Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cách chăm sóc hoa lan tươi lâu và đẹp (lan Hồ Điệp, lan Hoàng Thảo, lan Vanda) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.13 KB, 4 trang )

Cách chăm sóc hoa lan tươi lâu và đẹp (lan
Hồ Điệp, lan Hoàng Thảo, lan Vanda)

Trong bài này chỉ cách chăm sóc lan Hồ điệp, lan Hoàng
Thảo, và Lan Vanda Lan là loại hoa quý lại rất khó tính,
vì vậy để có được một giỏ lan đẹp, tươi lâu và bền màu
cần có quy trình chăm sóc đúng phương pháp. Các nhà
khoa học thuộc Viện Sinh học Nông nghiệp thuộc Trường
Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đưa ra lời khuyên cho việc
chăm sóc một số giống lan phổ biến như sau:
Lan Hoàng Thảo
Đây là giống ưa ánh sáng, độ ẩm. Nhiệt độ tốt nhất cho
cây phát triển là 15 - 25 độ C. Không được để cho cây lan
bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy chất trồng của lan còn
ẩm không nên tưới nước.
 Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng
thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh
sáng sẽ làm cháy lá cây.
 Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một
lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
 Tưới phân 2 lần trong tuần, liều lượng 2 g/lít (khoảng
1 thìa cà phê). Lưu ý: Phải tưới nước trước khi tưới
phân.
 Các loại phân bón cho lan như sau: phân 30-10-10
dùng cho cây lúc còn nhỏ; phân 20-10-10 dùng cho
cây trưởng thành; phân 10-30-10 dùng cho cây lan
khi bắt đầu ra nụ. Khi thấy lan nhú hoa thì tưới phân
6-30-30 để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu.
Hàng tháng phun thuốc trừ bệnh.


Lan Hồ Điệp
Hồ Điệp là cây ưa bóng mát, không được để ngoài ánh
sáng trực tiếp sẽ bị cháy lá. Nếu trồng ở ngoài trời, ánh
sáng chỉ cần khoảng 30 - 40% và phải che bằng lưới
nilông. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 30 độ C, độ
ẩm 60 - 80%. Cách tưới nước và bón phân giống như lan
Hoàng Thảo.

Tuy nhiên cần chú ý những điểm sau:
 Khi hoa gần tàn hay cây có hiện tượng yếu đi phải cắt
ngay cành hoa và tưới phân 30-10-10 để dưỡng cây.
Hoặc cây khỏe, muốn tiếp tục chơi hoa thì cắt cành
hoa, chỉ cắt hết phần hoa đã tàn, tại các mắt của cành
hoa sẽ mọc ra các nhành hoa khác.
 Khi tưới phân không được pha quá liều lượng quy
định, cây sẽ vàng lá và chết.
 Mùa đông, nếu nhiệt độ dưới 150C, cây không phát
triển, nụ sẽ bị hỏng, phải chuyển đến chỗ ấm hơn
hoặc che cho cây.
 Vào mùa mưa, lá rất dễ bị giập do nước mưa rỏ trực
tiếp vào gây ra bệnh thối lá. Vậy phải tránh mưa bằng
cách che nilông hoặc tôn nhựa.

Lan Vanda
Giống lan này chia thành 3 nhóm:
 Nhóm 1: Có lá hình trụ tròn, đòi hỏi ánh sáng nhiều
nên phải trồng ở nơi có ánh sáng hoàn toàn không
che chắn, rất dễ thích nghi ở những vùng nóng. Trồng
lan trong chậu hơi cao từ 20 - 25 cm, có nhiều lỗ
thoát, có cọc to, cao khoảng 70 - 80 cm để buộc các

ngọn lan (không dùng nẹp tre), có thể bó xơ dừa vào
cọc này. Buộc các ngọn Vanda có ít nhất 2 tầng rễ dài
khoảng 40-60 cm, cách đáy chậu 5 - 10 cm, rồi cho
than, gạch vào đáy chậu (tỷ lệ 1:1). Mỗi chậu trồng
chung 3 - 4 ngọn, nên kê các chậu sát nhau. Cho cỏ
khô và xơ dừa vào xung quanh để giữ độ ẩm và cung
cấp dưỡng chất cho lan. Khi mới trồng phải che nắng,
khi cây phát triển tốt mới tháo ra.
 Nhóm 2: Có lá dẹt phẳng, đòi hỏi ít ánh sáng hơn nên
có thể trồng ở các xứ khác, chỉ cần 50% ánh sáng
trực tiếp. Trồng 2 - 3 ngọn trong một chậu, cuốn cho
rễ nằm trong chậu thật nhẹ nhàng, sau đó cho than
củi vào từ từ.
 Nhóm 3: Có dạng lá trung gian giữa 2 nhóm trên, cần
ánh sáng cao hơn dạng lá dẹt phẳng nhưng thấp hơn
lá trụ tròn. Trồng nhóm này như nhóm 2 nhưng khi
trồng xong để cây trong bóng mát cho đến khi rễ
phục hồi thì tăng ánh sáng lên


Read more: Cách chăm sóc hoa lan tươi lâu và đẹp (lan
Hồ Điệp, lan Hoàng Thảo, lan Vanda) | Sinhvatcanh.org

×