIỆN NƠẴN HÀNG
TRUNG TAKTTHQNG TIN - THƯ VIỆN
S3.

Lv.OMỈT?....

N gư òi h ư ớ n g d ẫ n k h o a học: T S. Đ Ồ T H Ị T H U T R A N G

HỌC VIÊN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VÊN

H À N Ộ I-2 0 1 4

sóLv.OQ-IMi

m

>c


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Giải pháp phát triến sản phâm Ngân hàng
- Bảo hiểm trên thị trường Việt Nam ”là do tự bản thân tôi nghiên cứu, sưu tầm
tài liệu và xây dựng.
Tôi xin cam đoan và chịu tồn bộ trách nhiệm về tính trung thực cũng như
sự hợp pháp của vấn đề nghiên cứu.

N gưòi cam đ o an


NGUYỄN ĐỨC LINH


M ỤC LỤC

L Ờ I M Ở Đ Ầ U ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG

I:

BAN CASSURA NCE

H À N G -B Ả O H IỂ M

SẢ N

PH Ẩ M

L IÊ N

KẾT

NGÂN

........................................................................................................... 3

1.1 VAI TRỊ CỦA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM.............................................3
1.1.1 Vai trị của ngân h à n g ...................................................................................3
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm................................. ...................................................6

1.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM ............................ 9
1.2.1 Mối quan hệ hợp tá c .....................................................................................9
1.2.2 Mối quan hệ cạnh tranh ................................................. ........................... 14
1.3 BANCASSURANCE ......................

16

1.3.1 Bancassurance là g ì ? ....................................................................................16
1.3.2 Lý do ra đời của B ancassurance................................................................ 17
1.3.3 CÁC HÌNH THỨC BANCASSURANCE...............................................24
1.3.4Kinh nghiệm phân phối sản phẩm bảo hiểm qua liên kết Ngân hàng Bảo hiểm trên thế giới...........................................................................................29
C H Ư Ơ N G I I : T H Ự C T R Ạ N G B A N C A S S U R A N C E T Ạ I V I Ệ T N A M .3 3

2.1 TÌNH HÌNH CHUNG .............................. ..................................................33
2.2 PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM. 36
2.2.1 Cơ hội và thách thức.................................................................................. 36
2.2.2 Điểm mạnh và điểm y ế u ............................................................................38
2.3 MƠ HÌNH BANCASSURANCE TIÊU BIỂU VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 41
2.3.1 Mơ hình Bancassurance tiêu biểu tại Việt Nam ................................... 41
2.3.2Một số kết quả đạt được .......................................................................... 45
C H Ư Ơ N G 3: Đ ỊN H H Ư Ớ N G V À G IẢ I P H Á P Đ Ẻ P H Á T T R IỂ N SẢ N
P H Ẩ M B A N C A S U R A N C E T Ạ I V I Ệ T N A M .......................................................4 7


3.1 CÁC HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BANCASSURANCE Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.........................................................................47
3.1.1 Bảo hiểm tín dụng....................................................................................... 47
3.1.2Bảo hiểm đầu tư .............................................................................................47
3.2 CÁC GIẢI PHÁP ......................................................................................... 49
KÉT LUẬN ........................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 71


DANH MỤC S ơ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế.............................................4
Bảng 1: Lợi ích nhân ba ngân hàng, bảo hiểm và khách hàng........................23


1

LỜ I M Ở ĐẦU

Sự phát riển của thị trường tài chính, tình hình kinh tế có nhiều thay đổi
và biến động cùng với tiến trình hội nhập kinh tế càng sâu rộng trong thời
gian gân đây đã tạo điều kiện và nhu cầu mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ
của các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác. Cùng
trong xu thế đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Việt
Nam đang đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, điều này buộc các tổ
chức tài chính như ngân hàng, Cơng ty bảo hiểm trong nước phải có những
thay đổi trong chiến lược marketing của mình, đặc biệt chiến lược phân phối
sản phẩm. Trên thế giới ở nhiều quốc gia khác, các tổ chức tài chính ngân
hàng và bảo hiểm đã có sự phối hợp chặt chẽ nhằm xây dựng những kênh
phân phối hiệu quả để thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu phí nhằm đạt mục
tiêu tăng trưởng và bền vững. Theo đó Sản phẩm Bancassurance ngày càng
phát triển và đã góp phần khơng nhỏ giúp cho các tổ chức Ngân hàng và bảo
hiểm đạt được mục tiêu Tăng trường bền vững và hiệu quả và những lợi ích
mang lại cho khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm, các ngân hàng từ mơ
hình liên kết này. Riêng tại Việt Nam thì Bancassurance cịn khá mới mẻ và
cịn nhiều cơ hội để phát triển.

Với đối tượng nghiên cứu là hoạt động Bancassurance tại Việt Nam,
hoạt động bán chéo các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trên
nền tảng khách hàng và mạng lưới của của Tổ chức Ngân hàng. Phạm vi
nghiên cứu là sự cách thức phối kết hợp giữa tổ chức Ngân hàng và doanh
nghiệp bảo hiểm khi triển khai các sản phẩm Bancassurance, trong đề tài sau
đây: “Giải pháp phát triên sản phẩm Ngân hàng - Bảo hiểm trên thị trường
Việt Nam ” tôi sẽ làm rỗ lợi ích từ việc phát triển các sản phẩm
Bancassurance, thực trạng triển khai sản phẩm Bancassurance tại Việt Nam
và phân tích điểm mạnh điểm yếu, thuận lợi khó khắn và đưa ra các giải pháp


2

cụ thể nhằm thúc đẩy sản phẩm Bancassurance ngày càng phát triển tại thị
trường Việt Nam, theo đó kết cấu của Luận văn gồm có ba phần như sau:
Chương I: Mối quan hệ, lợi ích của việc phối họp giữa các tổ chức
Ngân hàng & Bảo hiếm. Khái niệm về Bancassurance.
Chương II: Thực trạng, Phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu cũng như những cơ hội và thách thức mà Bancansurance tại Việt Nam đã,
đang và sẽ phải đối mặt.
Chương III: Một số đề xuất và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản
phâm Bancasurance tại Việt Nam.


3

CHƯƠNG 1
B A N C A S S U R A N C E SẢ N P H Ẩ M L IÊ N K Ế T
N G Â N H À N G - B Ả O H IỂ M


1.1 V A I T R Ò C Ủ A N G Â N H À N G - B Ả O H I Ể M

Ngân hàng và bảo hiểm là hai định chế tài chính trong nền kinh tế
hiện đại, cả hai đều là những cầu nối quan trọng đổi với nhu cầu của các chủ
thể kinh tế. Ngân hàng đóng vai trị là cầu nối .về vốn, cịn bảo hiểm là nơi để
chuyển đổi rủi ro. Vị trí của ngân hàng và bảo hiểm trong hệ thống tài chính,
là nằm trong nhóm những tổ chức trung gian tài chính. Tuy nhiên, ngân hàng
và bảo hiểm hoạt động và có vai trò như thế nào trong nền kinh tế, cần phải đi
sâu vào phân tích và tìm hiểu.
1.1.1 V a i t r ò c ủ a n g ầ n h à n g

Ngân hàng là một trong các định chế tài chính được hình thành từ rất
sớm và tỏ rõ sự quan trọng của mình trong nền kinh tế. Ngân hàng ln chiếm
một vai trị rất lớn trong thị trường tài chính. Trên thế giới hiện nay tồn tại hai
loại hình ngân hàng: ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại. Ngân
hàng Trung Ương đóng vai trị điều tiết, quản lý vĩ mơ nền kinh tế, cịn ngân
hàng thương mai đóng vai trị lưu chuyển tiền tệ. Do trong nội dung đề tài này
là đề cập đến vấn đề liên kết giữa Ngân hàng thương mại và đơn vị bảo hiểm,
nên chỉ trình bày về vai trị của ngân hàng thương mại.
Vai trò của ngân hàng thương mại có thể tóm lược qua sơ đồ sau:


4

>

\

~


r

Sơ đơ l i Vai trị của ngân hàng trong nên kinh tê.

Ngân hàng thương mại tiến hành các hoạt động nghiệp vụ của mình
thơng qua việc sử dụng khơng chỉ bằng vốn riêng của mình mà chủ yếu bằng
vốn huy động của khách hàng. Chức năng trung gian tài chính đặt ra hai yêu
cầu đối với ngân hàng thương mại là phải thường xuyên thu hồi số vốn đã cho
vay để duy trì khả năng hồn trả sổ tiền đã huy động của khách hàng và
những biến động nguồn vốn tự có của mình.
Ngân hàng vừa là người cung cấp đồng vốn, cũng là người tiêu thụ
đồng vốn của khách hàng. Tất cả những hoạt động “mua bán” này thường
thông qua một số công cụ và nghiệp vụ của ngân hàng. Là một doanh nghiệp
kinh doanh đồng vốn, ngân hàng thương mại ln ln tìm cách tối đa hố lợi
nhuận, tìm kiếm lợi nhuận bằng hoạt động cho vay và đi vay. Trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại, có những nét đặc trưng như sau:
Thứ nhất: Các dịch vụ tài chính đuợc cung cấp trước hết phải đảm bảo
lợi ích cho khách hàng và trong đó có lợi ích của chính mình.
Thứ hai: c ầ n phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn hoạt động
kinh doanh ( cần phải duy trì một mức vốn nhất định tương họp với ý muốn
của khách hàng, hoặc lựa chọn khách hàng, đa dạng hoá tài sản để giảm rủi
ro....).


5

Vì là một loại hình doanh nghiệp đặc thù nên ngân hàng thương mại
có những nét khác biệt với các doanh nghiệp thông thường trong nền kinh tế
Sự khác biệt nằm ở chỗ, sản phẩm mà ngân hàng kinh doanh là tiền và những
giấy tờ có giá, vàng bạc chứng khốn... Xét về chức năng, ngân hàng thương

mại khơng trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thơng hàng hóa như các doanh
nghiệp thơng thường, nó thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, trung
gian thanh tốn, làm dịch vụ tiền tệ, tư vấn tài chính cho các khách hàng.
Ngồi nguồn vốn tự có, Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng vốn
của những người gửi tiền thông qua vai trị trung gian tài chính của ngân
hàng. Thơng qua chức năng này, ngân hàng thương mại nắm trong tay một bộ
phận lớn nhất của cải xã hội dưới dạng giá trị, nhưng lại khơng có quyền sở
hữu chúng, chỉ có quyền sử dụng chúng với điều kiện ràng buộc, đòi hỏi
ngân hàng thương mại phải sử dụng tài sản sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Đặc thù của ngân hàng thương mại còn ở những sản phẩm mà nó cung
cấp có tính phi vật chất. Sản phẩm của ngân hàng, chỉ bắt đầu hình thành khi
khách hàng chuyển đến cho ngân hàng các uỷ nhiệm của họ khi phát sinh từ
các hợp đồng giao dịch thương mại hoặc phải hồn thành một nghĩa vụ tài
chính nào đó, do vậy tính chất bị động, phụ thuộc khách hàng trong sản phẩm
ngân hàng là vô cùng lớn. Mức độ cạnh tranh trong sản phẩm của ngân hàng
thương mại được nhân lên gấp bội so với mức cạnh tranh trong các dịch vụ
của doanh nghiệp do chúng bị chi phối bởi đặc điểm cùng nguyên liệu chính
là “tiền”, loại nguyên liệu có tính xã hội hố ngày càng cao. Tính xã hội hố
thể hiện ở chỗ chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ về lãi suất cũng có sự điều
chỉnh của khách hàng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác. Tính nhạy cảm
cao bộc lộ khi ngân hàng tạo ra một sản phẩm xã hội ưa chuộng, trong thời
gian ngắn nhất gần như ngay lập tức các ngân hàng khác cũng tạo ra một loại
sản phấm đó đế cạnh tranh. Tính cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng


6

xuất phát từ sự dễ thay đổi của khách hàng trong quan hệ giao dịch, nhằm
mục đích mua những sản phẩm dịch vụ ngân hàng với lãi suất thấp nhất và
bán nguyên liệu tiền với giá cao nhất.

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh con người
luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ xảy ra. Rủi ro có thể do nhiều
nguyên nhân khác nhau như rủi ro do thiên tai, rủi ro do biến động của khoa
học công nghệ, rủi ro do môi trường xã hội...Đ e đối phó với rủi ro con người
có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả
do rủi ro gây ra. Biện pháp kiểm soát rủi ro được sử dụng để ngăn chặn hoặc
giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro, có thể thực hiện tránh né rủi ro hoặc ngăn
ngừa tổn thất, các biện pháp giảm thiểu tổn thất. Biện pháp kiểm soát rủi ro
dù rất có hiệu quả trong ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro nhưng khi rủi ro đã
xảy ra người ta thường không lường hết được hậu quả. Do vậy cần phải thực
hiện các biện tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo
hiểm. Biện pháp chấp nhận rủi ro tức là người gặp tổn thất tự chấp nhận tổn
thất đó, hình thức có thể là chủ động hoặc bị động. Với chấp nhận rủi ro chủ
động người ta có thế lập quỹ dự trữ dự phòng để sử dụng khi tổn thất xảy ra.
Với chấp nhận rủi ro thụ động người gặp tổn thất có thể phải vay mượn để
khắc phục hậu quả tổn thất. Các biện pháp thực hiện đều dẫn đến nguy cơ
nguồn vốn không được sử dụng hiệu quả.
Bảo hiếm được các nhà quản lý rủi ro quan niệm là sự chuyển giao rủi
ro trên cơ sở hợp đồng. Ngày nay do nhu cầu của con người hoạt động kinh
doanh bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân
doanh nghiệp và mỗi quốc gia, và bảo hiểm ngày càng thể hiện vai trị khơng
thể thiếu thơng qua việc đem lại những lợi ích kinh tế xã hội thiết thực.Vậy,


7

bảo hỉếm diễn ra và tác động như thế nào đối với nền kinh tế nói chung và
mỗi cá nhân nói riêng.
Bảo hiểm có rất nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên một cách khái

quát có thể định nghĩa bảo hiểm một cách chung nhất như sau: “ Bảo hiểm là
hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo qui luật thống
kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc
phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản
phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ 3 ” . Điều này có nghĩa là người tham
gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp phí để hình thành
quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm
lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho
người tham gia, với phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia
đăng ký vói người bảo hiếm.
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người
tham gia từ đó khơi phục và phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Và thực
chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa
những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn,
rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Phân phối
bảo hiểm là phân phối khơng đều, khơng bằng nhau vì không phải ai tham gia
cũng được phân phối và phân phối số tiền như nhau. Phân phối trong bảo
hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm và không may gặp rủi
ro. Và hoạt động bảo hiểm dựa trên ngun tắc “số đơng bù số ít”- ngun tắc
rất quan trọng và luôn được quán triệt trong quá trình lập quỹ dự trù bảo hiểm
cũng như quá trình phân phối bồi thường và phân tán rủi ro. Với nguyên tắc
trên bảo hiểm thể hiện được sự gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi
ích chung của cộng đồng và sự ổn định phồn vinh của đất nước.


8

'Kinh doanh bảo hiếm là hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm
nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của
bên mua bảo hiếm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả

tiền bảo hiếm cho người thụ hưởng khi có sự kiện rủi ro xảy ra. Rủi ro được
doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận có những đặc trưng như rủi ro xảy ra trong
tương lai, có tính chất bấp bênh, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của
con người, không thuộc phạm vi cấm của pháp luật.... Sản phẩm bảo hiểm là
sản phẩm do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp có đặc điểm như tính vơ hình,
khơng thể cất giữ, không thể tách rời không đồng nhất, khơng được bảo hộ
bản quyền, chu trình kinh doanh đảo ngược, tính khơng mong đợi...Hoạt
động kinh doanh bảo hiểm diễn ra chu kỳ sản xuất kinh doanh ngược lại với
các hình thức kinh doanh khác khi doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành thu phí
bảo hiếm - tiền bán sản phẩm bảo hiểm trước, còn cam kết bối thường, trả tiền
bảo hiểm - giá trị sử dụng của sản phẩm thì được thực hiện sau một khoảng
thời gian nhất định nào đó.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được tổ chức dưới hình thức các
doanh nghiệp bảo hiếm, nghiệp đồn bảo hiểm ...với những nét đặc thù riêng.
Đối tượng kinh doanh, đối tượng khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm
rất đa dạng do nó khơng chỉ là một hoặc một danh mục hàng hố dịch vụ mà
đó là tài sản, là trách nhiệm và con người. Đối tượng tham gia rộng lớn, hoạt
động kinh doanh bảo hiểm tác động tới rất nhiều đối tượng trong xã hội, vì
vậy hoạt động kinh bảo hiểm địi hỏi có vốn pháp định lớn, ln ln phải có
lập dự phịng nghiệp vụ vảo hiểm, và tiến hành các hoạt động đầu tư góp phần
phát triên quỹ tài chính, tạo điều kiện mở rộng qui mơ của doanh nghiệp,góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội .
Bảo hiểm là một trong các định chế tài chính trong nền kinh tế, hoạt
động bảo hiểm có vai trị vơ cùng to lớn trong tạo dựng một xã hội an toàn, ổn


9

định thịnh vượng và phồn vinh. Trong hoạt động tiến hành đầu tư các khoản
tiền nhàn rỗi của mình (chủ yếu là phí bảo hiểm) có vai trị lớn khơng chỉ với

doanh nghiệp mà với toàn bộ nền kinh tế. Với doanh nghiệp bảo hiểm hoạt
động đầu tư hiệu quả chính là phát triển quỹ tài chính. Hoạt động đầu tư tạo ra
một mức lợi nhuận cao sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hon
so với các đối thủ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng của
mình, đặc biệt là những khách hàng sở hữu đơn bảo hiểm ngồi tính rủi ro
cịn tính tiết kiệm .... Đối với xã hội, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo
hiêm được the hiện rõ nét qua hoạt động huy động vốn cho nền kinh tể quốc
dân. Bảo hiếm thực chất là hoạt động dịch vụ tài chính và các doanh nghiệp
bảo hiểm thực chất là các tổ chức trung gian tài chính. Cùng với các trung
gian tài chính khác như ngân hàng thương mại, cơng ty chứng khốn...
Doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng tiền nhàn rỗi của mình đầu tư cho nền kinh
tế, và đây được coi như là một kênh cung cấp vốn quan trọng. Doanh nghiệp
bảo hiểm thu hút những khoản tiền nhỏ trong cơng chúng dưới hình thức phí
bảo hiểm, và cung ứng khoản vốn này cho nền kinh tế để thúc đẩy sự luân
chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế.
1.2 MÓI QUAN HỆ GIỮA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM
Ngân hàng và bảo hiểm là hai lĩnh vực tài chính quan trọng của nền
kinh tế, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, vừa là mối quan hệ họp tác,
vừa là mối quan hệ cạnh tranh. Mối quan hệ cạnh tranh xuất phát từ đặc điểm
chúng đều là những trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, đều có
vai trị trong huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng cho hoạt động
phát triển kinh tế. Mối quan hệ họp tác hình thành do lĩnh vực này có thể sử
dụng những ưu việt của các dịch vụ của lĩnh vực kia. Cụ thể của hoạt động
họp tác và cạnh tranh như sau:
1.2.1 Mối quan hệ hợp tác


10

Mối quan hệ hợp tác được thể hiện trong việc cung ứng các dịch vụ

lẫn nhau giữa ngân hàng và bảo hiểm, trong mối quan hệ với khách hàng của
cả hai bên, và quan trọng nhất là trong hoạt động đầu tư vốn của các bên.
1 .2 .1 .1 N g â n h à n g luôn đ ư ợ c c o i là n ơ i đ ầ u tư ổn đ ịn h v à an to à n n h ấ t cho
c á c nhà b ả o hiếm

Trước hết, với mối quan hệ trong hoạt động đầu tư, ngân hàng luôn
được coi là nơi đầu tư ổn định và an toàn nhất cho các nhà bảo hiểm. Hoạt
động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm đóng.vai trị quan trọng với chính
doanh nghiệp và với xã hội, do vậy nó phải tuân thủ những qui tắc như:
nguyên tắc an toàn (nguyên tắc này cho phép doanh nghiệp bảo hiểm đối
phó với những rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường
...), nguyên tắc sinh lời, nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh tốn thường
xun. Trong q trình thực hiện đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm lại chịu
tác động của rất nhiều nhân tố, bao gồm những nhân tố bên trong và các
nhân tố bên ngoài.
Các nhân tố bên trong như các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp
bảo hiểm (nghĩa vụ đối với người được bảo hiểm - khách hàng, nghĩa vụ đối
với người được bảo hiếm, nghĩa vụ với cổ đông của doanh nghiệp bảo
hiểm ...); yếu tổ qui mơ của doanh nghiệp bảo hiểm; chính sách phân phối lợi
nhuận; các quan điểm của người quản lý đầu tư. Các nhân tố bên ngoài như:
Chế độ thuế, các điều kiện của thị trường vốn (cung cấp các tài sản tài chính
đế doanh nghiệp bảo hiểm có thể đa dạng hố danh mục đầu tư của mình),các
cơng cụ quản lý của nhà nước. Tất cả các nhân tố trên đều có ảnh hưởng đến
hành vi lựa chọn hình thức đầu tư của đối với các doanh nghiệp bảo hiểm
pho biển hiện nay là các hình thức như gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, đầu
tư chứng khốn (cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp), đầu tư bất động sản. Tuy
nhiên, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, trong đó phần lớn là các ngân hàng


11


thương mại luôn luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm,
điều này hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc mà doanh nghiệp bảo hiểm
phải tuân theo, phù hợp với các quy định hiện hành của nhà nước. Nhà nước
quy định mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi
tiền tại các tổ chức tín dụng là khơng hạn chế. Đầu tư vào ngân hàng mặc dù
an toàn gấp nhiều lần đầu tư vào bất động sản..., nhưng lại gặp phải hạn chế
như tỷ suất lợi nhuận thấp, thấp hơn đầu tư vào chứng khốn - trái phiếu, hoặc
cổ phiếu cơng ty...
1 .2 .1 .2 Đ á n h g iá rủ i ro trư ớ c khi ch o v a y đ ổ i v ớ i c á c tổ chứ c tín d ụ n g và
đ á n h g iá rủ i ro trư ớ c khi k í k ế t h ợ p đ ằ n g c ủ a c á c d o a n h n g h iệp b ả o hiểm.

Việc phải đánh giá rủi ro trước khi cho vay đối với các tổ chức tín
dụng và đánh giá rủi ro trước khi kí kết họp đồng của các doanh nghiệp bảo
hiểm là yêu cầu bắt buộc. Trong quá trình hoạt động cho vay các tổ chức ngân
hàng phải đối mặt với hàng loạt rủi ro khác nhau: Rủi ro lãi suất, rủi ro hối
đoái, rủi ro thanh khoản, Rủi ro tín dụng xuất phát từ nguyên nhân làm ăn
thua lỗ hoặc kém hiệu quả, hoặc cố tình chây ì hoặc lừa đảo dẫn đến không trả
nợ được cho ngân hàng.... Như vậy việc đánh giá rủi ro chỉ có thể giúp cho
Ngân hàng đề phịng hạn chế tổn thất chứ khơng thể loại bỏ nó.
Hơn nữa khơng một tổ chức tín dụng nào có thể dự đốn chính xác
vấn đề, Với những nguyên nhân bất khả kháng (xuất phát từ thiên tai, từ chiến
tranh, từ sự thay đổi chính sách vĩ m ơ...) ngân hàng buộc phải chấp nhận tổn
thất, nhưng với những nguyên nhân xuất phát từ phía người vay, ngân hàng
cần phải có những biện pháp phù hợp.
Biện pháp được thực hiện trước hết là thực hiện tốt công tác đánh giá
rủi ro. Công tác này hạn chế được những trường hợp người vay yếu kém
trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa
đảo ngân hàng...Với doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro liên quan đến



12

việc kỷ kết và quản lý hợp đồng bảo hiểm. Khâu đánh giá rủi ro được thực
hiện tốt sẽ hạn chế được các trường hợp có mục đích trục lợi của người tham
gia, xác định được số tiền bảo hiểm phù hợp với đối tượng bảo hiểm, giảm chi
phí cho hoạt động quản lý họp đồng... Như vậy công tác đánh giá rủi ro trước
khi ký kết hợp đồng có vai trò rất quan trọng với cả ngân hàng và bảo hiểm.
Khi đánh giá rủi ro, do đặc thù hoạt động của từng lĩnh vực mà xác định tập
trung vào những đặc điểm nào là chính? Song nhìn chung, cả hai lĩnh vực đều
phải làm rõ các yếu tố như tình trạng hiện tại,.các rủi ro có thể phải đối mặt
trong tương lai, mục đích khi ký kết hợp đồng, thời điểm ký kết, khả năng tài
chính của chủ hợp đồng...K ết quả là ngân hàng hồn tồn có thể tận dụng
những thông tin về người vay đã được công ty bảo hiểm điều tra đánh giá, và
ngược lại doanh nghiệp bảo hiếm sẽ sử dụng các thông tin về khách hàng đã
được ngân hàng thâm định.
1.2.1.3 N gân hàn g cung cấ p c á c dịch vụ thanh toán cho doanh nghiệp b ảo hiểm

Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thường thực hiện ba chức
năng chính là trung gian tài chính, tạo phương tiện thanh tốn và trung gian
thanh tốn. Trong đó chức năng trung gian thanh tốn có ý nghĩa hết sức quan
trọng với doanh nghiệp bảo hiểm. Để tạo điều kiện cho việc thanh tốn được
nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng thay mặt khách hàng
thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ, bằng cách tạo ra các hình
thức thanh tốn như see, uỷ nhiệm chi thu, các loại thẻ...cung cấp mạng lưới
thanh toán điện tử, kết nối các quĩ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần....
Trong khi đó, doanh nghiệp bảo hiểm lại thường xuyên phải thực hiện các
giao dịch với khách hàng như thu phí bảo hiểm, chi trả tiền bồi thường, tiền
bảo hiểm ...Nếu doanh nghiệp bảo hiểm đơn thuần chỉ sử dụng các mạng lưới
chi nhánh, đại lý thì hiệu quả sẽ không cao. Khi kết hợp với ngân hàng và sử

dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm


13

được rất nhiều chi phí, và thời gian của khách hàng, cắt giảm một khối lượng
lớn công việc của các đại lý thu phí...Cơng tác thu chi vì thế trở nên nhanh
gọn, an tồn, góp phần tạo dựng được niềm tin nơi khách hàng. Hình thức của
sự hợp tác này được biết đến dưới dạng ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh
toán như cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ qua thiết bị chấp nhạn thanh toán
thẻ POS, dịch vụ thu chi tiền mặt tại chỗ, dịch vụ thanh tốn tự động và chi
trả phí bảo hiểm, dịch vụ quản lý tiền mặt tập trung, hoặc dịch vụ thanh toán
từ xa băng thẻ Telebank, hoặc dịch vụ chi lương cho cán bộ nhân viên tư vấn
viên qua thẻ....V ậy có thể thấy ngân hàng chính là nơi thanh tốn nhanh gọn,
an toàn của các doanh nghiệp bảo hiểm.
1 .2 .1 .4 H ợ p đ ồ n g b ả o hiểm là m ộ t “tà i sả n ” c ủ a N g â n hàng.

Hoạt động cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam
kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Vì
những rủi ro mà người đi vay của ngân hàng thương mại có nguy cơ gặp phải
trong q trình sử dụng vốn vay nên các ngân hàng buộc phải thực hiện các
hình thức đảm bảo trong tín dụng như cầm cố, thế chấp. Phổ biến là cho vay
thê chấp. Thế chấp là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các
giây tờ chứng nhận sở hữu hoặc sử dụng các tài sản đảm bảo sang ngân hàng
năm giữ trong thời gian cam kết. Cho vay thế chấp của ngân hàng đã trở nên
quen thuộc đôi với những người đi vay, tuy vậy đa phần họ cho rằng việc phải
thế chấp bằng tài sản đảm bảo là một trong những cản trở trong việc tiếp cận
nguôn vôn của họ. Bởi lẽ hoạt động kinh doanh luôn luôn chứa đựng những
rủi ro khó lường, nên trong trường hợp mất khả năng thanh toán, người đi vay
phải đối mặt với nguy cơ mất đi tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, có những

khách hàng mong muốn được vay vốn của ngân hàng nhưng lại khơng có tài
sản đảm bảo. Khi có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm, họ sẽ cung
cấp các đơn bảo hiểm cho chính các hợp đồng vay vốn, khách hàng chuyển


14

giao rủi ro sang cho nhà bảo hiếm trên cơ sở những người này đóng một
khoản lệ phí nhất định, dịch vụ này sẽ tạo ra một lượng khách hàng đông hơn
rất nhiều cho các ngân hàng, bởi trong trường họp xấu nhất (mất khả năng
thanh toán), khách hàng sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra chi trả khoản
vay cho ngân hàng .
1 .2 .1 .5 N g â n h à n g là khách h à n g c ủ a D o a n h n g h iệp b ả o hiểm .

Doanh nghiệp bảo hiếm sẽ bảo hiểm cho chính các tổ chức ngân hàng,
tín dụng, từ đó giúp hoạt động của ngân hàng an tồn và ổn định hơn. Hình
thức thường gặp đó là các ngân hàng tham gia bảo hiểm cho số tài sản của họ,
như trụ sở làm việc, xe sử dụng cho hoạt động của ngân hàng, máy móc thiết
bị đặc thù, bảo hiểm trách nhiệm pháp lý cho cán bộ ngân hàng, ...hoặc ngân
hàng tham gia các hình thức bảo hiểm nhân thọ, con người phi nhân thọ cho
lãnh đạo chủ chốt, hoặc những người có vị trí quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng.
1.2.2 Mối quan hệ cạnh tranh
Ngân hàng và bảo hiểm luôn luôn cạnh tranh với nhau để thu hút tiền
nhàn rỗi ở các tầng lớp dân cư và các tố chức kinh tế xã hội, đặc biệt là bảo
hiểm nhân thọ.
Một khi nền kinh tế phát triển ổn định, lạm phát thấp (một con số) thì
bảo hiểm nhân thọ sẽ cạnh tranh rất quyết liệt với tổ chức ngân hàng vì lúc
này người dân thường đổ xô đi mua bảo hiểm nhân thọ do bảo hiểm nhân thọ
vừa có tính tiết kiệm, vừa có tính rủi ro.

Ngược lại, nếu nền kinh tế bất ổn, lạm phát cao cả ngân hàng và bảo
hiểm đều chịu hậu quả rất lớn, nhưng bảo hiểm là người chịu hậu quả nặng nề
hơn vì số tiền đầu tư của nhà bảo hiểm bị mất giá nhưng đặc biệt là khách
hàng xin huỷ bỏ hợp đồng ngày càng nhiều.


15

Đe cạnh tranh với nhau trong hoạt động thu hút vốn nhàn rỗi trong
dân cư, cả ngân hàng và bảo hiểm đều có những biện pháp mang tính đặc
trưng của mỗi ngành. Ngân hàng cạnh tranh với bảo hiểm bằng cách tăng lãi
suất, bảo hiểm cạnh tranh với ngân hàng bằng cách giảm phí và phát triển
mạnh dịch vụ hậu bán hàng. Với các ngân hàng, cạnh tranh về lãi suất, cạnh
tranh vê giá để có thể thu được nguồn vốn là biện pháp quan trọng nhất do tín
dụng là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.
Cạnh tranh la đọng lực đe các ngân hàng phát-triên. Tuy vậy, hiện nay nhiều
ngân hàng tăng lãi suất vì quan niệm ngân hàng khác tăng lãi suất thì cũng
phải tăng theo để giữ khách hàng. Điều này dẫn đến một thực tế để thu hút
tiền gửi các ngân hàng rất dễ sa lầy vào những cuộc chạy đua lãi suất, gây hậu
quả rất lớn đến các doanh nghiệp, các ngành khác trong nền kinh tế, kết quả là
làm chậm lại sự phát triển của quốc gia.
Với ngành bảo hiểm, một cách gián tiếp, tăng lãi suất tạo cho khách
hàng tâm lý so sánh lợi ích trước mắt giữa hai hình thức giữ tiền, do vậy sẽ có
hàng loạt hợp đồng bảo hiểm bị huỷ bỏ. Tại các quốc gia phát triển, để cạnh
tranh, các ngân hàng không chỉ sử dụng lãi suất, mà cịn có nhiều hình thức
khác. Ví dụ phát hành kỳ phiếu, khuyến mãi, tạo ra các chương trình tiết kiệm
dự thưởng, hoặc thực hiện chia nhỏ các kỳ hạn gửi, cho rút tiền trước kỳ hạn
với khoản gửi có kỳ hạn....Các hình thức này hướng đến các dịch vụ chăm
sóc khách hàng nhiều hơn, do vậy mang tính phát triển ổn định hơn, khơng
gây những biên động lớn cho nên kinh tế. doanh nghiệp bảo hiểm trong khi

cạnh tranh ở những thị trường bảo hiểm mới nổi, cũng có những biện pháp tai
hại như tăng lãi suât tiên gửi của ngân hàng, đó là liên tiếp đua nhau giảm phí
bảo hiếm.
Lợi ích trước mắt của doanh nghiệp bảo hiểm là tăng số hợp đồng
khai thác, tăng doanh thu phí. Nhưng những nguy cơ tiềm ẩn phía sau như


16

khả năng nhượng tái bảo hiếm, hiệu quả kinh doanh thấp (do chi phí khai thác
hợp đồng mới khơng giảm, nhưng doanh thu phí lại giảm ...) sẽ khiến các
cơng ty này có nguy cơ làm ăn thua lỗ, mất lịng tin ở khách hàng. Doanh
nghiệp bảo hiểm vì vậy mà đặt vấn đề phát triển các sản phẩm có khả năng
thu hút khách hàng, dịch vụ hậu mãi lên hàng đầu. Các sản phẩm của ngân
hàng có tính thanh khoản cao, có yếu tố lãi suất làm lợi thế hàng đầu, cịn sản
phẩm của các cơng ty bảo hiểm có tính rủi ro là ưu điểm .. .Thay vì cạnh tranh
không lành mạnh, khi các công ty bảo hiểm kết hợp với ngân hàng, khách
hàng sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Vậy thực tế sự liên kết này có diễn ra
khơng, hay ngân hàng và bảo hiểm vẫn tiếp tục cạnh tranh nhau trên lĩnh vực
thu hút vốn? Nếu có hợp tác thì chúng hợp tác như thế nào? Phần tiếp theo sẽ
giải quyết vấn đề này.
1.3 BANCASSURANCE
1.3.1 Bancassurance là gì?
Bancassurance khơng phải là một khái niệm mới tại thị trường Việt
Nam và có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này, đơn giản đó là việc
phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Bancassurance phát
triển đầu tiên ở Mỹ và các nước Châu Âu. Hiện nay, Bancassurance là một
trong những kênh phát triển nhanh nhất ở hầu hết thị trường châu Á, đồng
thời là kênh phân phối hàng đầu trong thị trường bảo hiểm này. Tại Việt Nam,
Bancassurance đã bắt đầu phát triển trong 12 năm trở lại đây, tuy nhiên, để

thực sự chỉ ra một điển hình thành cơng trong mơ hình phân phối này thì chưa
thực sự có một điển hình thành cơng nào thực sự nổi bật.
Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu về Bancassurance, ví dụ như:
Theo định nghĩa của LIMRA, Bancassurance là "một chiến lược được các
ngân hàng hoặc các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nhằm hoạt động trong thị
trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở mức độ phù hợp." Theo


17

cách híêu của Remark thì Bancassurance là việc "ngân hàng và họp tác vói nhau
đê phát triên và phân phơi một cách có hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo
hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng".
Trên thực tế Bancassurance có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là
một chiến lược được các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng
nhằm hoạt động trong thị trường tài chính theo cách thức hợp nhất dịch vụ ở
một mức độ nhất định. Một triết lý chung của bancassurance chính là sự kết
họp của khả năng phát triên sản phẩm và văn hóa bán hàng của các doanh
nghiệp bảo hiểm với mạng lưới phân phổi và cơ sở khách hàng rộng lớn của
các ngân hàng.
Tóm lại, Bancassurance được hiểu là việc ngân hàng và doanh nghiệp
bảo hiểm cùng hợp tác để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản
phâm/dịch vụ ngân hàng-bảo hiểm cho cùng một cơ sở khách hàng.
Bancassurance có thê được hiểu một cách đơn giản nhất là việc các ngân hàng
tham gia cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình. Việc
tham gia của ngân hàng có thể ở nhiều cấp độ khác nhau tuỳ theo hình thức
hợp tác triển khai bancassurance mà hai bên c a n
1.3.2 Lý do ra đòi của Bancassurance
1 .3 .2 .1 N h ữ n g nhân tổ thúc đ ẩ y


HÀNG

TRUNG>Âr ™ÔNG

tin

- THƯ VIỆN

SỐ....LV.ŨỚ2

Bancassurance ra đời do sự tác động của hàng loại các nhân tố như: sự
phát triển của thị trường tài chính, sự hình thành của các tập đồn kinh tế, nhu
cầu về một loại dịch vụ tài chính “trọn gói” của công chúng, tác động của
cạnh tranh cũng như tác động của tiên bộ khoa học và công nghệ. Những nội
dung dưới sẽ giúp chúng ta đi sâu phân tích một số nhân tố tác động.
Thứ nhất, do nhu cầu về dịch vụ tài chính “một cửa”. Bancassurance
có thể đáp ứng những khách hàng có nhiều nhu cầu về dịch vụ tài chính chỉ
qua “một cửa”. Chẳng hạn, khách hàng có nhu cầu vay tiền, có tài khoản hoặc
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TRUNG TÂM THƠNG TIN • THƯ VIỆN


18

sử dụrig các dịch vụ khác của ngân hàng, có thể tham gia bảo hiểm ngay tại
ngân hàng, nộp phí cũng thuận tiện hơn vì khách hàng có thể nộp phí qua
chuyển khoản, thẻ ATM, thẻ tín dụng... Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham
gia bảo hiểm tại ngân hàng để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng trong
trường hợp có rủi ro xảy ra đối với tài sản và sinh mạng, sức khỏe của mình.
Ngồi ra, khách hàng cịn có thể được hưởng ngân hàng những quyền lợi và

dịch vụ giá trị gia tăng do sử dụng đồng thời nhiều dịch vụ, chẳng hạn: được
giảm phí do nộp phí qua ngân hàng, được cung cấp thẻ miễn phí mà khơng
phải trả lệ phí... Tóm lại, với bancassurance khách hàng có thể đồng thời sử
dụng các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm một cách thuận tiện và hiệu quả.
Thứ hai, do sự thay đổi “khẩu vị” của khách hàng có nhu cầu đầu tư
đang chuyên từ sản phẩm tiết kiệm đơn giản sang các sản phẩm phức tạp, do
vậy ngân hàng cần phải cung cấp nhiều dịch cụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa
dạng và luôn thay đổi của khách hàng. Bancassurance là cách thức có thể đáp
ứng được sự thay đổi “khẩu vị” này
Thứ ba, do yêu cầu tiết kiệm chi phí hoạt động. Việc sử dụng hệ
thống cung cấp dịch vụ của ngân hàng giúp Cơng ty bảo hiểm có thể tiết kiệm
được chi phí hoạt động, qua đó tăng khả năng cạnh tranh và lợi nhuận. Trước
hêt, Cơng ty bảo hiêm có thể giảm phí đào tạo (vì đội ngũ nhân viên ngân
hàng thường có trình độ cao, rất am hiểu về tài chính) và có thể sử dụng cơ sở
dữ liệu khách hàng, quan hệ của ngân hàng để bán bảo hiểm. Ngồi ra, Cơng
ty bảo hiểm có thể trả hoa hồng cho ngân hàng thấp hơn so với trả cho đại lý
hoặc môi giới. Tuy nhiên, trên thực tế ở Châu Á, do sự tác động cua cạnh
tranh, các công ty bảo hiểm thường phải trả cho ngân hàng mức hoa hồng
tương đương với mức phải trả cho đại lý. Những nghiên cứu về tỷ lệ thù
lao/phí năm đầu theo phương thức phân phối cho thấy, kênh phân phối ngân


19

hàng giúp tiết kiệm chi phí nhất.
Chi phí chi cho bảo hiểm thông qua ngân hàng tại Anh là 33% trong
khi tỷ lệ này của các nhà tư vấn tài chính độc lập là 42% và kênh bán hàng
trực tiêp là 78%. Điều này cho thấy chi phí dành cho bảo hiểm thông qua
ngân hàng là rất thấp so với các hình thức phân phối khác.
Thứ tư, thơng qua bancassurance, có thể sử dụng uy tín, thương hiệu

và nguồn lực (cơ sở dữ liệu, văn phòng, nhân viên...) của ngân hàng và công
ty bảo hiêm vào việc cung câp dịch vụ bảo hiểm cũng như tăng cường các
dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, bancassurance cũng giúp cơng ty bảo hiểm
thâm nhập vào những thị trường chưa được khai thác, nhất là các thị trường
chỉ có thê khai thác qua ngân hàng. Điêm này cũng gợi ý ngân hàng và công
ty bảo hiểm cần phải lựa chọn đối tác một cách khơn ngoan nhất để có thể
phát huy sức mạnh của mình và hưởng lợi từ uy tín, thương hiệu của đối tác.
Thứ năm, do tác động của cạnh tranh làm giảm biên lợi tức của ngân
hàng cũng như công ty bảo hiểm, địi hỏi ngân hàng cũng như cơng ty bảo
hiêm phải đa dạng hóa kênh phân phơi, đa dạng hóa sản phẩm để tạo thêm lợi
nhuận, năng suât tạo ưu thế cạnh tranh. Các công ty gia nhập thị trường sau
đặc biệt là các cơng ty nước ngồi, có thể phải tạo cho mình một ưu thế cạnh
tranh mới để giành thị phần.
Thứ sáu, sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho việc lưu trữ,
khai thác cơ sở dữ liệu khách hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm
được nhanh chóng thuận tiện.
Thứ bảy, xu hướng phi trung gian hóa trong hoạt động ngân hàng và
bảo hiêm cũng là một trong những lý do dẫn đến sự ra đời của bancassurance.
Bancassurance làm giảm sự phụ thuộc của Công ty bảo hiểm đối với lực
lượng đại lý môi giới, tạo ra đối trọng cần thiết cho sự phát triển bền vững.


×