Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đề thi các em hãy giải thích ý nghĩa của từng mục (lớn và nhỏ) và giải thích các mối quan hệ giữa các mục (lớn và nhỏ) của các chương sau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.62 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN QUẢN TRỊ
Giảng viên giảng dạy: Th.S Nguyễn Hữu Nhuận
Mã lớp học phần: 23C1MAN50200107
Sinh viên: Lê Hồi Anh Thư
Khố-lớp: 48 – KMC02
MSSV: 31221020923
Đề thi: Các em hãy giải thích ý nghĩa của từng mục (lớn và nhỏ) và giải thích các
mối quan hệ giữa các mục (lớn và nhỏ) của các chương sau:
Chương 1: Quản trị trong thời kỳ bất ổn
Chương 2: Sự phát triển của các tư tưởng quản trị
Chương 3: Văn hóa công ty và môi trường
Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội
(theo tài liệu Quản trị học của Richard L.Daft)


LỜI MỞ ĐẦU

Quản trị học là một trong những ngành học cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị tổ chức.
Đây là ngành khoa học nghiên cứu về các quy tắc, quy luật, phương pháp quản trị, sau đó
thực hành, vận dụng vào thực tế để đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề quản trị trong
tổ chức.
Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thơng qua người
khác”. Quản trị học khơng chỉ là ngành khoa học mà nó cịn là một nghệ thuật bởi tính đa
dạng, phong phú, tính mn hình muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong kinh tế - xã
hội và trong quản trị. Tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ bản chất của quản trị là tác
động với con người cùng những nhu cầu hết sức đa dạng phong phú. Tính nghệ thuật của
quản trị còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và những thuộc tính tâm lý cá nhân của từng nhà


quản trị, vào cơ may và vận rủi,...
Chính vì vậy, để hồn thành tốt công việc quản trị, một nhà quản trị phải thực hiện nhiều
loại công việc khác nhau, được gọi là các chức năng của quản trị. Có nhiều cách phân chia
các chức năng quản trị. Tuy nhiên, ở bài tiểu luận chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn Quản trị
học là gì và đồng thời tìm hiểu rõ hơn về 4 chức năng chính của quản trị: Hoạch định Tổ chức - Lãnh đạo - Kiểm sốt.
Thơng qua tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu trả lời của bộ ba câu hỏi “What” “How” - “Why” trong bộ môn Quản trị học và trong 4 chương 1, 2, 3, 5 của sách “Kỷ
nguyên mới của quản trị” để từ đó hiểu rõ hơn về bộ mơn cũng như các công việc mà một
nhà quản trị thực sự phải làm.

1


VỀ QUẢN TRỊ
Trước khi bắt đầu bộ môn này, trước hết ta cần hiểu và thống nhất với nhau các câu hỏi
trước khi vào bài học, nhằm hiểu rõ hơn về cách tiếp cận bài dạy, nội dung và kết quả mà
bài giảng muốn chúng ta đạt được:
1. WHAT:
Trước khi vào sâu trong bài học, chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra những mục nào là mục
WHAT nhằm tìm hiểu mục đó là gì, muốn nói về cái gì và những định nghĩa, những tình
huống được tác giả đưa ra nhằm hiểu hơn về các lý thuyết, cũng như các khái niệm, định
nghĩa với các mục đã nhắc đến.
2. HOW:
Giúp trả lời câu hỏi như thế nào? Những định nghĩa, những lý thuyết và hành vi sẽ được
ứng xử và áp dụng vào thực tế như thế nào. Bên cạnh đó, giúp sinh viên xác định làm thế
nào và khi nào có thể áp dụng các quy tắc quản trị vào thực tiễn và lối sống hàng ngày của
mình.
3. WHY:
Giúp sinh viên có cái nhìn tổng qt về cơng việc quản trị, học được cách trở thành một
nhà quản trị tốt, sẵn sàng thay đổi để thích ứng với một môi trường năng động và biến đổi
liên tục như hiện nay.

Quản trị học không chỉ là một ngành khoa học mà còn là nghệ thuật khiến cho kiến thức
học được từ bộ mơn vẫn hồn tồn có thể áp dụng vào những lĩnh vực phi kinh doanh khác.

2


CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ TRONG THỜI KỲ BẤT ỔN
“Tổng quát về chương 1: bao hàm một cuộc thảo luận về những sự kiện và các thay đổi
có tác động lớn làm cho quản trị có tính sáng tạo trở nên thiết yếu cho sự thành công của
tổ chức ngày nay và cả trong tương lai. Chương dẫn nhập này cũng đề cập đến sự chuyển
đổi từ vị thế của người đóng góp cá nhẫn để sang vai trị của nhà quân trị mới và làm cho
mọi việc được thực hiện thông qua những nỗ lực của người khác. Chương này cũng trình
bày những năng lực và kỹ năng cần thiết để thực hiện quản trị tổ chức có hiệu quả, bao
gồm các chủ đề như quản trị thời gian, duy trì mức độ kiểm sốt phù hợp, xây dựng lịng
tin và sự đáng tin cậy.
Nội dung của chương gồm 9 mục lớn:
1. Bạn đã sẵn sàng để trở thành một nhà quản trị ?
2. Tại sao quản trị đổi mới là một vấn đề quan trọng
3. Định nghĩa về quản trị
4. Các chức năng của quản trị
5. Thực hiện hoạt động của tổ chức
6. Phân loại nhà quản trị
7. Những đặc trưng của nhà quản trị
8. Quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và tổ chức phi lợi nhuận
9. Năng lực quản trị hiện đại
Mục 1 đến mục 7: Trả lời cho câu hỏi WHAT
Mục 8, mục 9: Trả lời cho câu hỏi HOW
Mối quan hệ giữa các mục:
-


Mục 4 sẽ bổ sung ý nghĩa cho mục 3

-

Mục 6 sẽ hỗ trợ cho mục 5

-

Mục 9 sẽ làm rõ cho mục 8

Ý nghĩa của chương: trả lời cho câu hỏi WHY
-

Hiểu được một số vấn đề cơ bản liên quan đến quản trị

-

Mô tả được bốn chức năng của quân trị và loại hoạt động quản trị tương ứng với

3


từng chức năng
-

Giải thích được sự khác biệt giữa hiệu quả và hiệu suất và tầm quan trọng của kết
quả của tổ chức

-


Mô tả được kỹ năng nhận thức, quan hệ con người, và kỹ năng chun mơn và sự
thích ứng của những kỹ năng trên với nhà quán trị

-

Mô tả các loại nhà quản trị theo chiều dọc và chiều ngang.

-

Xác định được 10 vai trò của nhà quản trị.

-

Đánh giá được vai trò của nhà quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và tổ chức phi
lợi nhuận.

-

Thông hiểu được những thách thức cá nhân mà một người gặp phải khi trở thành
nhà quản trị.

1. BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ QUẢN TRỊ ?
Ở phần này sẽ là phần chào mừng chúng ta đến với thế giới quản trị. Ta sẽ được thực
hiện một bài khảo sát để trả lời các câu hỏi “Hầu như đúng”, “Hầu như sai” để xác
định rằng liệu bản thân mình đã sẵn sàng để trở thành một nhà quản trị hay chưa? Bên
cạnh đó, ta sẽ được xem qua vài ví dụ thực tiễn như Steve Jobs một nhà quản trị cấp
cao đã vận hành công ty như thế nào? Làm thể nào để trở thành một nhà quản trị ?
Ta cần quản trị công ty như thế nào. Từ đó dẫn ta đến câu hỏi tiếp theo là “Tại sao
quản trị đổi mới là một vấn đề quan trọng?”.
2. TẠI SAO QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI LÀ MỘT VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG

Đổi mới là quá trình hình thành các ý tưởng mới và đưa ra các ý tưởng mới vào
thực tiễn
Đổi mới trong kinh doanh
+ Đổi mới sản phẩm: tạo ra hàng hóa, dịch vụ mới (TV trắng đen=> TV màu: đổi mới,
IP3 => IP4: cải tiến)
+ Đổi mới quá trình: tạo ra các phương thức thực hiện cơng việc tốt hơn
+ Đổi mới mơ hình kinh doanh

4


- Xã hội phát triển, môi trường biến động, nhăm thoả mã nhu cầu khách hàng và cạnh
tranh, ta cần đổi mời. Nếu không đổi mới ta sẽ không tổn tại được
- 2 chiến lược cần quan tâm nhất:
+ Chiến lược khác biệt lớn: tạo ra sản phẩm riêng biệt, có giá thành cao
+ Chiến lược dẫn đầu chi phí: tạo ra sản phẩm có giá thành thấp để thu hút sản phẩm
=> Để có thể đạt được sự thành công về phương diện dài hạn, cần đổi mới quan trọng
hơn việc cắt giảm chi phí.
3. ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẢN TRỊ
Có nhiều định nghĩa về quản trị, như sau:
Theo Harold Koontz, Cyrie O'donnell và Heinz Weihrich: "Quản trị là quá trình nhằm
thiết kế và duy trì một khung cảnh nội bộ, trong đó mọi người có thể hồn thành được
mục tiêu đề ra".
Stephen P. Robbins: “Quản trị là quá trình làm cho hoạt động của tổ chức hoàn thành
được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao, bằng và thông qua những nỗ lực của con người”.
Mary Parker Follett: "Quản trị là nghệ thuật đạt được mục tiêu thông qua người khác”.
James Stoner: "Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt
động của các thành viên trong tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra".
Tuy nhiên, sau khi cân nhắc và tóm tắt các ý từ các định nghĩa trên, Richard L.Daft đã

đưa lấy ra một định nghĩa chung nhất về Quản trị của Robert Kreitner:
“Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt
được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn biến động.”
Bản chất của hoạt động quản trị: sự tác động của chủ thể đến đối tượng nhằm đạt
mục tiêu của tổ chức trong những tỉnh huống nhất định.
QT = F (chủ thể, đối tượng, tình huống) => Mục tiêu (mục tiêu của tổ chức, 1 số là
mục tiêu của cá nhân)

5


4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ:
Là tập hợp các cơng việc có cùng tính chất do phân cơng và chun mơn hố lao động
trong hoạt động quản trị tạo ra.
Phân cơng
Chức năng

Cơng việc quản trị

quản trị
Chun mơn
hố

6

Mục tiêu


Peter Drucker đã tóm tắt cơng việc của nhà quản trị thành 5 nhiệm vụ:


5 nhiệm vụ được tập hợp thành 4 chức năng:
• Hoạch định: là tiến trình thiết lập mục tiêu và quyết định cách thức để thực hiện
mục tiêu
• Tổ chức: Là tiến trình sắp xếp nguồn lực, phối hợp các hoạt động của cá nhân
và nhóm để thực hiện kế hoạch.
• Lãnh đạo: Là chức năng liên quan tới việc gây ảnh hưởng, truyền thông một cách
có hiệu quả đến các thành viên để họ thực hiện cơng việc
• Kiểm sốt: Là giám sát các hoạt động, so sánh kết quả với tiêu chuẩn và điều
chỉnh các hoạt động sao cho kết quả đạt được như mong muốn.
=> MỤC TIÊU
Mối quan hệ giữa các chức năng:
Hoạch định

Kiểm soát

Tổ chức

Lãnh đạo

7


=> 4 chức năng có mối quan hệ đan xen lẫn nhau
Quản trị bao gồm toàn bộ các hoạt động hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức theo
cách có hiệu quả và hiệu suất (thực hiện nhiệm vụ) thông qua hoạt động hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát.
Tất cả các nhà quản trị, bất kể chức danh, cấp bậc, loại công việc, và trong bất kì tổ chức nào
đều thực hiện tất cả các chức năng này:

Tầm quan trọng của các chức năng: tùy thuộc vào cấp bậc của nhà quản trị

• Nhà quản trị cấp cao: hoạch định, vì họ chịu trách nhiệm về những quyết định chỉ đạo
tồn bộ tổ chức
• Nhà quản trị cấp trung: tổ chức, vì họ chịu trách nhiệm phân bổ và sắp xếp nguồn lực
• Nhà quản trị cấp cơ sở: lãnh đạo, vì họ thực hiện những hoạt động tác nghiệp
• Tồn bộ hệ thống các cấp bậc quản trị: kiểm tra, điều này cho thấy mức độ quan trọng

8


của hoạt động giám sát
5. THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC:
- Tổ chức là 1 tập hợp những người cùng làm việc với nhau nhằm đạt được mục tiêu chung
- Mục tiêu: cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và có trách
nhiệm với xã hội
- Đánh giá hoạt động của tổ chức: trên 2 khía cạnh
• Hiệu quả thực hiện: đo lường mức độ hoàn thành nhiệm vụ (số lượng và chất lượng) hay
mức độ hoàn thành mục tiêu (Hiệu quả = Kết quả/Mục tiêu)
=> Đo lường khả năng đạt được mục tiêu (Làm việc tốt)
• Hiệu suất thực hiện: đo lường khả năng sử dụng các nguồn lực của tổ chức trong việc
hướng đến mục tiêu (Hiệu suất = Kết quả/Hao phí)
=> Đo lường khả năng sử dụng các nguồn lực (Làm việc đúng cách)

6. CÁC KỸ NĂNG QUẢN TRỊ
Sự thành công nghề nghiệp phụ thuộc vào hành vi của con người
=> Phát triển các kĩ năng để đối phó với sự phức tạp của tổ chức
Kỹ năng: khả năng sử dụng các hành vi, năng lực chuyển hóa các kiến thức thành hành
động nhằm đạt được thành quả mong muon
- Các kĩ năng quản trị thiết yếu:
• Kỹ năng nhận thức và phân tích (tư duy): là khả năng phân tích, giải quyết vấn đề
một cách hệ thống

• Kỹ năng nhân sự và tương tác cá nhân (quan hệ, con người): là khả năng làm việc
với con người

9


• Kỹ năng kĩ thuật (chuyên môn, nghiệp vụ): là khả năng sử dụng các phương pháp
và kĩ thuật cần thiết

Mối quan hệ giữa các kĩ năng trong quản trị:

Tầm quan trọng của các kĩ năng phụ thuộc vào vị trí, cấp bậc của nhà quản trị:

10


• Kĩ năng tư duy của nhà quản trị cấp cao cần cao hơn
• Kĩ năng kĩ thuật của nhà quản trị cấp cơ sở cần cao hơn
• Kĩ năng nhân sự ở các cấp là bằng nhau

Khi sử dụng các kĩ năng thất bại
- Những sai lầm và hành vi phi đạo đức đã được đưa lên tin tức
- Trong thời kỳ bất ổn, nhà quản trị phải áp dụng các kỹ năng của họ
- Thất bại quản trị phổ biến:
§ Khơng lắng nghe khách hàng
§ Hiểu sai các tín hiệu từ thị trường
§ Khơng xây dựng các đội nhóm
§ Khơng thể thực hiện các chiến lược
§ Khơng hiểu và thích ứng với sự thay đổi
§ Truyền đạt và kỹ năng giao tiếp kém

7. PHÂN LOẠI NHÀ QUẢN TRỊ
- Nhà quản trị là những con người trong tổ chức, thực hiện hoạt động hỗ trợ, giám sát và
động viên người khác nỗ lực thực hiện công việc và giúp họ hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Kỹ năng của nhà quản trị cần phục thuộc 2 yếu tố: công việc và con người
* Lưu ý: Không phải ai cũng là nhà quản trị

11


Phân loại nhà quản trị:
- Theo chiều dọc:
• Nhà quản trị cấp cao:
à Chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ tổ chức. Các chức danh thường
là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc cấp cao, Tổng giám đốc hay Phó tổng giám đốc
điều hành
à Chịu trách nhiệm thiết lập mục tiêu của tổ chức, xác định các kế hoạch chiến
lược, quan tâm mơi trường bên ngồi và ra các quyết định có ảnh hưởng đến
tồn bộ tổ chức
à Nhìn về tương lai dài hạn, chịu trách nhiệm truyền đạt một tầm nhìn được
chia sẻ trong tồn bộ tổ chức, định hình văn hóa cơng ty
• Nhà quản trị cấp trung:
à Bao gồm trưởng các bộ phận, trưởng ngành, chịu trách nhiệm về các hoạt

12


động của những đơn vị kinh
à doanh và các bộ phận chủ yếu
à Chịu trách nhiệm triển khai các chiến lược tổng thể thành các kế hoạch chiến
thuật, quan tâm đến tương lai gần hơn

à Nhiều tổ chức đã cải thiện hiệu suất bằng cách cắt giảm không những các nhà
quản trị cấp trung mà còn cắt giảm cấp trung gian trong cơ cấu tổ chức. Sơ
đồ tổ chức truyền thơng hình tháp giờ đây trở nên bằng phẳng hon
• Nhà quản trị cấp cơ sở:
à Thường có các chức danh như: quản đốc, trưởng dây chuyền sản xuất, trưởng
bộ phận, trưởng phịng
à Cơng việc chính của họ là thực hiện các quy định và quy trình để đạt hiệu
suất cao trong sản xuất, cung cấp các hỗ trợ về chuyên môn, và động viên
nhân viên
à Xét theo phương diện thời gian, những hoạt động quản trị của họ có tầm ngắn
hạn và thường nhấn mạnh vào việc thực hiện các mục tiêu hàng ngày o
- Theo chiều ngang: (chủ yếu theo tuyến và chức năng)
* Nhà quản trị theo tuyến (line managers): chịu trách nhiệm về các công việc đóng góp
trực tiếp cho kết quả đầu ra của tổ chức (chủ tịch, giám đốc, quản đốc, cửa hàng trưởng)
(cả 3 cấp)
* Nhà quản trị tham mưu (staff managers): lãnh đạo các đơn vị chuyên môn, họ tư vấn
và hỗ trợ những người lãnh đạo theo tuyến thực hiện công việc (giám đốc nguồn nhân lực
và giám đốc tài chính có trách nhiệm tham mưu) (cấp trung và cơ sở)
* Nhà quản trị chức năng (funtional managers): chịu trách nhiệm về một lĩnh vực hoạt
động đơn lẻ (như: tài chính, marketing, sản xuất, nguồn nhân lực, kế toán hay bán hàng)
(cấp trung và cơ sở)
Lưu ý: nhà quản trị tham mưu còn gọi là nhà quản trị chức năng nhưng nhà quản trị chức
năng chưa chắc là nhà quản tri tham muru

13


* Các giám đốc điều hành (general managers): chịu trách nhiệm quản trị các công việc
liên quan đến một chuỗi các chức năng (giám đốc nhà máy sẽ giám sát hoạt động mua
hàng, chế tạo, quản lí kho hàng, bán hàng, nhân sự và kế toán)(cấp cao và trung)

* Lưu ý: giám đốc điều hành còn gọi là nhà quản trị chức năng nhưng nhà quản trị chức
năng chưa chắc là giám đốc điều hành
8. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ
- Nhóm vai trị tương tác:
à Người đại diện: thực hiện những nhiệm vụ mang tính hợp pháp
à Người lãnh đạo: xây dựng các mối quan hệ với cấp dưới, truyền thông, liên lạc, thúc
đẩy và huấn luyện họ
à Người liên kết: duy trì mạng lưới liên lạc bên ngồi để có thơng tin và sự giúp đỡ
- Nhóm vai trị thơng tin:
à Người thu thập thơng tin (giám sát): thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
à Người phổ biến thông tin (truyền đạt thông tin đối nội): cung cấp thông tin cần thiết
cho người dưới quyền
à Người phát ngơn (truyền đạt thơng tin đối ngoại): trình bày các thơng tin về tổ chức
với bên ngồi
- Nhóm vai trò quyết định:
à Nguồn phân bổ nguồn lực (phân phối tài nguyên): phân bổ các nguồn lực, như: tài
chính, nhân lực, nguyên vật liệu, thiết bị,...
à Người giải quyết mâu thuẫn (giữ trật tự): giải quyết xung đột, khủng hoảng, những
tình huống bất ngờ
à Người khởi xướng kinh doanh: thiết kế phương án hoạt động, đưa ra những quyết
định có tính sáng tạo
à Người thương thuyết (thương thảo): đàm phán, kí kết hợp đồng với tổ chức hay cá
nhân nào đó.

14


* Lưu ý: Tầm quan trọng của các vai trò: Việc nhấn mạnh vai trò nào trong 10 vai trò
này lệ thuộc vào hàng loạt các yếu tố: vị trí của nhà quản trị trong hệ thống cấp bậc, các kĩ
năng và khả năng bẩm sinh, loại hình tổ chức, bối cảnh môi trường hoặc mục tiêu cần đạt

được của bộ phận đó

Quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và tổ chức phi lợi nhuận:
- Phân loại mơ hình doanh nghiệp phụ thuộc vào: nguồn vốn, sản lượng và khối lượng
nhân lực.
Các doanh nghiệp nhỏ đang phát triển
• Kỹ năng quản trị khơng đầy đủ là một mối đe dọa
• Vai trò của các nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ khác nhau
• Các nhà khởi nghiệp phải thúc đẩy doanh nghiệp
Các tổ chức phi lợi nhuận cần tài năng quản trị
• Áp dụng bốn chức năng quản trị để tạo tác động xã hội
• Tập trung nhiều hơn vào việc giữ chi phí thấp

15


• Cần phải đo lường các tài sản vơ hình như "cải thiện sức khoẻ cộng đồng"
9. NĂNG LỰC QUẢN TRỊ HIỆN ĐẠI

Năng lực quản trị mới
- Hợp tác trên xuyên các chức năng, cấp độ, khách hàng và công ty
- Thử nghiệm và học tập là các giá trị quan trọng
- Chia sẻ kiến thức và thông tin
=> Những thách thức và sự thay đổi đang sắp xảy ra! Đây là khoảng thời gian thú vị
đầy kích thích trong quản trị.”1

1

/>
16



CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG
QUẢN TRỊ
Tổng quan về chương 2: đề cập đến lịch sử phát triển của quản trị và tổ chức. Nó bao hàm
sự thảo luận mở rộng về các khía cạnh tích cực và tiêu cực của hệ thống tổ chức quan liêu
và các tranh luận mới nhất về việc sử dụng cách tiếp cận quản trị theo khoa học trong những
năm gần đây. Chương này cũng khảo sát các công cụ quản trị đương đại trong giai đoạn
đầy bất ổn. Phần cuối của chương sẽ xem xét cách thức quản trị nơi làm việc được thúc
đẩy bởi công nghệ, bao gồm các phần mềm truyền thông xã hội, quản trị mối quan hệ khách
hàng, và chuỗi cung ứng.
Nội dung của chương gồm 7 mục lớn:
1. Bạn là nhà quản trị theo phong cách cũ hay mới?
2. Quản trị và tổ chức
3. Cách tiếp cận cổ điển trong quản trị.
4. Cách tiếp cận theo mối quan hệ con người.
5. Khoa học quản trị
6. Những xu hướng gần đây trong quản trị.
7. Tư duy quản trị đổi mới trong một thế giới đang thay đổi.
Mục 1 đến mục 6: Trả lời cho câu hỏi WHAT
Mục 7: Trả lời cho câu hỏi HOW
Mối quan hệ giữa các mục:
-

Mục 4 sẽ hỗ trợ cho mục 3

-

Mục 6 sẽ hỗ trợ cho mục 5


Ý nghĩa của chương: trả lời cho câu hỏi WHY
-

Thông hiểu các bối cảnh lịch sử tác động đến thực tiễn quản trị.

-

Nhận dạng và giải thích sự phát triển cơ bản của các tư tưởng quản trị.

-

Mô tả được các bộ phận chủ yếu của cách tiếp cận cổ điển và cách tiếp cận theo

17


mối quan hệ con người.
-

Thảo luận về cách tiếp cận theo khoa học quản trị và ứng dụng hiện tại của nó
trong tổ chức

-

Giải thích được các khái niệm chủ yếu của tư duy hệ thống, quan điểm tình huống
và quản trị chất lượng tồn diện.

-

Nắm bắt được các cơng cụ sử dụng trong quản trị và những tác nhân tạo ra xu thế

thay đổi trong quản trị theo thời gian

-

Mô tả sự thay đổi của quản trị xuất phát từ sự ứng dụng tiến bộ của kỹ thuật và
công nghệ mới tại nơi làm việc, bao gồm vai trò của các chương trình truyền thơng
xã hội, quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM), và quản trị chuỗi cung ứng.
1. BẠN LÀ NHÀ QUẢN TRỊ THEO PHONG CÁCH CŨ HAY MỚI?
Mục này giúp mỗi cá nhân tự đánh giá khái quát khả năng của bản thân trong việc

xác định phong cách quản trị của mỗi người. Đồng thời cung cấp thông tin tổng quát về
nội dung mà chương này tác giả sẽ trình bày là so sánh sự khác biệt trong việc quản trị ở
quá khứ và hiện tại như thế nào, tóm lược lại q trình phát triển của các tư tưởng quản trị
từ trước đến nay để thấy được sự thay đổi đáng kể.
2. QUẢN TRỊ VÀ TỔ CHỨC
Phân tích các áp lực ảnh hưởng đến quá trình quản trị từ trước đến nay, tác giả đã
chỉ ra tư tưởng quản trị gắn liền với 3 áp lực:
- Áp lực xã hội: đề cập đến sự tác động của văn hóa đối với mối quan hệ giữa nhà
quản trị và cấp dưới, giữa người và người.
- Áp lục chính trị: đề cập đến việc chính trị và pháp lý tác động như thế nào đối với
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
- Áp lực kinh tế: đề cập đến mối quan hệ giữa việc phân bổ nguồn lực trong các hoạt
động của xã hội. Và với sự tác động của kinh tế có thể làm cho việc phân bổ nguồn lực
trong các lĩnh vực không đồng đều, dẫn đến sự khan hiếm nhân lực.

18


3. QUAN ĐIỂM CỔ ĐIỂN
Đây là quan điểm đã xuất hiện trong giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Mở đầu

mục này khái quát về sự gia tăng số lượng các nhà quản trị chuyên nghiệp trong giai đoạn
giữa 2 thế kỉ. Từ đo quan điểm cổ điển được chia thành 3 phần chính và có sự khác biệt
giữa các nhánh: quản trị theo khoa học, tổ chức quan liêu và những nguyên tắc của quản
trị hành chính. Đó cũng là 3 mục nhỏ sau:
3.1. Quản trị theo khoa học
Đây là khái niệm do Frederick Winnslow Taylor - một kỹ sư trẻ đề xuất nhằm cải
thiện năng suất lao động thông qua việc “nhấn mạnh cách thức thực hiện công việc và
phương pháp quản trị một cách có khoa học”. Ơng đã nhấn mạnh việc chú trọng trong
tuyển dụng, đào tạo người lao động có trình độ phù hợp và trả lương xứng đáng với công
sức họ bỏ ra nhằm khuyến khích sự sáng tạo, làm việc năng suất của người lao động. Ông
cho rằng doanh nghiệp sẽ không thể đạt hiểu quả cao nếu công nhân chỉ làm việc theo thói
quen, vì vậy việc gia tăng năng suất lao động cho mỗi cá nhân là cấp bách mà doanh nghiệp
cần thực hiện.
Nhằm giúp đo lường và hoạch định cơng việc một cách có hiệu quẩ, Henry Gantt
đã phát triển sơ đồ Gantt - một sơ đồ có thể đo lường các cơng việc được hoạch định và
hoàn thành tương ứng với từng giai đoạn sanr xuất theo thời gian. Trong khái niệm quản
trị theo khoa học cũng đã chỉ ra 3 đặc trưng gồm: tiếp cận tổng quát, đóng góp và những
phê phán.
3.2. Tổ chức quan liêu
Trong mục này đề cập đến một cách tiếp cận có hệ thống khác do Max Weber giới
thiệu là cách tiếp cận tổ chức quan liêu. Trong cách tiếp cận này có 6 đặc trưng gồm:
- Tuyển chọn nhân viên không nên dừa vào con người mà cần phải đề cao năng lực
và phẩm chất chuyên môn của người lao động;
- Các nội quy, quy định của tổ chức cần được trình bày ra bằng văn bản;

19


- Nhằm đảm bảo hành vi đáng tin cây của nhà quản trị thì các quy định, quy trình
mang tính phi cá nhân cần được áp dụng cho thống nhất cho tất cả nhân viên;

- Xác định và phân công lao động rõ ràng, dựa theo chun mơn hóa của họ;
- Các vị trí phải được thiết lập theo hệ thống cấp bậc;
- Hệ thống quản trị cần được tách rời với hệ thống sở hữu
Tuy nhiên trong lý thuyết này chúng ta cần xét đến ưu - nhược điểm như sau:
+ Ưu điểm: Giúp cho nhà quản trị sử dụng nguồn lực có hiệu quả, làm việc đúng
quy trình và công bằng trong công việc.
+ Nhược điểm: Công việc dễ bị ảnh hưởng dẫn đến chậm trễ do quá trình xử lí giấy
tờ thường q mức và rườm rà.
=> Vì vậy nhà quản trị cần đặt trọng tâm ổn định nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả.
3.3. Các nguyên tắc quản trị (Administrative Principles)
Một trường phái khác của tiếp cận cổ điển do Henry Fayol đề ra để hoàn thành 5
nhiệm vụ của nhà quản trị. Ông đã thảo luận và đưa ra 14 nguyên tắc quản trị, ý nghĩa của
chúng đều chứng minh mong muốn của Fayol rằng năng lực quản trị hồn tồn có thể đào
tạo được, và ông quan tâm nhiều hơn đến chất lượng nên với 14 ngun tắc đó ơng tập
trung vào việc nhà quản trị phải tuân thủ và hành động để kết nối các hoạt động trong một
tổ chức.
4. QUAN ĐIỂM VỀ CON NGƯỜI
Phân tích và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhà quản trị cần thông hiểu hành
vi, nhu cầu và thái độ của con người ở nơi làm việc. Trong quan điểm này giới thiệu về
người khởi xướng quan điểm này đồng thời đề cập đến 3 nhánh chủ yếu trong quan điểm
về con người, tương ứng với nội dung 4 mục nhỏ.
4.1. Những người khởi xướng ban đầu

20


Trong quan điểm về con người, 2 học giả khởi xướng ban đầu là Mary Parker Follett
và Chester Barnard.
- Tư tưởng của Follett bà nhấn mạnh đến tầm quan trọng của con người hơn là sự
nhấn mạnh vào các kỹ thuật thiết kế, ngoài ra bà đề cao việc nhà quản trị nên trao quyền

liên quan đến hỗ trợ sẽ giúp người lao động hồn thành cơng việc tốt hơn là kiểm sốt họ.
- Tư tưởng của Barnard đã có 2 đóng góp quan trọng:
+ Khái niệm về tổ chức phi chính thức: đây là tổ chức ln tồn tại trong các
tổ chức chính thức và chúng bao gồm các mối quan hệ, mạng tương tác phi chính thức.
Barnard lập luận rằng, tổ chức này chỉ có thể hoạt động phát huy hết cơng suất khi có sự
quản trị thích hợp.
+ Khái niệm lý thuyết về sự chấp nhận quyền lực: cho rằng việc lựa chọn hay
không lựa chọn chấp nhận yêu cầu, mệnh lệnh của nhà quản trị hoàn toàn là quyền tự do
của con người. Vậy nên, điều nhà quản trị cần làm là phải có cách đối xử với người lao
động phù hợp.
4.2. Trào lưu về mối quan hệ con người
Trải qua quá trình nghiên cứu Hawthorne, Mayo và nhóm cộng sự rút ra kết luận họ
tin rằng môi trường xã hội sẽ là yếu tố quyết định giúp gia tăng năng suất. Môi trường này
được quyết định bởi 2 yếu tố là khơng khí tại nơi làm việc tốt hay không và sự tham dự
của các giám sát viên giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn. Vậy nên khi áp dụng 2
yếu tố trên giúp cho cơng nhân thực hiện cơng việc có hiệu quả hơn bởi lẽ người ta tin rằng
sự gia tăng sản lượng tốt nhất là gia tăng chất lượng từ các mối quan hệ con người.
4.3. Quan điểm về nguồn nhân lực
Trong quan điểm về nguồn lực, 2 người có đóng góp rất lớn là Abraham Maslow và
Douglas McGregor

21


- Abraham Maslow đề xuất về thang bậc nhu cẩu của con người thiếu hụt về mặt
tâm sinh lý cần được thỏa mãn. Nhu cầu vốn là điều cơ bản mà mỗi người đều cần, nên sẽ
phần lớn quyết định hành vi và thái độ của người lao động. Maslow đã xây dựng lý thuyết
nhu cầu từ thấp đến cao gồm 5 loại:
1. Sinh lý
2. An toàn

3. Xã hội
4. Được tôn trọng
5. Tự thể hiện
- Douglas McGregor ông đã dựa trên nghiên cứu của Maslow và kinh nghiệm của
một nhà quản trị, nhà tư vấn cũng như những kiến thức chun mơn về tâm lý học. Ơng đã
xây dựng thuyết X và thuyết Y, có thể tóm tắt như sau:
+ Thuyết X: Là kết quả của việc tổng hợp các lý thuyết quản trị nhân lực
+ Thuyết Y: Cho phép con người tự do, giảm căng thẳng bầu khơng khí
4.4. Cách tiếp cận theo khoa học hành vi
Cách tiếp cận này sử dụng các phương pháp khoa học và dựa trên các nền tảng lĩnh
vực khoa học khác để phát triển các lý thuyết về hành vi, cũng như sự tương tác giữa người
với người. Dựa trên khoa học hành vi mà các nhà quản trị được đào tạo về kỹ thuật động
viên, từ đó có thể đưa ra các chiến lược nhằm giúp nâng cao sự tương tác giữa các nhân
viên như: Tổ chức dạng ma trận, đội tự quản, văn hóa tổ chức hay quản trị theo cách dạo
quanh tổ chức.
5. KHOA HỌC QUẢN TRỊ
Trong mục này tư tưởng chính của tác giả là tập trung vào tốn học thống ke để hỗ
trợ cho việc ra quyết định quản trị. Dựa theo lý thuyết cho rằng, mọi vấn đề trong quản trị

22


đều có thể giải quyết bằng mơ hình tốn học bởi được tiếp sức từ sự phát triển hoàn thiện
của máy tính.
6. CÁC KHUYNH HƯỚNG LỊCH SỬ GẦN ĐÂY
Đây là một trong số những cách tiếp cận mà chúng ta có thể thảo luận bởi lẽ chúng
đã được duy trì và phổ biến từ những năm 50. Qua quá trình phát triển đã hình thành nên
3 khái niệm mới tương ứng với 3 mục nhỏ trong phần này là: tư duy hệ thống, tư duy tình
huống và quản trị chất lượng toàn diện.
6.1. Tư duy hệ thống

Thể hiện khả năng nhìn thấy tất các các yêu tố của 1 hệ thống để từ đó tập hợp các
bộ phận có mối quan hệ tương tác với nhau và để chúng hoạt động như một tổng thể nhằm
đạt được mục tiêu chung.
6.2. Quan điểm tình huống
Đề cập đến việc mọi tình huống đều là độc nhất, đòi hỏi nhà quản trị phải có sự linh
hoạt trong cách xử lí tình huống, khơng nên rập khn, máy móc theo một chuẩn mực cố
định mà cần phải nhạy bén đưa ra các hướng giải quyết vấn đề hiệu quả khác nhau, phù
hợp với từng tổ chức khác nhau
6.3. Quản trị chất lượng toàn diện
Mục này đưa ra 4 thành phần quan trọng của quản trị chất lượng gồm:
- Sự gắn bó của người lao động: cho rằng cần phải có sự tham gia rộng khắp
của người lao động trong doanh nghiệp để đạt chất lượng tốt hơn trong q trình kiểm sốt
chất lượng;
- Tập trung vào khách hàng: doanh nghiệp bán sản phẩm cho khách hàng,
chính vì thế cần sản xuất sản phẩm, dịch vụ dựa trên những yêu cầu, mong muốn của khách
hàng thì mới đạt lợi nhuận tốt nhất;

23


- Đối chuẩn: biết nhìn nhận và chọn lọc cách thức mà người thực hiện tốt hơn
mình họ đã làm như thế nào, để từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và cải tiến chất lượng tốt
hơn;
- Cải tiến liên tục: ln tìm hiểu và cải tiến sản phẩm, dịch vụ từ những bước
nhỏ nhất trong mọi lĩnh vực của tổ chức.
7. TƯ DUY QUẢN TRỊ ĐỔI MỚI TRONG THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI
Từ những thông tin kiến thức được trình bày ở trên, trong mục này sẽ được hợp nhất
để hình thành hoạt động quản trị hiện đại. Bao gồm 2 mục nhỏ sau:
7.1. Các công cụ quản trị hiện đại
Mục này đưa ra 6 công cụ đổi mới giúp nhà quản trị ứng phó trong những giai đoạn

khó khăn gồm:
- Kinh doanh điện tử
- Sự phân quyền
- Quản trị mối quan hệ khách hàng
- Tổ chức ảo
- Trao quyền cho người lao động
- Tái cấu trúc
7.2. Quản trị nơi làm việc theo định hướng công nghệ
Mục này đưa ra 3 công cụ quản trị phổ biến tại nơi làm việc gồm:
- Các chương trình truyền thơng xã hội: nhằm tương tác với người lao động,
khách hàng, đối tác từ xa và duy trì mối quan hệ tích cực, hiệu quả.

24


×