Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bai thuyet trinh hoi thi giao vien gioi tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.22 KB, 19 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học
Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học Mẫu 1
Bài thuyết trình một số biện pháp phát huy năng lực của ban cán bộ lớp
Kính thưa:
Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên
dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp phát huy năng lực của
ban cán bộ lớp”.
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Cán bộ quản lí trong nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong công
tác chủ nhiệm lớp và triển khai chuyên đề “Tổ chức quản lí lớp học tích cực”.
Thơng qua buổi tập huấn, mỗi giáo viên đều nâng cao nhận thức kinh nghiệm
chủ nhiệm lớp.
- Bản thân mỗi giáo viên đều nhận thấy vai trị quan trọng của Ban cán bộ lớp
đối với cơng tác chủ nhiệm nên đều muốn xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp
giỏi.
- Giáo viên trong trường cũng như trong khối luôn quan tâm, giúp đỡ và chia
sẻ những kinh nghiệm chủ nhiệm.
- Học sinh trong trường nói chung cũng như học sinh lớp 2/4 nói riêng ln
được giáo viên giáo dục kĩ năng sống thông qua các bài học. Bên cạnh đó,
trong các buổi sinh hoạt dưới cờ các em luôn được thầy Tổng phụ trách tổ chức
các trò chơi rèn kĩ năng sống cho các em.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí



2. Khó khăn
- Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm cịn xao
nhãng trong vấn đề quản lí lớp học.
- Giáo viên thường chú trọng về kiến thức cịn trong cơng tác tự quản của cán
bộ lớp thì chưa dạy các em phải làm như thế nào. Nhất là giáo viên dạy lớp 1, 2
thường lo học sinh của mình cịn nhỏ nên việc quản lớp giáo viên luôn là người
làm. Vậy nên vai trị của Ban cán bộ lớp khơng được phát huy, các em khơng
có cơ hội được thể hiện năng lực lãnh đạo của mình.
- Các em học sinh lớp 2 cịn q nhỏ nên tính tự quản chưa cao, khả năng lãnh
đạo còn hạn chế. Các em thường hay ngại ngùng, e dè, chưa tự tin, chưa mạnh
dạn trước tập thể. Bên cạnh đó, các em thường cả nể khi nhắc nhở các bạn. Khi
gặp những bạn hay chống đối thì các em thấy nản và khơng muốn làm. Vì vậy
cơng tác chủ nhiệm của giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và chồng chéo.
- Trong năm học này, việc dạy và học bán trú là điều điều hoàn toàn mới mẻ
với giáo viên và học sinh nên trong công tác quản của giáo viên và tự quản của
học sinh cịn gặp rất nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh thấy con làm cán bộ lớp sợ ảnh hưởng đến việc học nên
thường không ủng hộ.
II. BIỆN PHÁP
1. Nội dung thực hiện:
Nâng cao năng lực tự quản của Ban cán bộ lớp trong cơng tác quản lí lớp học
về nề nếp: trật tự; vệ sinh, xếp hàng; học tập; ăn, ngủ; phong trào thi đua; các
cuộc vận động và hoạt động ngoại khóa. Qua đó tập cho học sinh lớp năng lực
quản lí, lãnh đạo, mạnh dạn và tự tin.
2. Biện pháp thực hiện
2.1 Tìm hiểu học sinh
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Sau khi nhận được phân cơng lớp chủ nhiệm, tôi gặp giáo viên chủ nhiệm
năm trước để tìm hiểu tình hình chung của cả lớp. Tơi chú ý đến năng lực quản
lí lớp của từng em trong ban cán bộ cũ.
Ngày đầu làm quen với lớp, tôi giới thiệu về bản thân và mời các em tự giới
thiệu về mình để các em tự tin hơn khi nói trước tập thể lớp. Thơng qua đó,
nhiều em chứng tỏ được năng lực của mình.
2.2. Bầu Ban cán bộ lớp
- Đầu tiên, tơi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em phải mạnh
dạn và tự tin phát biểu trước tập thể lớp: Nếu được làm lớp trưởng các em sẽ
quản lý lớp như thế nào. Sau đó, cho các em tự đề cử những bạn có đủ năng lực
quản lí lớp.
- Tổ chức cho cả lớp bỏ phiếu tín nhiệm.
Mỗi em sẽ được nhận một lá phiếu và ghi tên những bạn các em muốn chọn.
Các em sẽ cảm thấy vui, hào hứng vì được cầm phiếu thực hiện quyền“ dân
chủ” của mình. Từ đó giúp các em có cách lựa chọn đúng.
- Sau khi bầu cử và chọn được Ban cán bộ lớp, tôi mời các em ra mắt cả lớp để
các em thấy tự hào và hãnh diện. Đồng thời các em thể hiện bằng một câu nói
thể hiện bản lĩnh, năng lực của mình, ví dụ: Nếu làm lớp trưởng tơi sẽ đưa lớp
mình học tốt và tham gia tích cực các hoạt động khác hay Tơi nhất định hồn
thành tốt nhiệm vụ lớp phó học tập,… Mặt khác, các em dưới lớp cũng cảm
thấy vui vì đã lựa chọn đúng và các em sẽ ủng hộ bạn trong quá trình làm
nhiệm vụ.
Ban cán bộ lớp tôi sẽ được học sinh trong lớp bầu luân phiên trong năm học
một cách công khai để nhiều em có cơ hội thể hiện năng lực của mình.
2.3. Phát huy năng lực của Ban cán bộ lớp thông qua các hoạt động

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242

6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Thơng qua các hoạt động, tơi giao nhiệm vụ và hướng dẫn Ban cán bộ lớp làm
việc để các em phát huy khả năng lãnh đạo của mình. Cụ thể:
- Nề nếp trật tự, vệ sinh, xếp hàng: Lớp trưởng theo dõi, kiểm tra mọi hoạt
động của lớp: điểm danh và ghi rõ sĩ số của lớp; điều khiển các bạn xếp hàng ra
vào lớp, đi ăn, đi ngủ, chào cờ và thể dục giữa giờ. Lớp phó lao động: Theo dõi
việc giữ gìn vệ sinh trong lớp, đi vệ sinh đúng nơi quy định; phân công tưới
cây, lau bàn, tủ; theo dõi việc tự ý bật cầu dao điện.
- Nề nếp học tập: Trong các tiết ôn tập lớp phó học tập tổ chức học bài“ Đơi
bạn học tốt”; điều khiển các nhóm thảo luận và trình bày kết quả; theo dõi tinh
thần, thái độ học của các bạn trong giờ Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học;
điều khiển lớp khi lớp trưởng vắng. Tổ trưởng, tổ phó: Theo dõi sát việc học
bài ở nhà và ở lớp.
- Phong trào thi đua: Lớp trưởng, lớp phó đưa ra kế hoạch cụ thể và phối hợp
với các tổ trưởng, tổ phó để các tổ viên cùng thực hiện.
- Các cuộc vận động: Lớp trưởng nêu rõ mục tiêu cho cả lớp và giao nhiệm vụ
cho các tổ. Các tổ trưởng có trách nhiệm vận động tổ viên tham gia nhiệt tình
để thi đua với các tổ khác.
- Hoạt động ngoại khoá: Lớp trưởng làm chỉ huy chia lớp thành các đội và bầu
ra lãnh đội. Các lãnh đội hướng dẫn đội của mình tham gia hoạt động. Từ đó
tạo tính thi đua giữa các đội và các lãnh đội.
- Hay trong tiết Hoạt động tập thể đầu tiên, tôi hướng dẫn tỉ mỉ Ban cán bộ lớp
cách tổ chức lớp: Làm gì và Làm như thế nào để các em khơng thấy bỡ ngỡ khi
tự mình tiến hành. Từ tuần thứ hai trở đi, tôi để các em tự tổ chức, điều khiển
để các em mạnh dạn, tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp.
2.4. Khen thưởng công khai, khiển trách nhẹ nhàng


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trong học tập, em nào tích cực và có tiến bộ tơi thưởng một phiếu khen và các
em được tham gia bốc thăm trúng thưởng trong giờ Chào cờ đầu tuần. Các em
sẽ rất vui và cùng nhau thi đua trong học tập. Như vậy nề nếp học tập của cả
lớp sẽ tốt hơn và công việc của lớp phó học tập cũng như các tổ trưởng sẽ
thuận lợi rất nhiều.
Cuối tháng, tơi cho các em bình chọn “Tổ trưởng giỏi” của tháng. Tổ nào thực
hiện tốt thì tổ trưởng được bầu là Tổ trưởng giỏi. Tổ nào thực hiện chưa tốt thì
tổ trưởng tổ khác chỉ ra khuyết điểm và giáo viên nhắc nhở nhẹ nhàng trước
lớp để các em cố gắng phấn đấu ở tuần sau. Điều này khích lệ tinh thần làm
việc mang tính thi đua của các tổ trưởng.
Trong tháng, nếu lớp 2 lần được Cờ luân lưu thì lớp trưởng và 2 lớp phó cũng
được thưởng phiếu khen.
2.5. Xây dựng mối quan hệ thầy - trị và trị - trị
Tơi ln lắng nghe những thắc mắc của các em. Công việc tôi giao trên tinh
thần thầy phân cơng- trị hợp tác để các em thấy được cơng việc mình làm là
khơng bắt buộc. Tơi ln khuyến khích các em mạnh dạn kiến nghị, đề xuất.
Nếu hợp lí tơi làm theo cách của các em. Như vậy các em sẽ thấy vai trò của
mình thật quan trọng và các em càng cố gắng hơn.
Tôi chú ý đến việc tạo mối quan hệ tốt giữa trị với trị. Khi các em hiểu nhau
thì sẽ hợp tác trong mọi công việc. Khi tham gia các trị chơi vận động hoặc các
hoạt động ngoại khóa tơi thường cho các em tham gia tập thể để các em có tinh
thần đồn kết và hiểu nhau hơn.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Tơi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp phát huy năng lực
của ban cán bộ lớp”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trân trọng cảm ơn!
Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học Mẫu 2
Bài thuyết trình Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
Kính thưa:
Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!
Hơm nay tơi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên
dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho
học sinh tiểu học”.
Kính thưa ban giám khảo!
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là hình thành cho các em lòng
nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam; u q hương đất nước hịa bình,
cơng bằng bác ái, kính trên nhường dưới, đồn kết với mọi người, … Có ý thức
về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, đối với cộng đồng và
môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà
trường, khu dân cư, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực. Biết cách tự
phục vụ, biết cách học tập, vận dụng làm được một số việc trong gia đình.
Trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng ta phải hình thành cho
các em những thói quen chuẩn mực đạo đức cụ thể là: Lịng kính u ơng bà,
cha mẹ, kính trọng thầy giáo, cô giáo, quý mến bạn bè, giúp đỡ bạn khi gặp khó

khăn; thật thà dũng cảm trong học tập, lao động; lịng biết ơn những người có
cơng với đất nước… Những thói quen này, những đức tính này thực hiện theo
các chuẩn mực đạo đức nhân đạo của loài người là các yếu tố tạo thành nền
tảng để hình thành và phát triển nhân cách đạo đức mới. Những thói quen hành
vi đạo đức này khơng đơn thuần là những hành động ứng xử có được do lặp lại

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

bằng luyện tập trong nhiều tình huống quen thuộc. Đó phải là những hành động
ứng xử chịu sự kích thích của những động cơ đạo đức đúng đắn.
Như vậy phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ, sự ứng xử này được hình thành do
trẻ rèn luyện những thói quen đạo đức, tình cảm đạo đức, kiến thức đạo đức. Vì
vậy giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là cung cấp cho trẻ những biểu
tượng và khái niệm đạo đức, bồi dưỡng xúc cảm đạo đức và tình cảm đạo đức,
rèn luyện kỹ năng và thói quen đạo đức.
Đặc điểm tình hình nhà trường:
a) Nhà trường:
Được sự chỉ đạo sát sao của Sở giáo dục, Phịng giáo dục, được sự giúp đỡ
nhiệt tình có hiệu quả của các cấp các ngành; các bậc phụ huynh học sinh nhiệt
tình ln tạo điều kiện tốt nhất để các giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học.
b) Giáo viên:
Phần lớn là những cán bộ giáo viên có thâm niên từ 5 năm trở lên, 98% là nữ.
Tất cả các đồng chí giáo viên trong trường đều biểu lộ tình đồn kết thân ái
giúp đỡ lẫn nhau. Các đồng chí xuất thân từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau,
tuổi đời, tuổi nghề cũng có nhiều khác biệt. Cả tập thể ấy mang theo phong tục
tập quán của nhiều địa phương khác nhau, cá tính, năng lực, sở trường khác

nhau nhưng trước yêu cầu của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các
đồng chí đã tập hợp thành một khối xây dựng một tổ ấm đồn kết nhất trí, khắc
phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh cùng nhau gánh vác công việc
chung để đẩy mạnh công tác giáo dục của nhà trường.
c) Học sinh:
Tồn trường có ... học sinh trong đó: Khối 1 có ... em; khối 2 có ... em; khối 3
có ... em; khối 4 có ... em; khối 5 có ...em. Các em hầu hết là con em nhân dân
lao động ở địa phương xã ... cũng như nhiều trường khác, đó là một tập thể
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

nam nữ Thiếu niên Nhi đồng sơi nổi hiếu động, có nhiều mặt tốt cần phát huy
nhưng cũng có những biểu hiện ứng xử chưa hay của một số học sinh cá biệt.
Một số nhỏ học sinh về mặt ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của lớp và của
nhà trường chưa tốt vẫn còn ở rải rác các lớp. Mặt khác, cịn có một số không
nhỏ phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, việc
học hành, tu dưỡng rèn luyện đạo đức của các em cịn phó mặc cho nhà trường
và các thầy cơ giáo. Trước tình hình này thôi thúc nhà trường phải tập trung
suy nghĩ cải tiến cách dạy, cách giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng
nhu cầu của xã hội hiện nay.
Một số biện pháp được thực hiện:
Các giải pháp giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử cho học sinh:
Tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn lĩnh hội các Chuẩn mực đạo đức, hành vi
ứng xử và quy tắc hành vi đạo đức một cách hệ thống. Hơn nữa, nhà trường
còn kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử một cách
thường xuyên và có mục đích. Việc giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử cho học
sinh không tách rời việc giáo dục nhân cách học sinh và có thể thực hiện với

nhiều hình thức thích hợp, đa dạng trong đó nổi bật là các hình thức sau:
a) Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh thơng qua q trình đứng lớp
và dạy học các môn học khác
b) Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử thơng qua hoạt động ngồi giờ lên lớp
c) Vận động mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức,hành vi ứng xử cho học
sinh
d) Giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh mọi lúc mọi nơi
Từ thực tiễn cho thấy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho học
sinh Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng. Đó là trách nhiệm
của mỗi tổ chức xã hội, mọi người, mọi gia đình, đồng thời là trách nhiệm nặng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

nề của ngành giáo dục trong đó vai trò của các trường học rất quan trọng. Giáo
dục đạo đức cho học sinh bậc tiểu học góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành
nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tơi vừa trình bày xong bài thuyết trình: "Một số biện pháp giáo dục đạo đức
cho học sinh tiểu học".
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Chúc Hội thi thành cơng tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học Mẫu 3
Bài thuyết trình một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Tiểu học
Kính thưa:
Ban tổ chức!

Thưa Ban giám khảo!
Hơm nay tơi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên
dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở
tiểu học”.
Kính thưa ban giám khảo!
Duy trì sĩ số học sinh có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Học sinh bỏ học giữa
chừng là một trong những yếu tố tạo nên mối nguy hại lớn cho xã hội. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, một dân
tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

văn hóa, khoa học, cơng nghệ mới của nhân loại. Do đó chúng ta cần làm tốt
cơng tác duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học để góp phần
xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững.
Mục tiêu của việc duy trì sĩ số sĩ số ở trường tiểu học góp phần vào việc nâng
cao chất lượng học tập của học sinh cũng như giúp các em có cơ hội phát triển
tồn diện bản thân. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng giúp giáo viên thực
hiện tốt kế hoạch giáo dục học sinh. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cần rất
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó việc các em đi học chun cần
đóng một phần khơng nhỏ. Học sinh có đi học đều, đầy đủ thì việc tiếp thu bài
mới tốt hơn. Nắm vững kiến thức các môn học trong chương trình một cách
liền mạch và có hệ thống, đây là yếu tố quan trọng thu hút các em ham thích đi
đến trường.
Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1: Nắm tình hình của lớp

Phải nói rằng, cơng tác duy trì sĩ số ở các trường tiểu học vùng nhiều học sinh
dân tộc thiểu số như Trường Tiểu học Y Ngông là công việc thường xuyên,
liên tục và có thành cơng hay khơng là nhờ cơng sức rất lớn của giáo viên chủ
nhiệm. Chính lịng u nghề, sự nhiệt tình là động lực giúp giáo viên quan tâm
nhiều hơn đến hiệu quả cơng việc của mình, trong đó có cơng tác duy trì sĩ số.
Để thực hiện hiệu quả cơng tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm phải nắm
được tình hình của lớp. Vì vậy, sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm cần trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp dưới để nắm thông tin của lớp, về những đối
tượng học sinh cần lưu ý, trong đó đáng quan tâm hơn là những em hay nghỉ
học, có nguy cơ bỏ học.... Thơng qua đó, giúp giáo viên chủ nhiệm biết được
một số nguyên nhân dẫn đến học sinh hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học như:
hồn cảnh gia đình các em cịn khó khăn, chưa lo đủ cái ăn, cái mặc nên các em
phải nghỉ học; gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học của các em; một số
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

em lại khơng thích đến trường,...Từ đó giáo viên sẽ tìm ra những biện pháp để
động viên học sinh ra lớp.
Biện pháp 2: Giáo viên chủ nhiệm là người “tiên phong’’ trong công tác vận
động học sinh ra lớp
Chất lượng giáo dục học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn phụ thuộc nhiều
vào việc bảo đảm duy trì được sĩ số. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi học không
chuyên cần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, các kiến
thức khơng liền mạch, các em lại gặp khó khăn nhiều hơn trong học tập và lao
động, ...
Giáo viên chủ nhiệm là người sát sao và gần gũi học sinh hơn ai hết. Khi biết
học sinh đi học không chuyên cần và có nguy cơ bỏ học thì bằng mọi cách phải

vận động ngay các em đi học lại. Tuyệt đối khơng để tình trạng học sinh bỏ học
lâu ngày rồi mới tìm hiểu ngun nhân và vận động. Khi có được thông tin về
học sinh nghỉ học, trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần trực tiếp đến nhà em học
sinh đó để tìm hiểu ngun nhân, thuyết phục gia đình để vận động học sinh ra
lớp. Đối với những học sinh đi học khơng chun cần, có nguy cơ bỏ học do do
khả năng tiếp thu bài chậm, lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên ngại đi học.
Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt vai trò là “người mẹ’’, “người bạn’’ của các
em, ln gần gũi, động viên, khích lệ học sinh. Từ đó, giáo viên lựa chọn biện
pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh tiếp thu bài tốt hơn, vượt qua mặc cảm, tự tin
đến lớp. Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như phát động phong trào:
“Đôi bạn cùng tiến’’, “Bạn giúp bạn’’,... để học sinh trong lớp giúp những bạn
học còn chưa tốt vươn lên trong học tập. Thơng qua đó, giúp các em xóa bỏ
mặc cảm để tự tin đến lớp. Đối với những học sinh đi học khơng chun cần,
có nguy cơ bỏ học do các nguyên nhân khác, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi
với lãnh đạo nhà trường để tìm biện pháp hữu hiệu. Giáo viên chủ nhiệm cần
tích cực phối hợp với gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ
chức đoàn thể trong và ngồi nhà trường để có biện pháp vận động học sinh ra
lớp. Vai trò của giáo viên trong việc vận động học sinh rất quan trọng, là người
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

“tiên phong’’ trực tiếp trong cơng tác vận động học sinh ra lớp, là nhân tố tạo
nên sự thành cơng trong cơng tác duy trì sĩ.
Biện pháp 3: Làm tốt cơng tác phối hợp với gia đình học sinh, nhà trường, các
tổ chức xã hội
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà
trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách,

trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc’’. Điều đó cho thấy tầm
quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong cơng tác
giáo dục học sinh. Đối với gia đình học sinh, việc thường xuyên được nghe
giáo viên chủ nhiệm trao đổi kết quả học tập và rèn luyện của con mình là cầu
nối cần thiết để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh đi học, đảm
bảo sĩ số lớp. Bên cạnh đó, cơng tác phối hợp giữa Ban Đại diện cha mẹ học
sinh, nhà trường, chính quyền thơn bn, đặc biệt là những những người có uy
tín ở địa phương có vai trị rất quan trọng trong việc tuyên truyền vận động học
sinh ra lớp.
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Thực tế cho thấy rằng, học yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến học
sinh hay mặc cảm, dễ chán học và bỏ học. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng
học tập ở học sinh. Để làm được điều này, giáo giáo viên khơng chỉ cần có
chun mơn tốt mà cịn phải có sự kiên trì, hiểu tâm lý học sinh. Người giáo
viên cần phải có cái tâm, có phương pháp dạy học phù hợp, các bài tập dành
cho học sinh phải vừa sức, chú ý động viên là chính để các em dễ tiếp thu bài
và không nảy sinh tâm lý "sợ học" dẫn đến chán học và bỏ học.
Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trước hết giáo viên cần thực
hiện tốt việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp, từ đó xây dựng kế hoạch,
điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Phát động các
phong trào thi đua học tập.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Mặt khác, giáo viên cần có ý thức thường xun trau dồi kiến thức, trình độ
chun mơn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tăng
cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp giảng

dạy phù hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo. Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu quả, kích thích
được sự khám phá, tìm tịi, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Cần tránh sự
căng thẳng, khô cứng trong các tiết học làm cho các em chán học dẫn tới bỏ
học.
Chú trọng và quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh khó khăn về học, học sinh
có hồn cảnh khó khăn, tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy và trị để các em
xem thầy cơ giáo thực sự là chỗ dựa tinh thần, từ đó các em sẽ thích được đến
trường để học tập cùng "người mẹ thứ hai" của mình.
Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn có tác động khơng
nhỏ trong cơng tác duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là tỉ lệ chuyên cần trong các
buổi học thứ hai. Thực tế cho thấy học sinh thường vắng học vào buổi học thứ
hai (không phải buổi giáo viên chủ nhiệm dạy). Có thể vì do hồn cảnh gia
đình khó khăn nên các em ở nhà phụ giúp gia đình tăng thêm thu nhập hay có
thể do các em khơng thích mơn học do giáo viên bộ mơn dạy,... Vì vậy giáo
viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp cùng giáo viên bộ mơn đề ra
các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn ở các
mơn học, từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn.
Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Môi trường học tập thân thiện là mơi trường học tập mà ở đó trẻ được tạo điều
kiện để học tập có kết quả, được an tồn trong sự bảo vệ, được cơng bằng và
dân chủ, được phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần. Trường học, lớp học
được coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của các em, giúp các em thêm
yêu trường, yêu lớp, hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo
dục.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


Mơi trường học tập thân thiện phải đảm bảo một số điều kiện như: lớp học phải
đẹp, sạch sẽ, thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ, bàn ghế luôn được lau chùi và sắp
xếp gọn gàng, xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, các thành viên trong
lớp giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
Để xây dựng được môi trường học tập thân thiện, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh tham gia tích cực các hoạt động ở trường, lớp phù hợp với lứa tuổi của
mình như: tham gia lao động, vệ sinh trường lớp; trang trí lớp học thân thiện;
chăm sóc cây xanh trong khn viên trường; ...
Thơng qua các hoạt động đó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các
em thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tạo dựng được khối đoàn
kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động giữa các học sinh trong lớp, trong
trường. Đó cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút học
sinh yêu thích đến trường.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tơi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp duy trì sĩ số học
sinh ở tiểu học”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Chúc Hội thi thành cơng tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học Mẫu 4
Bài thuyết trình một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh
Kính thưa:
Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Hơm nay tơi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên
dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho
học sinh”.
Kính thưa ban giám khảo!
Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự
vận dụng mềm, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội dung
lựa 5 chọn. Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm. Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn phát
âm nào gần nhất với giọng địa phương của mình đối chiếu với cách phát âm tự
nhiên theo phương ngữ của mình cịn những điểm nào sai lạc.
Trước hết giáo viên phải tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi
phát âm cho học sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác.
Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, đặc
biệt là động viên tinh thần thương yêu giúp đỡ học sinh để các em có hứng thú
rèn phát âm đúng... Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng
ứng đối nhanh nhạy, thông minh của giáo viên và chọn phương pháp sửa phát
âm sai cho học sinh sao cho mới mẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học
sinh tiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của việc rèn kỹ
năng nói sao cho chuẩn.
Mục tiêu của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh là các em phải đọc trơn, đọc
thành thạo, đọc đúng rõ ràng, rành mạch, diễn cảm. Học sinh ln có ý thức
đọc đúng đọc hay. Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
học sinh phát âm sai ở chỗ nào để từ đó có biện pháp sửa sai rèn đúng cho thích
hợp.
Thực trạng:
Tôi trực tiếp công tác giảng dạy tại Trường Tiểu học ... đã nhiều năm, trong
quá trình giảng dạy cũng như tiếp xúc với các em học sinh ở đây, tôi nhận thấy:

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242

6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Các em cịn phát âm sai, nói ngọng rất nhiều, rồi đọc chưa diễn cảm, chưa đúng
ngữ điệu đọc chưa lưu lốt, trơi chảy. Các em thường phát âm sai các phụ âm
đầu như đọc lẫn lộn giữa n/ l, phát âm p (pờ) thành b (bờ), s thành x, tr -> ch.
Các lỗi phần vần, âm cuối các em hay mắc như: huệ phát âm thành hệ, hoa ->
ha, xanh -> xăn, ngạt mũi -> ngạc mũi, toàn -> toàng , máy bay -> mái bai,
thỉnh thoảng -> thỉnh thoản, hươu -> hiêu, mưu trí -> miu chí các em cịn nói
ngọng như rỡ thành rớ, quyển vở -> quyện vợ, đã -> đá.
Sở dĩ, do các em phát âm sai như vậy, tôi thiết nghĩ là do: Địa phương nằm
trong vùng có điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn. Đa phần các em là con nhà
lao động nên việc học tập của các em có phần bị hạn chế, các em chưa được
trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng khi đến lớp. Việc học ở nhà lại chưa có sự
kèm cặp quan tâm của gia đình. Điều đó làm cho thời gian học và hiệu quả học
tập của các em bị hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em.
Với thực trạng như vậy, tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra biện pháp chữa
lỗi phát âm cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng phát âm sai trong trường
nâng cao chất lượng phát âm chuẩn.
Từ đó, nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, tôi nhận thấy người giáo viên
tiểu học là người thầy đầu tiên đặt nền móng trang bị cho các em ý thức về
chuẩn ngơn ngữ và chuẩn văn hố đồng thời ở trường Tiểu học có điều kiện rèn
cho học sinh phát âm chuẩn, bởi trong chương trình học có phân mơn học vần,
Tập đọc.
Những biện pháp:
Đối với thầy giáo:
Trước hết cần đọc đúng đọc diễn cảm. Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có
mong muốn, có ý thức đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Giáo viên tập

cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân
mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Đồng thời, chúng ta cần nắm chắc các biện
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

pháp chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và
biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tuỳ thuộc âm thanh sai lạc, tùy
thuộc vào học sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp .
1. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫu: Bằng phát âm mẫu của
mình giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn, các từ cần luyện, yêu
cầu học sinh phát âm theo.
2. Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: Giáo viên mô tả cấu âm của một
âm nào đó rồi hướng dẫn học sinh phát âm theo.
Với phụ âm cần mơ tả vị trí của lưỡi, phương thức cấu âm. Tôi đã tiến hành sửa
từng âm:
Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ, (p và b) đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu
âm. mơi - mơi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm vô thanh, /b/
là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/, tôi đã hướng dẫn HS tự đặt lòng
bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có
sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra.
Cho trẻ bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Cho trẻ
làm lại như trên nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin ", pí pa -pí pơ''.... Cho
trẻ đặt một tay lên thanh hầu và lịng bàn tay trước miệng, trẻ sẽ dễ dàng nhận
biết được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm /p/ dây thanh rung mạnh và có
luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay .
Sai phát âm /n/ nờ - /l/ lờ lẫn lộn: Học sinh hay phát âm lẫn giữa l/n, ch/tr, d/gi
và phần lớn các em khơng ý thức được mình đang phát âm âm nào. Để chữa lỗi

phát âm cho học sinh tôi phải trực quan hóa sự mơ tả âm vị và hướng dẫn học
sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào: /n/ là một âm mũi,
khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm âm /l /mũi
khơng rung. Sau đó, ta cho học sinh luyện phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi
đọc la, lo, lô, lu, lư,... Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng na,
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

no, nơ, nu, nư. Cho học sinh luyện nói câu ''con lươn nó lượn trong lọ, ''cái lọ
lộc bình nó lăn lơng lốc ''... Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa
lưỡi lên phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, cịn khi phát âm /n/ thì đưa
đầu lưỡi vào mặt trong của hàm răng. ...
3. Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian: Là biện pháp chuyển từ âm sai về
âm đúng qua âm trung gian. Biện pháp này thường được dùng để chữa từ thanh
nặng về thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh tôi đã
làm công việc tạo mẫu luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát
âm các tiếng có thanh hỏi ngã cần qua các bước sau đây:
+ Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. Ví dụ: sỏi,
thỏi gỏi. Ngã: bã, đã, giã, mã
+ Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. Ví
dụ: hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở).
+ Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh.
4. Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: Chẳng hạn, âm vực
của thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc
(hoặc thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi.
Đối với trò:
Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập,

phải hồ đồng cùng bạn bè, điều gì khơng hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn
bè. Hằng ngày, dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn ln có ý thức
luyện phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu lốt rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc
các loại truyện tranh trong sáng lành mạnh trong sáng, báo Măng non, báo Nhi
Đồng ...
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Tơi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn
cho học sinh”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!
Tham khảo chi tiết:
/>
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242
6188



×