Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY SƯA doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.98 KB, 4 trang )

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY SƯA
(Tên khác: Sưa, trắc thối, huỳnh đàn, huê mộc vàng, cẩm lai bắc bộ)
Tên khoa học: Dalbergia tonkinensis

Tên khoa học của cây Sưa là Dalbergia tonkinensis, thuộc họ đậu Fabaceae.
Ngoài ra, gỗ sưa còn có các tên gọi khác là Huỳnh đàn, Trắc thối, Cẩm lại
bắc bộ, Huê mộc vàng, chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn
gốc từ đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Cây Sưa là loài cây gỗ lớn, cao 10 đến 15 mét, vỏ thân vàng nâu hay xám,
thường nứt dọc, hoa trắng thơm, thuộc loài thực vật rừng nguy cấp, là loài
gỗ quý hiếm nhóm 1A do Nhà nước quản lý. Gỗ Sưa có mùi thơm quyến rũ,
thoảng nhẹ như hương trầm. Gỗ vừa cứng, vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp.
Thời phong kiến, gỗ Sưa thường được dùng để đóng đồ nội thất cao cấp
trong cung đình.
Ngày 14-5-2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số
1294/BNN-LN về công tác bảo vệ và gây trồng phát triển cây Sưa. Nhà
nước khuyến khích, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân tự đầu tư quản lý bảo vệ, phát triển theo Nghị định số
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Về kỹ thuật gây trồng cây Sưa: Hiện nay, chưa có kết quả nghiên cứu nào và
chưa có tài liệu nào về trồng thử nghiệm cây Sưa. Nhưng bước đầu xác định
có thể thực hiện việc gây trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng ở
trang trại, vườn rừng hộ gia đình và trong vườn thực vật, khu bảo tồn thiên
nhiên. Trồng xen cây Sưa với các loài cây khác (có thể trồng cây Sưa xen
cùng cây Lát hoa hoặc Sao đen, Sấu, Keo lai ) để hỗ trợ cho nhau cùng phát
triển và hạn chế sâu, bệnh hại cây.
Gieo ươm tạo giống: Thu hoạch hạt giống vào tháng 1-2, sau 30 đến 50 ngày
thì gieo hạt. Thời vụ gieo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, khi hạt nảy mầm
nếu gặp rét phải che phủ bằng nilon trắng lên mặt luống để chống rét cho
cây con. Đất vườn ươm là đất thịt nhẹ, cát pha, đất tốt và ẩm. Luống rộng
1,2 m, cao 15cm mặt luống bằng phẳng. Hạt nảy mầm sau 30 ngày, nhổ cấy


vào túi bầu nilon, kích thước bầu 10 - 15cm, có 2 lỗ thủng dưới đáy túi.
Ươm cây trong bầu từ 2-3 tháng, khi có chiều cao 40 – 50 cm thì xuất vườn
đem đi trồng.
- Thời vụ: Trồng cây Sưa vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Nếu trồng vào mùa
Xuân thì chăm sóc mùa Thu, nếu trồng vào mùa Thu thì chăm sóc vào mùa
Xuân năm sau, thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển. Mùa xuân
bắt đầu trồng từ tháng 2 và kết thúc trước 15-4. Mùa thu trồng từ tháng 8,
kết thúc trước 15-10.
- Chọn đất trồng ở nơi có độ dốc thấp thoai thoải, tầng đất dày từ 1 mét trở
lên, đất có độ ẩm, không trũng nước, không khô hạn (tức là đất phải sâu –
mát – ẩm) để phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây Sưa và các cây
trồng xen khác.
- Chọn giống cây trồng phải đảm bảo đường kính và chiều cao. Cây trồng tốt
nhất là chiều cao từ 40 – 50 cm trở lên, thân cây thẳng, cành lá cân đối,
không có sâu bệnh.
- Mật độ cây trồng bình quân 2000 cây/ha (trong đó: Cây Sưa 1000cây/ha và
các loài cây trồng xen khác 1000 cây/ha). Theo cơ cấu một cây Sưa xen với
một cây khác (Lát hoa hoặc Sao đen, Sấu, Keo lai ). Cự ly trồng: Cây cách
cây 2,5 mét, hàng cách hàng 2 mét; cây hàng này nằm giữa 2 cây hàng kia,
theo hình tam giác.
- Đào hố trước khi trồng từ 1-2 tháng, kích thước hố 30 x 30 x 40 cm (tức là
rộng 30, sâu 40 cm), khi trồng mỗi hố bón lót 0,2 kg phân NPK hoặc 0,5 kg
phân vi sinh trộn với đất nhỏ cho xuống đáy hố trước khi trồng.
- Kỹ thuật trồng cây: Trước khi trồng dùng kéo hoặc dao nhọn xé túi bầu ni
lông, đặt bầu cây giống xuống hố (Chú ý không được làm vỡ bầu, quăn rễ
cái ) điều chỉnh cây đứng ngay thẳng và lấp đất đầy hố, dùng bàn chân
nhận nhẹ đất theo hình lòng chảo để chứa nước, giữ độ ẩm đất khi có trời
mưa.
- Về chăm sóc, bảo vệ sau khi trồng: Phải thường xuyên tỉa bớt cành nhánh
phụ, nhổ cỏ dại, vun gốc cho cây trồng. Nếu trời nắng nóng phải tưới nước

chống hạn cho cây. Từ năm thứ 2 và 3, mỗi năm chăm sóc, bón phân 2 lần
vào vụ Xuân và vụ Thu.

×