Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sinh vật ăn rêu trong hồ thủy sinh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.06 KB, 3 trang )

Sinh vật ăn rêu trong hồ thủy
sinh

Vấn đề rêu trong hồ thủy sinh xuất phát từ sự mất cân
bằng của môi trường trong hồ. Môi trường này có nghĩa là
yếu tố mà chúng ta tạo ra để giúp cho cây thủy sinh phát
triển như; dinh dưỡng, ánh sáng, Co2, nhiệt độ, nước và
lọc nước Vì một lý do (trong nhiều lý do) nào đó môi
trường trong hồ bị mất cân bằng rêu có thể xuất hiện. Nếu
trong hồ có rêu xuất hiện không nhiều thì đó là chuyện
bình thường. Khi mới set up hồ nếu mình có biện pháp để
hạn chế rêu từ đầu bằng cách làm cho tất cả yếu tố (dinh
dưỡng, ánh sáng, Co2, nước và lọc nước ) trong hồ cân
bằng sẽ làm hạn chế sự phát triển của rêu. Song song với
việc tạo ra sự cân bằng chúng ta cũng phải kết hợp với
biện pháp dùng "thiên địch" để ăn rêu. Biện pháp này
được xem là cách diệt rêu an toàn nhất.

Lưu ý: Dùng "thiên địch" ăn rêu chỉ là cách giải quyết
vấn đề phần "ngọn".
1. Cá bút chì (Siamese Algae Eater - Crossocheilus
siamensis)
Loại rêu mà cá này có thể ăn được là rêu nâu, rêu tóc, fuss
algae, beard algae Cá này tính tình hiền và nghịch
ngợm, nếu lớn có thể dài đến 12 cm. Vì có nhiều loại cá
giống hay na ná cá bút chì nhưng không ăn rêu rồi chúng
còn hung dữ vậy mình phải biết cách phân biệt.
 Cá bút chì có sọc đen đậm ở giữa thân dài từ đầu đến
đuôi nhìn như răng cưa.
 Vẩy hình lưới đánh cá.
 Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi mầu trong


 Miệng dẹp thích hợp cho việc mút rêu.

đây là hàng nhái.
Tên khoa học: False Siamese Algae Eater -
Epalzeorhynchus sp
 Con này có thể ăn rêu nhưng hơi hung dữ.
 Sọc đen dầy đậm sắc nét ở giữa thân.
 Trên lưng phía trên sọc đen có mầu nâu và vẩy không
phải hình lưới.
 Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi mầu vàng.
 Miệng nhọn.




×