Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hấp Dẫn Món Ăn Bằng Nghệ Thuật Trang Trí potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.67 KB, 3 trang )

Hấp Dẫn Món Ăn Bằng Nghệ Thuật
Trang Trí
Thế mạnh của trang trí món ăn Việt Nam là dùng
nguyên vật liệu tự nhiên tạo cho món ăn trông
ngon mắt hơn. Xu hướng này thể hiện rõ khi
nhiều quán ăn, nhà hàng đã luôn có người phụ
trách phần lên đĩa.

Nhiều người không dám ăn những loại thực phẩm lạ, đặc biệt những con vật
có hình thù không mấy dễ nhìn. Như con đuông chẳng hạn, cái hình thù sâu
bọ của chúng nhìn không thấy cảm tình. Nhưng, dưới bàn tay khéo léo của
những người đầu bếp, khi những con đuông cuốn mỡ chài nướng lên, màu
mật ong vàng óng, buộc lại bằng những cọng hành màu xanh, cho lên chiếc
đĩa sứ trắng tinh, rồi chỉ thêm mấy lát dưa leo, khóm, cà rốt, củ cải trắng…
xắt thật khéo. Phối hợp và xếp chúng xung quanh thân con đuông thành hình
một con chim phụng tuyệt đẹp. Món đuông nướng trở thành món ăn cao cấp.

Hiện tại, để trang trí cho các món ăn Việt Nam nói chung, các đầu bếp, mà
cụ thể là những người được đào tạo để chuyên lên đĩa cho món ăn sử dụng
tài khéo của mình trong việc dùng các loại rau củ để tạo hình cho đĩa thức
ăn.

Theo bà Bùi Thị Sương, trưởng khoa bếp Trường nghiệp vụ du lịch TP
HCM thì thế mạnh trong trang trí món ăn của Việt Nam hiện nay là việc
dùng các vật liệu tự nhiên để đựng món ăn. Một miếng lá chuối thật xanh lót
lên chiếc rổ tre nhỏ, một khúc tre còn giữ lại phần mắt dùng đựng các món
nướng, những vật dụng bằng mây tre lá… đang dần tạo nên một phong cách
trang trí cho các món ăn Việt Nam, đặc biệt là những món ăn dân dã. Bên
cạnh đó, việc dùng những loại trái cây như dưa hấu, khóm, dừa, đu đủ… cắt
tỉa thành những giỏ, khay đựng thức ăn cũng tạo nên những hình ảnh đẹp,
nhấn nhá cho bàn tiệc, mâm cơm.



Theo nhiều người trong nghề bếp, thì trước đây trong các món ăn Việt Nam,
chú ý đến trang trí và trang trí có nét nhất vẫn là những món ăn Huế. Chỉ với
món bánh bèo thôi, những chiếc bánh bèo mỏng như tờ giấy lụa, bên trên rắc
thêm một chút tôm chấy màu đỏ, để cạnh chén nước chấm màu vàng nhạt,
điểm xuyết mấy lát ớt xanh trông thật đẹp. Tuy nhiên trang trí của món Huế
thiên về sự đơn giản, khéo tay ngay khi chế biến món ăn.

Bà Phạm Thị Nga, nguyên bếp trưởng nhà khách Sở Ngoại vụ nhận xét,
ngày trước, người ta cũng có chú ý đến việc trang trí cho món ăn, cũng dùng
những loại rau củ cắt tỉa và có những nguyên tắc cắt tỉa để trang trí cho
những món ăn có mùi tanh (tỏi, hành, ớt); các loại hoa hồng cà rốt, củ cải,
rau cần… thì vô thưởng vô phạt để trang trí cho bất kỳ món ăn nào. Một thời
gian dài do kinh tế khó khăn, người ta ít chú ý đến trang trí. Hiện nay nhờ có
nhiều phương tiện, cũng như có nhiều tài liệu để tham khảo học hỏi nên đã
hình thành trở lại một phong cách trang trí riêng cho món ăn Việt Nam.

×