MỤC LỤC
Câu 1. Phân tích khái niệm quản lý (quản lý xã hội)................................................5
Câu 2. Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt
động quản lý hành chính nhà nước............................................................................6
Câu 3. Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước........................8
Câu 4. Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.................................9
Câu 5. Phân tích tính bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ pháp
luật hành chính........................................................................................................10
Câu 6. Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính. Nêu hệ thống nguồn của
luật hành chính........................................................................................................11
Câu 7. Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Cho ví
dụ minh hoạ.............................................................................................................15
Câu 8. Phân tích các yêu cầu đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành
chính. Nêu ví dụ minh hoạ......................................................................................17
Câu 9. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh hoạ về
một quan hệ pháp luật hành chính...........................................................................19
Câu 10. Phân tích đặc điểm: “Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành
chính có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính và bởi các cơ quan hành
chính”......................................................................................................................21
Câu 11. Phân tích năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính...................22
Câu 12. Phân tích sự cần thiết quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa
phương. Cho ví dụ minh hoạ...................................................................................25
1
Câu 13. Phân tích sự cần thiết phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo
chức năng và phối hợp quản lý liên ngành. Cho ví dụ minh hoạ............................27
Câu 14. Phân tích đặc điểm của các hình thức quản lý hành chính nhà nước mang
tính pháp lý..............................................................................................................28
Câu 15. Phân tích các yêu cầu đối với việc áp dụng phương pháp cưỡng chế hành
chính trong quản lý hành chính nhà nước?..............................................................31
Câu 16. Phân tích các biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng khi khơng có vi
phạm hành chính. Nêu ví dụ minh hoạ....................................................................32
Câu 17. Phân tích khái niệm thủ tục hành chính. Nêu ví dụ về thủ tục hành chính
cụ thể?......................................................................................................................34
Câu 18. Trình bày về chủ thể của thủ tục hành chính. Nêu ví dụ minh hoạ............36
Câu 19. Phân tích khái niệm quyết định hành chính. Nêu ví dụ một quyết định
hành chính cụ thể.....................................................................................................38
Câu 20. Phân loại quyết định hành chính và nêu ý nghĩa của việc phân loại quyết
định hành chính.......................................................................................................40
Câu 21. Phân biệt quyết định hành chính với văn bản là nguồn của luật hành chính.
.................................................................................................................................43
Câu 22. Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước. Nêu ý nghĩa của việc phân
loại cơ quan hành chính nhà nước...........................................................................44
Câu 23. So sánh cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương với cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương?................................................................................45
Câu 24. Phân tích khái niệm cơng chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức
hiện hành.................................................................................................................46
2
Câu 25. Phân tích khái niệm viên chức theo quy định của Luật viên chức hiện
hành.........................................................................................................................48
Câu 26. Phân biệt khái niệm cán bộ với khái niệm cơng chức. Cho ví dụ minh hoạ.
.................................................................................................................................48
Câu 27. Phân tích trách nhiệm kỉ luật của cơng chức/viên chức.............................50
Câu 28. Phân tích trách nhiệm vật chất của cơng chức/viên chức..........................51
Câu 29. Phân tích khái niệm tổ chức xã hội............................................................52
Câu 30. Phân loại tổ chức xã hội. Cho ví dụ minh hoạ về các loại tổ chức xã hội. 54
Câu 31. Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức xã hội.......................58
Câu 32. Phân biệt quy chế pháp lí hành chính của cơng dân Việt Nam với quy chế
pháp lí hành chính của người nước ngồi cư trú tại Việt Nam...............................60
Câu 33. Phân tích các dấu hiệu pháp lí thuộc mặt khách quan của vi phạm hành
chính........................................................................................................................61
Câu 34. Phân tích các dấu hiệu pháp lí thuộc mặt chủ quan của vi phạm hành
chính........................................................................................................................63
Câu 35. Phân tích chủ thể của vi phạm hành chính. Nêu ví dụ...............................64
Câu 36. Phân tích nguyên tắc: “Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.
Nêu ví dụ về trường hợp vi phạm nguyên tắc này..................................................65
Câu 37. Phân tích ngun tắc: “Chỉ xử phạt khi có vi phạm hành chính”. Nêu ví dụ
về vi phạm nguyên tắc này......................................................................................67
Câu 38. Phân tích các hình thức xử phạt VPHC theo quy định PL hiện hành........67
Câu 39. Phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính........................................................................................................................70
3
Câu 40. Phân biệt hình thức xử phạt vi phạm hành chính với biện pháp xử lý hành
chính........................................................................................................................73
Câu 41. Phân tích thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Nêu ví dụ minh họa.........74
Câu 42. Phân tích nguyên tắc xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên. Nêu ý
nghĩa của việc quy định nguyên tắc xử phạt VPHC dành riêng cho người chưa
thành niên................................................................................................................76
Câu 43. Phân tích các yêu cầu đối với hoạt động áp dụng hình thức phạt tiền trong
xử phạt vi phạm hành chính....................................................................................76
Câu 44. Phân tích vai trò của TAND đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lý
hành chính nhà nước................................................................................................77
Câu 45. Phân tích vai trò của khiếu nại, giải quyết khiếu nại với việc bảo đảm pháp
chế trong quản lý hành chính nhà nước...................................................................79
4
Câu 1. Phân tích khái niệm quản lý (quản lý xã hội)
Khái niệm quản lý ?
Tại sao cần có quản lý ?
Mục đích và nhiệm vụ của quản lý ?
Quản lý được thực hiện bằng cách nào ?
- Khái niệm: là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lý đối với các đối
tượng quản lý
=> là sự áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ thể khác được thể hiện thông qua
những mệnh lệnh, sự điều khiển, chỉ đạo,…
- Quản lý xuất hiện bất cứ nơi nào, lúc nào nếu ở đó hoặc lúc đó có hoạt động
chung của con người
+ Ở nơi nào có sự hợp tác của con người thì ở đó cần có quản lý vì hoạt động
chung của nhiều người đòi hỏi phải được liên kết lại
- Chủ thể quản lí: con người/ tổ chức con người (có quyền uy, quyền hạn)
- Mục đích và nhiệm vụ của quản lý là thiết lập nên trật tự. Trật tự được thiết lập
bằng những hành vi xử sự phù hợp với ý chí của chủ thể quản lý
VD. Khi mọi người dừng đèn đỏ => trật tự được thiết lập
Có người vượt đèn đỏ => hành vi phá vỡ trật tự
- Quản lý được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy:
+ Tổ chức: là sự phối hợp, liên kết hoạt động của nhiều người để thực hiện mục
tiêu đã đề ra
Tổ chức là hình thức liên kết giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý
Khơng có tổ chức thì khơng có quản lý
Có tổ chức thì mới phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối
quan hệ của những người tham gia hoạt động chung
5
+ Quyền uy: là sự áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ thể khác và buộc người đó
phải phục tùng
Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lý điều khiển, chỉ đạo
cũng như bắt buộc đối tượng quản lý thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của
mình
Khơng có quyền uy thì hoạt động quản lý sẽ khơng đạt được hiệu quả
Có quyền uy mới đảm bảo sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức. Chủ
thể quản lý phải có quyền uy thì mới quản lý được (họ được trao quyền để
quản lý)
Câu 2. Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một
hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Khái niệm
Chủ thể quản lý HCNN
Tính chấp hành
Tính điều hành
Tính chủ động, sáng tạo
Ví dụ
Khái niệm: Quản lý HCNN là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực
hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan HCNN, có nội dung là bảo đảm sự chấp
hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực NN, nhằm tổ chức và
chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hố –
xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác, hoạt động quản lý HCNN là hoạt
động chấp hành – điều hành.
Chủ thể quản lý HCNN: các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan HCNN),
các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao
quyền quản lý hành chính trong một số trường hợp cụ thể. (VD: Trên chuyến bay
6
từ HN – TP Hồ Chí Minh, cơ trưởng có thể là người NN và theo quy định thì phi
cơ trưởng có quyền quản lý trật tự, an tồn trên hành trình đó)
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước
- Tính chấp hành:
+ Thể hiện ở mục đích của quản lý hành chính nhà nước: đảm bảo các văn bản
pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện trên thực tế
+ Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiện hành trên cơ sở pháp
luật và để thực hiện pháp luật
- Tính điều hành:
+ Thể hiện ở chỗ để đảm bảo các văn bản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà
nước được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước
phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý.
- Tính chù động, sáng tạo:
+ Thể hiện trong quá trình các chủ thể quản lý đề ra chủ trương, biện pháp quản lý
thích hợp đối với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức
tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể
Ví dụ: Chính phủ ban hành Nghị định: Hoạt động ban hành ra Nghị định 156/2020
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khốn và thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo trật tự quản lý hành chính nhà
nước trong lĩnh vực này
7
Câu 3. Phân biệt quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước
Tiêu chí
Quản lý nhà nước
Quản lý HCNN
- Là hoạt động của nhà nước trên - Là một hình thức hoạt động của
các lĩnh vực lập pháp, hành pháp Nhà nước được thực hiện trước
và tư pháp nhằm thực hiện các hết và chủ yếu bởi các cơ quan
chức năng đối nội và đối ngoại HCNN, có nội dung là bảo đảm
của nhà nước
sự chấp hành luật, pháp lệnh,
nghị quyết của các cơ quan
quyền lực NN, nhằm tổ chức và
Khái niệm
chỉ đạo một cách trực tiếp và
thường xun cơng cuộc xây
dựng kinh tế, văn hố - xã hội và
hành chính - chính trị. Nói cách
khác, hoạt động quản lý HCNN
là hoạt động chấp hành - điều
hành
- Là các tổ chức/cá nhân mang - Là các cơ quan nhà nước (chủ
quyền lực nhà nước trong quá yếu là cơ quan hành chính nhà
trình tác động tới đối tượng quản nước), các cán bộ nhà nước có
Chủ thể
lý
thẩm quyền, các tổ chức/cá nhân
- Chủ thể quản lý nhà nước bao được nhà nước trao quyền trong
gồm: Nhà nước, cơ quan nhà một số trường hợp cụ thể
nước, tổ chức/cá nhân được nhà
nước trao quyền
Khách thể - Là trật tự quản lý nhà nước
- Là trật tự quản lý hành chính -
- Trật tự quản lý nhà nước do trật tự quản lý trong lĩnh vực
pháp luật quy định
8
chấp hành - điều hành
- Trật tự quản lý hành chính do
các quy phạm pháp luật hành
chính quy định
Câu 4. Phân tích phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
- Khái niệm: Là cách thức mà nhà nước áp dụng để tác động vào các quan hệ xã
hội bằng pháp luật
- Phương pháp điều chỉnh của LHC là phương pháp mệnh lệnh đơn phương:
+ được hình thành từ quan hệ “quyền lực – phục tùng”: giữa một bên có quyền
nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ phục tùng các mệnh lệnh đó
+ được xây dựng trên nguyên tắc:
Xác nhận sự khơng bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý
HCNN: một bên được nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để
đưa ra các QĐHC, còn bên kia phải phục tùng những quyết định ấy
QĐHC phải thuộc phạm vi thẩm quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợi
ích nhà nước, lợi ích xã hội; có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên
hữu quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước
Câu 5. Phân tích tính bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ
pháp luật hành chính
Tính bất bình đẳng về ý chí giữa các chủ thể trong quan hệ PL hành chính thể hiện
ở chỗ:
- Chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên đối
tượng quản lý
9
+ Một bên có quyền ra các mệnh lệnh cụ thể hay quy định bắt buộc đối với bên kia
và bên kia có nghĩa vụ thực hiện các mệnh lệnh, quy định của cơ quan có thẩm
quyền
VD. Quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa thủ trưởng (người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị) với nhân viên
+ Một bên có quyền đưa ra u cầu kiến nghị cịn bên kia có quyền xem xét, giải
quyết và có thể đáp ứng hay bác bỏ u cầu đó
VD. Cơng dân có quyền u cầu cơng an quận, huyện giải quyết cho di chuyển hộ
khẩu. Công an quận, huyện xem xét và có thể chấp nhận u cầu hoặc khơng chấp
nhận (nếu hồ sơ ko đầy đủ, hợp lệ)
+ Cả hai bên đều có quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định gì phải được
bên kia cho phép hay phê chuẩn hoặc cùng phối hợp quyết định
VD. Quan hệ giữa BGD&ĐT và các bộ khác về việc quyết định hình thức, quy mô
đào tạo => Việc các bộ khác quyết định hình thức, quy mơ đào tạo phải được
BGD&ĐT cho phép hay phê chuẩn
+ Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính buộc đối tượng
quản lý phải thực hiện những mệnh lệnh của mình. Các trường hợp này được PL
quy định cụ thể nội dung và giới hạn
- Sự bất bình đẳng cịn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của
các quyết định hành chính:
+ Các cơ quan nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính khác, dựa vào thẩm
quyền của mình, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền đưa ra những
mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng đối tượng cụ
thể.
=> Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ
thể quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định.
10
+ Những quyết định hành chính đơn phương đều mang tính bắt buộc đối với các
đối tượng quản lý.
+ Tính chất bắt buộc thi hành của các QĐHC được bảo đảm bằng các biện pháp
cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên các QĐHC không phải bao giờ cũng được thực
hiện trên cơ sở cưỡng chế mà được thực hiện chủ yếu thơng qua phương pháp
thuyết phục.
Câu 6. Phân tích khái niệm nguồn của luật hành chính. Nêu hệ thống nguồn
của luật hành chính
- Khái niệm: Là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các
quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối
tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
=> Nguồn của LHC bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật có chứa các quy
phạm pháp luật hành chính
- Nguồn của LHC gồm 6 loại:
1. Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
- Hiến pháp
- Luật
+ Những luật có chứa đựng QPPLHC là nguồn của LHC
VD. Luật tổ chức Chính phủ; Luật cán bộ, cơng chức…
- Nghị quyết của Quốc hội
+ Mục đích: quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà
nước và phân bổ ngân sách trung ương, điều chỉnh ngân sách nhà nước…
+ Nghị quyết hoặc phần của nghị quyết có chứa đựng QPPLHC được coi là
nguồn của LHC
11
VD. Nghị quyết của Quốc hội số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 quy định một số
điểm thi hành Hiến pháp nước CHXNCHVN
- Pháp lệnh của UBTVQH
+ Mục đích: quy định về các vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực
hiện trình QH xem xét, quyết định ban hành luật
+ Pháp lệnh có hiệu lực pháp lý thấp hơn luật
+ Trong thực tiễn nước ta, pháp lệnh dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội quan
trọng mà chưa có luật điều chỉnh hay chưa có đủ điều kiện để ban hành luật
+ Pháp lệnh có chứa đựng QPPLHC được coi là nguồn của LHC
VD. Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số 01/2012/UBTVQH13
ngày 22/3/2012
- Nghị quyết của UBTVQH
+ Mục đích: giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động của
HĐND…
+ Nghị quyết hoặc phần của nghị quyết có chứa đựng QPPLHC được coi là
nguồn của LHC
VD. Nghị quyết của UBTVQH số 1053/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 10/11/2006
giải thích khoản 6 Điều 19 Luật kiểm tốn nhà nước
- Nghị quyết của HĐND
+ Nghị quyết mà có các QPPLHC thì nghị quyết (hoặc một phần của nghị quyết)
được coi là nguồn của LHC
VD. Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội số 08/2013/NQ-HĐND ngày
17/7/2013 về số lượng, chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không
chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố
Hà Nội
12
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
+ Những văn bản (hoặc phần văn bản) có chứa đựng QPPLHC được coi là nguồn
của LHC
VD. Quyết định của Chủ tịch nước số 207/QĐ/CTN ngày 6/7/1994 về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước
3. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước
- Nghị định của Chính phủ
VD. Nghị định của Chính phủ số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hoà giải cơ sở
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
VD. Quyết định của TTCP số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 về việc ban hành
Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển
- Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
VD. Thông tư của Bộ trưởng Bộ xây dựng số 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013
ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời
- Quyết định của UBND
VD. Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau số 18/2013/QĐ-UBND ngày 18/11/2013
ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức thuộc thẩm
quyền quản lý của UBND tỉnh Cà Mau
- Chỉ thị của UBND
13
VD. Chỉ thị của UBND thành phố HCM số 17/2008/CT-UBND ngày 08/9/2008 về
quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố HCM
4. Văn bản quy phạm pháp luật của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát
nhân dân tối cao
- Nghị quyết của HĐND thẩm phán Tồ án nhân dân tối cao
- Thơng tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao
5. Văn bản quy phạm pháp luật của Tổng kiểm toán nhà nước
- Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước
6. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
- Văn bản QPPL liên tịch giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ (dưới
hình thức thơng tư liên tịch)
- Văn bản QPPL liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(dưới hình thức thơng tư liên tịch)
- Văn bản QPPL liên tịch giữa UBTVQH hoặc Chính phủ với cơ quan trung ương
của tổ chức chính trị - xã hội (dưới hình thức nghị quyết liên tịch)
=> Đặc điểm nguồn: nhiều, luôn thay đổi, đối tượng điều chỉnh rất đa dạng, khó
pháp điển hóa. Vì khối lượng quan hệ xã hội do LHC điều chỉnh rất lớn
14
Câu 7. Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.
Cho ví dụ minh hoạ.
- Khái niệm: Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm
pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong q
trình quản lý hành chính nhà nước theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương
- Các hình thức thực hiện QPPLHC (4 hỉnh thức):
1. Sử dụng QPPLHC:
- Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện những hành vi được pháp luật hành chính cho phép
VD. Cơng dân thực hiện quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành
vi hành chính; thực hiện quyền tự do đi lại, cư trú…
- Mục đích: bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ (đối tượng quản
lý)
2. Tuân thủ QPPLHC:
- Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân
kiềm chế khơng thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính nghiêm cấm
VD. Cơng dân khơng tẩy xố, sửa chữa chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu; cán bộ,
công chức, viên chức không thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý,
điều hồnh doanh nghiệp tư nhân…
- Mục đích: bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác
3. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính:
- Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực
hiện những hành vi mà pháp luật hành chính địi hỏi họ phải thực hiện
VD. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm trú, tạm vắng
theo quy định của pháp luật…
- Chấp hành Tuân thủ
15
+ Việc chấp hành QPPLHC là thực hiện những hành vi nhất định (xử sự tích cực)
+ Tuân thủ QPPLHC là kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định
4. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính
- Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền căn cứ vào QPPLHC hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát
sinh trong q trình quản lý hành chính nhà nước
- Khi áp dụng QPPLHC, các chủ thể quản lý HCNN đơn phương ban hành các
QĐHC hay thực hiện các hành vi hành chính để tổ chức việc thực hiện PL một
cách trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền
VD. Quyết định xử phạt của cảnh sát giông thông đối với hành vi vượt đèn đỏ của
người dân. Ở đây cảnh sát giao thông đã áp dụng quy định về xử lí hành chính đối
với trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ
=> Việc áp dụng QPPLHC là sự kiện pháp lý trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay
chấm dứt một số quan hệ pháp luật cụ thể
* Quan hệ giữa áp dụng QPPLHC và các hình thức khác:
- Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng, tuân thủ hay chấp hành là tiền đề hoặc căn
cứ cho việc áp dụng quy phạm pháp luật luật hành chính
VD. Việc cơng dân khiếu nại đúng với các quy định của PL về điều kiện thủ tục
khiếu nại; thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết khiếu nại là tiền đề pháp lý cần thiết
để người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại đó
+ Trong phần lớn các trường hợp không tuân thủ hay không chấp hành đúng quy
phạm pháp luật hành chính sẽ dẫn đến việc áp dụng quy phạm pháp luật hành
chính
VD. Quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt VPHC mà cá nhân, tổ chức bị xử
phạt VPHC không tự nguyện chấp hành quy định xử phạt thì bị cưỡng chế thi
hành1
1
Khoản 1 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
16
+ Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính đều là cơ sở cho việc sử dụng, tuân
thủ hay chấp hành các quy phạm pháp luật luật hành chính của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan
Câu 8. Phân tích các yêu cầu đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật
hành chính. Nêu ví dụ minh hoạ.
- Việc áp dụng QPPLHC phải đáp ứng những yêu cầu pháp lý sau:
1. Áp dụng QPPLHC phải đúng với nội dung, mục đích của QPPL được áp
dụng: Vì nếu áp dụng sai nội dung thì hoạt động đó trái với pháp luật. Nếu chỉ
quan tâm đến nội dung mà khơng chú ý đến mục đích thì khi áp dụng sẽ không đạt
được hiệu quả mong muốn.
VD. Khi áp dụng các QPPLHC về xử phạt hành chính để xử lý đối với người
khơng đội mũ bảo hiểm thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải xử phạt hành
chính đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm như nội dung quy phạm quy định chứ
không thể là hành vi khác mà lại áp dụng quy định về đội mũ bảo hiểm
2. Áp dụng QPPLHC phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền:
Thẩm quyền này được quy định trong những văn bản pháp luật khác nhau đối với
từng cơng việc cụ thể
=> Chỉ có các cơ quan có thẩm quyền mới được áp dụng luật. Nếu việc áp dụng
QPPLHC được thực hiện bởi một chủ thể khơng có thẩm quyền thì việc áp dụng đó
khơng có hiệu lực thi hành và người áp dụng phải chịu trách nhiệm pháp lý trước
nhà nước
VD. Chánh thanh tra bộ có thẩm quyền áp dụng các QPPLHC để ra quyết định xử
phạt VPHC2 nhưng bộ trưởng lại khơng có thẩm quyền này
3. Áp dụng QPPLHC phải được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy
định: Đối với mỗi công việc cụ thể phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước,
2
Khoản 4 Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
17
pháp luật hành chính đều đã quy định các thủ tục cần thiết cho quá trình áp dụng
pháp luật. Nếu vi phạm vào các quy định về các thủ tục đó các cơ quan có thẩm
quyền khó có thể giải quyết một cách đúng đắn trong các công việc đã phát sinh
VD. Thủ tục xử phạt VPHC, thủ tục đăng kí kết hơn, thủ tục giải quyết khiếu nại…
4. Áp dụng QPPLHC phải được thực hiện trong thời hạn, thời hiệu do PL quy
định: để bảo đảm các điều kiện cần thiết cho công tác áp dụng pháp luật (thu thập
thơng tin, bố trí nhân sự giải quyết…) và bảo đảm kịp thời lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan
5. Kết quả áp dụng QPPLHC phải được thơng báo cơng khai, chính thức cho
các đối tượng có liên quan và phải được thể hiện bằng văn bản (trừ trường hợp
pháp luật quy định khác):
- Vì kết quả áp dụng QPPLHC không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan mà cịn có giá trị làm
căn cứ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện QPPLHC trong các trường hợp khác.
- Văn bản là hinh thức thể hiện phổ biến nhất. Trong một sơs trường hợp cụ thể
hình thức văn bản tỏ ra khơng thích hợp khi áp dụng QPPLHC
VD: Khi cần buộc chấm dứt ngay hành vi điều khiển phương tiện giao thông chạy
quá tốc độ pháp luật cho phép
6. Quyết định áp dụng QPPLHC phải được các đối tượng có liên quan tôn
trọng và được bảo đảm thực hiện trên thực tế:
VD. Cá nhân vi phạm hành chính bị phạt tiền đã tự nguyện nộp phạt thì Nhà nước
khơng phải tổ chức cưỡng chế nộp phạt
Câu 9. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh
hoạ về một quan hệ pháp luật hành chính.
- Khái niệm: Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ phát sinh trong quản lý hành
chính nhà nước do QPPLHC điều chỉnh
18
- Đặc điểm riêng (6):
1. QHPLHC có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay
đối tượng quản lý hành chính nhà nước, sự đồng ý của bên kia không phải là
điều kiện bắt buộc cho việc hình thành quan hệ
VD. Đối tượng quản lý khiếu nại; Một cơng ty tiến hành đăng kí giấy phép kinh
doanh…; Phát sinh từ yêu cầu của chủ thể quản lý: Điều tra dân số 2019
2. Nội dung của QHPLHC là các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của
các bên tham gia quan hệ đó
VD. Quan hệ giải quyết tố cáo
Người tố cáo
Gửi đơn tố cáo
Người giải quyết tố cáo
Nhận tố cáo
Chịu trách nhiệm về thơng tin
Xác minh nội dung tố cáo
mình cung cấp
Được yêu cầu bảo vệ
Ra quyết định giải quyết tranh
chấp
3. Một bên tham gia QHPLHC phải được sử dụng quyền lực nhà nước (Khi
một bên có khả năng áp đặt ý chí lên đối tượng khác):
- Các chủ thể trong QHPLHC bao gồm chủ thể đặc biệt (các cơ quan, tổ chức, cá
nhân được nhân danh và sử dụng QLNN) và chủ thể thường (là đối tượng quản lí khơng được sử dụng QLNN và có nghĩa vụ phục tùng việc sử dụng QLNN của các
chủ thể quản lí)
=> QHPLHC khơng thể phát sinh và tồn tại nếu thiếu chủ thể đặc biệt
VD. Khi xử phạt vi phạm giao thông, công an là bên được sử dụng quyền lực nhà
nước
4. Trong một QHPLHC, quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và
ngược lại
19
- QHPLHC là quan hệ “quyền lực-phục tùng”, bất bình đẳng về ý chí giữa các bên
tham gia. Tuy nhiên, khơng có nghĩa là trong QHPLHC, chủ thể đặc biệt chỉ có
quyền và chủ thể thường chỉ có nghĩa vụ:
+ Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt vừa là quyền vừa là trách nhiệm
của chủ thể này. Bên cạnh đó, chủ thể thường tuy có nghĩa vụ chấp hành mệnh
lệnh song cũng có những quyền nhất định (xuất phát từ yếu cầu bảo đảm tính
khách quan, đúng pháp luật của hành vi QLHCNN hoặc đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của họ)
VD: quyền yêu cầu, đề nghị, khiếu nại, tố cáo,...
+ Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt chỉ có hiệu lực khi nó làm phát
sinh nghĩa vụ chấp hành của chủ thể thường. Mặt khác, việc thực hiện quyền của
chủ thể thường trong QHPLHC chỉ có ý nghĩa thực sự nếu nó làm phát sinh trách
nhiệm tiếp nhận, xem xét giải quyết của chủ thể đặc biệt
VD. Cơng dân có quyền khiếu nại nhưng nếu việc thực hiện quyền khiếu nại đó
của công dân không làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết của
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì việc khiếu nại đó chỉ mang tính hình
thức, khơng có giá trị pháp lí
5. Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong QHPLHC được giải quyết theo
thủ tục hành chính
- Tuy nhiên, do tính chất và yêu cầu giải quyết một số tranh chấp phát sinh trong
quan hệ PLHC mà việc giải quyết chúng cịn có thể được thể hiện theo thủ tục tố
tụng
VD. Tồ án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính tranh chấp
về danh sách cử tri
6. Bên tham gia QHPLHC vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải
chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước
- Các quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng đó vì:
20