Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khóa Học Phần Cứng Smartphone Ks Đào Ngọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.85 MB, 89 trang )

Ks. Đào Ngọc

KHÓA HỌC PHẦN CỨNG
SMARTPHONE
Phần 1: Phần cứng cơ bản

Ks. Đào Ngọc - Zalo 0987456267


Ks. Đào Ngọc

PHẦN CỨNG LÀ GÌ?
● Phần cứng của điện thoại di động là các thành
phần vật lý mà điện thoại sử dụng để hoạt động.
Đây bao gồm các bộ phận như vi xử lý (CPU), bộ
nhớ (RAM và bộ nhớ trong), màn hình hiển thị,
pin, camera, loa, microphone, cảm biến (như cảm
biến ánh sáng, cảm biến gia tốc, cảm biến vân
tay), các kết nối di động wifi, bluetooth cổng USB,
tai nghe, vỏ và khung.

● Tất cả các phần này cùng nhau tạo nên một
thiết bị di động hoàn chỉnh. Phần cứng điện thoại
là phần thể hiện vật lý của thiết bị, trong khi phần
mềm điện thoại là hệ điều hành và ứng dụng chạy
trên phần cứng này để cung cấp các tính năng và
chức năng cho người dùng.


Ks. Đào Ngọc


Phần cứng bao gồm các thành phần chính sau:
● Mainboard của smartphone là bảng mạch
chính chứa các linh kiện điện tử quan trọng
của điện thoại di động. Mainboard bao gồm
CPU (Central Processing Unit), RAM (Random
Access Memory), bộ nhớ lưu trữ, cảm biến,
kết nối mạng, và các linh kiện điều khiển khác.
Mainboard là nơi mà tất cả các thành phần
của smartphone được kết nối và tương tác với
nhau. Nó chịu trách nhiệm cho việc xử lý
thông tin, điều khiển các chức năng của điện
thoại và giữ cho hệ thống hoạt động một cách
trơn tru. Mỗi smartphone có một mainboard
được thiết kế riêng, điều này giúp tối ưu hóa
hiệu suất và tích hợp các tính năng đặc biệt
của từng mơ hình.


Ks. Đào Ngọc

Phần cứng bao gồm các thành phần chính sau:
● Bộ vi xử lý (CPU): Đây là “bộ não" của điện thoại, thực
hiện các phép tính và quản lý các hoạt động của hệ thống.

● Màn hình và cảm ứng: Màn hình là phần hiển thị thơng
tin và tương tác với người dùng thông qua cảm ứng bằng
cách chạm và vuốt.
● RAM (Random Access Memory) là nơi lưu trữ dữ liệu
tạm thời cho ứng dụng và hệ điều hành. Nó giúp tăng hiệu
suất và khả năng đa nhiệm của thiết bị.

● ROM Read-Only Memory (Bộ nhớ chỉ đọc): ROM
thường chứa các dữ liệu cố định như IMEI, Seri. Nó cho
phép lấy dữ liệu từ trong nó ra, khơng cho phép người
dùng viết dữ liệu vào. Để ghi dữ liệu lên ROM cần các box
chuyên dụng. Số IMEI iPhone lưu trong chip baseband
không thể thay đổi.


Ks. Đào Ngọc

Phần cứng bao gồm các thành phần chính sau:
● Bộ nhớ flash, còn được gọi là bộ nhớ flash NAND
hoặc ổ cứng để lưu trữ hệ điều hành, ứng dụng và dữ
liệu người dùng như hình ảnh video, danh bạ…
● Cảm biến: Điện thoại di động có nhiều loại cảm
biến như cảm biến ánh sáng, cảm biến gia tốc, cảm
biến xoay, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm,... để cung cấp
thông tin và tương tác với môi trường và người dùng.
● Máy ảnh: Điện thoại di động thường có ít nhất hai
máy ảnh (máy ảnh chính và máy ảnh tự sướng), và
một số điện thoại cao cấp có nhiều máy ảnh cho các
tính năng chụp ảnh nâng cao, gọi video call.
● Loa và mic: Loa cho phép người dùng nghe âm
thanh và loa ngoài cho cuộc gọi, trong khi mic để thu
âm thanh cho phép họ nói và thực hiện cuộc gọi.


Ks. Đào Ngọc

Phần cứng bao gồm các thành phần chính sau:

● Pin: Pin cung cấp năng lượng cho điện thoại di
động, cho phép nó hoạt động và duy trì sự tồn tại khi
khơng có nguồn điện bên ngồi.
● Kết nối: Phần cứng bao gồm các cổng và module
kết nối như cổng sạc, cổng tai nghe, Bluetooth, Wi-Fi,
và các loại kết nối di động 2G, 3G, 4G, 5G cho việc
truyền tải dữ liệu và âm thanh.
● Cảm biến vân tay hoặc khn mặt: Cảm biến này
được sử dụng để mở khóa điện thoại và bảo mật dữ
liệu bằng vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt.
● Vỏ và khung: Vỏ và khung bảo vệ và giữ lại tất cả
các thành phần phần cứng khác của điện thoại, đồng
thời tạo ra thiết kế và cấu trúc của sản phẩm.


Ks. Đào Ngọc

CÁC LỖI PHẦN CỨNG HAY GẶP
 Hư màn hình, mất hiển thị, liệt cảm ứng.

 Lỗi kết nối mất sóng, hư 3G, 4G, hư Wifi Bluetooth.
 Hư chân sạc, lỗi mạch sạc, hư ic sạc.
 Mất nguồn, hao nguồn, chạm tụ, chạm ic.

 Gãy socket, đứt cáp kết nối, linh kiện đứt gãy do va đập.
 Mất âm thanh, mất mic.
 Lỗi bộ nhớ RAM, ROM.
 Chạm hoặc hư phím bấm.
 Lỗi máy ảnh.
 Lỗi cảm biến…

Như vậy để sửa chữa các hư hỏng trên bạn cần hiểu về cấu tạo, chức năng, nguyên
lý hoạt động của từng loại linh kiện để biết cách đo đạc và tìm ra đúng pan bệnh.


Ks. Đào Ngọc
▪ Trên thị trường hiện nay có tới cả ngàn mẫu điện thoại khác nhau. Khi sửa

chữa chúng ta cũng gặp hàng trăm các lỗi khác nhau đòi hỏi kỹ thuật viên phải
có sự quan sát, tư duy, suy luận, đo đạc, thử nghiệm… để tìm ra đúng bệnh. Việc
hiểu rõ về cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động từng loại linh kiện, sự kết nối
giữa các linh kiện trên mạnh hoạt động thế nào sẽ giúp cho kỹ thuật viên có thể
tự đo đạc và tìm ra được nguyên nhân hư hỏng.
▪ Giáo trình này sẽ giúp bạn hiểu rõ tận gốc vấn đề từ đó bạn có thể tự tư duy để

sửa được bất kỳ smartphone nào.
▪ Chúng ta sẽ bắt đầu với những kiến thức cơ bản về cấu trúc và hoạt động của

smartphone. Điều này giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho việc hiểu về các
vấn đề phần cứng phổ biến. Khóa học sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách
phân biệt các loại linh kiện, cách tháo lắp, và cách sửa chữa từng thành phần
của smartphone. Bạn sẽ học được từ những nguyên lý cơ bản đến các kỹ thuật
sửa chữa phức tạp.


Ks. Đào Ngọc
▪ Không chỉ giới hạn ở lý thuyết. Bạn sẽ được thực hành trên các thiết bị thực tế

để nâng cao kỹ năng sửa chữa của mình.
▪ Với kiến thức và kỹ năng bạn học được từ khóa học này, bạn sẽ mở ra những


cơ hội mới trong lĩnh vực sửa chữa smartphone. Có thể bạn muốn mở cửa hàng
sửa chữa hoặc làm việc tại các trung tâm dịch vụ điện thoại di động hàng đầu,
khóa học này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt cho những thách thức trong ngành.
▪ Tôi cam kết hỗ trợ bạn trong suốt q trình học, sẵn lịng giải đáp mọi thắc

mắc của bạn và hỗ trợ bạn vượt qua mọi khó khăn. Tơi tin rằng, sau khi hồn
thành khóa học này, bạn sẽ tự tin và thành thạo trong việc sửa chữa các vấn đề
phần cứng của smartphone.
▪ Chúng ta sẽ tìm hiểu từng loại linh kiện cơ bản nhất cấu thành lên chiếc

smartphone. Bạn cần hiểu rõ cấu tạo, chức năng, nguyên lý hoạt động của các
linh kiện như điện trở, tụ điện, cuộn dây, transistor, mosfet, ic, CPU, ổ cứng…Hãy
bắt đầu hành trình chuyên nghiệp của bạn ngay sau đây!


Ks. Đào Ngọc

CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
▪ Đầu tiên bạn cần phải biết khi sửa điện thoại cần đo những thơng số gì để từ

đó lựa chọn đồng hồ đo cho phù hợp.
▪ Có 3 kiểu đo hay dùng nhất:

1. Đo điện áp.
2. Đo tổng trở/ thông mạch/ ngắn mạch.

3. Đo chạm chập.
▪ Như vậy ta chủ yếu sử dụng đồng hồ để đo điện áp 1 chiều và tổng trở.
▪ Kiểu đo thứ 2 và 3 về cơ bản là giống nhau tuy nhiên ta phân ra làm 2 để phân


biệt các pan bệnh khác nhau.


CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

Ks. Đào Ngọc

▪ Có 2 loại là đồng hồ kim và đồng hồ số. Ta sẽ sử dụng cả 2 loại này trong mỗi

cách dò pan khác nhau.


CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

Ks. Đào Ngọc

1. Đo điện áp:
▪ Việc đo điện áp khi cắm sạc hoặc gắn pin hoặc đo khi
máy đang hoạt động. Kỹ thuật đo này gọi là “đo nóng”,
khác với “đo lạnh” lúc máy khơng có điện. u cầu hết sức
cẩn thận khơng được để que đo chạm giữa 2 điểm gần
nhau. Việc que đo chạm các điểm đo gần nhau có thể làm
điện áp cao chạy vào các IC điều khiển hoạt động ở mức
điện áp thấp gây cháy hư hỏng IC dẫn tới máy mất nguồn.

▪ Với đồng hồ kim: Khi đo bạn chỉ cần để thang đo 10V đo
điện áp sạc 5V. Pin có điện áp 3v5 - 4V3. Điện áp trên
Main…Khi đo điện áp xuất lên màn hình khoảng 12V-20V,
bạn cần chỉnh lên thang đo 50V.
▪ Với đồng hồ số chỉ cần để thang đo 20V là được.

▪ Kim đen chạm vào mass, kim đỏ chạm vào điểm cần đo.

5V
Điểm đo
VA 5V

Điểm mass
VB 0V


CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
2. Đo tổng trở/ thông mạch/ ngắn mạch
▪ Đo thông mạch là một thao tác kiểm tra xem dịng

điện có thể chạy qua mạch được hay không. Để
thang X1k đo kim lên là thông mạch.
▪ Khi đo ngắn mạch, để thang X1 hoặc xoay về biểu

tượng Điốt có chng. Đồng hồ vạn năng sẽ phát
ra tiếng bíp hoặc kim đồng hồ vạn năng sẽ chỉ về
một giá trị điện trở rất nhỏ (thường là 0). Điều này
cho thấy 2 điểm đo kết nối trực tiếp với nhau.
▪ Ngược lại, nếu đồng hồ vạn năng khơng phát ra

tiếng bíp hoặc kim đồng hồ vạn năng chỉ về một
giá trị điện trở cao, thì có nghĩa là mạch bị đứt
hoặc có điện trở rất lớn. Trường hợp mạch có điện
trở cao ta gọi đó là tổng trở của mạch.

Ks. Đào Ngọc



CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
2. Đo tổng trở/ thơng mạch
▪ Trên mạch điện có rất nhiều linh kiện được kết

nối với nhau nên khi bạn đo tại vị trí 1 linh kiện
nào đó chính là đo tổng trở của tất cả linh kiện
được kết nối với nó.
▪ Với đồng hồ kim. Tùy theo tổng trở của mạch ta

chọn thang đo phù hợp x1, x10, x100, x1k, x10k.
▪ Khi đo đặt que đỏ chạm mass. Que đen chạm

điểm cần đo trên mạch. Chú ý với đồng hồ kim
khi đo trở kháng que đen sẽ có áp 3V.
▪ Khi đo tổng trở tại chân pin trên main: Que đỏ

chạm âm, que đen chạm dương. Tổng trở mạch
khá lớn nên phải để từ thang x100 kim mới lên.

Ks. Đào Ngọc


CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
3. Đo chạm chập:
▪ Tổng trở tại chân pin của mạch khá lớn nên khi đo

để đồng hồ thang X1 kim sẽ không lên.
▪ Với các máy chạm nhẹ hoặc chập thẳng lúc này


tổng trở mạch giảm xuống thấp nên để thang X1
đo kim sẽ lên 1 chút hay lên cao tùy theo mức độ
chạm của mạch nhiều hay ít. Máy chập nguồn thì
kim sẽ về 0. Đây là PAN chạm nguồn trước (tức là
máy chưa khởi động đã ăn nguồn).
▪ Để kiểm tra máy ăn nguồn trước, bạn để thang đo

X1 que đỏ chạm mass, que đen chạm cực dương
trên main. Nếu kim lên là máy bị chạm. Bạn kẹp
main vào bộ cấp nguồn sẽ thấy máy đang ăn
dòng.

Ks. Đào Ngọc


CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG

Ks. Đào Ngọc

▪ Ví dụ khi sửa 1 máy bị liệt phím: Bạn kiểm tra phím

trước, sau đó đo sự thơng mạch giữa phím với
main để xác định nguyên nhân hư hỏng do phím,
do đứt dây phím, hay lỗi trên main.
▪ Bạn để thang X1 nhấn phím và đo tại 2 đầu xem

phím bấm có thơng mạch. Kim lên là thơng, khơng
lên là phím hư.
▪ Bạn để thang X1k đo tổng trở tại 2 đầu phím bấm.


Nếu kim lên là thơng mạch với main, kim không lên
là đứt mạch. Nếu đứt mạch bạn kiểm tra dây đứt
hay chân tiếp xúc giữa phím và main bị hở.
▪ Cách ly phím ra để thang X1k đo 2 đầu phím lúc khơng nhấn, thấy lên kim là phím
bị chạm. Với thang đo X10k chỉ dùng được khi lắp pin 9V trong đồng hồ.
▪ Khi đo chạm phím bạn phải để thang đo x1k vì đa phần nước vào gây chạm và trở

kháng khá lớn để thang đo nhỏ hơn không xác định được.


Ks. Đào Ngọc

CÁCH ĐỘ ĐỒNG HỒ KÊU BUZZ KHI ĐO X1




Trên đồng hồ kim có thang đo thơng
mạch riêng và có âm thanh Buzz phát ra
khi ngắn mạch. Tuy nhiên khi sử dụng
thang đo này kim lại không hoạt động.
Tôi chia sẻ với bạn 1 mẹo nhỏ độ lại
chiếc đồng hồ kim để khi đo chạm chập
vừa quan sát kim lên vừa nghe thấy âm
thanh khi chập thẳng giúp khi đo chỉ cần
nghe âm thanh là biết chạm hay không,
đồng thời quan sát kim lên cao hay thấp
để biết việc chạm cao hay nhẹ.
Bạn tháo đồng hồ ra câu 1 sợi dây từ loa

về thang X1 là xong.


CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
▪ Với đồng hồ số. Ta sẽ sử dụng để đo

các thơng số địi hỏi sự chính xác cao
như tổng trở, điện áp.
▪ VD trong trường hợp máy mất hiển thị

màn hình. Ta cần đo tổng trở và điện áp
từng chân rồi so sánh main lỗi với main
bình thường. Nếu chân nào có sự khác
biệt lớn về tổng trở hoặc điện áp thì ta
dựa theo sơ đồ mạch và dò theo các
chân khác biệt đó sẽ tìm ra bệnh. Bạn sẽ
xem tiếp cách đo này trong phần 2 tài
liệu học chuyên sâu.

Ks. Đào Ngọc


Ks. Đào Ngọc

1. ĐIỆN TRỞ R
❖ Ký hiệu, đơn vị
- Trên các sơ đồ nguyên lý, điện trở có ký hiệu là R, ví dụ R3330, R3331, R3332...

- Đơn vị của điện trở là ơm (Ω) , và có các bội số là KΩ, MΩ
1KΩ = 1000 Ω

1MΩ = 1000.000 Ω = 1000 KΩ
❖ Hình dáng: điện trở thường có thân màu đen, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại.


Ks. Đào Ngọc

1. ĐIỆN TRỞ R
❖ Chức năng của điện trở trên mạch:
1. Điện trở có tác dụng hạn chế dòng điện đi qua một phụ tải tiêu thụ.
2. Tạo ra một điện áp theo ý muốn khi đấu các điện trở mắc nối tiếp
thành cầu phân áp. (như hình bên)

3. Dẫn điện hoặc dẫn tín hiệu đi qua và điều chỉnh được dòng điện
qua mạch theo ý muốn khi thay đổi trị số R.
❖ Phương pháp kiểm tra điện trở trên mạch:

- Đo vào hai đầu điện trở xem giá trị là bao nhiêu, đối chiếu với sơ đồ nguyên lý nếu giá trị
đo được mà lớn hơn trị số của điện trở thì R bị đứt, nếu nhỏ hơn hoặc bằng là bình
thường, nhỏ hơn là do có trở kháng của mạch đấu song song với điện trở.
- Các điện trở nối tiếp trên mạch thì thường có giá trị ôm (Ω) nhỏ những trở này nếu bị
mục chân đứt gãy ta có thể nối tắt được. (Chỉ nối tắt với trở nhỏ hơn 10Ω, trở lớn phải
thay thế).


Ks. Đào Ngọc

1. ĐIỆN TRỞ R
❖ Với chức năng hạn dòng điện trở giúp bảo vệ
các linh kiện trong mạch như đèn led,
transistor, mosfet, ic…

- Nguyên do đầu tiên là dùng để bảo vệ đèn Led. Bởi vì
nếu khơng điện trở kèm theo, thì sẽ khiến cho đèn Led
nhanh hư hỏng. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng điện
định mức chạy qua Led lớn hơn dòng điện định mức
cho phép của Led. Thế nên, việc mắc nối tiến giữa điện
trở với đèn Led dùng cho mục đính chính là vậy.
- Một mạch điện dùng Transistor – chủ yếu được xuất
hiện trong các mạnh chuyển đổi hay khuếch đại dòng
điện. Tuy nhiên, chân giữa (Chân số 2) của Transistor
lại không thể chịu được dòng điện quá mức chạy qua.
Để cho mạch điện an tồn, thì hãy nên mắc nối tiếp con
điện trở với transistor. Như vậy, có thể bảo vệ mạch
điện khỏi việc cháy nổ.


Ks. Đào Ngọc

1. ĐIỆN TRỞ NHIỆT
- Điện trở nhiệt có đặc tính là điện trở của chúng
tăng lên đáng kể khi vượt quá một nhiệt độ nhất
định. Đặc tính này làm cho chúng thích hợp để sử
dụng làm thiết bị bảo vệ mạch khỏi quá nhiệt.

- Một điện trở nhiệt được sử dụng trong các mạch
như vậy phát hiện sự gia tăng nhiệt độ xung quanh.
Khi nhiệt độ tăng cao thì nhiệt trở tăng lên, điện áp
cực phát của bóng bán dẫn giảm xuống và bóng bán
dẫn cắt dịng tải. Khi nhiệt độ mơi trường trở lại mức
bình thường, nhiệt điện trở trở về trạng thái điện trở
thấp ban đầu, bóng bán dẫn cho dịng tải đi qua.



Ks. Đào Ngọc

1. ĐIỆN TRỞ NHIỆT
VD điện trở nhiệt ứng dụng trong mạch
Samsung J7 prime báo nhiệt độ cao.
Giải pháp phải thay đúng trị số trở nhiệt. Có
thể lấy từ main xác thay qua.


Ks. Đào Ngọc

1. ĐIỆN TRỞ R
- Điều khiển âm thanh
Ứng dụng tiếp theo của điện trở dùng để điều khiển âm thanh.
Sự kết hợp điện trở với tụ điện thường dùng để giới hạn tần số
cao trong một mạch điều khiển âm thanh. Giống như hình ảnh
minh họa ở đây. Dùng trong mạch điều khiển âm thanh. Mục
đích cho mạch này dùng để truyền tần số cao xuống đất. Một
tên gọi khác của kiểu nối này là bộ lọc thông thấp (Low-pass
filter).
- Trong mạch điện RC
Điện trở dùng trong mạch điện RC dùng để điều chỉnh thời
gian sạc/xả khi được nối tiếp với tụ điện. Khi cơng tắc đóng,
thì điện trở sẽ hạn chế dòng điện chạy đến tụ. Dẫn đến nó sẽ
giới hạn tốc độ sạc từ nguồn điện cho tụ.
Đây chỉ là một ứng dụng cơ bản mà mình có thể giải thích. Bởi
vì kiểu kết nối này có mn vàn ứng dụng khá hay cho dịng
điện một chiều DC. Chung quy lại, sư kết hợp giữa tụ điện và

điện trở sẽ được gọi là mạch RC.


Ks. Đào Ngọc

1. ĐIỆN TRỞ R
- Cầu phân áp:

Đây là dạng mạch điện cơ bản, mạch này dùng để điều chỉnh
điện áp lớn thành điện áp nhỏ hơn. Nó hay được nhìn thấy ở
các mạch điện hồi tiếp ổn định điện áp. Việc mắc nối thế này
thì chúng ta sẽ khơng cần sử dụng các con Transistor hay
Mosfet gì cả.
Có một công thức hay dùng cho loại mạch điện như thế này:

Bạn nhìn hình bên và tính theo cơng thức xem điện áp xuất ra có
đúng 6V khơng nhé?


×