GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI MẦM NON
NĂM HỌC 2022 - 2023
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: PTGT đường thủy
Đề tài: Thơ “Thuyền giấy”
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Giáo viên thực hiện:
Đơn vị:
Ngày dạy:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả Phạm Hổ, thuộc lời và hiểu nội dung bài thơ
“Thuyền giấy”: Sự thích thú của bạn nhỏ khi được chơi thả thuyền giấy xuống
dòng nước.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ to, rõ ràng; trả lời câu hỏi mạch lạc; bước đầu biết đọc
diễn cảm, thể hiện được sắc thái, cử chỉ, điệu bộ của bài thơ.
3. Thái độ:
- Trẻ thích đọc thơ. Giáo dục trẻ biết giữ an tồn khi chơi gần sơng nước.
II. CHUẨN BỊ
* Đồ dùng của cô:
- 01 sân khấu rối các nhân vật: bạn nhỏ, thuyền giấy.
- Nhạc bài hát “Thuyền giấy”, nhạc nền bài “ Âm thanh khu rừng”, nhạc nền đọc
thơ.
* Đồ dùng của trẻ
- Ghế ngồi đủ số trẻ.
III. TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1: Bí mật từ dịng sơng
- Cơ cùng trẻ vừa đi vừa hát trên nền nhạc được biên soạn lời đến thăm con
sông.
- Hỏi trẻ: Chúng mình thấy có gì đặc biệt trên dịng sông? (con thuyền)
- Cô giới thiệu tên bài thơ “Thuyền giấy” của tác giả Phạm Hổ
2. Hoạt động 2: Thuyền giấy
*Cô đọc mẫu 2 lần:
- Lần 1: Diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ.
+ Cho trẻ làm động tác chèo thuyền đến bến sông.
- Lần 2: Kết hợp với sân khấu rối (có nhạc nền).
*Đàm thoại:
- Cơ vừa đọc bài thơ gì? Tác giả nào? (3-4 trẻ/cả lớp)
- Bài thơ nói về điều gì?
+ Bạn nhỏ đã làm gì?
+ Khi nhìn thấy chiếc thuyền trơi, bạn nhỏ đã nghĩ gì? (3-4 trẻ). Thể hiện qua
câu thơ nào? (Cơ giải thích từ “lênh đênh”)
+ Lúc đó, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào? Câu thơ nào nói lên niềm vui? (2-3
trẻ/cả lớp nhắc lại), Cho trẻ thể hiện niềm vui qua trị chơi.
+ Bạn nhỏ cịn làm gì nữa? (Cô chốt lại và hướng dẫn trẻ cách đọc)
- Con có thích chơi thả thuyền giống bạn nhỏ khơng? Khi chơi thả thuyền trên
sông con phải chú ý điều gì?
=> Giáo dục trẻ biết giữ an tồn khi chơi gần sông nước.
*Bé đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc 2-3 lần.
- Thi đua tổ, nhóm, cá nhân đọc luân phiên (Cô bao quát, sửa sai cho trẻ).
- Trẻ đọc lại 2-3 lần theo các hình thức khác nhau (đọc to nhỏ; đọc nối tiếp theo
tổ).
- Hỏi lại tên bài thơ, tác giả.
3. Hoạt động 3: Giai điệu chiếc thuyền giấy.
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát “Thuyền giấy” của nhạc sĩ An Thuyên
được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên.
*Kết thúc: Cô nhận xét, khen trẻ.